(Santiago) Đức Hồng Y Javier Errázuriz, Tổng Giám Mục Santiago, thủ đô Chilê, và Đức Cha Alejandro Goic, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục nước này đã ra lời kêu gọi dân chúng nước này bình tĩnh và tôn trọng người đã khuất sau cái chết của Augusto Pinochet, người đã từng dìm đất nước trong tầng đầu địa ngục.
Sau khi cái chết của nhà cựu độc tài này được loan báo, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để ăn mừng và nhiều cuộc bạo loạn cũng đã diễn ra tại Santiago và Valparaiso. Nhiều người đã bị cảnh sát câu lưu.
Trong thánh lễ an táng cho ông Pinochet, diễn ra tại trường Lục Quân Santiago, Đức Hồng Y Errázuriz kêu gọi người dân bình tĩnh. Ngài đã cầu nguyện “xin Thiên Chúa giầu lòng thương xót, nguồn mạch của mọi điều thiện hảo tha thứ cho ông ta và xin nhớ đến những điều tốt mà ông ấy đã làm”. Ngài nói thêm: “Chúng ta biết rằng chức trách càng cao bao nhiêu thì thành quả đạt được cũng như những sai phạm càng tỏ tường và nghiêm trọng bấy nhiêu”.
Đức Cha Goic kêu gọi dân chúng Chilê tránh các hình thức bạo động và đón nhận cái chết của Pinochet với một thái độ hòa bình, bỏ qua một bên những phán đoán về con người này và tôn trọng cái chết của một người đã khuất. Dù ủng hộ hay chống đối con người này, “đất nước cần suy tư về biến cố này trong hòa bình và trong niềm tôn trọng. Chúng ta cần bình tĩnh và phán đoán đúng”.
“Về cá nhân tôi, tôi có ý kiến riêng của mình trước sự thiếu tôn trọng phẩm giá con người trong suốt thời gian ông ta cầm quyền, nhưng thái độ thích hợp hiện nay là chúng ta cần sống trong những giờ phút này với phẩm giá của con cái Chúa”.
Vài nét về Pinochet
Augusto José Ramón Pinochet Ugarte, tên đầy đủ của Pinochet, sinh ngày 25/11/1915, tại Valparaíso, Chilê. Ông tốt nghiệp trường Lục Quân Chilê năm 1937.
Pinochet đã từng phục vụ trong các đơn vị tác chiến, kể cả tại Phi Châu, cũng như đã từng là giảng viên trường Lục Quân Chilê và Ecuador. Năm 1968, ông giữ chức chuẩn tướng tham mưu trưởng sư đoàn 2 bộ binh đóng tại biệt khu thủ đô Santiago. Cùng năm này, ông được thăng thiếu tướng và được cử giữ chức sư đoàn trưởng sư đoàn 6 bộ binh đóng tại Iquique, ở phía Bắc Chilê, giáp giới với Pêru. Ông cũng kiêm nhiệm tỉnh trưởng Tarapacá.
Năm 1970, Salvador Allende, lãnh tụ đảng Xã Hội Chilê đắc cử tổng thống. Ông này là người cộng sản đầu tiên trên thế giới đắc cử tổng thống trong một nước dân chủ với một tiến trình bầu cử dân chủ. Salvador Allende quyết tâm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa tại Chilê dù bị chống đối từ nhiều phía.
Allende quyết định quốc hữu hóa kỹ nghệ sản xuất đồng, và ngành ngân hàng; cũng như chia lại đất đai cho người nghèo. Allende cũng tái lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản như Cuba, Trung quốc, và Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Trước chuyển biến này, CIA đã tung các nhân viên gộc như Michael V. Townley (được biết dưới tên chính thức là Kenneth W. Enyart), và Aldo Vera Serafin vào Chilê để hoạt động lật đổ.
Đầu tiên CIA đã cố thuyết phục tướng Rene Schneider, Tham Mưu Trưởng Liên Quân lật đổ Allende. Ông Rene Schneider từ chối và ngày 22/10/1970 xe của ông bị phục kích. Ông này chống trả quyết liệt nên không bị giết tại hiện trường. Tuy nhiên, ông bị nhiều vết thương và phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ba ngày sau ông qua đời. Tòa án quân sự Chilê truy tố hai nhóm trong quân đội chủ trương vụ này. Một nhóm do Roberto Viaux và một nhóm do Camilo Valenzuela cầm đầu. Cả hai nhóm đều khai nhận tiền của CIA.
