Theo nhiều kết quả thăm dò dư luận ngay trước ngày lễ Độc Lập, năm nay dân Mỹ nghĩ rằng quốc gia đang trên đà đi xuống.
Trong khi người Mỹ vẫn nổi lửa nướng thịt ăn mừng ngày 'Fouth Of July' (Mồng 4 tháng 7), họ cũng cảm thấy vị trí siêu cường độc nhất của quốc gia mỗi ngày mỗi bị lung lay.
Và với những lo ngại về an ninh ở quốc ngọai giảm đi, người Mỹ mong mỏi cấp lãnh đạo dồn nỗ lực vào những vấn đề quốc nội, lo việc an sinh kinh tế, và bớt đi những dính dáng vào các tranh cãi quốc tế.
Họ muốn lo việc nhà nhiều hơn là lo chuyện bàn quan thiên hạ. Đó là kết luận của cuộc thăm dò do tạp chí Time và viện Aspen Ideas Festival tổ chức.
Kết quả cho thấy hơn hai phần ba người Mỹ nghĩ rằng 10 năm vừa qua là một thập kỷ suy giảm - Một kết luận giống với các cuộc điều tra khác trong những tháng trước - Cũng theo cuộc thăm dò, ba phần tư người Mỹ nghĩ rằng nền kinh tế suy yếu đã đặt ra một mối nguy hiểm cho nước Mỹ lớn hơn là so với các mối đe dọa về an ninh quốc gia phát xuất từ nước ngòai.
Nhắc lại trong tháng 5 trước đây, cuộc thăm dò của Pew Research Center cũng cho thấy đa số cử tri của mọi đảng phái - lần đầu tiên sau ngày 9/11, gồm có cả những người bảo thủ Cộng hòa - đã đồng ý rằng Hoa Kỳ "nên bớt để ý đến vấn đề ở nước ngoài và nên tập trung vào các vấn đề ở nhà. "
Cuộc thăm dò Pew cũng cho thấy thái độ "Lo cho riêng mình" (“mind-our-own-business”) của người Mỹ đã lên tới mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Đáng chú ý hơn, cuộc thăm dò Pew còn cho thấy thái độ trên không chỉ là từ những người Mỹ trung bình, nhưng còn là thái độ của những giới "có ảnh hưởng dư luận", họ đang thiên về một ý tưởng cho rằng Mỹ nên đóng một vai trò ít quyết đoán hơn đối với những vấn đề toàn cầu.
Hình như dư luận 'hướng về quốc nội' này đã có nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Obama, thí dụ gần đây, trong tuyên bố về kế hoạch rút quân tại Afghanistan, ông đã nói "Thưa đồng bào, bây giờ là lúc chúng ta tập trung vào việc xây dựng quốc gia ở tại nước nhà."
Cũng vậy trong cuộc xung đột Libya, Mỹ quyết định chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các nước NATO khác. Đó là một điều không bao giờ có thể xảy ra dưới thời Tổng thống George W. Bush. Nhưng lập trường này dường như phản ánh tình cảm chung của nước Mỹ là không cần phải đi tiên phong trong tất cả các xung đột nữa. Các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ ủng hộ khái niệm của ông Obama về vai trò phụ của Mỹ ở Libya.
Nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng thái độ 'chỉ lo cho mình' sẽ không có lợi cho nước Mỹ. Mặc dù tình trạng suy thóai kinh tế đã làm cho mọi người lo nghĩ nhiều về 'việc bên trong', chúng ta cũng nên hiểu rằng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta cần thiết phải tham gia với thế giới.
"Người Mỹ thường phải miễn cưỡng tham gia vào các vấn đề bên ngòai, nhưng đồng thời họ cũng hiểu sự cần thiết phải làm như vậy", theo lời tuyên bố của ông Mark Green, cựu đại sứ Mỹ ở Tanzania, cựu dân biểu Cộng hòa ở Wisconsin, và hiện là một Giám đốc cao cấp của US Global Leadership Coalition (USGLC). "Khi chúng ta nói về những cơ hội to lớn để tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế nhờ việc xây dựng quan hệ tốt đẹp với thế giới, thì mọi người đều hiểu điều đó."
Dù là như thế, nhưng mới đây Quốc hội đã bắt đầu cắt xén những đề xuất ngân sách viện trợ cho năm tới. Do đó, USGLC đã gửi một lá thư tới Quốc hội - với hơn 50 chữ ký của các chủ công ty lớn trong nước - mong mỏi các dân biểu chú ý nhiều hơn đến mối liên hệ giữa sự tham gia mạnh mẽ của nước Mỹ trên thế giới và một nền kinh tế phồn thịnh.
Cựu Đại sứ Green lưu ý rằng tổng số ngân sách ngọai viện - chủ yếu là của Bộ Ngoại giao và của Cơ quan ngân sách phát triển quốc tế của Mỹ - chỉ là 1 phần trăm của ngân sách. Nhưng "đó là 1 phần trăm rất hiệu quả trên phương diện xây dựng sự hiện diện của chúng ta trong thế giới."
