CHÚA NHẬT LỄ MÌNH MÁU CHÚA NĂM B : MC 14,12-16.22-26
12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt qua ở đâu?” 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : ‘Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào?’ 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta”. 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt qua.
22 Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy.” 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”.
26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ đi lên núi Ô-liu.
NHẬN SỰ SỐNG TA ĐỂ SỐNG SỰ SỐNG TA
Trong thông điệp «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể» (Ecclesia de Eucharistia vivit) ban hành ngày 17-04-2003, thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2 từng mở đầu như sau : «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể. Chân lý này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm hằng ngày của đức tin, nhưng dưới hình thức tổng hợp nó còn gồm tóm cả cốt lõi của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong hân hoan, Giáo Hội cảm nghiệm dưới nhiều hình thức sự thể hiện liên tục lời hứa : “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Nhưng trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa, Giáo Hội được vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ độc nhất vô nhị. Từ ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Giáo Hội, Dân của Giao Ước Mới, khởi đầu cuộc lữ hành về quê hương thiên quốc, Bí Tích thần linh vẫn tiếp tục in dấu trên những ngày sống của Giáo Hội, lắp đầy chúng với niềm hy vọng tín thác. Công đồng Vaticanô II từng chính thức công bố rằng Hy Tế Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô hữu” (Ánh sáng Muôn dân, 1). “Thật vậy, Bí Tích Thánh Thể rất thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta, Người là Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã được sinh động nhờ Thánh Thần và làm cho con người được sống” (Chức vụ và Đời sống linh mục, 2). Vì thế, Giáo Hội luôn chăm chú hướng nhìn vào Chúa mình, hiện diện trong Bí Tích của bàn thờ, trong đó Giáo Hội khám phá ra tình yêu vô biên của Người được tỏ hiện tràn đầy”.
1. Sự hiện diện đầy sức sống của Thiên Chúa
Hôm nay, chúng ta biểu dương, cử hành mầu nhiệm thứ ba trong ba mầu nhiệm của Đức Giê-su Ki-tô. Mầu nhiệm thứ nhất, Người đã đến giữa chúng ta như một phàm nhân để có mặt bên cạnh nhân loài : Nhập thể. Mầu nhiệm thứ hai, qua cuộc tử nạn phục sinh của mình, Người quy tụ tất cả vào trong Người, gắn chặt với Người, hình thành Nhiệm thể. Mầu nhiệm thứ ba, Người hiện diện lúc này giữa nhân loài và trần gian đây qua phép Thánh Thể.
Một sự hiện diện tích cực ! Các tranh luận về sự hiện diện đích thực của Người (như thấy từ bao đời giữa Công Giáo và Tin lành) có nguy cơ liệt xuống hàng thứ yếu sức sống động của phép Thánh Thể : Đức Giê-su hiện diện trong bánh và rượu là để làm cho chúng ta sống với Người và nhờ Người, sống một cách dồi dào sung mãn (x. Ga 10,10).
Trong thực tế, người ta đã đi đến chỗ xem Thánh lễ như một nghĩa vụ, một chuyện buộc (xin nhớ lại các điều răn của Giáo Hội), điều đó chứng tỏ chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn thấy những gì Đức Giê-su đã muốn ban cho chúng ta chiều ngày Thứ Năm thánh. Một cái gì đó chủ yếu mà các Ki-tô hữu những thế kỷ đầu tiên, thay vì nghĩ như chúng ta : “Phải đi dự lễ”, thì lại từng nói : “Chúng tôi cần đến Thánh lễ”. Cần đến độ họ đã bất chấp hiểm nguy để tụ họp nhau trong các hang toại đạo là những hầm mộ dưới lòng đất. Thánh lễ sẽ là niềm vui và sức mạnh cho đời chúng ta khi chúng ta có cảm thức về sự cần thiết này : “Tôi không thể bỏ lễ, tôi không thể sống thiếu Mình Thánh Chúa”.
