Bài Phỏng Vấn Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn về Hội nghị Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội và chuyến thăm di dân Việt Nam ở Thái Lan.
Saigòn, Việt Nam (3/02/2007)
Hỏi 1: Thưa Ðức Hồng Y, tuần vừa qua, Ðức Hồng Y đi dự Hội nghị ở Thái Lan, xin cho chúng con biết chủ đề của Hội nghị và các thành phần tổ chức và tham dự Hội nghị.
Ðức Hồng Y Pham Minh Mẫn: Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình cùng với Liên Hội Ðồng Giám Mục Á châu và Hội Ðồng Giám Mục Thái Lan tổ chức Hội nghị về Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội tại Trung Tâm Huấn Luyện Mục Vụ "Baan Phu Waan" cách Bangkok lối một giờ xe về hướng Tây Nam. Có trên 150 tham dự viên, đại diện cho Vatican và 17 Hội Ðồng Giám Mục Á châu. Ðức Hồng Y Martino, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình trình bày Bản Tóm Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội. Một số chuyên viên Á châu trình bày về việc ứng dụng vào bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của Châu Á. Ðại diện 17 Hội Ðồng Giám Mục tại Châu Á trình bày và thảo luận về việc áp dụng tại mỗi Giáo Hội địa phương. Tôi có bài tham luận đính kèm.
Hỏi 2: Nhân việc Ðức Hồng Y đi thăm di dân Việt Nam tại Mã Lai và Thái Lan, xin Ðức Hồng Y cho biết vài nét về tình hình di dân Việt Nam trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay, Giáo Hội Công giáo Việt Nam phải chăm lo mục vụ cho người công giáo di dân như thế nào?
Ðức Hồng Y: 1. Tình hình di dân Việt Nam trong thế giới hôm nay:
a. Di dân nội địa. Tôi không rõ con số trong cả nước. Riêng TP. Saigòn đã có trên 2 triệu người trẻ và một số gia đình nhập cư tìm việc làm, hoặc học tập. Ða số (70%?) tìm được công ăn việc làm. Một số còn lại (nhiều trăm ngàn?) được thu nhận vào những đường dây buôn ma túy, buôn phụ nữ và trẻ em, tổ chức mãi dâm. Và từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội cùng dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng đến độ, theo báo cáo của Bộ Y Tế vào cuối năm 2006, 92% làng xã trong cả nước có người nhiễm HIV?
b. Di dân ra nước ngoài. Có 3 loại:
(1) trên 3 triệu di dân Việt Nam đi lập nghiệp sinh sống ở lối 90 nước và vùng lãnh thổ khắp cả 5 châu. Trong số đó, có hơn 1 triệu 3 ở Hoa Kỳ, 245,000 ở Úc, 200,000 ở Canada, 100,000 ở Ðức, 100,000 ở Nga...
(2) loại 2 là trong thập niên vừa qua, nhiều trăm ngàn đi lao động, nhiều chục ngàn đi kết hôn, ở Ðài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai...
(3) loại 3 là nhiều chục ngàn đi du học ở nhiều Châu khác nhau...
2. Nhu cầu của người di dân Việt Nam
Thoát ra khỏi nếp sống truyền thống văn hoá, gia đình và xã hội Việt Nam, bước đầu người di dân Việt Nam, đặc biệt những người đi lao động hay lập gia đình nói chung, cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, mất hướng trong môi trường xa lạ. Vì chưa quen ngôn ngữ và văn hoá địa phương, họ cảm thấy như bổng nhiên mình trở nên điếc, câm, mù, què trong xã hội mới. Họ cần được giúp đỡ để có thể hội nhập cách lành mạnh vào đời sống xã hội mới. Di dân công giáo cần chỗ dựa, cần người hướng dẫn và giúp đỡ để sống và củng cố niềm tin, để hội nhập vào đời sống và các sinh hoạt tại Giáo Hội địa phương. Tại một số nơi, may là có những linh mục, tu sĩ cũng di dân, nhưng để du học, hoặc để dạy học. Những vị nầy có thể góp phần lo mục vụ di dân cho các bạn công giáo di dân... Nhu cầu hiện tại, đặc biệt tại một số nước Á Châu, thì mênh mong, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hôm nay lại chưa đủ nhân sự để lo mục vụ di dân ở các nơi... Tôi đang cố gắng tìm cách tìm người và kêu gọi một số dòng tu tiếp tay lo mục vụ di dân tại một số nơi có nhu cầu cấp thiết...
