Hình ảnh Thánh Gioan, người mở đường.
Ngày xưa cách đây hơn 500 năm nhà thám hiểm Christoph Columbus ( 1451-1506) đã dùng thuyền buồm vượt biển từ Âu châu khám phá ra các quốc gia đất nước vùng châu mỹ Latinh ( Nam Mỹ).
Nhà vạn vật học Charles Darwin ( 1809-1882) sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu động vật và thực vật thiên nhiên, đã suy tìm khám phá ra lý thuyết tiến hóa nơi sự sống của các giống nòi„On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life“.
Nhà vật lý học Albert Einstein ( 1879-1955) đã nghiên cứu tìm ra thuyết tương đối trở thành nền tảng trong khoa học vật lý về không gian và thời gian.
Có hình ảnh người dọn đường khám phá như thế trong đời sống đạo giáo tâm linh không?
Xưa nay cũng có những người như vậy trong lãnh vực tâm linh đạo gíao. Giáo Hội Công Giáo tôn kính Ông Thánh Gioan tiền hô là người có cung cách nếp sống thám hiểm dọn đường cho Thiên Chúa đến trần gian trong lãnh vực tâm linh như thế.
Có thể nói những nhà thám hiểm trong lãnh vực khoa học như trên là những người dấn thân nỗ lực tiên phong đi trước hàng đầu tìm cách xây dựng con đường, bắc cây cầu cho những nghiên cứu tìm hiểu phát triển tiếp theo sau.
Những thành qủa nghiên cứu mở đường của họ mở ra chân trời mới cho nghiên cứu khám phá mới. Việc làm khám phá của họ là đà cho bước nhảy vọt tiến về phía trước.
Thánh Gioan, người anh em với Chúa Giêsu Kitô, theo kinh thánh thuật lại, con trai thầy cả thượng phẩm ông Zacharia và Bà Elisabeth, sinh ra đời sáu tháng trước Chúa Giêsu.
Gioan có danh hiệu tiền hô. Vì ông sau khi đã thành người trưởng thành, từ bỏ nếp sống hàng tư tế thời lúc đó của cha mẹ ở nhà vùng En Karim, chỗ ở của những nhà vị vọng vương giả quyền qúi. Ông tự nguyện lui đi vào vùng sa mạc hoang vắng sống cuộc đời ẩn dật khắc khổ, chay tịnh nghèo khó một mình, xa tránh nơi thành thị có lối sống nhộn nhịp tranh đua.
Sa mạc như Kinh thánh diễn tả về địa lý không chỉ là nơi chốn âm thầm vắng vẻ cô đơn, chỉ toàn cát cùng nắng nóng, gía lạnh buốt ban đêm, thiếu vắng cây cỏ, nước và sức sống … nhưng cũng còn là nơi chốn nhuốm mầu tâm linh tốt thuận lợi cho gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa nữa.
Theo kinh thánh cựu ước, dân Do Thái ngày xa xưa đã hai lần sống trong sa mạc hoang vu. Đầu tiên họ đã trải qua cuộc sống người di cư trong sa mạc ròng rã 40 năm trên đường từ đất nước nô lệ bên Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho. Và sau này họ cũng phải đi băng qua sa mạc hoang vu từ cuộc sống lưu đày thành Babylon ( nước Irac) trở về quê hương nước Do Thái.
Phúc âm nhắc nhớ đến sách Cựu ước viết về vai trò của người đi trước mở dọn đường cho Chúa trong sa mạc hoang vu:”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Isaia 40,3).
Xây dọn mở đường trong sa mạc hoang vu tựa giống như xây xa lộ đường cao tốc, để lưu thông được mau chóng dễ dàng thuận lợi.
Núi đồi thung lũng san cho bằng phẳng ( Isaia 40,4) vang vọng một con đường rộng để đón tiếp khách tới.
Có thế Thiên Chúa mới có thể vượt qua đến với trong sự vui mừng.
Những lời cùng chỉ dẫn trong kinh thánh cựu ước trên được thể hiện thành hiện thực với lời rao giảng công khai của Ông Gioan tiền hô trong sa mạc, bên bờ sông Jordan. Ông rao giảng kêu gọi con người phải thay đổi lối sống bất chính cũ, ăn năn trở về với Thiên Chúa. Phải sẵn sằng cho nếp sống thanh sạch không tội lỗi. Xưa kia đã sống sai phạm, cần thành tâm hối lỗi sửa đổi lại. Hãy tỉnh thức cố gắng đừng để đời sống đi lạc lối, nhưng theo con đường chân chính thẳng lối!