Trong khi người Mỹ vẫn nổi lửa nướng thịt ăn mừng ngày 'Fouth Of July' (Mồng 4 tháng 7), họ cũng cảm thấy vị trí siêu cường độc nhất của quốc gia mỗi ngày mỗi bị lung lay.
Và với những lo ngại về an ninh ở quốc ngọai giảm đi, người Mỹ mong mỏi cấp lãnh đạo dồn nỗ lực vào những vấn đề quốc nội, lo việc an sinh kinh tế, và bớt đi những dính dáng vào các tranh cãi quốc tế.
Họ muốn lo việc nhà nhiều hơn là lo chuyện bàn quan thiên hạ. Đó là kết luận của cuộc thăm dò do tạp chí Time và viện Aspen Ideas Festival tổ chức.
Kết quả cho thấy hơn hai phần ba người Mỹ nghĩ rằng 10 năm vừa qua là một thập kỷ suy giảm - Một kết luận giống với các cuộc điều tra khác trong những tháng trước - Cũng theo cuộc thăm dò, ba phần tư người Mỹ nghĩ rằng nền kinh tế suy yếu đã đặt ra một mối nguy hiểm cho nước Mỹ lớn hơn là so với các mối đe dọa về an ninh quốc gia phát xuất từ nước ngòai.
Nhắc lại trong tháng 5 trước đây, cuộc thăm dò của Pew Research Center cũng cho thấy đa số cử tri của mọi đảng phái - lần đầu tiên sau ngày 9/11, gồm có cả những người bảo thủ Cộng hòa - đã đồng ý rằng Hoa Kỳ "nên bớt để ý đến vấn đề ở nước ngoài và nên tập trung vào các vấn đề ở nhà. "
Cuộc thăm dò Pew cũng cho thấy thái độ "Lo cho riêng mình" (“mind-our-own-business”) của người Mỹ đã lên tới mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Đáng chú ý hơn, cuộc thăm dò Pew còn cho thấy thái độ trên không chỉ là từ những người Mỹ trung bình, nhưng còn là thái độ của những giới "có ảnh hưởng dư luận", họ đang thiên về một ý tưởng cho rằng Mỹ nên đóng một vai trò ít quyết đoán hơn đối với những vấn đề toàn cầu.
Hình như dư luận 'hướng về quốc nội' này đã có nhiều ảnh hưởng đến chính sách của Obama, thí dụ gần đây, trong tuyên bố về kế hoạch rút quân tại Afghanistan, ông đã nói "Thưa đồng bào, bây giờ là lúc chúng ta tập trung vào việc xây dựng quốc gia ở tại nước nhà."
Cũng vậy trong cuộc xung đột Libya, Mỹ quyết định chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các nước NATO khác. Đó là một điều không bao giờ có thể xảy ra dưới thời Tổng thống George W. Bush. Nhưng lập trường này dường như phản ánh tình cảm chung của nước Mỹ là không cần phải đi tiên phong trong tất cả các xung đột nữa. Các cuộc thăm dò cho thấy người Mỹ ủng hộ khái niệm của ông Obama về vai trò phụ của Mỹ ở Libya.
Nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng thái độ 'chỉ lo cho mình' sẽ không có lợi cho nước Mỹ. Mặc dù tình trạng suy thóai kinh tế đã làm cho mọi người lo nghĩ nhiều về 'việc bên trong', chúng ta cũng nên hiểu rằng trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, chúng ta cần thiết phải tham gia với thế giới.
"Người Mỹ thường phải miễn cưỡng tham gia vào các vấn đề bên ngòai, nhưng đồng thời họ cũng hiểu sự cần thiết phải làm như vậy", theo lời tuyên bố của ông Mark Green, cựu đại sứ Mỹ ở Tanzania, cựu dân biểu Cộng hòa ở Wisconsin, và hiện là một Giám đốc cao cấp của US Global Leadership Coalition (USGLC). "Khi chúng ta nói về những cơ hội to lớn để tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế nhờ việc xây dựng quan hệ tốt đẹp với thế giới, thì mọi người đều hiểu điều đó."
Dù là như thế, nhưng mới đây Quốc hội đã bắt đầu cắt xén những đề xuất ngân sách viện trợ cho năm tới. Do đó, USGLC đã gửi một lá thư tới Quốc hội - với hơn 50 chữ ký của các chủ công ty lớn trong nước - mong mỏi các dân biểu chú ý nhiều hơn đến mối liên hệ giữa sự tham gia mạnh mẽ của nước Mỹ trên thế giới và một nền kinh tế phồn thịnh.
Cựu Đại sứ Green lưu ý rằng tổng số ngân sách ngọai viện - chủ yếu là của Bộ Ngoại giao và của Cơ quan ngân sách phát triển quốc tế của Mỹ - chỉ là 1 phần trăm của ngân sách. Nhưng "đó là 1 phần trăm rất hiệu quả trên phương diện xây dựng sự hiện diện của chúng ta trong thế giới."