ĐÔI ĐIỀU GHI NHẬN VỀ ANH CHỊ EM KƠHO-CIL THEO ĐẠO CÔNG GIÁO
(Nhân dịp kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho người Kơho)
Có một thành phần người Cil đã theo đạo Công giáo từ lâu, khá lâu nếu so với một số khá lớn làng các thành phần Kơho khác, không kể làng Kala thuộc miền Di Linh. Họ đã được các thừa sai người Pháp đặc biệt lưu tâm ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc rao giảng Tin Mừng cho người Kơho, nhiều người Cil hiện nay còn nhớ rõ tên tuổi các Linh mục Thừa sai Paris như Émile Grelier; Rubat du Mérac, Desplant…
Hiện nay người Cil Công giáo này hầu hết đã định cư tại làng Đăng Srôn, Ninh Gia, Đức Trọng, Lâm Đồng, dân số ước chừng 1500 người, trong đó có khoảng trên 800 là Công giáo đã được kiểm kê tương đối đầy đủ, số còn lại thì theo một số hệ phái Tin Lành.
Nói về quá khứ thì người Cil là nhóm dân có tập tính du canh du cư lâu đời, sống một vài năm chỗ này và khi đất bạc màu thì lại di chuyển đi chỗ khác trên những vùng núi non hay thung lũng biệt lập, hẻo lánh, nhưng nay thì tập tính ấy không còn môi trường tồn tại nữa.
Do vấn đề di chuyển chỗ ở liên tục, nên thời xưa người Cil hầu như không có quyền sở hữu đất đai, và cả thời nay họ cũng chẳng có di sản đất đai do tổ tiên để lại, không giống như các cộng đồng Kơho khác. Nhà cửa và nếp sống của họ thô sơ hơn nhiều, nên họ được coi là thành phần khó khăn và vất vưởng nhất trong cộng đồng người Kơho nói chung.
Hoàn cảnh sống của họ hiện nay tuy bề ngoài có vẻ đã được cải thiện nhờ chính sách hỗ trợ người nghèo và một số chương trình bồi thường đất đai của chính phủ, nhưng tự sức họ thì chưa có cái gì để mà thoát khỏi cái nghèo cố hữu vốn đã đeo bám họ từ bao thuở, nếu chính họ không tự ý thức nỗ lực hơn cùng với sự liên đới giúp đỡ của mọi người thì trước mắt cũng như về lâu dài khó có thể đổi thay được gì cho họ, phải chăng bối cảnh thực tế đủ cho thấy rằng vì người Cil thiếu hẳn cái khả năng hội nhập nên đành phải chấp nhận đứng bên lề của công cuộc chuyển biến chung của xã hội.
- Ờ jai mơ cau, ơm kis rơbăh đao ! (không nổi với người ta, thôi đành sống nghèo vậy !)
Một hiện tượng đáng lo ngại hơn cả là nạn nghiện rượu đế phổ biến trong cộng đồng Cil, dường như uống rượu nhiều thì sinh uể oải về sức khỏe, làm cho mất ý chí cầu tiến, ít chú tâm làm ăn và tạo nên tâm trạng chỉ thích sống cho qua ngày. Người ta có thể thấy người Cil chưa biết nắm lấy cơ hội thoát nghèo, ví dụ một mảnh đất thổ cư ven đường đối với người Kinh giá cả trăm triệu thì họ chỉ có thể bán được chục triệu, hay thậm chí vài triệu mà thôi, và lấy tiền đó mà giải quyết cho nhu cầu cái bụng, cái thuốc chữa bệnh… để rồi khi hết tiền thì trở lại trắng tay như trước. Có người thì mua xe máy, tivi, còn nếu có ai đó suy nghĩ khá hơn một chút thì xây cái nhà hoặc mua máy cày tay, ngoài ra cũng chưa thấy ai tính kế sinh nhai căn bản hơn, những cái đó rõ ràng là tín hiệu tương lai còn lận đận dài dài cho họ.
