Đức Thánh Cha: Chúa Giêsu không chỉ nói về sự sống đời đời, mà Người trao ban nó cho chúng ta
Thanh Quảng sdb (Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đề lời tựa cho cuốn sách “Hãy bước ra: Phục sinh Lazarô, Một phép lạ cả thể” (Come Forth: The Raising of Lazarus and the Promise of Giêsu’s Greatest Miracle), phiên bản tiếng Ý của Cha James Martin, một tu sĩ Dòng Tên người Mỹ (LEV 2020), trong đó ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu không chỉ nói về sự sống đời đời; mà Người đã ban nó cho chúng ta.
Cha James Martin, tác giả của nhiều sách mà chúng ta được biết đến và đánh giá cao, đặc biệt cuốn sách mới nói về "phép lạ vĩ đại nhất của Chúa Giêsu": sự phục sinh của Lazarô. Có nhiều lý do để cảm ơn ngài, vì tác phẩm “Hãy tiến ra”, một tác phẩm rất hấp dẫn và không đoán được điều gì sẽ đến...
Trước hết, Cha James làm cho văn bản Kinh thánh trở nên sống động. Ngài phân tích nó với con mắt sắc sảo và sự uyên bác của nhóm các nhà văn đa dạng đã nghiên cứu sâu sắc đoạn văn này, triển khai nhiều khía cạnh, và nhấn mạnh và diễn giải theo cách của họ. Các cách diễn tả của ngài luôn tập chú vào hai chữ “yêu thương”, không bao giờ tách biệt hay lạnh lùng như khoa học. Cha James có góc nhìn của một người yêu thích Lời Chúa. Khi đọc những lập luận và chú giải của các học giả Kinh thánh mà ngài trích dẫn, cha tự hỏi chúng ta có thường tiếp cận Kinh thánh với khát vọng “đói khát” của một người xác tín rằng lời đó thực sự là Lời Chúa, có sức mạnh như thế nào không.
Thực sự là Lời Thiên Chúa “nói” khiến chúng ta xửng sốt hàng ngày. Kinh thánh thực sự là nguồn mà chúng ta phải kín múc hằng ngày cho những sự kiện xảy đến cho cuộc sống của chúng ta. Đó là “bức thư tình” mà Thiên Chúa đã viết - từ lâu trước - cho những con người nam và nữ sống vào mọi thời đại và mọi nơi.
Thái độ trân quí Lời Chúa, yêu thích Kinh thánh, cưu mang nó bên mình mỗi ngày, với một cuốn sách Phúc âm nhỏ bỏ túi, hoặc có thể đọc nó trên điện thoại di động mỗi khi chúng ta cần tới, trong những phiên họp quan trọng, hoặc trong một cuộc gặp gỡ đầy khó khăn, hoặc một khoảnh khắc đầy nghịch cảnh… những lúc đó chúng ta nhận ra tầm mức quan trọng của Kinh thánh, như là một cuốn sách sống, luôn rộng mở, nói cho chúng ta về một Thiên Chúa hằng sống, không bị chôn vùi và lãng quên trên những giá sách bụi bặm của thời gian. Thay vào đó, Kinh thánh luôn đồng hành cùng chúng ta, ngay cả ngày nay - và nó cũng đồng hành cùng bạn, những người hiện đang đọc nó, được hấp lực bởi câu chuyện nổi tiếng này với ý nghĩa sâu sắc, trọn vẹn của nó vẫn chưa được mọi người hiểu hết.
Hơn nữa, những trang này chứa đựng một trong những chân lý của Công Giáo một cách hữu hiệu. Phúc âm là Lời Chúa cụ thể và vĩnh hằng; nó liên quan nhiều đến bản thể nội tâm và đời sống thiêng liêng của chúng ta cũng như liên quan đến lịch sử và đời sống hàng ngày. Chúa Giê-su không chỉ nói về đến sự sống vĩnh cửu; Ngài đã ban sự sống đó cho chúng ta. Ngài không chỉ nói "Ta là sự phục sinh"; Ngài còn làm cho Lazarô sống lại, dù đã chết ba ngày!
Đức tin Công Giáo là sự hòa trộn luôn hiện hữu của sự vĩnh cửu và sự ngẫu nhiên, của trời và đất, của thần thánh và con người - không bao giờ có cái này mà không có cái kia. Nếu đức tin của chúng ta chỉ thuần túy là "trần thế", thì điều gì sẽ phân biệt nó với bất kỳ triết lý siêu thoát, hay hệ tư tưởng tuyệt hảo, hay phương thức tư duy được phát triển? Chỉ đơn giản như vậy- một lý thuyết tách biệt khỏi thời đại và lịch sử? Nếu Kitô giáo chỉ quan tâm đến “đời sau”, hoặc chỉ quan tâm đến sự vĩnh hằng, thì đây sẽ là sự nghịch lý vô nghĩa mà Thiên Chúa vô biên vĩnh cửu đã trao ban cho toàn thể nhân loại. Chúa không “giả vờ” nhập thể. Ngài đã chọn bước vào lịch sử loài người, để lịch sử của loài người có thể mang hình dạng của Vương quốc Thiên Chúa, thời điểm và địa điểm nơi hòa bình nảy nở, hy vọng trở nên thỏa đáng và tình yêu mang lại sự sống.
