Chicago: Thánh Lễ an táng Đức cố Tổng Giám Muc Paul C. Marcinkus đã được cử hành vào ngày 2/3 tại Nhà Thờ Chánh Tòa Holy Name ở Chicago và được chôn cất tại nghĩa trang St Casimir. Đức Tổng Giám Mục Marcinkus đã qua đời vào ngày 20/2 tại Sun City, Arizona, hưởng thọ 84 tuổi. Ngài đã phục vụ tại Vatican trong 38 năm, làm giám đốc ngân hàng Vatican từ năm 1971-1989. Ngài cũng là người sửa soạn cho các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ năm 1964 đến năm 1982. Năm 1970 trong chuyến tông du của Đức Phaolô VI, ngài đã vật ngã một người Bolivia đang định cầm dao đâm Đức Giáo Hoàng. Vào năm 1987, trong vụ phá sản của ngân hàng tư Banco Ambrosiano, một ngân hàng lớn nhất tại Italia vào năm 1982, cảnh sát Italia lùng bắt ngài nên buộc ngài phải lánh ở trong nội thành Vatican. Đến năm 1988, Tòa án phán quyết trát lệnh lùng bắt ngài không có hiệu lực và vô giá trị vì Vatican là một quốc gia độc lập. Trong vụ điều tra, ngân hàng Vatican là một nạn nhân vô tội trong vụ phá sản của ngân hàng Italia. Đức Tổng Giám Mục Marcinkus đã xin từ nhiệm vào năm 1990 và trở về Chicago là nơi ngài được thụ phong linh mục và tiếp tục phục vụ trong lãnh vực ngài có thể:
Thánh Lễ an táng đã được chủ tế bởi Đức Hồng Y Francis E. George, và Đức Giám Mục Rober N. Lynch tại St Petersburg, Fla., đã giảng trong Thánh Lễ. Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Cha:
***
Vào ngày thứ Hai 20-2-2006, Paul Casimis Marcinkus bắt đầu một hành trình cuối cùng ngắn ngủi tới tòa phán xét cho những gì liên quan đến ngài và đến những gì mà ngài đã sống trọn cuộc sống lạ thường của ngài. Vào ngày đó linh hồn ngài bắt đầu cuộc hành trình về với Chúa cha, và những gì tồn tại dưới thế của ngài bắt đầu cuộc hành trình của nó trở về giáo hội thân yêu Chicago, nơi mà ngài đã rất lấy làm hãnh diện và ngài đã thương mến quá nồng nhiệt. Vào ngày đó những công việc kéo dài và những gánh nặng đáng khiếp sợ đã được thay thế bằng sự yên nghĩ đời đời.
Vào những ngày từ khi được thông báo đến cái chết của ngài, tôi đã dành thời gian đáng kể để cầu nguyện, cố gắng nhận thức đến những gì tôi nên và những gì tôi sẽ nói trong dịp này. Thật là quan trọng để quý ông bà anh chị em biết rằng tôi cũng như nhiều người trong ngôi thánh đường cao cả này đã ngưỡng mộ người này thật sâu xa, đã cảm nghiệm vô kể những hành động ân cần tử tế từ khi tôi bắt đầu biết ngài vào năm 1979. Phần tôi, tôi muối khởi xướng lên tiến trình lấy lại danh thơm tiếng tốt cho ngài, nhưng đây không phải là chỗ và cũng không có thời gian, cũng như tôi không có đủ tin tức để làm chuyện đó. Tôi hy vọng rồi việc đó sẽ xảy ra.
Thay vào đó, để tránh một tiếng kêu từ dưới cỗ quan tài "hãy tiếp tục và khắc phục", tôi muốn chia sẻ với quý ông bà anh chị em nội dung những bài đọc từ một tâm hồn linh mục của người này, một tâm hồn mà ngài đã cho phép tôi đi vào một cách bất thường.
Ngài đã không được chọn như tôi, là bài đọc 1 từ sách Ai Ca. Ngài có thể nói ngài đã không bao giờ quên niềm hạnh phúc là gì. Ngài đã luôn luôn tìm thấy niềm hạnh phúc của ngài ở nơi sự giúp đỡ người khác qua thừa tác vụ linh mục.