Trong cuốn Diplomacy, xuất bản vào năm 1994, Henry Kissinger thừa nhận rằng tháng 9/1970, tổng thống Richard Nixon ra lệnh cho ông này thực hiện một cuộc đảo chánh để lật đổ Allende.
Tháng Giêng năm 1971 Salvador Allende thăng Pinochet lên trung tướng và đưa về coi biệt khu thủ đô Santiago. Trong thời gian này Allende và Pinochet đều tỏ ra say mê tam điểm và tỏ ra rất hạp gu với nhau. Đầu năm 1972, Pinochet được thăng Đại Tướng Tư Lệnh Lục Quân.
Ngày 23/8/1973, quốc hội Chilê tuyên bố Allende vi hiến, bỏ phiếu bất tín nhiệm Allende và kêu gọi dân chúng lật đổ Allende, kể cả bằng bạo lực. Allende lập tức thăng Pinochet lên chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân với ý đồ muốn dùng “đồng chí tam điểm” để khống chế dân chúng.
Ngày 11/9/1973, hải quân Chilê làm đảo chánh lật đổ Allende. Thoạt đầu, Pinochet ngần ngừ không tham gia. Tuy nhiên, sau đó khi các lực lượng khác đã ngả theo phe đảo chánh, Pinochet mới chính thức tham gia. Allende bị lùng bắt và có lẽ đã tự tử trước khi bị bắt.
Sau cuộc đảo chánh, phe quân đội đã thành lập chính quyền tạm thời gồm Pinochet, đề đốc José Toribio Merino (hải quân), trung tướng Gustavo Leigh (không quân), và thiếu tướng César Mendoza (tư lệnh cảnh sát quốc gia).
Pinochet từng bước củng cố quyền hành của mình và loại dần những người y không ưa như tướng Leigh. Ngày 27/6/1974, Pinochet tuyên bố mình là tổng thống Chilê.
Khác với hầu hết các quốc gia tại Mỹ Châu La Tinh, trước cuộc đảo chánh 1973, Chilê có một truyền thống dân chủ do các nhà cầm quyền dân sự cai trị. Can thiệp của quân đội vào chính trị rất hiếm hoi. Chính vì thế, tại Chilê có nhiều đảng phái khác nhau hoạt động, kể cả đảng cộng sản.
Pinochet thực hiện một chính sách thanh trừng đối lập rất dã man. Tất cả những ai là hoặc bị cho là cộng sản đều bị giết. Trong số đó có rất đông các linh mục, kể cả các linh mục thừa sai Tây Ban Nha.
Trong 17 năm cầm quyền, ít nhất có 3000 người bị giết và tối thiểu 30,000 người bị giam cầm, đánh đập dã man; hàng chục ngàn người khác phải bỏ nước ra đi.
Tại Santiago ngày nay có một bức tường cao 7m dài 55 thước, gọi là Bức Tường Tưởng Niệm Những Người Mất Tích, để khắc tên những người bị chế độ Pinochet bắt đi và biến mất luôn không còn tung tích. Bức tường đó ngày nay đã ghi chằng chịt gần 4000 người.
Không chỉ hà khắc với người trong nước, Pinochet còn tỏ ra hung hăng trong chính sách ngoại giao với các nước. Người dân Chilê và Argentina ngay nay vẫn không quên ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã cử Đức Hồng Y Antonio Samoré, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Nam Mỹ, đến can thiệp để tránh hai nước đánh nhau vì vụ các hòn đảo Picton, Lennox và Nueva vào năm 1978.
Tháng 5/1983, dân chúng Chilê bắt đầu hết sợ Pinochet và biểu tình liên miên dù bị đàn áp dã man. Đảng cộng sản Chilê cũng tìm mọi cách để ám sát hay lật đổ Pinochet. Năm 1986, an ninh Chilê phát hiện 80 tấn vũ khí tuồn lậu vào nước này với sự tham dự của nhiều nước cộng sản trong đó có Cuba, Đông Đức và Liên Sô. Tháng 9 cùng năm Pinochet bị ám sát hụt. Ông bị thương nhẹ nhưng các cận vệ đều bị giết. Biến cố này khiến cho Pinochet tăng cường khủng bố và càng ngày càng mất lòng dân.