Đấy là một vấn đề đức tin, đức tin thức tỉnh đến tột độ. Sự phong phú của Thánh lễ chỉ đức tin mới có thể hiểu thấu, thành thử đi lễ trước hết là lay tỉnh đức tin chúng ta. Giữa nhiều ý tưởng rất khác nhau : diện đồ mới, đến đúng giờ, gặp nhiều người, đóng một vai trong lễ, chờ một bài giảng hay, chỉ có một điều thiết yếu duy nhất : không để buổi hẹn hò với Đức Ki-tô bị hủy bỏ. Cuộc gặp gỡ Đấng Vô hình này hoàn toàn tùy thuộc đức tin chúng ta, vì chỉ đức tin mới có thể nắm được cái vô hình. Biết bao người ngoại đạo đã kinh ngạc tự hỏi : “Ông cha cũng chỉ làm bấy nhiêu cử chỉ, đạo hữu cũng chỉ đọc bấy nhiêu câu kinh, thế mà ngày nào họ cũng đến nhà thờ là vì sao vậy?” Đến để gặp gỡ Đức Ki-tô !
Gặp gỡ Đức Ki-tô thế nào? Không nên có một quan niệm khép kín và tình cảm ủy mị về Thánh Thể : “Ôi Giê-su của con !” Nhiều người đã từng cầu nguyện : “Ôi lạy Chúa, giờ đây Chúa đang ở trong con và con đang ở trong Chúa. Chúa và con liên kết với nhau làm một.” Nếu chỉ có như vậy mà chẳng thêm câu “Phép Thánh Thể đang liên kết toàn thể chúng con với Chúa và hết thảy chúng con với nhau” là chúng ta chẳng hiểu cho đủ về mầu nhiệm này. Khi ban cho chúng ta sự hiện diện Thánh Thể của Người, Đức Giê-su kêu mời chúng ta làm việc trên công trường bao la là thế giới, kết tâm hợp lực cùng tất cả nhân loại, và với nhiều khả năng mênh mông là sức sống của Người. Tất cả chỉ nhằm quy tụ mọi tạo vật (kể cả các thiên thần) để làm nên thân thể vĩ đại của Đấng Phục sinh, gọi là Nhiệm Thể, với Thánh Thể làm lương thực nuôi sống, mối dây kết liên, năng lực giúp phát triển.
2. Một sự sống đòi buộc hiện diện với loài người
Người bảo chúng ta : “Hãy cầm lấy !” Sức sống của Thánh Thể hoàn toàn nằm trong mệnh lệnh nầy rồi. “Vâng, lạy Chúa, con muốn cầm lấy Chúa, con muốn nhận lấy Chúa”. Chúng ta đâu đến với một sự vật, chúng ta đến với một con người, đến với Đức Giê-su, cầm lấy Người. Nếu không lơ đãng, bước tiến này sẽ là một hành vi tin tưởng và bạo dạn hết mực ! Đức Giê-su là kẻ hoàn toàn hiến thân cho dự định của Thiên Chúa về thế giới. Cầm lấy Đức Giê-su, đó là chấp nhận đi vào trong quan điểm của Thiên Chúa, trong chương trình của Thiên Chúa, là quyết sống dấn thân một cách can đảm như cái con người đã đến để cứu thế gian.
“Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy !” Đức Giê-su đã có thể phán như thế trên bánh và rượu trong giây phút mà Nhiệm Thể Người sắp hình thành, qua việc Người tử nạn phục sinh, và trong mọi ngày trên các bàn thờ của Giáo Hội, qua miệng vị chủ tế, tay chân của Nhiệm Thể, đấy cũng y như một khi đồ ăn thức uống đã được ai đó đưa vào cơ thể mình thì từ lúc ấy nó trở thành và phải được gọi là “máu thịt” của đương sự. “Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy, là sự sống của Thầy” - “Vâng, lạy Chúa, con nhận lấy sự sống của Chúa để sống như Chúa.” Chúng ta biết điều này đòi buộc mình đến đâu : sống như Đức Giê-su chính là quyết tâm yêu mến, cách bền bỉ, cách rộng rãi, với giá thật đắt, là hiện diện giữa loài người để tận lực phục vụ họ. Nhưng một cám dỗ nổi lên về vấn đề Thánh lễ, và tại sao không đương đầu với nó? Cảnh sát cánh đôi khi lạnh lùng với lắm kẻ xa lạ, những lời Thánh Kinh tuôn xuống xối xả, nhiều khúc hát chẳng mấy du dương, rồi miếng bánh thánh nhỏ xíu trong miệng, phải chăng tất cả những cái đó cho ta sức mạnh để yêu mến?