Hỏi 3: Biến cố ngày 25.1.2007 vừa qua Thủ Tướng Việt Nam gặp gỡ Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã gây nhiều chú ý nơi mọi thành phần trong giáo phận, Ðức Hồng Y nhận định ra sao về biến cố nầy?
Ðức Hồng Y: Ngay ngày 25.1. 2007, tôi đang dự Hội nghị ở Thái Lan, Ðức Khâm Sứ Toà Thánh tại Thái Lan, đến ngồi cạnh bên tôi, và nói rằng ngài rất quan tâm đến biến cố nầy. Hôm sau, ngài lại tìm tôi và trao cho các bản tin từ internet... Sau đó, có người phỏng vấn tôi với những câu hỏi tương tợ. Tôi có trả lời rằng biến cố trên là dấu hiệu báo tin vui: (1) Việt Nam và Vatican cùng đồng hành trên một con đường đối thoại; (2) đôi bên điều bày tỏ thiện chí muốn hợp tác nhằm phục vụ cho sự sống và phẩm giá của dân tộc Việt Nam cũng như của Giáo Hội tại Việt Nam.
Hỏi 4: Người ta đồn rằng vấn đề bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam sắp sửa được thiết lập?
Ðức Hồng Y: Ở Thái Lan, có phóng viên cũng hỏi tôi câu hỏi tương tợ. Tôi có trả lời rằng trong bối cảnh mới, tôi hy vọng như thế. Bối cảnh mới là Việt Nam gia nhập WTO, Giáo Hội tại Việt Nam không còn bị coi như một thế lực chống Nhà Nước cộng sản Việt Nam, song được nhìn như người góp phần xây dựng và phát triển lành mạnh và vững bền đất nước Việt Nam. Về đến nhà, tôi được tin đoàn Vatican sắp sang Việt Nam vào đầu tháng 3.2007, và muốn biết ý kiến Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề, trong đó có việc lập bang giao với Việt Nam. Tôi cũng nghe tin không chánh thức từ Thành Phố (Saigòn) hình như trong nội bộ Nhà Nước vấn đề đang được bàn luận. Ðồng thời tôi cũng nghe tin khác dè dặt hơn, cho rằng có lẽ nên tìm hiểu thêm quan điểm lập trường của người bạn láng giềng Trung Quốc?
Hỏi 5: Những kiến nghị Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gởi đến Nhà Nước, như về Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, đất La vang tại Huế, Giáo Hoàng Học viện tại Ðà Lạt, cũng như miếng đất của giáo phận ở phía sau Trung tâm Mục vụ... đã giải quyết đến đâu?
Ðức Hồng Y: Tháng 11.2007, Chủ Tịch Nước có hứa từng bước giải quyết. Riêng về miếng đất của giáo phận ở phía sau Trung Tâm Mục vụ, tôi chưa có văn bản đề nghị giao lại cho giáo phận. Tôi dự kiến đề nghị giao lại trước cơ sở nhà thờ Bình Triệu phía ngoài đường, hiện trường Luật đang sử dụng. Sau đó mới có văn bản về miếng đất sau Trung Tâm Mục Vụ, nhằm xây dựng Thư viện cho Giáo Hội Việt Nam. Có một bà lão đến gặp tôi và góp ý rằng, trước khi làm gì, Ðức Hồng Y hãy kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cầu nguyện cho. Vậy nhân đây, tôi xin bà con giáo dân, tu sĩ, linh mục trong giáo phận hãy kiên trì cầu nguyện theo ý đó. Chân thành cám ơn mọi thành viên trong gia đình giáo phận.
