Ít nhất 52.250 người đã bị giết trong 14 năm qua ở Nigeria chỉ vì theo đạo Công Giáo.
Báo cáo "Những người theo đạo Công Giáo tử đạo ở Nigeria" được Hiệp hội Quốc tế về Tự do Dân sự và Pháp quyền (Intersociety), có trụ sở chính ở Đông Nigeria, cho biết 30.250 người trong số họ đã bị giết kể từ năm 2015, khi Tổng thống Muhhamadu Buhari nắm quyền lực. Báo cáo đổ lỗi cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Buhari về những vụ giết người đó. Khoảng 34.000 người Hồi giáo ôn hòa cũng bị giết trong cùng thời kỳ.
Tại thời điểm này, năm 2023 cũng không khả quan hơn chút nào, báo cáo tiết lộ rằng 1.041 "Người Công Giáo không có khả năng tự vệ" đã bị tàn sát trong 100 ngày đầu của năm, tức là từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 10 tháng 4. Trong cùng khoảng thời gian đó, ít nhất 707 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị bắt cóc.
Báo cáo còn cho hay dưới thời Tổng thống Buhari, 18.000 Nhà thờ Công Giáo giáo và 2.200 trường học Công Giáo giáo đã bị thiêu hủy.
Các cuộc tấn công vào các Kitô hữu cũng đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Trong số hơn 50 triệu người Công Giáo, chủ yếu sống ở miền Bắc Nigeria, phải đối diện với "các mối đe dọa thánh chiến nghiệt ngã vì xưng mình là Công Giáo", và khoảng hơn "14 triệu người đã bị di dời và 8 triệu người buộc phải rời bỏ quê hương để tránh bị giết chết".
Khoảng "5 triệu người đã phải di dời và tập trung trong các di cư (IDP) ở Nigeria và các trại tị nạn ở biên giới trong vùng."
Số lượng các Kitô hữu và người Hồi giáo ôn hòa bị giết hoặc phải di cư đã khiến nhiều người sống trong lo sợ, trong đó có anh Andrew Boyd, phát ngôn viên của “Tổ chứa Giải phóng Quốc tế”, một tổ chức của Giáo hội có mặt trên khoảng 30 quốc gia."
Andrew nói với đài OSV News rằng: "Thật kinh khủng khi thấy rất nhiều Công Giáo vì sống đức tin mà bị giết ở Nigeria, trong khi chính phủ Nigeria dường như đứng ngoài cuộc và làm ngơ cho nó xảy ra. Điều kinh hoàng không kém là cộng đồng quốc tế cũng tỏ ra bàng quang như không xem thấy!"
Trong khi đó, Tổ chức Cứu trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong báo cáo của chính mình, đã lên tiếng cho hàng ngàn Kitô hữu bị bách hại vì đức tin ở Nigeria.
Em bé Maryamu Joseph mới 7 tuổi khi nhóm Boko Haram, một tổ chức cực đoan thánh chiến bạo lực, tấn vào cộng đồng Bazza của em và dùng vũ lực bắt em cùng 21 người khác vào Rừng Sambisa, nơi em ấy đã sống 9 năm qua. Em ấy mới trốn thoát vào tháng 7 năm 2022 và em ấy đã kể câu chuyện đời mình cho Thông tấn xã ACN.
"Chín năm sống trong cảnh nô lệ! Chín năm bị tra tấn! Chín năm đau khổ! Chúng em đã phải chịu đựng quá nhiều dưới bàn tay của những con người vô tâm, tàn nhẫn này," em nói với ACN. "Suốt chín năm, chúng em đã chứng kiến cảnh đổ máu của những người đồng đạo Công Giáo vô tội, bị giết bởi những người coi thường mạng sống con người. Họ giết người không chút hối hận, như thể đó là một việc bình thường. Chín năm hoang phí trong Rừng Sambisa này không thể nào quên trong tâm trí của em. Lời nói không thể diễn tả hết những gì em đã trải qua."