Theo quy định của hiến pháp, năm 1988 đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý để xen người dân có muốn gia hạn nhiệm kỳ của Pinochet thêm 8 năm nữa không. Kết quả Pinochet thất bại và một cuộc tuyển cử khác đã diễn ra. Ngày 11/3/1990, Pinochet đành trao quyền lại cho người thắng cử là ông Patricio Aylwin.
Ngày 17/10/1998, khi sang Anh điều trị, Pinochet bị bắt và dẫn độ sang Tây Ban Nha theo yêu cầu của chính quyền nước này vì Pinochet đã giết các linh mục thừa sai Tây Ban Nha cũng như đánh đập, tra tấn họ dã man, cầm giữ người trái phép và làm nhiều người “biến mất” trên thế giới.
Tuy nhiên, xét hoàn cảnh đau yếu của đương sự, bộ trưởng Nội Vụ Anh Jack Straw quyết định không dẫn độ ông này ra tòa Tây Ban Nha. Khi về nước, tòa án Chilê trong các năm 2002 và 2004 đã nhiều lần cố đưa ông này ra tòa nhưng vì sức khoẻ đương sự quá yếu nên phải trì hoãn nhiều lần. Năm 2004, Hoa Kỳ cũng muốn truy tố Pinochet ra tòa về tội liên quan đến chuyện rửa tiền.
Hôm 25/11/2006, Pinochet đánh dấu sinh nhật thứ 91 của mình bằng một thông cáo nhìn nhận trách nhiệm trong những năm cầm quyền và xin tha thứ.
Ngày 3/12/2006, Pinochet bị tai biến tim mạch. Một linh mục Santiago đã đến để làm các phép sau cùng cho ông.
Ngày 10/12/2006, Pinochet ra trước tòa phán xét của Chúa trong khi đất nước Chilê chia thành hai phe khóc cười trước cái chết này. Nhiều người thù ghét Pinochet nhưng cũng có người coi Pinochet là anh hùng đã loại trừ được đại họa cộng sản tại nước này.
Sau khi cái chết của nhà cựu độc tài này được loan báo, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để ăn mừng và nhiều cuộc bạo loạn cũng đã diễn ra tại Santiago và Valparaiso. Nhiều người đã bị cảnh sát câu lưu.
Trong thánh lễ an táng cho ông Pinochet, diễn ra tại trường Lục Quân Santiago, Đức Hồng Y Errázuriz kêu gọi người dân bình tĩnh. Ngài đã cầu nguyện “xin Thiên Chúa giầu lòng thương xót, nguồn mạch của mọi điều thiện hảo tha thứ cho ông ta và xin nhớ đến những điều tốt mà ông ấy đã làm”. Ngài nói thêm: “Chúng ta biết rằng chức trách càng cao bao nhiêu thì thành quả đạt được cũng như những sai phạm càng tỏ tường và nghiêm trọng bấy nhiêu”.
Đức Cha Goic kêu gọi dân chúng Chilê tránh các hình thức bạo động và đón nhận cái chết của Pinochet với một thái độ hòa bình, bỏ qua một bên những phán đoán về con người này và tôn trọng cái chết của một người đã khuất. Dù ủng hộ hay chống đối con người này, “đất nước cần suy tư về biến cố này trong hòa bình và trong niềm tôn trọng. Chúng ta cần bình tĩnh và phán đoán đúng”.
“Về cá nhân tôi, tôi có ý kiến riêng của mình trước sự thiếu tôn trọng phẩm giá con người trong suốt thời gian ông ta cầm quyền, nhưng thái độ thích hợp hiện nay là chúng ta cần sống trong những giờ phút này với phẩm giá của con cái Chúa”.