Rất ngạc nhiên, lời rao giảng đanh thép của Gioan không rơi vào thinh không, nhưng được mọi người nghe theo từ người sốt sắng đạo đức tới người tội lỗi, người dân bình thường và cả những người trí thức học giả:” Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.” ( Mc 1,5).
Phép Rửa do Ông Gioan tiền hô thực hiện theo nghi thức được ấn nhận chìm trong dòng nước sông Jordan diễn tả lại hình ảnh ngày xa xưa dân Do Thái trên đường từ Ai Cập trờ về quê hương đất nước Do Thái cũng đã đi qua lòng Biển Đỏ, cùng nói lên từ bỏ những gì là cũ để có khả năng thu nhận cái mới. Điều mới mang lại sự cứu rỗi bình an cho tâm hồn đời sống của con người.
Gioan tiền hô không dừng lại nơi lời rao giảng cùng việc làm của mình đang nổi tiếng được mọi người kính trọng yêu mến. Ông không đứng lại cản đường, cản lối cho Thiên Chúa đến.Trái lại Ông mở đường lấy ngón tay chỉ về hướng con đường khác phía trước: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". ( Mc1,8).
Gioan tiền hô không phủ nhận hay hạ gía phép Rửa do ông thực hiện. Nhưng ông nhấn mạnh đến vai trò người mở đường của mình muốn làm nổi bật rõ nghĩa sự chính yếu đang đến: Phép Rửa do Chúa Giêsu Kitô thực hiện.
Thánh Gioan tiền hô không như những nhà khoa học mở đường trong lãnh vực nghiên cứu phát minh như Christoph, Darwin, Einstein…Nhưng Ông có nếp sống theo con đường chay tịnh cầu nguyện trở về với Thiên Chúa nguồn sự thánh thiện.
Thánh Gioan tiền hô cũng không nhận lãnh giải thưởng Nobel vì lời rao giảng cùng công việc cho Thiên Chúa. Nhưng dẫu vậy Ông là người chỉ đường mở lối khám phá ra con đường mới xây dựng đời sống tâm linh cho con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống.
Cung cách thái độ sống khiêm nhượng của Gioan tiền hô luôn có gía trị thần thánh cao cả trước Thiên Chúa và con người xưa nay.
Ngày xưa cách đây hơn 500 năm nhà thám hiểm Christoph Columbus ( 1451-1506) đã dùng thuyền buồm vượt biển từ Âu châu khám phá ra các quốc gia đất nước vùng châu mỹ Latinh ( Nam Mỹ).
Nhà vạn vật học Charles Darwin ( 1809-1882) sau nhiều năm tìm hiểu nghiên cứu động vật và thực vật thiên nhiên, đã suy tìm khám phá ra lý thuyết tiến hóa nơi sự sống của các giống nòi„On the origin of species by means of natural selection, or the preservation of favoured races in the struggle for life“.
Nhà vật lý học Albert Einstein ( 1879-1955) đã nghiên cứu tìm ra thuyết tương đối trở thành nền tảng trong khoa học vật lý về không gian và thời gian.
Có hình ảnh người dọn đường khám phá như thế trong đời sống đạo giáo tâm linh không?
Xưa nay cũng có những người như vậy trong lãnh vực tâm linh đạo gíao. Giáo Hội Công Giáo tôn kính Ông Thánh Gioan tiền hô là người có cung cách nếp sống thám hiểm dọn đường cho Thiên Chúa đến trần gian trong lãnh vực tâm linh như thế.
Có thể nói những nhà thám hiểm trong lãnh vực khoa học như trên là những người dấn thân nỗ lực tiên phong đi trước hàng đầu tìm cách xây dựng con đường, bắc cây cầu cho những nghiên cứu tìm hiểu phát triển tiếp theo sau.
Những thành qủa nghiên cứu mở đường của họ mở ra chân trời mới cho nghiên cứu khám phá mới. Việc làm khám phá của họ là đà cho bước nhảy vọt tiến về phía trước.
Thánh Gioan, người anh em với Chúa Giêsu Kitô, theo kinh thánh thuật lại, con trai thầy cả thượng phẩm ông Zacharia và Bà Elisabeth, sinh ra đời sáu tháng trước Chúa Giêsu.
Gioan có danh hiệu tiền hô. Vì ông sau khi đã thành người trưởng thành, từ bỏ nếp sống hàng tư tế thời lúc đó của cha mẹ ở nhà vùng En Karim, chỗ ở của những nhà vị vọng vương giả quyền qúi. Ông tự nguyện lui đi vào vùng sa mạc hoang vắng sống cuộc đời ẩn dật khắc khổ, chay tịnh nghèo khó một mình, xa tránh nơi thành thị có lối sống nhộn nhịp tranh đua.