Andrew Boyd cho biết tổ chức của anh đã xếp Nigeria vào danh sách "một quốc gia được đặc biệt quan tâm." Nhưng con số hàng chục ngàn người bị giết, và những lời khai đau lòng của những người sống sót như Maryamu Joseph, "kêu thấu hơn bao giờ hết!" Ông Boyd cho hay các số liệu thống kê thật là kinh hòang, nhưng chúng không gây được sự kinh ngạc nào trên thế giới!
Tổ chức "Release International” đã báo cáo hết năm này qua năm khác về việc các chiến binh Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu ở Nigeria. Các Kitô hữu ở Nigeria không chỉ phải đối diện với sự tàn sát dưới bàn tay của Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo, mà họ còn bị giết hàng ngày bởi những kẻ cực đoan Fulani được vũ trang", Ông Boyd nói với OSV News, ông đề cập đến những người theo chủ nghĩa mục vụ Fulani đã tham gia các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Ông cảnh báo có thể có "một cuộc di cư ồ ạt của các Kitô hữu khỏi quốc gia đông dân nhất châu Phi này trừ khi tổng thống sắp tới của Nigeria thực hiện các bước khẩn cấp để bảo vệ các Kitô hữu khỏi bạo lực của những phần tử thánh chiến này."
Ông cho biết tổ chức của ông đang làm việc với các đối tác ở Nigeria “để cung cấp hỗ trợ cho các Kitô hữu đau khổ.” Điều này bao gồm việc tư vấn... "Rất nhiều người đã mất người thân và nhà cửa. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác đáng tin cậy để mang lại sự an bình và trợ giúp cho họ. Chúng tôi đang lên tiếng và bày tỏ mối quan tâm của họ trên trường thế giới. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh", Ông Boyd nhấn mạnh như vậy!
Theo Danh Sách “Dõi Theo Những Cánh Cửa Mở 2023, được công bố vào ngày 17/1/2023 thì Nigeria là một trong những nơi nguy hiểm nhất để “tin theo Chúa Giêsu.” Theo báo cáo, Nigeria chiếm 89% Kitô hữu tử vì đạo trên toàn thế giới.
Báo cáo "Những người theo đạo Công Giáo tử đạo ở Nigeria" được Hiệp hội Quốc tế về Tự do Dân sự và Pháp quyền (Intersociety), có trụ sở chính ở Đông Nigeria, cho biết 30.250 người trong số họ đã bị giết kể từ năm 2015, khi Tổng thống Muhhamadu Buhari nắm quyền lực. Báo cáo đổ lỗi cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan của Buhari về những vụ giết người đó. Khoảng 34.000 người Hồi giáo ôn hòa cũng bị giết trong cùng thời kỳ.
Tại thời điểm này, năm 2023 cũng không khả quan hơn chút nào, báo cáo tiết lộ rằng 1.041 "Người Công Giáo không có khả năng tự vệ" đã bị tàn sát trong 100 ngày đầu của năm, tức là từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 10 tháng 4. Trong cùng khoảng thời gian đó, ít nhất 707 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị bắt cóc.
Báo cáo còn cho hay dưới thời Tổng thống Buhari, 18.000 Nhà thờ Công Giáo giáo và 2.200 trường học Công Giáo giáo đã bị thiêu hủy.
Các cuộc tấn công vào các Kitô hữu cũng đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa. Trong số hơn 50 triệu người Công Giáo, chủ yếu sống ở miền Bắc Nigeria, phải đối diện với "các mối đe dọa thánh chiến nghiệt ngã vì xưng mình là Công Giáo", và khoảng hơn "14 triệu người đã bị di dời và 8 triệu người buộc phải rời bỏ quê hương để tránh bị giết chết".
Khoảng "5 triệu người đã phải di dời và tập trung trong các di cư (IDP) ở Nigeria và các trại tị nạn ở biên giới trong vùng."
Số lượng các Kitô hữu và người Hồi giáo ôn hòa bị giết hoặc phải di cư đã khiến nhiều người sống trong lo sợ, trong đó có anh Andrew Boyd, phát ngôn viên của “Tổ chứa Giải phóng Quốc tế”, một tổ chức của Giáo hội có mặt trên khoảng 30 quốc gia."