Đối với những người bạn của ngài, ngài luôn luôn vẫn là "Cha Phaolô", và từ những năm ngắn ngủi ở St Christina nơi đã có một ảnh hưởng thâm sâu trên cuộc đời ngài, cho tới những năm cuối cùng tại Trung Tâm Sun City, Ngài đã cống hiến sự hiện diện đức tin, thời gian và tài năng cho người khác.
Nếu không sống ở đó, một số ít đã biết nhiều năm Ngài đã cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật bằng tiếng Ý tại một giáo xứ nhỏ Montemario tại Roma.
Nếu quý ông bà anh chị em không viếng thăm ngài, thì một số ít đã biết ngài cho rước lễ vào ngày thứ Năm, thứ Sáu cho cộng đoàn quê hương ngài tại giáo xứ St Clement thành Roma ở Trung Tâm Sun City, và có thể nghe tiếng điện thoại reo vào những buổi sáng ngày đó của những người già xin Ngài đến lấy bánh mì, sữa và trà trên con đường tới nhà họ vào những lúc cho rước lễ hàng tuần.
Mốt số ít sẽ nhớ thế nào khi còn là quản trị thành Vatican, ngài sẽ dừng lại để chuyện vãn với một người làm vườn đơn độc đang trồng cây. Ngài biết tất cả tên của họ và những gì họ làm. Buổi giã từ buồn bã nhất không phải đến từ tuần rồi, nhưng vào ngày trong năm 1990 khi họ đứng xếp hàng hàng trăm người trong tòa nhà rộng lớn đằng sau Thánh Đường Phêrô, đứng cả ra phía ngoài và rơi lệ sau khi vẫy tay chào một người bạn vóc dáng cao lớn của họ. Họ thương mến ngài và trong sự hiện diện của ngài với họ, ngài không bao giờ quên mất cội nguồn ở Cicero và ở giáo xứ St Anthony.
Tuy nhiên, tôi đã chọn bài đọc này bởi vì, giống như nghiều vị giám mục ngày nay và giống như nhiều vị linh mục, hòa bình và hạnh phúc trong đời sống chúng ta thường bị mất mát trong thừa tác vụ do những thế lực bên ngoài. Trong suốt những giây phút khó khăn vào những năm cuối cùng tại Roma, Đức Tổng Giám Mục đã hy vọng trong thầm lặng, đã tin tưởng vào sự thật rồi một ngày sẽ được tỏ hiện và đã đợi chờ và kiếm tìm Thiên Chúa. Ngài biết đến những lời cao cả của thánh tông đồ gởi cho tín hữu Roma:"Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không thất vọng".
Rồi có những lúc buồn bã khổ sở. Tôi không thể nào quên buổi cử hành mừng 40 năm thụ phong linh mục của ngài, trong thời gian những tháng mà hầu như ngài cấm cung trong nội thành Vatican. Chỉ có vài người trong chúng tôi có thể tham dự, có lẽ khoảng 10 người. Trong suốt những ngày thử thách lâu dài đó và đặc biệt trong Thánh Lễ, ngài đã cố mọi cách để giữ tinh thần chúng tôi lên, giữ chúng tôi khỏi ngã mộng, khỏi sự giận dữ hay yếm thế. Những cảm xúc đó thật xa lạ đối với ngài. Hay nói đúng hơn ngài tiếp tục phục vụ trung thành với giáo hội và khuyến khích, nhưng thật sự là ra lệnh cho chúng tôi để nhìn ra ngoài sự nhỏ nhặt để tìm thấy sự thật quan trọng trong đời sống giáo vụ.
Trong suốt những năm đó tôi thường lưu lại với ngài tại căn phòng ở nội thành Vatican và tôi có thể thực sự nói rằng tôi không bao giờ nghe ngài nói một lời xấu xa đến bất kỳ một ai. Bực tức thì có nhưng giận dữ thì không bao giờ. Ngài đã sống và chết như một đầy tớ trung thành cho giáo hội, ngay cả ngài đã tìm thấy một cách vô song những gì cho ý nghĩa "vác thập giá mình và theo Người".
Và nếu vào những lúc xem ra ngài "cộc cằn" và "thô lỗ" phần lớn nó chỉ là một cách xử sự. Ngài có một trái tim rộng lượng lạ thường.