Xin được nhắc lại : đây là một vấn đề đức tin, đức tin vào bí tích. Đức tin này sẽ chẳng bao giờ tự nhiên đối với chúng ta cả. Vũ trụ của bí tích lúc nào cũng mầu nhiệm; nhưng thường chúng ta đi vào trong đó (dự lễ và rước lễ) theo thói quen hay ngược lại, xem đó là một cái gì phù phép. Chúng ta chờ đợi từ Mình thánh quá nhiều hay quá ít, hay không chờ đợi cái phải đợi chờ. Chắc ta từng nghe nói : “Kết quả những lần tôi rước lễ : số không !” Đấy có lẽ vì đức tin chúng ta, và do đó ý thức về Thánh Thể của chúng ta là số không.
Sở dĩ Đức Giê-su nói : “Hãy nhận lấy sự sống của Thầy”, đó là vì Người cho chúng ta được sống như Người nhờ đồng hóa chứ không phải nhờ bắt chước. Chúng ta được yêu cầu tin rằng khi rước lễ, chúng ta có thể nhận được các tư tưởng và lòng can đảm của Đức Ki-tô để yêu mến, vì càng gắn chặt với Người trong cùng Nhiệm Thể. Khi hiểu điều đó, ta sẽ thấy vô ích đến độ nào lúc muốn yêu thương như Đức Giê-su mà không nhờ Thánh lễ. Như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô 2 từng nói trong sứ điệp Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn gọi năm 2000 : “Sống thân mật với bí tích Thánh Thể, một số người khám phá ra rằng mình được kêu gọi phục vụ Bàn thờ, một số thấy mình được kêu gọi tuôn đổ nhiệt tình yêu mến này xuống trên những kẻ nghèo khổ và yếu đuối, số khác nữa thấy mình được kêu gọi nhận chuyển sức mạnh biến đổi của Thánh Thể vào trong các thực tại và các cử chỉ của cuộc sống thường nhật. Mỗi tín hữu tìm thấy nơi Bí tích Thánh Thể không những chìa khóa giải thích ý nghĩa cuộc sống mình, mà cả lòng can đảm thể hiện cuộc sống đó” (số 2).
Thánh Thomas Morus (1478-1525) là tể tướng của vua Henri VIII nước Anh. Tuy làm quan lớn, trăm công nghìn việc, nhưng ngài vẫn đi lễ và rước lễ hằng ngày. Sự kiện này làm cả triều đình bàn tán : “Quan tể tướng bận rộn với biết bao công chuyện, bao mối lo... sao còn mất thì giờ đi lễ thường xuyên như thế?” Thánh Thomas Morus trả lời ngay : “Chính quý vị đã chính xác nêu lên những lý do giải thích tại sao tôi cần phải thường xuyên đi lễ và rước lễ. Nếu tôi có nhiều mối lo, việc rước lễ đem lại cho tôi can đảm và an bình. Nếu mỗi ngày tôi phải gặp bao cám dỗ làm phiền lòng Chúa, thì việc rước lễ cho tôi những sức lực mới để chống trả lại. Nếu tôi cần sự khôn ngoan và hiểu biết để chu toàn các phận vụ khó khăn, thì việc đến với Chúa từng ngày cho tôi gặp được ánh sáng và những lời khuyên bảo.”
