Vatican: Sau Thánh Lễ mừng kỷ niệm 450 ngày qua đời của Đấng sáng lập Dòng Tên, Thánh I Nhã và mừng 500 năm sinh nhật Thánh Phanxicô Xaviê và Thánh Phêrô Faber tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng Thứ Bảy 22/4/2006, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đến chào mừng và ban bài huấn dụ.

Sau đây là toàn văn bài huấn dụ với các Linh Mục Dòng Tên.

*****

Quý Cha và các thầy Dòng Tên thân mến,

Thật là niềm vui lớn lao để tôi gặp gỡ các anh em trong Đền Thờ Thánh Phêrô lịch sử này, sau Thánh Lễ được Đức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh của tôi cử hành, nhân dịp mừng những kỷ niệm khác nhau xảy ra trong Gia Đình thánh I Nhã. Tôi gởi lời chào thân ái tới tất cả.

Trước tiên, tôi chào Bề Trên Tổng Quyền, Cha Peter-Hans Kolvenbach, và tôi cám ơn ngài vì những lời lẽ ân cần mà ngài đã bày tỏ đến tôi những tình cảm của anh em. Tôi chào các vị Hồng Y, các Đức giám Mục và các linh mục và tất cả những người muốn tham dự trong biến cố này. Cùng với các Cha và các Thầy, tồi chào đón tất cả những bạn hữu của Dòng Tên hiện diện nơi đây, và trong số họ có nhiều nam nữ tu sĩ, các thành viên trong Cộng Đồng Đời Sống Kitô Hữu và Cầu Nguyện Tông Đồ, các sinh viên và cựu sinh sinh viên cùng gia đình họ đến từ Roma, Italia và từ Stonyhurst tại Anh Quốc, các giáo sư và các sinh viên trong các cơ cấu học viện của các anh em, rất nhiều người công tác của các anh em. Sự viếng thăm này của các anh em cống hiến cho tôi cơ hội để cùng với anh em tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Dòng anh em hồng ân thánh hiến ngoại thượng và lòng nhiệt tâm tông đồ ngoại hạng như Thánh I Nhã thành Loyola, Thánh Phanxicô Xavier và Chân Phước Phêrô Faber. Họ là những người Cha và Tổ Phụ của các anh em: thật là đúng, vì vậy trong niên kỷ này anh em nhắc lạì lòng biết ơn của anh em và nhìn nơi các ngài để dẫn đưa anh em và củng cố con đường thiêng liêng của anh em và đó là con đường hoạt động tông đồ của anh em.

Trước hết Thánh I Nhã là một con người của Thiên Chúa, Ngài đã đặt đời sống của ngài lên vị trí hàng đầu cho Thiên Chúa, để làm vinh danh và phục vụ Thiên chúa nhiều hơn; ngài là một người cầu nguyện thâm sâu, tìm thấy trọng tâm và tột đỉnh trong việc cử hành Bí Tích thánh Thể hàng ngày. Bằng cách này ngài đã để lại cho những người theo ngài một gia sản tinh thần quý giá, (anh em) không được để gia sản ấy bị mất đi hay bị quên lãng. Là một người của Thiên Chúa, Thánh I Nhã là một tôi tớ trung thành của Giáo Hội, Ngài đã nhìn thấy và tìm ra bạn trăm năm của Thiên Chúa và mẹ của người tín hữu. Và từ lòng ước ao phục vụ Giáo Hội trong một đường lối hữu ích và có hiệu quả đã sinh ra một lời khấn đặc biệt vâng phục Đức Giáo Hoàng, mà ngài liệt ra như "một nền tảng hàng đầu và chính yếu của chúng ta" (Luật Dòng, I, 162). Đặc tính giáo hội này, rất đặc biệt đối với Dòng Tên, tiếp tục hiện diện nơi con người của anh em và trong hoạt động tông đồ của anh em, hỡi các Cha Dòng Tên thân mến, khi chính anh em có thể đối đầu một cách trung thành với những nhu cầu khẩn thiết của giáo hội trong mọi thời.

Trong những việc này, tôi thấy thật quan trọng để vạch ra nhu cầu văn hóa trong các lãnh vực thần học và triết học, là môi trường truyền thống hiện diện tông đồ của Dòng Tên, cũng như đối thoại với văn hoá đương thời, tuy có thể hãnh diện về những tiến bộ tuyệt diệu trong lãnh vực khoa học, thế nhưng vẫn con mang nặng chủ nghĩa khoa học thực nghiệm và duy vật. Chắc chắc rằng, sức mạnh cổ võ trong sự hợp tác gần gũi với những thực tại khác thuộc giáo hội, một nền văn hóa được linh cảm tới những giá trị Phúc âm kêu gọi một sự đào tạo cực độ đến tâm linh và văn hóa. Chính vì lý do này, Thánh I Nhã đã muốn các người trẻ Dòng Tên được đào tạo trong đời sống tâm linh và học vấn của họ trong nhiều năm. Thật là tốt lành để truyền thống này được duy trì và được củng cố, đứng trước sự phức tạp và bao la đang gia tăng của nền văn hóa đuơng thời.