Một lần tôi đang viếng thăm ngài tại phòng làm việc, và người phụ giúp lâu năm, Mavi Marigonda đến báo là Mẹ Têrêsa đã tới và muốn gặp ngài. Ngài nhìn tôi mỉm cười và nói, "Chuyến viếng thăm này sẽ tổn phí ít nhất là một triệu Mỹ Kim". Và tổn phí thật, Mẹ đã tìm được một công ty làm nệm ở Hoa Kỳ sẵn sàng dâng tặng 20,000 tấm nệm "hạng hai" cho công việc của Mẹ, và Mẹ đã đến gõ cửa phòng Tổng Giám Mục để xin ngài trả tiền cước phí chuyên chở từ Hoa Kỳ tới Calcutta. Ngài đã luôn luôn nhượng bộ cho Mẹ.
Thật là những cơ hội giúp đỡ người khác mà đã mang đến cho đức tổng giám mục niềm vui cả thể. Ngài đã sống theo những lời của thánh Phaolô gởi tín hữu Roma: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Đức Kitô". Trong 84 năm, khổ não, đau buồn, ngược đãi, ngài đã chế ngự tất cả bởi vì ngài sống mọi ngày trong tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô. Ngài đã là Đức Kitô cho nhiều người.
Ngài đã sống cho đời sống vĩnh cửu, và giờ này đây đã tới cửa thiên đàng. Tôi tin rằng Thánh Phêrô đã được báo trước và sẽ không mang đến nhiều khó khăn cho ngài.
Và ở trên đó, đang đợi ngài, tôi hình dung đến Đức Phaolô VI, là vị mà người tôi tớ hiến dâng này đã lấy sức mình tước lấy con dao mà người ta định đâm vào chính giáo hoàng.
Tôi hình dung người bạn tri kỷ và người cố vấn là Đức Giám Mục Ernest Primeau, đang nói rằng "Cái gì đã làm cậu mất thời gian lâu như thế, hỡi người bạn to lớn thế kia?
Nhưng hơn hết tất cả tôi hình dung chính Chúa Giêsu nắm lấy tay một người bạn khổng lồ và nói rằng, "Tốt lắm, người đầy tớ tốt lành và trung tín. Hãy trút bỏ những gánh nặng của con và khoát lấy áo an bình. Hãy chào mẹ con, Helen, và ba của con và các anh chị em con. Phaolô, cuối cùng con đã về nhà, và con đáng hưởng tất cả, nó là của con".
Thưa Đức Hồng Y George, Paul Marcinkus yêu mến giáo hội Chicago này, và ngài sẽ không cho phép phê bình các giám mục khi có sự hiện diện của ngài. Cám ơn Đức Hồng Y đã có mặt nơi đây cử hành Thánh Lễ này cho ngài.
Thưa các giám mục anh em là những người biết ngài nhiều hơn tôi, cám ơn tình bạn trước sau như một của quý Đức Cha.
Thưa các cháu trai và cháu gái, chúng tôi biết ơn đến sự phục vụ đời linh mục của người chú của các cháu và sự trung thành với giáo hội và tình bạn của ngài dành cho tất cả chúng tôi.
Thưa các Linh Mục tại Chicago, ngài không bao giờ rời bỏ quý anh em, tất cả anh em thật đặc biệt đối với ngài khi các anh em đến Roma, và ngài thường khoe khoang đến các anh em.
Và cuối cùng, thưa các bạn hữu của ngài, chắc chắn rằng chúng ta đã mất đi người bạn vĩ dại, thế nhưng ngài đã đạt được một điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn và cầu nguyện cho ngài trong nhiều năm, đó là hòa bình, sự yên nghỉ đời đời và ánh sáng bất diệt.
Vùng đất Chicago nay đòi lại một người của chính nó, một linh mục trung thành và tràn trề đức tin, mà đời sống thừa tác vụ trung thành không chuyển lay, kiên trì rộng lượng và bắt chước theo thừa tác vụ của vị thượng tế cao cả là chính Đức Kitô.