Saigòn, Việt Nam (3/02/2007)
Hỏi 1: Thưa Ðức Hồng Y, tuần vừa qua, Ðức Hồng Y đi dự Hội nghị ở Thái Lan, xin cho chúng con biết chủ đề của Hội nghị và các thành phần tổ chức và tham dự Hội nghị.
Ðức Hồng Y Pham Minh Mẫn: Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình cùng với Liên Hội Ðồng Giám Mục Á châu và Hội Ðồng Giám Mục Thái Lan tổ chức Hội nghị về Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội tại Trung Tâm Huấn Luyện Mục Vụ "Baan Phu Waan" cách Bangkok lối một giờ xe về hướng Tây Nam. Có trên 150 tham dự viên, đại diện cho Vatican và 17 Hội Ðồng Giám Mục Á châu. Ðức Hồng Y Martino, chủ tịch Hội Ðồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình trình bày Bản Tóm Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã Hội. Một số chuyên viên Á châu trình bày về việc ứng dụng vào bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của Châu Á. Ðại diện 17 Hội Ðồng Giám Mục tại Châu Á trình bày và thảo luận về việc áp dụng tại mỗi Giáo Hội địa phương. Tôi có bài tham luận đính kèm.
Hỏi 2: Nhân việc Ðức Hồng Y đi thăm di dân Việt Nam tại Mã Lai và Thái Lan, xin Ðức Hồng Y cho biết vài nét về tình hình di dân Việt Nam trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay, Giáo Hội Công giáo Việt Nam phải chăm lo mục vụ cho người công giáo di dân như thế nào?
Ðức Hồng Y: 1. Tình hình di dân Việt Nam trong thế giới hôm nay:
a. Di dân nội địa. Tôi không rõ con số trong cả nước. Riêng TP. Saigòn đã có trên 2 triệu người trẻ và một số gia đình nhập cư tìm việc làm, hoặc học tập. Ða số (70%?) tìm được công ăn việc làm. Một số còn lại (nhiều trăm ngàn?) được thu nhận vào những đường dây buôn ma túy, buôn phụ nữ và trẻ em, tổ chức mãi dâm. Và từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội cùng dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng đến độ, theo báo cáo của Bộ Y Tế vào cuối năm 2006, 92% làng xã trong cả nước có người nhiễm HIV?
b. Di dân ra nước ngoài. Có 3 loại:
(1) trên 3 triệu di dân Việt Nam đi lập nghiệp sinh sống ở lối 90 nước và vùng lãnh thổ khắp cả 5 châu. Trong số đó, có hơn 1 triệu 3 ở Hoa Kỳ, 245,000 ở Úc, 200,000 ở Canada, 100,000 ở Ðức, 100,000 ở Nga...
(2) loại 2 là trong thập niên vừa qua, nhiều trăm ngàn đi lao động, nhiều chục ngàn đi kết hôn, ở Ðài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai...
(3) loại 3 là nhiều chục ngàn đi du học ở nhiều Châu khác nhau...
2. Nhu cầu của người di dân Việt Nam
Thoát ra khỏi nếp sống truyền thống văn hoá, gia đình và xã hội Việt Nam, bước đầu người di dân Việt Nam, đặc biệt những người đi lao động hay lập gia đình nói chung, cảm thấy hụt hẫng, lạc lõng, mất hướng trong môi trường xa lạ. Vì chưa quen ngôn ngữ và văn hoá địa phương, họ cảm thấy như bổng nhiên mình trở nên điếc, câm, mù, què trong xã hội mới. Họ cần được giúp đỡ để có thể hội nhập cách lành mạnh vào đời sống xã hội mới. Di dân công giáo cần chỗ dựa, cần người hướng dẫn và giúp đỡ để sống và củng cố niềm tin, để hội nhập vào đời sống và các sinh hoạt tại Giáo Hội địa phương. Tại một số nơi, may là có những linh mục, tu sĩ cũng di dân, nhưng để du học, hoặc để dạy học. Những vị nầy có thể góp phần lo mục vụ di dân cho các bạn công giáo di dân... Nhu cầu hiện tại, đặc biệt tại một số nước Á Châu, thì mênh mong, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam hôm nay lại chưa đủ nhân sự để lo mục vụ di dân ở các nơi... Tôi đang cố gắng tìm cách tìm người và kêu gọi một số dòng tu tiếp tay lo mục vụ di dân tại một số nơi có nhu cầu cấp thiết...