Một mối bận tâm quan trọng khác đối với ngài là giáo dục Kitô giáo và đào tạo văn hóa cho giới trẻ: từ sự thôi thúc này mà ngài đã thiết lập những trường trung học, được xuất hiện tại Âu Châu và trên khắp thế giới sau khi ngài qua đời. Hỡi các bạn Dòng Tên, hãy tiếp tục sứ vụ tông đồ quan trọng này, hãy duy trì nguyên vẹn linh đạo của vị Tổ Phụ anh em.

Khi nói đến Thánh I Nhã chúng ta không thể bỏ quên sự tưởng nhớ đến Thánh Phanxicô Xaviê được kỷ niệm 500 năm sinh nhật vào ngày 7 tháng Tư: không chỉ vì lịch sủ của các ngài đã gắn bó qua nhiều năm từ Ba Lê và Roma, nhưng là một lòng ước ao độc nhất vô nhị -- có thể nói là một lòng say mê vô song -- đã kích động và duy trì họ qua những biến cố nhân bản khác nhau: lòng đam mê để luôn luôn mang đến cho Thiên Chúa Ba Ngôi một sự vinh danh cả thể hơn và để hành động để sự loan báo Phúc Âm Đức Kitô cho nhân loại không bị quên lãng. Thánh Phanxicô Xaviê, mà Vị Tiền Nhiệm của tôi, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã công bố là "Vị Bổn Mạng Truyền Giáo Công Giáo", thánh nhân đã thi hành sứ vụ truyền giáo của ngài "mở ra những đường lối mới" cho Phúc Âm "trong đại lục Á Châu rộng lớn". Sứ vụ tông đồ của Ngài tại Phương Đông chỉ kéo dài vỏn vẹn 10 năm, nhưng sự màu mỡ tự nó tỏ hiện một cách lạ thường trong bốn thế kỷ rưỡi trong đời sống của Dòng Tên, vì mẫu gương của ngài đã duy trì giữa những người trẻ Dòng Tên được rất nhiều ơn gọi truyền giáo, và vẫn còn duy trì ơn gọi mà anh em có thể tiếp tục công việc turyền giáo tại những quốc gia cao quý nới đại lục Châu Á.

Nếu Thánh Phanxicô Xaviê đã làm việc tại những quốc gia Phương Đông, thì đồng nghiệp và người bạn của ngài từ những năm ngài còn ở Ba Lê là Chân Phước Phêrô Faber, Savoyard, đã sinh ra ngày 13 tháng Tư năm 1506, đã làm việc tại các quốc gia Âu Châu, nơi tín hữu Kitô đã khao khát đến một sự cải cách Giáo Hội thực sự. Một người khiêm tốn nhất, nhạy cảm trong đời sống nội tâm sâu xa và đã mang lại một sự quan hệ bằng hữu mạnh mẽ với tất cả mọi hạng người, thu hút nhiều bạn trẻ vào Dòng trong thời của ngài. Chân Phước Faber đã dành cuộc đời ngắn ngũi tại những quốc gia khác nhau ở Âu Châu, đặc biệt tại Đức Quốc, nơi mà Ngài đã tham dự các buổi hội nghị tại Worms, Regensburs và tại Spira, tại các hội nghị với các nhà lãnh đạo của Phong Trào Canh Tân Tôn Giáo (do Martin Luther) theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phaolô III.. Đó là một phương cách thi hành một cách lạ thường theo lời khấn đặc biệt vâng lời đức Giáo Hoàng "vì sứ vụ truyền giáo", đã trở nên một mẫu mực cho tất cả các Cha Dòng Tên để noi theo trong tương lai.

Các Cha và các thầy Dòng Tên thân mến,

Hôm nay các anh em hướng về sự tôn sùng đặc biệt đến Trinh Nữ Rất Thánh Maria, nhớ lại ngày 22 tháng Tư 1541, I Nhã và các bạn đồng hành đầu tiên của ngài đã tuyên khấn long trong trước ảnh Mẹ Maria tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành.

Xin Mẹ Maria tiếp tục giữ gìn Dòng Tên để mỗi người trong Dòng mang theo trong mình "hình ảnh" Đức Kitô chịu đóng đinh để dự phần trong sự phục sinh của Người. Vì thế, tôi bảo đảm với anh em trong kinh nguyện, tôi vui mừng ban phép lành của tôi tới mỗi người hiện diện và toàn thể gia đình thiêng liêng của anh em, tới tất cả các tu sĩ và những người thánh hiến đã tới trong buổi triều yết này.