Nhiều người trong chúng ta đã mất đi một người bạn. Giáo hội đã mất đi một người tôi tớ. Thiên đàng có thêm được một trong những người hết sức phi thường mà tôi đã từng biết.
Như đã hứa với những ai chờ đợi trong niềm hy vọng và tín thác nơi tình yêu Thiên Chúa, cái ách đã trút nhẹ đi và gánh nặng đã được cất khỏi. Thật chính như Thiên Chúa muôn, và Tổng Giám Mục Paul C, Marcinkus, "giám đốc ngân hàng của Thiên Chúa" đã đầu tư cuộc đời ngài trong đó. Thưa Tổng Giám Mục, xin hãy nghỉ ngơi yên hàn. Đức Cha đã tích lũy hoa lợi cho tất cả những công việc tốt lành mà Đức Cha đã đặt cọc trong 84 năm tại thế.
Thánh Lễ an táng đã được chủ tế bởi Đức Hồng Y Francis E. George, và Đức Giám Mục Rober N. Lynch tại St Petersburg, Fla., đã giảng trong Thánh Lễ. Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Cha:
***
Vào ngày thứ Hai 20-2-2006, Paul Casimis Marcinkus bắt đầu một hành trình cuối cùng ngắn ngủi tới tòa phán xét cho những gì liên quan đến ngài và đến những gì mà ngài đã sống trọn cuộc sống lạ thường của ngài. Vào ngày đó linh hồn ngài bắt đầu cuộc hành trình về với Chúa cha, và những gì tồn tại dưới thế của ngài bắt đầu cuộc hành trình của nó trở về giáo hội thân yêu Chicago, nơi mà ngài đã rất lấy làm hãnh diện và ngài đã thương mến quá nồng nhiệt. Vào ngày đó những công việc kéo dài và những gánh nặng đáng khiếp sợ đã được thay thế bằng sự yên nghĩ đời đời.
Vào những ngày từ khi được thông báo đến cái chết của ngài, tôi đã dành thời gian đáng kể để cầu nguyện, cố gắng nhận thức đến những gì tôi nên và những gì tôi sẽ nói trong dịp này. Thật là quan trọng để quý ông bà anh chị em biết rằng tôi cũng như nhiều người trong ngôi thánh đường cao cả này đã ngưỡng mộ người này thật sâu xa, đã cảm nghiệm vô kể những hành động ân cần tử tế từ khi tôi bắt đầu biết ngài vào năm 1979. Phần tôi, tôi muối khởi xướng lên tiến trình lấy lại danh thơm tiếng tốt cho ngài, nhưng đây không phải là chỗ và cũng không có thời gian, cũng như tôi không có đủ tin tức để làm chuyện đó. Tôi hy vọng rồi việc đó sẽ xảy ra.
Thay vào đó, để tránh một tiếng kêu từ dưới cỗ quan tài "hãy tiếp tục và khắc phục", tôi muốn chia sẻ với quý ông bà anh chị em nội dung những bài đọc từ một tâm hồn linh mục của người này, một tâm hồn mà ngài đã cho phép tôi đi vào một cách bất thường.
Ngài đã không được chọn như tôi, là bài đọc 1 từ sách Ai Ca. Ngài có thể nói ngài đã không bao giờ quên niềm hạnh phúc là gì. Ngài đã luôn luôn tìm thấy niềm hạnh phúc của ngài ở nơi sự giúp đỡ người khác qua thừa tác vụ linh mục.
Đối với những người bạn của ngài, ngài luôn luôn vẫn là "Cha Phaolô", và từ những năm ngắn ngủi ở St Christina nơi đã có một ảnh hưởng thâm sâu trên cuộc đời ngài, cho tới những năm cuối cùng tại Trung Tâm Sun City, Ngài đã cống hiến sự hiện diện đức tin, thời gian và tài năng cho người khác.
Nếu không sống ở đó, một số ít đã biết nhiều năm Ngài đã cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật bằng tiếng Ý tại một giáo xứ nhỏ Montemario tại Roma.
Nếu quý ông bà anh chị em không viếng thăm ngài, thì một số ít đã biết ngài cho rước lễ vào ngày thứ Năm, thứ Sáu cho cộng đoàn quê hương ngài tại giáo xứ St Clement thành Roma ở Trung Tâm Sun City, và có thể nghe tiếng điện thoại reo vào những buổi sáng ngày đó của những người già xin Ngài đến lấy bánh mì, sữa và trà trên con đường tới nhà họ vào những lúc cho rước lễ hàng tuần.