Cuối cùng, Lazarô là câu chuyện của tất cả chúng ta. Theo khía cạnh này, Cha Martin dùng đặc sủng của thánh Ignatiô, khiến chúng ta hòa nhập cảm tác với câu chuyện về người bạn này của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng là bạn của Người, đôi khi chúng ta cũng “chết” vì tội lỗi, những thiếu xót và sự không chung thủy, nản lòng làm chúng ta suy đồi và hủy hoại tâm hồn chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu không ngần ngại cúi xuống chúng ta, ngay cả khi chúng ta “đã thối rữa” như một người chết được chôn trong huyệt mộ ba ngày. Không, Chúa Giêsu không sợ cái chết hay tội lỗi của chúng ta. Ngài dừng lại trước cánh cửa đóng kín của trái tim chúng ta, cánh cửa chỉ được mở ra từ bên trong mà chúng ta khóa chặt khi nghĩ rằng Chúa không thể tha thứ cho chúng ta! Và thay vào đó, khi đọc tác phẩm phân tích chi tiết của cha James Martin, bạn có thể trực tiếp trải nghiệm được ý nghĩa sâu sắc trong cử chỉ của Chúa Giêsu trước một xác chết "đã tan rữa", bốc mùi hôi thối, một hình ảnh cho sự thối rữa bên trong mà tội lỗi tạo nên trong tâm hồn chúng ta. Chúa Giêsu không sợ tiếp cận tội nhân, bất kỳ là tội nhân như thế nào, ngay cả những kẻ liều lĩnh và trơ tráo nhất. Ngài chỉ có một mối quan tâm: không ai bị mất, không ai bị mất cơ hội cảm nhận được vòng tay yêu thương của Cha Ngài. Một nhà văn người Mỹ, người chết năm 2023, đã để lại một trước tác trước ngưỡng cửa một ngôi mộ, "công trình của Chúa". Cuốn tiểu thuyết của Cormac McCarthy đã để lại một trong những nhân vật của ông đã phát biểu như thế này: "Ông ấy nói rằng ông ấy tin vào Chúa ngay cả khi ông ấy nghi ngờ rằng con người hiểu biết được những suy nghĩ của Chúa, một Thiên Chúa không có khả năng tha thứ và thậm chí không phải là Chúa!» Nhưng thật là vô nghĩa vì thực tại về Thiên Chúa và hoạt động của Thiên Chúa là tha thứ."
Cuối cùng, những trang sách của Cha James Martin viết, gợi nhớ cho tôi đến một câu nói của một học giả Kinh thánh người Ý, Alberto Maggi, khi nói về văn bản phép lạ của Lazarô, ông đã bình luận như sau: “Với phép lạ này, Chúa Giêsu dạy chúng ta không phải là người chết được sống lại, mà là người sống không chết!” Thật là một nhận định tuyệt vời nhưng đầy nghịch lý! Tất nhiên là người chết sẽ sống lại, nhưng một sự thật khi nhắc cho chúng ta hay chúng ta là những người sống, không chết! Cái chết chắc chắn sẽ đến, cái chết tấn công chúng ta, không chỉ riêng chúng ta, mà còn trên hết những người thân yêu và gia đình chúng ta, trên tất cả mọi người: chúng ta thấy bao nhiêu cái chết xung quanh mình, bất công và đau khổ, do chiến tranh, bạo lực và do hành vi bạo ngược của Cain đối với Abel… Vì con người được Thiên Chúa dựng nên cho cuộc sống vĩnh hằng.
Đó là vận mệnh của chúng ta. Chúng ta là một nửa đường thẳng, một hình ảnh hình học: chúng ta có một điểm khởi điểm, đó là sự ra đời của con người, nhưng cuộc sống của chúng ta được dựng nên cho vô biên. Vâng, thực sự là Vô biên. Đây là điều mà Kinh thánh gọi là "cuộc sống vĩnh cửu" là cuộc sống đang chờ đợi chúng ta sau khi chết. Chúng ta được tạo dựng cho sự vĩnh cửu. Lazarô qua những trang sách của Cha Martin, là bạn của chúng ta. Sự phục sinh của ông nhắc nhở cho chúng ta về thực tại này.