Vài nét về Pinochet
Đức Cha Alejandro Goic |
Đức Hồng Y Javier Errázuriz |
ĐHY Antonio Samoré và ĐTC Gioan Phaolô II |
Augusto Pinochet |
Cố tổng thống Salvador Allende |
Pinochet đã từng phục vụ trong các đơn vị tác chiến, kể cả tại Phi Châu, cũng như đã từng là giảng viên trường Lục Quân Chilê và Ecuador. Năm 1968, ông giữ chức chuẩn tướng tham mưu trưởng sư đoàn 2 bộ binh đóng tại biệt khu thủ đô Santiago. Cùng năm này, ông được thăng thiếu tướng và được cử giữ chức sư đoàn trưởng sư đoàn 6 bộ binh đóng tại Iquique, ở phía Bắc Chilê, giáp giới với Pêru. Ông cũng kiêm nhiệm tỉnh trưởng Tarapacá.
Năm 1970, Salvador Allende, lãnh tụ đảng Xã Hội Chilê đắc cử tổng thống. Ông này là người cộng sản đầu tiên trên thế giới đắc cử tổng thống trong một nước dân chủ với một tiến trình bầu cử dân chủ. Salvador Allende quyết tâm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa tại Chilê dù bị chống đối từ nhiều phía.
Allende quyết định quốc hữu hóa kỹ nghệ sản xuất đồng, và ngành ngân hàng; cũng như chia lại đất đai cho người nghèo. Allende cũng tái lập quan hệ ngoại giao với các nước cộng sản như Cuba, Trung quốc, và Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
Trước chuyển biến này, CIA đã tung các nhân viên gộc như Michael V. Townley (được biết dưới tên chính thức là Kenneth W. Enyart), và Aldo Vera Serafin vào Chilê để hoạt động lật đổ.
Đầu tiên CIA đã cố thuyết phục tướng Rene Schneider, Tham Mưu Trưởng Liên Quân lật đổ Allende. Ông Rene Schneider từ chối và ngày 22/10/1970 xe của ông bị phục kích. Ông này chống trả quyết liệt nên không bị giết tại hiện trường. Tuy nhiên, ông bị nhiều vết thương và phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Ba ngày sau ông qua đời. Tòa án quân sự Chilê truy tố hai nhóm trong quân đội chủ trương vụ này. Một nhóm do Roberto Viaux và một nhóm do Camilo Valenzuela cầm đầu. Cả hai nhóm đều khai nhận tiền của CIA.
Trong cuốn Diplomacy, xuất bản vào năm 1994, Henry Kissinger thừa nhận rằng tháng 9/1970, tổng thống Richard Nixon ra lệnh cho ông này thực hiện một cuộc đảo chánh để lật đổ Allende.
Tháng Giêng năm 1971 Salvador Allende thăng Pinochet lên trung tướng và đưa về coi biệt khu thủ đô Santiago. Trong thời gian này Allende và Pinochet đều tỏ ra say mê tam điểm và tỏ ra rất hạp gu với nhau. Đầu năm 1972, Pinochet được thăng Đại Tướng Tư Lệnh Lục Quân.
Ngày 23/8/1973, quốc hội Chilê tuyên bố Allende vi hiến, bỏ phiếu bất tín nhiệm Allende và kêu gọi dân chúng lật đổ Allende, kể cả bằng bạo lực. Allende lập tức thăng Pinochet lên chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân với ý đồ muốn dùng “đồng chí tam điểm” để khống chế dân chúng.
Ngày 11/9/1973, hải quân Chilê làm đảo chánh lật đổ Allende. Thoạt đầu, Pinochet ngần ngừ không tham gia. Tuy nhiên, sau đó khi các lực lượng khác đã ngả theo phe đảo chánh, Pinochet mới chính thức tham gia. Allende bị lùng bắt và có lẽ đã tự tử trước khi bị bắt.
Sau cuộc đảo chánh, phe quân đội đã thành lập chính quyền tạm thời gồm Pinochet, đề đốc José Toribio Merino (hải quân), trung tướng Gustavo Leigh (không quân), và thiếu tướng César Mendoza (tư lệnh cảnh sát quốc gia).
Pinochet từng bước củng cố quyền hành của mình và loại dần những người y không ưa như tướng Leigh. Ngày 27/6/1974, Pinochet tuyên bố mình là tổng thống Chilê.