Mốt số ít sẽ nhớ thế nào khi còn là quản trị thành Vatican, ngài sẽ dừng lại để chuyện vãn với một người làm vườn đơn độc đang trồng cây. Ngài biết tất cả tên của họ và những gì họ làm. Buổi giã từ buồn bã nhất không phải đến từ tuần rồi, nhưng vào ngày trong năm 1990 khi họ đứng xếp hàng hàng trăm người trong tòa nhà rộng lớn đằng sau Thánh Đường Phêrô, đứng cả ra phía ngoài và rơi lệ sau khi vẫy tay chào một người bạn vóc dáng cao lớn của họ. Họ thương mến ngài và trong sự hiện diện của ngài với họ, ngài không bao giờ quên mất cội nguồn ở Cicero và ở giáo xứ St Anthony.
Tuy nhiên, tôi đã chọn bài đọc này bởi vì, giống như nghiều vị giám mục ngày nay và giống như nhiều vị linh mục, hòa bình và hạnh phúc trong đời sống chúng ta thường bị mất mát trong thừa tác vụ do những thế lực bên ngoài. Trong suốt những giây phút khó khăn vào những năm cuối cùng tại Roma, Đức Tổng Giám Mục đã hy vọng trong thầm lặng, đã tin tưởng vào sự thật rồi một ngày sẽ được tỏ hiện và đã đợi chờ và kiếm tìm Thiên Chúa. Ngài biết đến những lời cao cả của thánh tông đồ gởi cho tín hữu Roma:"Trông cậy như thế, chúng ta sẽ không thất vọng".
Rồi có những lúc buồn bã khổ sở. Tôi không thể nào quên buổi cử hành mừng 40 năm thụ phong linh mục của ngài, trong thời gian những tháng mà hầu như ngài cấm cung trong nội thành Vatican. Chỉ có vài người trong chúng tôi có thể tham dự, có lẽ khoảng 10 người. Trong suốt những ngày thử thách lâu dài đó và đặc biệt trong Thánh Lễ, ngài đã cố mọi cách để giữ tinh thần chúng tôi lên, giữ chúng tôi khỏi ngã mộng, khỏi sự giận dữ hay yếm thế. Những cảm xúc đó thật xa lạ đối với ngài. Hay nói đúng hơn ngài tiếp tục phục vụ trung thành với giáo hội và khuyến khích, nhưng thật sự là ra lệnh cho chúng tôi để nhìn ra ngoài sự nhỏ nhặt để tìm thấy sự thật quan trọng trong đời sống giáo vụ.
Trong suốt những năm đó tôi thường lưu lại với ngài tại căn phòng ở nội thành Vatican và tôi có thể thực sự nói rằng tôi không bao giờ nghe ngài nói một lời xấu xa đến bất kỳ một ai. Bực tức thì có nhưng giận dữ thì không bao giờ. Ngài đã sống và chết như một đầy tớ trung thành cho giáo hội, ngay cả ngài đã tìm thấy một cách vô song những gì cho ý nghĩa "vác thập giá mình và theo Người".
Và nếu vào những lúc xem ra ngài "cộc cằn" và "thô lỗ" phần lớn nó chỉ là một cách xử sự. Ngài có một trái tim rộng lượng lạ thường.
Một lần tôi đang viếng thăm ngài tại phòng làm việc, và người phụ giúp lâu năm, Mavi Marigonda đến báo là Mẹ Têrêsa đã tới và muốn gặp ngài. Ngài nhìn tôi mỉm cười và nói, "Chuyến viếng thăm này sẽ tổn phí ít nhất là một triệu Mỹ Kim". Và tổn phí thật, Mẹ đã tìm được một công ty làm nệm ở Hoa Kỳ sẵn sàng dâng tặng 20,000 tấm nệm "hạng hai" cho công việc của Mẹ, và Mẹ đã đến gõ cửa phòng Tổng Giám Mục để xin ngài trả tiền cước phí chuyên chở từ Hoa Kỳ tới Calcutta. Ngài đã luôn luôn nhượng bộ cho Mẹ.