12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su : “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt qua ở đâu?” 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ : “Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà : Thầy nhắn : ‘Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào?’ 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng : và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta”. 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt qua.
22 Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy.” 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em : chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa”.
26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ đi lên núi Ô-liu.
NHẬN SỰ SỐNG TA ĐỂ SỐNG SỰ SỐNG TA
Trong thông điệp «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể» (Ecclesia de Eucharistia vivit) ban hành ngày 17-04-2003, thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô 2 từng mở đầu như sau : «Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể. Chân lý này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm hằng ngày của đức tin, nhưng dưới hình thức tổng hợp nó còn gồm tóm cả cốt lõi của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong hân hoan, Giáo Hội cảm nghiệm dưới nhiều hình thức sự thể hiện liên tục lời hứa : “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Nhưng trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa, Giáo Hội được vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ độc nhất vô nhị. Từ ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Giáo Hội, Dân của Giao Ước Mới, khởi đầu cuộc lữ hành về quê hương thiên quốc, Bí Tích thần linh vẫn tiếp tục in dấu trên những ngày sống của Giáo Hội, lắp đầy chúng với niềm hy vọng tín thác. Công đồng Vaticanô II từng chính thức công bố rằng Hy Tế Thánh Thể là “nguồn mạch và chóp đỉnh của toàn thể đời sống Kitô hữu” (Ánh sáng Muôn dân, 1). “Thật vậy, Bí Tích Thánh Thể rất thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta, Người là Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã được sinh động nhờ Thánh Thần và làm cho con người được sống” (Chức vụ và Đời sống linh mục, 2). Vì thế, Giáo Hội luôn chăm chú hướng nhìn vào Chúa mình, hiện diện trong Bí Tích của bàn thờ, trong đó Giáo Hội khám phá ra tình yêu vô biên của Người được tỏ hiện tràn đầy”.
1. Sự hiện diện đầy sức sống của Thiên Chúa
Hôm nay, chúng ta biểu dương, cử hành mầu nhiệm thứ ba trong ba mầu nhiệm của Đức Giê-su Ki-tô. Mầu nhiệm thứ nhất, Người đã đến giữa chúng ta như một phàm nhân để có mặt bên cạnh nhân loài : Nhập thể. Mầu nhiệm thứ hai, qua cuộc tử nạn phục sinh của mình, Người quy tụ tất cả vào trong Người, gắn chặt với Người, hình thành Nhiệm thể. Mầu nhiệm thứ ba, Người hiện diện lúc này giữa nhân loài và trần gian đây qua phép Thánh Thể.
Một sự hiện diện tích cực ! Các tranh luận về sự hiện diện đích thực của Người (như thấy từ bao đời giữa Công Giáo và Tin lành) có nguy cơ liệt xuống hàng thứ yếu sức sống động của phép Thánh Thể : Đức Giê-su hiện diện trong bánh và rượu là để làm cho chúng ta sống với Người và nhờ Người, sống một cách dồi dào sung mãn (x. Ga 10,10).
Trong thực tế, người ta đã đi đến chỗ xem Thánh lễ như một nghĩa vụ, một chuyện buộc (xin nhớ lại các điều răn của Giáo Hội), điều đó chứng tỏ chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc nhìn thấy những gì Đức Giê-su đã muốn ban cho chúng ta chiều ngày Thứ Năm thánh. Một cái gì đó chủ yếu mà các Ki-tô hữu những thế kỷ đầu tiên, thay vì nghĩ như chúng ta : “Phải đi dự lễ”, thì lại từng nói : “Chúng tôi cần đến Thánh lễ”. Cần đến độ họ đã bất chấp hiểm nguy để tụ họp nhau trong các hang toại đạo là những hầm mộ dưới lòng đất. Thánh lễ sẽ là niềm vui và sức mạnh cho đời chúng ta khi chúng ta có cảm thức về sự cần thiết này : “Tôi không thể bỏ lễ, tôi không thể sống thiếu Mình Thánh Chúa”.