Trong chuyện phải bán đất đai như trên thì người Cil chịu thiệt thòi rất nhiều, dường như chính họ thì chưa ý thức và cũng chẳng quan tâm, đôi khi họ dùng đất thổ cư để trả nợ cho cái bụng, nào là cái gạo, nào là cái cá cái muối, cái thuốc re, và thậm chí cả những cái lít rượu đế nữa là cái khó nhịn nổi… mua chịu mãi của các hàng quán trong làng rồi thành cái nợ, nợ mà không có gì trả thì chủ hàng quán kêu trả bằng mảnh đất, kẹt quá cũng phải cắt đất mà trả, nghĩa là dùng tài sản lớn để đổi lấy cái không đáng với giá trị của nó, trong khi lẽ ra nếu khôn hơn một chút thì không đến độ phải làm như vậy, thế là ngoi lên thì khó mà rơi xuống vũng nghèo thì quá dễ dàng.
Cái tai hại hơn cả là rượu đế uống không điều độ thì tàn phá từ sức khoẻ cho đến giống nòi người Cil, con cái họ sinh ra không thể học hành đàng hoàng vì trí khôn kém, lớn lên chỉ có thể cuốc đất hay làm thuê vặt vãnh, tiền công thì thuộc vào loại rẻ mạt, cuộc sống của họ lẩn quẩn trong cái lô-gích nghèo khó như chán nản, bê tha và rồi rất dễ sinh tật lười biếng trong chuyện làm ăn.
Được biết rằng một phần lớn người đàn ông Cil chết trong khoảng độ trên dưới năm mươi tuổi một ít, để lại những bà vợ goá và con cái chưa đủ trưởng thành, còn lớp tuổi trẻ hơn thì hầu hết đều nghiện rượu.
Tuy nhiên trong khi tiếp xúc với họ cũng như nghe một số chứng từ của một số vị mục tử nói về họ rằng : người Cil là dân hiền lành và rất thảo, họ đặc biệt quý mến các Linh mục được sai đến coi sóc họ, kể cả giúp đỡ các Cha bằng đồng tiền còm cõi của mình, xét về mặt này thì họ xem ra đặc biệt và rất dễ thương, họ giống như bà góa nghèo trong Tin mừng, dâng cúng đồng tiền ít ỏi của mình trong đền thờ của Chúa.
Người viết chuyện này hoàn toàn có cơ sở để nói về họ như thế, vì mỗi lần đến làm phép xác hay phép nhà họ thường dúi vào túi các cha những tờ một trăm hay năm chục nghìn đồng, kèm theo những lời lẽ rất mộc mạc, đơn sơ : “Xin giúp cha tiền xăng…”, không phải một hai lần, mà lần nào cũng vậy.
Ví dụ một hôm có chuyện xảy ra một tai nạn giao thông, số là một số anh chị em Cil đi lễ nhà thờ Giáo xứ Tam Bố bằng máy cày tay kéo rờ-mọc, chạy đến cầu Dà ALe (Đại Lê) quốc lộ 20 thì bị một chiếc xe du lịch nhỏ húc phải, khiến cái rờ-mọc máy cày gãy ngang và lật úp, gây thương tích cho 6 người, trong đó có 2 người khá trầm trọng phải cấp cứu và giải phẫu, người viết chuyện liền vội tìm mọi cách giúp đỡ họ, nhưng lúc ấy không biết làm gì hơn là đưa tiền một triệu đồng để thuê xe chở đi cấp cứu gấp, ấy vậy mà sau một tháng, khi mọi sự đã xong xuôi thì họ trả lại sòng phẳng và nói rằng :
- “Chúng con xin hoàn lại số tiền của Cha, vì chúng con đã được chủ xe gây tai nạn bồi thường rồi !”
Đó là một số ghi nhận và vài mẩu chuyện cụ thể về người Kơho-Cil, ngoài những cái nét tiêu cực thì vẫn có những biểu hiện rõ ràng là tích cực rất đáng quí, cho thấy họ là những con người rất thảo, rất rộng lượng, cho dù họ là nhóm nghèo nhất trong cộng đồng người Kơho.
Người viết những dòng này đã có cơ hội sống với anh chị em Kơho-Cil chí ít là từ năm 1964 đến nay, nếu nói rằng đâu là những đặc điểm dễ nhớ nhất về họ thì phải nêu lên một số điểm như sau :
1. Người Cil là một nhóm ít người hơn cả trong cộng đồng người Kơho nói chung.
2. Người Cil là thành phần cùng đinh nhất, thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội Kơho nói riêng, họ sống du canh du cư nên nghèo và yếu thế, hầu như từ xưa họ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ ăn đậu ở nhờ nay đây mai đó.