Thật là những cơ hội giúp đỡ người khác mà đã mang đến cho đức tổng giám mục niềm vui cả thể. Ngài đã sống theo những lời của thánh Phaolô gởi tín hữu Roma: "Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Đức Kitô". Trong 84 năm, khổ não, đau buồn, ngược đãi, ngài đã chế ngự tất cả bởi vì ngài sống mọi ngày trong tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô. Ngài đã là Đức Kitô cho nhiều người.
Ngài đã sống cho đời sống vĩnh cửu, và giờ này đây đã tới cửa thiên đàng. Tôi tin rằng Thánh Phêrô đã được báo trước và sẽ không mang đến nhiều khó khăn cho ngài.
Và ở trên đó, đang đợi ngài, tôi hình dung đến Đức Phaolô VI, là vị mà người tôi tớ hiến dâng này đã lấy sức mình tước lấy con dao mà người ta định đâm vào chính giáo hoàng.
Tôi hình dung người bạn tri kỷ và người cố vấn là Đức Giám Mục Ernest Primeau, đang nói rằng "Cái gì đã làm cậu mất thời gian lâu như thế, hỡi người bạn to lớn thế kia?
Nhưng hơn hết tất cả tôi hình dung chính Chúa Giêsu nắm lấy tay một người bạn khổng lồ và nói rằng, "Tốt lắm, người đầy tớ tốt lành và trung tín. Hãy trút bỏ những gánh nặng của con và khoát lấy áo an bình. Hãy chào mẹ con, Helen, và ba của con và các anh chị em con. Phaolô, cuối cùng con đã về nhà, và con đáng hưởng tất cả, nó là của con".
Thưa Đức Hồng Y George, Paul Marcinkus yêu mến giáo hội Chicago này, và ngài sẽ không cho phép phê bình các giám mục khi có sự hiện diện của ngài. Cám ơn Đức Hồng Y đã có mặt nơi đây cử hành Thánh Lễ này cho ngài.
Thưa các giám mục anh em là những người biết ngài nhiều hơn tôi, cám ơn tình bạn trước sau như một của quý Đức Cha.
Thưa các cháu trai và cháu gái, chúng tôi biết ơn đến sự phục vụ đời linh mục của người chú của các cháu và sự trung thành với giáo hội và tình bạn của ngài dành cho tất cả chúng tôi.
Thưa các Linh Mục tại Chicago, ngài không bao giờ rời bỏ quý anh em, tất cả anh em thật đặc biệt đối với ngài khi các anh em đến Roma, và ngài thường khoe khoang đến các anh em.
Và cuối cùng, thưa các bạn hữu của ngài, chắc chắn rằng chúng ta đã mất đi người bạn vĩ dại, thế nhưng ngài đã đạt được một điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn và cầu nguyện cho ngài trong nhiều năm, đó là hòa bình, sự yên nghỉ đời đời và ánh sáng bất diệt.
Vùng đất Chicago nay đòi lại một người của chính nó, một linh mục trung thành và tràn trề đức tin, mà đời sống thừa tác vụ trung thành không chuyển lay, kiên trì rộng lượng và bắt chước theo thừa tác vụ của vị thượng tế cao cả là chính Đức Kitô.
Nhiều người trong chúng ta đã mất đi một người bạn. Giáo hội đã mất đi một người tôi tớ. Thiên đàng có thêm được một trong những người hết sức phi thường mà tôi đã từng biết.
Như đã hứa với những ai chờ đợi trong niềm hy vọng và tín thác nơi tình yêu Thiên Chúa, cái ách đã trút nhẹ đi và gánh nặng đã được cất khỏi. Thật chính như Thiên Chúa muôn, và Tổng Giám Mục Paul C, Marcinkus, "giám đốc ngân hàng của Thiên Chúa" đã đầu tư cuộc đời ngài trong đó. Thưa Tổng Giám Mục, xin hãy nghỉ ngơi yên hàn. Đức Cha đã tích lũy hoa lợi cho tất cả những công việc tốt lành mà Đức Cha đã đặt cọc trong 84 năm tại thế.