Đấy là một vấn đề đức tin, đức tin thức tỉnh đến tột độ. Sự phong phú của Thánh lễ chỉ đức tin mới có thể hiểu thấu, thành thử đi lễ trước hết là lay tỉnh đức tin chúng ta. Giữa nhiều ý tưởng rất khác nhau : diện đồ mới, đến đúng giờ, gặp nhiều người, đóng một vai trong lễ, chờ một bài giảng hay, chỉ có một điều thiết yếu duy nhất : không để buổi hẹn hò với Đức Ki-tô bị hủy bỏ. Cuộc gặp gỡ Đấng Vô hình này hoàn toàn tùy thuộc đức tin chúng ta, vì chỉ đức tin mới có thể nắm được cái vô hình. Biết bao người ngoại đạo đã kinh ngạc tự hỏi : “Ông cha cũng chỉ làm bấy nhiêu cử chỉ, đạo hữu cũng chỉ đọc bấy nhiêu câu kinh, thế mà ngày nào họ cũng đến nhà thờ là vì sao vậy?” Đến để gặp gỡ Đức Ki-tô !
Gặp gỡ Đức Ki-tô thế nào? Không nên có một quan niệm khép kín và tình cảm ủy mị về Thánh Thể : “Ôi Giê-su của con !” Nhiều người đã từng cầu nguyện : “Ôi lạy Chúa, giờ đây Chúa đang ở trong con và con đang ở trong Chúa. Chúa và con liên kết với nhau làm một.” Nếu chỉ có như vậy mà chẳng thêm câu “Phép Thánh Thể đang liên kết toàn thể chúng con với Chúa và hết thảy chúng con với nhau” là chúng ta chẳng hiểu cho đủ về mầu nhiệm này. Khi ban cho chúng ta sự hiện diện Thánh Thể của Người, Đức Giê-su kêu mời chúng ta làm việc trên công trường bao la là thế giới, kết tâm hợp lực cùng tất cả nhân loại, và với nhiều khả năng mênh mông là sức sống của Người. Tất cả chỉ nhằm quy tụ mọi tạo vật (kể cả các thiên thần) để làm nên thân thể vĩ đại của Đấng Phục sinh, gọi là Nhiệm Thể, với Thánh Thể làm lương thực nuôi sống, mối dây kết liên, năng lực giúp phát triển.
2. Một sự sống đòi buộc hiện diện với loài người
Người bảo chúng ta : “Hãy cầm lấy !” Sức sống của Thánh Thể hoàn toàn nằm trong mệnh lệnh nầy rồi. “Vâng, lạy Chúa, con muốn cầm lấy Chúa, con muốn nhận lấy Chúa”. Chúng ta đâu đến với một sự vật, chúng ta đến với một con người, đến với Đức Giê-su, cầm lấy Người. Nếu không lơ đãng, bước tiến này sẽ là một hành vi tin tưởng và bạo dạn hết mực ! Đức Giê-su là kẻ hoàn toàn hiến thân cho dự định của Thiên Chúa về thế giới. Cầm lấy Đức Giê-su, đó là chấp nhận đi vào trong quan điểm của Thiên Chúa, trong chương trình của Thiên Chúa, là quyết sống dấn thân một cách can đảm như cái con người đã đến để cứu thế gian.
“Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy !” Đức Giê-su đã có thể phán như thế trên bánh và rượu trong giây phút mà Nhiệm Thể Người sắp hình thành, qua việc Người tử nạn phục sinh, và trong mọi ngày trên các bàn thờ của Giáo Hội, qua miệng vị chủ tế, tay chân của Nhiệm Thể, đấy cũng y như một khi đồ ăn thức uống đã được ai đó đưa vào cơ thể mình thì từ lúc ấy nó trở thành và phải được gọi là “máu thịt” của đương sự. “Hãy cầm lấy ! Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy, là sự sống của Thầy” - “Vâng, lạy Chúa, con nhận lấy sự sống của Chúa để sống như Chúa.” Chúng ta biết điều này đòi buộc mình đến đâu : sống như Đức Giê-su chính là quyết tâm yêu mến, cách bền bỉ, cách rộng rãi, với giá thật đắt, là hiện diện giữa loài người để tận lực phục vụ họ. Nhưng một cám dỗ nổi lên về vấn đề Thánh lễ, và tại sao không đương đầu với nó? Cảnh sát cánh đôi khi lạnh lùng với lắm kẻ xa lạ, những lời Thánh Kinh tuôn xuống xối xả, nhiều khúc hát chẳng mấy du dương, rồi miếng bánh thánh nhỏ xíu trong miệng, phải chăng tất cả những cái đó cho ta sức mạnh để yêu mến?