Vatican City, ngày 11 tháng 3 năm 2024
Thanh Quảng sdb (Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đề lời tựa cho cuốn sách “Hãy bước ra: Phục sinh Lazarô, Một phép lạ cả thể” (Come Forth: The Raising of Lazarus and the Promise of Giêsu’s Greatest Miracle), phiên bản tiếng Ý của Cha James Martin, một tu sĩ Dòng Tên người Mỹ (LEV 2020), trong đó ngài nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu không chỉ nói về sự sống đời đời; mà Người đã ban nó cho chúng ta.
Cha James Martin, tác giả của nhiều sách mà chúng ta được biết đến và đánh giá cao, đặc biệt cuốn sách mới nói về "phép lạ vĩ đại nhất của Chúa Giêsu": sự phục sinh của Lazarô. Có nhiều lý do để cảm ơn ngài, vì tác phẩm “Hãy tiến ra”, một tác phẩm rất hấp dẫn và không đoán được điều gì sẽ đến...
Trước hết, Cha James làm cho văn bản Kinh thánh trở nên sống động. Ngài phân tích nó với con mắt sắc sảo và sự uyên bác của nhóm các nhà văn đa dạng đã nghiên cứu sâu sắc đoạn văn này, triển khai nhiều khía cạnh, và nhấn mạnh và diễn giải theo cách của họ. Các cách diễn tả của ngài luôn tập chú vào hai chữ “yêu thương”, không bao giờ tách biệt hay lạnh lùng như khoa học. Cha James có góc nhìn của một người yêu thích Lời Chúa. Khi đọc những lập luận và chú giải của các học giả Kinh thánh mà ngài trích dẫn, cha tự hỏi chúng ta có thường tiếp cận Kinh thánh với khát vọng “đói khát” của một người xác tín rằng lời đó thực sự là Lời Chúa, có sức mạnh như thế nào không.
Thực sự là Lời Thiên Chúa “nói” khiến chúng ta xửng sốt hàng ngày. Kinh thánh thực sự là nguồn mà chúng ta phải kín múc hằng ngày cho những sự kiện xảy đến cho cuộc sống của chúng ta. Đó là “bức thư tình” mà Thiên Chúa đã viết - từ lâu trước - cho những con người nam và nữ sống vào mọi thời đại và mọi nơi.
Thái độ trân quí Lời Chúa, yêu thích Kinh thánh, cưu mang nó bên mình mỗi ngày, với một cuốn sách Phúc âm nhỏ bỏ túi, hoặc có thể đọc nó trên điện thoại di động mỗi khi chúng ta cần tới, trong những phiên họp quan trọng, hoặc trong một cuộc gặp gỡ đầy khó khăn, hoặc một khoảnh khắc đầy nghịch cảnh… những lúc đó chúng ta nhận ra tầm mức quan trọng của Kinh thánh, như là một cuốn sách sống, luôn rộng mở, nói cho chúng ta về một Thiên Chúa hằng sống, không bị chôn vùi và lãng quên trên những giá sách bụi bặm của thời gian. Thay vào đó, Kinh thánh luôn đồng hành cùng chúng ta, ngay cả ngày nay - và nó cũng đồng hành cùng bạn, những người hiện đang đọc nó, được hấp lực bởi câu chuyện nổi tiếng này với ý nghĩa sâu sắc, trọn vẹn của nó vẫn chưa được mọi người hiểu hết.
Hơn nữa, những trang này chứa đựng một trong những chân lý của Công Giáo một cách hữu hiệu. Phúc âm là Lời Chúa cụ thể và vĩnh hằng; nó liên quan nhiều đến bản thể nội tâm và đời sống thiêng liêng của chúng ta cũng như liên quan đến lịch sử và đời sống hàng ngày. Chúa Giê-su không chỉ nói về đến sự sống vĩnh cửu; Ngài đã ban sự sống đó cho chúng ta. Ngài không chỉ nói "Ta là sự phục sinh"; Ngài còn làm cho Lazarô sống lại, dù đã chết ba ngày!
Đức tin Công Giáo là sự hòa trộn luôn hiện hữu của sự vĩnh cửu và sự ngẫu nhiên, của trời và đất, của thần thánh và con người - không bao giờ có cái này mà không có cái kia. Nếu đức tin của chúng ta chỉ thuần túy là "trần thế", thì điều gì sẽ phân biệt nó với bất kỳ triết lý siêu thoát, hay hệ tư tưởng tuyệt hảo, hay phương thức tư duy được phát triển? Chỉ đơn giản như vậy- một lý thuyết tách biệt khỏi thời đại và lịch sử? Nếu Kitô giáo chỉ quan tâm đến “đời sau”, hoặc chỉ quan tâm đến sự vĩnh hằng, thì đây sẽ là sự nghịch lý vô nghĩa mà Thiên Chúa vô biên vĩnh cửu đã trao ban cho toàn thể nhân loại. Chúa không “giả vờ” nhập thể. Ngài đã chọn bước vào lịch sử loài người, để lịch sử của loài người có thể mang hình dạng của Vương quốc Thiên Chúa, thời điểm và địa điểm nơi hòa bình nảy nở, hy vọng trở nên thỏa đáng và tình yêu mang lại sự sống.