Andrew nói với đài OSV News rằng: "Thật kinh khủng khi thấy rất nhiều Công Giáo vì sống đức tin mà bị giết ở Nigeria, trong khi chính phủ Nigeria dường như đứng ngoài cuộc và làm ngơ cho nó xảy ra. Điều kinh hoàng không kém là cộng đồng quốc tế cũng tỏ ra bàng quang như không xem thấy!"
Trong khi đó, Tổ chức Cứu trợ các Giáo hội Đau khổ (ACN), trong báo cáo của chính mình, đã lên tiếng cho hàng ngàn Kitô hữu bị bách hại vì đức tin ở Nigeria.
Em bé Maryamu Joseph mới 7 tuổi khi nhóm Boko Haram, một tổ chức cực đoan thánh chiến bạo lực, tấn vào cộng đồng Bazza của em và dùng vũ lực bắt em cùng 21 người khác vào Rừng Sambisa, nơi em ấy đã sống 9 năm qua. Em ấy mới trốn thoát vào tháng 7 năm 2022 và em ấy đã kể câu chuyện đời mình cho Thông tấn xã ACN.
"Chín năm sống trong cảnh nô lệ! Chín năm bị tra tấn! Chín năm đau khổ! Chúng em đã phải chịu đựng quá nhiều dưới bàn tay của những con người vô tâm, tàn nhẫn này," em nói với ACN. "Suốt chín năm, chúng em đã chứng kiến cảnh đổ máu của những người đồng đạo Công Giáo vô tội, bị giết bởi những người coi thường mạng sống con người. Họ giết người không chút hối hận, như thể đó là một việc bình thường. Chín năm hoang phí trong Rừng Sambisa này không thể nào quên trong tâm trí của em. Lời nói không thể diễn tả hết những gì em đã trải qua."
Andrew Boyd cho biết tổ chức của anh đã xếp Nigeria vào danh sách "một quốc gia được đặc biệt quan tâm." Nhưng con số hàng chục ngàn người bị giết, và những lời khai đau lòng của những người sống sót như Maryamu Joseph, "kêu thấu hơn bao giờ hết!" Ông Boyd cho hay các số liệu thống kê thật là kinh hòang, nhưng chúng không gây được sự kinh ngạc nào trên thế giới!
Tổ chức "Release International” đã báo cáo hết năm này qua năm khác về việc các chiến binh Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu ở Nigeria. Các Kitô hữu ở Nigeria không chỉ phải đối diện với sự tàn sát dưới bàn tay của Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo, mà họ còn bị giết hàng ngày bởi những kẻ cực đoan Fulani được vũ trang", Ông Boyd nói với OSV News, ông đề cập đến những người theo chủ nghĩa mục vụ Fulani đã tham gia các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Ông cảnh báo có thể có "một cuộc di cư ồ ạt của các Kitô hữu khỏi quốc gia đông dân nhất châu Phi này trừ khi tổng thống sắp tới của Nigeria thực hiện các bước khẩn cấp để bảo vệ các Kitô hữu khỏi bạo lực của những phần tử thánh chiến này."
Ông cho biết tổ chức của ông đang làm việc với các đối tác ở Nigeria “để cung cấp hỗ trợ cho các Kitô hữu đau khổ.” Điều này bao gồm việc tư vấn... "Rất nhiều người đã mất người thân và nhà cửa. Chúng tôi đang làm việc với các đối tác đáng tin cậy để mang lại sự an bình và trợ giúp cho họ. Chúng tôi đang lên tiếng và bày tỏ mối quan tâm của họ trên trường thế giới. Và chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh", Ông Boyd nhấn mạnh như vậy!
Theo Danh Sách “Dõi Theo Những Cánh Cửa Mở 2023, được công bố vào ngày 17/1/2023 thì Nigeria là một trong những nơi nguy hiểm nhất để “tin theo Chúa Giêsu.” Theo báo cáo, Nigeria chiếm 89% Kitô hữu tử vì đạo trên toàn thế giới.