Khác với hầu hết các quốc gia tại Mỹ Châu La Tinh, trước cuộc đảo chánh 1973, Chilê có một truyền thống dân chủ do các nhà cầm quyền dân sự cai trị. Can thiệp của quân đội vào chính trị rất hiếm hoi. Chính vì thế, tại Chilê có nhiều đảng phái khác nhau hoạt động, kể cả đảng cộng sản.
Pinochet thực hiện một chính sách thanh trừng đối lập rất dã man. Tất cả những ai là hoặc bị cho là cộng sản đều bị giết. Trong số đó có rất đông các linh mục, kể cả các linh mục thừa sai Tây Ban Nha.
Trong 17 năm cầm quyền, ít nhất có 3000 người bị giết và tối thiểu 30,000 người bị giam cầm, đánh đập dã man; hàng chục ngàn người khác phải bỏ nước ra đi.
Tại Santiago ngày nay có một bức tường cao 7m dài 55 thước, gọi là Bức Tường Tưởng Niệm Những Người Mất Tích, để khắc tên những người bị chế độ Pinochet bắt đi và biến mất luôn không còn tung tích. Bức tường đó ngày nay đã ghi chằng chịt gần 4000 người.
Không chỉ hà khắc với người trong nước, Pinochet còn tỏ ra hung hăng trong chính sách ngoại giao với các nước. Người dân Chilê và Argentina ngay nay vẫn không quên ơn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã cử Đức Hồng Y Antonio Samoré, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Nam Mỹ, đến can thiệp để tránh hai nước đánh nhau vì vụ các hòn đảo Picton, Lennox và Nueva vào năm 1978.
Tháng 5/1983, dân chúng Chilê bắt đầu hết sợ Pinochet và biểu tình liên miên dù bị đàn áp dã man. Đảng cộng sản Chilê cũng tìm mọi cách để ám sát hay lật đổ Pinochet. Năm 1986, an ninh Chilê phát hiện 80 tấn vũ khí tuồn lậu vào nước này với sự tham dự của nhiều nước cộng sản trong đó có Cuba, Đông Đức và Liên Sô. Tháng 9 cùng năm Pinochet bị ám sát hụt. Ông bị thương nhẹ nhưng các cận vệ đều bị giết. Biến cố này khiến cho Pinochet tăng cường khủng bố và càng ngày càng mất lòng dân.
Theo quy định của hiến pháp, năm 1988 đã diễn ra cuộc trưng cầu dân ý để xen người dân có muốn gia hạn nhiệm kỳ của Pinochet thêm 8 năm nữa không. Kết quả Pinochet thất bại và một cuộc tuyển cử khác đã diễn ra. Ngày 11/3/1990, Pinochet đành trao quyền lại cho người thắng cử là ông Patricio Aylwin.
Ngày 17/10/1998, khi sang Anh điều trị, Pinochet bị bắt và dẫn độ sang Tây Ban Nha theo yêu cầu của chính quyền nước này vì Pinochet đã giết các linh mục thừa sai Tây Ban Nha cũng như đánh đập, tra tấn họ dã man, cầm giữ người trái phép và làm nhiều người “biến mất” trên thế giới.
Tuy nhiên, xét hoàn cảnh đau yếu của đương sự, bộ trưởng Nội Vụ Anh Jack Straw quyết định không dẫn độ ông này ra tòa Tây Ban Nha. Khi về nước, tòa án Chilê trong các năm 2002 và 2004 đã nhiều lần cố đưa ông này ra tòa nhưng vì sức khoẻ đương sự quá yếu nên phải trì hoãn nhiều lần. Năm 2004, Hoa Kỳ cũng muốn truy tố Pinochet ra tòa về tội liên quan đến chuyện rửa tiền.
Hôm 25/11/2006, Pinochet đánh dấu sinh nhật thứ 91 của mình bằng một thông cáo nhìn nhận trách nhiệm trong những năm cầm quyền và xin tha thứ.
Ngày 3/12/2006, Pinochet bị tai biến tim mạch. Một linh mục Santiago đã đến để làm các phép sau cùng cho ông.
Ngày 10/12/2006, Pinochet ra trước tòa phán xét của Chúa trong khi đất nước Chilê chia thành hai phe khóc cười trước cái chết này. Nhiều người thù ghét Pinochet nhưng cũng có người coi Pinochet là anh hùng đã loại trừ được đại họa cộng sản tại nước này.