Sa mạc như Kinh thánh diễn tả về địa lý không chỉ là nơi chốn âm thầm vắng vẻ cô đơn, chỉ toàn cát cùng nắng nóng, gía lạnh buốt ban đêm, thiếu vắng cây cỏ, nước và sức sống … nhưng cũng còn là nơi chốn nhuốm mầu tâm linh tốt thuận lợi cho gặp gỡ giữa con người với Thiên Chúa nữa.
Theo kinh thánh cựu ước, dân Do Thái ngày xa xưa đã hai lần sống trong sa mạc hoang vu. Đầu tiên họ đã trải qua cuộc sống người di cư trong sa mạc ròng rã 40 năm trên đường từ đất nước nô lệ bên Aicập trở về quê hương đất nước Thiên Chúa hứa ban cho. Và sau này họ cũng phải đi băng qua sa mạc hoang vu từ cuộc sống lưu đày thành Babylon ( nước Irac) trở về quê hương nước Do Thái.
Phúc âm nhắc nhớ đến sách Cựu ước viết về vai trò của người đi trước mở dọn đường cho Chúa trong sa mạc hoang vu:”Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.” (Isaia 40,3).
Xây dọn mở đường trong sa mạc hoang vu tựa giống như xây xa lộ đường cao tốc, để lưu thông được mau chóng dễ dàng thuận lợi.
Núi đồi thung lũng san cho bằng phẳng ( Isaia 40,4) vang vọng một con đường rộng để đón tiếp khách tới.
Có thế Thiên Chúa mới có thể vượt qua đến với trong sự vui mừng.
Những lời cùng chỉ dẫn trong kinh thánh cựu ước trên được thể hiện thành hiện thực với lời rao giảng công khai của Ông Gioan tiền hô trong sa mạc, bên bờ sông Jordan. Ông rao giảng kêu gọi con người phải thay đổi lối sống bất chính cũ, ăn năn trở về với Thiên Chúa. Phải sẵn sằng cho nếp sống thanh sạch không tội lỗi. Xưa kia đã sống sai phạm, cần thành tâm hối lỗi sửa đổi lại. Hãy tỉnh thức cố gắng đừng để đời sống đi lạc lối, nhưng theo con đường chân chính thẳng lối!
Rất ngạc nhiên, lời rao giảng đanh thép của Gioan không rơi vào thinh không, nhưng được mọi người nghe theo từ người sốt sắng đạo đức tới người tội lỗi, người dân bình thường và cả những người trí thức học giả:” Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.” ( Mc 1,5).
Phép Rửa do Ông Gioan tiền hô thực hiện theo nghi thức được ấn nhận chìm trong dòng nước sông Jordan diễn tả lại hình ảnh ngày xa xưa dân Do Thái trên đường từ Ai Cập trờ về quê hương đất nước Do Thái cũng đã đi qua lòng Biển Đỏ, cùng nói lên từ bỏ những gì là cũ để có khả năng thu nhận cái mới. Điều mới mang lại sự cứu rỗi bình an cho tâm hồn đời sống của con người.
Gioan tiền hô không dừng lại nơi lời rao giảng cùng việc làm của mình đang nổi tiếng được mọi người kính trọng yêu mến. Ông không đứng lại cản đường, cản lối cho Thiên Chúa đến.Trái lại Ông mở đường lấy ngón tay chỉ về hướng con đường khác phía trước: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần". ( Mc1,8).
Gioan tiền hô không phủ nhận hay hạ gía phép Rửa do ông thực hiện. Nhưng ông nhấn mạnh đến vai trò người mở đường của mình muốn làm nổi bật rõ nghĩa sự chính yếu đang đến: Phép Rửa do Chúa Giêsu Kitô thực hiện.
Thánh Gioan tiền hô không như những nhà khoa học mở đường trong lãnh vực nghiên cứu phát minh như Christoph, Darwin, Einstein…Nhưng Ông có nếp sống theo con đường chay tịnh cầu nguyện trở về với Thiên Chúa nguồn sự thánh thiện.
Thánh Gioan tiền hô cũng không nhận lãnh giải thưởng Nobel vì lời rao giảng cùng công việc cho Thiên Chúa. Nhưng dẫu vậy Ông là người chỉ đường mở lối khám phá ra con đường mới xây dựng đời sống tâm linh cho con người hướng về Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn đời sống.
Cung cách thái độ sống khiêm nhượng của Gioan tiền hô luôn có gía trị thần thánh cao cả trước Thiên Chúa và con người xưa nay.