Xin được nhắc lại : đây là một vấn đề đức tin, đức tin vào bí tích. Đức tin này sẽ chẳng bao giờ tự nhiên đối với chúng ta cả. Vũ trụ của bí tích lúc nào cũng mầu nhiệm; nhưng thường chúng ta đi vào trong đó (dự lễ và rước lễ) theo thói quen hay ngược lại, xem đó là một cái gì phù phép. Chúng ta chờ đợi từ Mình thánh quá nhiều hay quá ít, hay không chờ đợi cái phải đợi chờ. Chắc ta từng nghe nói : “Kết quả những lần tôi rước lễ : số không !” Đấy có lẽ vì đức tin chúng ta, và do đó ý thức về Thánh Thể của chúng ta là số không.
Sở dĩ Đức Giê-su nói : “Hãy nhận lấy sự sống của Thầy”, đó là vì Người cho chúng ta được sống như Người nhờ đồng hóa chứ không phải nhờ bắt chước. Chúng ta được yêu cầu tin rằng khi rước lễ, chúng ta có thể nhận được các tư tưởng và lòng can đảm của Đức Ki-tô để yêu mến, vì càng gắn chặt với Người trong cùng Nhiệm Thể. Khi hiểu điều đó, ta sẽ thấy vô ích đến độ nào lúc muốn yêu thương như Đức Giê-su mà không nhờ Thánh lễ. Như Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô 2 từng nói trong sứ điệp Ngày Thế giới cầu nguyện cho Ơn gọi năm 2000 : “Sống thân mật với bí tích Thánh Thể, một số người khám phá ra rằng mình được kêu gọi phục vụ Bàn thờ, một số thấy mình được kêu gọi tuôn đổ nhiệt tình yêu mến này xuống trên những kẻ nghèo khổ và yếu đuối, số khác nữa thấy mình được kêu gọi nhận chuyển sức mạnh biến đổi của Thánh Thể vào trong các thực tại và các cử chỉ của cuộc sống thường nhật. Mỗi tín hữu tìm thấy nơi Bí tích Thánh Thể không những chìa khóa giải thích ý nghĩa cuộc sống mình, mà cả lòng can đảm thể hiện cuộc sống đó” (số 2).
Thánh Thomas Morus (1478-1525) là tể tướng của vua Henri VIII nước Anh. Tuy làm quan lớn, trăm công nghìn việc, nhưng ngài vẫn đi lễ và rước lễ hằng ngày. Sự kiện này làm cả triều đình bàn tán : “Quan tể tướng bận rộn với biết bao công chuyện, bao mối lo... sao còn mất thì giờ đi lễ thường xuyên như thế?” Thánh Thomas Morus trả lời ngay : “Chính quý vị đã chính xác nêu lên những lý do giải thích tại sao tôi cần phải thường xuyên đi lễ và rước lễ. Nếu tôi có nhiều mối lo, việc rước lễ đem lại cho tôi can đảm và an bình. Nếu mỗi ngày tôi phải gặp bao cám dỗ làm phiền lòng Chúa, thì việc rước lễ cho tôi những sức lực mới để chống trả lại. Nếu tôi cần sự khôn ngoan và hiểu biết để chu toàn các phận vụ khó khăn, thì việc đến với Chúa từng ngày cho tôi gặp được ánh sáng và những lời khuyên bảo.”