Hỏi 3: Biến cố ngày 25.1.2007 vừa qua Thủ Tướng Việt Nam gặp gỡ Ðức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI đã gây nhiều chú ý nơi mọi thành phần trong giáo phận, Ðức Hồng Y nhận định ra sao về biến cố nầy?
Ðức Hồng Y: Ngay ngày 25.1. 2007, tôi đang dự Hội nghị ở Thái Lan, Ðức Khâm Sứ Toà Thánh tại Thái Lan, đến ngồi cạnh bên tôi, và nói rằng ngài rất quan tâm đến biến cố nầy. Hôm sau, ngài lại tìm tôi và trao cho các bản tin từ internet... Sau đó, có người phỏng vấn tôi với những câu hỏi tương tợ. Tôi có trả lời rằng biến cố trên là dấu hiệu báo tin vui: (1) Việt Nam và Vatican cùng đồng hành trên một con đường đối thoại; (2) đôi bên điều bày tỏ thiện chí muốn hợp tác nhằm phục vụ cho sự sống và phẩm giá của dân tộc Việt Nam cũng như của Giáo Hội tại Việt Nam.
Hỏi 4: Người ta đồn rằng vấn đề bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam sắp sửa được thiết lập?
Ðức Hồng Y: Ở Thái Lan, có phóng viên cũng hỏi tôi câu hỏi tương tợ. Tôi có trả lời rằng trong bối cảnh mới, tôi hy vọng như thế. Bối cảnh mới là Việt Nam gia nhập WTO, Giáo Hội tại Việt Nam không còn bị coi như một thế lực chống Nhà Nước cộng sản Việt Nam, song được nhìn như người góp phần xây dựng và phát triển lành mạnh và vững bền đất nước Việt Nam. Về đến nhà, tôi được tin đoàn Vatican sắp sang Việt Nam vào đầu tháng 3.2007, và muốn biết ý kiến Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam về một số vấn đề, trong đó có việc lập bang giao với Việt Nam. Tôi cũng nghe tin không chánh thức từ Thành Phố (Saigòn) hình như trong nội bộ Nhà Nước vấn đề đang được bàn luận. Ðồng thời tôi cũng nghe tin khác dè dặt hơn, cho rằng có lẽ nên tìm hiểu thêm quan điểm lập trường của người bạn láng giềng Trung Quốc?
Hỏi 5: Những kiến nghị Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam gởi đến Nhà Nước, như về Toà Khâm Sứ ở Hà Nội, đất La vang tại Huế, Giáo Hoàng Học viện tại Ðà Lạt, cũng như miếng đất của giáo phận ở phía sau Trung tâm Mục vụ... đã giải quyết đến đâu?
Ðức Hồng Y: Tháng 11.2007, Chủ Tịch Nước có hứa từng bước giải quyết. Riêng về miếng đất của giáo phận ở phía sau Trung Tâm Mục vụ, tôi chưa có văn bản đề nghị giao lại cho giáo phận. Tôi dự kiến đề nghị giao lại trước cơ sở nhà thờ Bình Triệu phía ngoài đường, hiện trường Luật đang sử dụng. Sau đó mới có văn bản về miếng đất sau Trung Tâm Mục Vụ, nhằm xây dựng Thư viện cho Giáo Hội Việt Nam. Có một bà lão đến gặp tôi và góp ý rằng, trước khi làm gì, Ðức Hồng Y hãy kêu gọi mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận cầu nguyện cho. Vậy nhân đây, tôi xin bà con giáo dân, tu sĩ, linh mục trong giáo phận hãy kiên trì cầu nguyện theo ý đó. Chân thành cám ơn mọi thành viên trong gia đình giáo phận.