Cuối cùng, Lazarô là câu chuyện của tất cả chúng ta. Theo khía cạnh này, Cha Martin dùng đặc sủng của thánh Ignatiô, khiến chúng ta hòa nhập cảm tác với câu chuyện về người bạn này của Chúa Giêsu. Chúng ta cũng là bạn của Người, đôi khi chúng ta cũng “chết” vì tội lỗi, những thiếu xót và sự không chung thủy, nản lòng làm chúng ta suy đồi và hủy hoại tâm hồn chúng ta. Nhưng Chúa Giêsu không ngần ngại cúi xuống chúng ta, ngay cả khi chúng ta “đã thối rữa” như một người chết được chôn trong huyệt mộ ba ngày. Không, Chúa Giêsu không sợ cái chết hay tội lỗi của chúng ta. Ngài dừng lại trước cánh cửa đóng kín của trái tim chúng ta, cánh cửa chỉ được mở ra từ bên trong mà chúng ta khóa chặt khi nghĩ rằng Chúa không thể tha thứ cho chúng ta! Và thay vào đó, khi đọc tác phẩm phân tích chi tiết của cha James Martin, bạn có thể trực tiếp trải nghiệm được ý nghĩa sâu sắc trong cử chỉ của Chúa Giêsu trước một xác chết "đã tan rữa", bốc mùi hôi thối, một hình ảnh cho sự thối rữa bên trong mà tội lỗi tạo nên trong tâm hồn chúng ta. Chúa Giêsu không sợ tiếp cận tội nhân, bất kỳ là tội nhân như thế nào, ngay cả những kẻ liều lĩnh và trơ tráo nhất. Ngài chỉ có một mối quan tâm: không ai bị mất, không ai bị mất cơ hội cảm nhận được vòng tay yêu thương của Cha Ngài. Một nhà văn người Mỹ, người chết năm 2023, đã để lại một trước tác trước ngưỡng cửa một ngôi mộ, "công trình của Chúa". Cuốn tiểu thuyết của Cormac McCarthy đã để lại một trong những nhân vật của ông đã phát biểu như thế này: "Ông ấy nói rằng ông ấy tin vào Chúa ngay cả khi ông ấy nghi ngờ rằng con người hiểu biết được những suy nghĩ của Chúa, một Thiên Chúa không có khả năng tha thứ và thậm chí không phải là Chúa!» Nhưng thật là vô nghĩa vì thực tại về Thiên Chúa và hoạt động của Thiên Chúa là tha thứ."
Cuối cùng, những trang sách của Cha James Martin viết, gợi nhớ cho tôi đến một câu nói của một học giả Kinh thánh người Ý, Alberto Maggi, khi nói về văn bản phép lạ của Lazarô, ông đã bình luận như sau: “Với phép lạ này, Chúa Giêsu dạy chúng ta không phải là người chết được sống lại, mà là người sống không chết!” Thật là một nhận định tuyệt vời nhưng đầy nghịch lý! Tất nhiên là người chết sẽ sống lại, nhưng một sự thật khi nhắc cho chúng ta hay chúng ta là những người sống, không chết! Cái chết chắc chắn sẽ đến, cái chết tấn công chúng ta, không chỉ riêng chúng ta, mà còn trên hết những người thân yêu và gia đình chúng ta, trên tất cả mọi người: chúng ta thấy bao nhiêu cái chết xung quanh mình, bất công và đau khổ, do chiến tranh, bạo lực và do hành vi bạo ngược của Cain đối với Abel… Vì con người được Thiên Chúa dựng nên cho cuộc sống vĩnh hằng.
Đó là vận mệnh của chúng ta. Chúng ta là một nửa đường thẳng, một hình ảnh hình học: chúng ta có một điểm khởi điểm, đó là sự ra đời của con người, nhưng cuộc sống của chúng ta được dựng nên cho vô biên. Vâng, thực sự là Vô biên. Đây là điều mà Kinh thánh gọi là "cuộc sống vĩnh cửu" là cuộc sống đang chờ đợi chúng ta sau khi chết. Chúng ta được tạo dựng cho sự vĩnh cửu. Lazarô qua những trang sách của Cha Martin, là bạn của chúng ta. Sự phục sinh của ông nhắc nhở cho chúng ta về thực tại này.
Vatican City, ngày 11 tháng 3 năm 2024