3. Người Cil là thành phần đã đón nhận Tin mừng rất sớm, ngay từ thời các thừa sai người Pháp bắt đầu công cuộc rao giảng Tin mừng cho người Kơho, có làng Cil đã sinh hoạt đức tin sầm uất từ cuối thập niên 50, trong khi ấy thì còn nhiều làng người Sre hay Mạ…. vẫn con đang thờ cúng theo tín ngưỡng cổ truyền.
4. Người Cil nói chung rất thảo với các Linh mục, họ nghèo mà tốt bụng, hay giúp đỡ các cha.
5. Điều sau cùng cần phải nói về họ là : người Kơho-Cil có tập tục uống rượu nặng nề, hầu như suốt những tháng ngày nhàn rỗi chỉ uống rượu cả ngày lẫn đêm chứ không biết làm gì khác, nhưng hiện nay với trào lưu uống rượu đế thì xem ra họ đang đứng trước những nguy cơ do nạn rượu gây ra, nếu chính họ không ý thức tự cứu mình và sự liên đới của mọi người thì có thể suy đoán về một tương lai không lấy gì sáng sủa cho họ. Thậm chí có thể nói nạn nghiện ngập rượu đế đang đưa nòi giống người Cil đến chỗ tàn lụi rõ nét.
Giáo Hội trước hết như một người gần gũi, một người bạn tốt mà lâu nay người Cil rất tin tưởng, họ tín nhiệm vào các mục tử và vào bất cứ ai được sai đến với họ, đó là điểm tích cực nhất còn lại nơi nhóm dân tộc nghèo này.
Phải chăng đây là lúc Giáo Hội cần hiện diện gần gũi hơn với anh chị em người Cil sau ba thập niên bị thời thế cản trở ?
Có lẽ cần hiểu thêm rằng lịch sử 80 truyền giáo đủ làm cho nhiều anh chị em người Cil cảm nhận rằng Giáo Hội là người thương yêu họ vô vị lợi nhất, là nguồn vui mừng và hy vọng cho họ.
Nói tóm lại, nếu có những nhận định tiêu cực thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều tia sáng hy vọng cho anh chị em người Kơho-Cil, họ có thể được ví như một mảnh đất tốt nhưng còn nhiều bụi rậm, việc cần thiết của người gieo giống là thu dọn các bụi rậm ấy đi để cho hạt giống gieo xuống nảy mầm và lớn lên tươi tốt và sinh hoa trái.
Làm thế nào để anh chị em đồng đạo Kơho-Cil ý thức vươn lên, thay đổi thân phận hẩm hiu để sống hạnh phúc hơn trong Hội Thánh và trong đất nước đang có nhiều chuyển biến ?
Cần sự liên đới cầu nguyện và nâng đỡ của nhiều người thì mới hy vọng thay đổi được số phận của một bộ phận anh chị em dân tộc lâu nay vốn sống trong cảnh nghèo nàn và chịu nhiều thiệt thòi.
Linh mục Phanxicô Xaviê Brel
Nhà thờ Tam Bố – Di linh
www.simonhoadalat.com
(Nhân dịp kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho người Kơho)
Có một thành phần người Cil đã theo đạo Công giáo từ lâu, khá lâu nếu so với một số khá lớn làng các thành phần Kơho khác, không kể làng Kala thuộc miền Di Linh. Họ đã được các thừa sai người Pháp đặc biệt lưu tâm ngay từ giai đoạn đầu của công cuộc rao giảng Tin Mừng cho người Kơho, nhiều người Cil hiện nay còn nhớ rõ tên tuổi các Linh mục Thừa sai Paris như Émile Grelier; Rubat du Mérac, Desplant…
Hiện nay người Cil Công giáo này hầu hết đã định cư tại làng Đăng Srôn, Ninh Gia, Đức Trọng, Lâm Đồng, dân số ước chừng 1500 người, trong đó có khoảng trên 800 là Công giáo đã được kiểm kê tương đối đầy đủ, số còn lại thì theo một số hệ phái Tin Lành.
Nói về quá khứ thì người Cil là nhóm dân có tập tính du canh du cư lâu đời, sống một vài năm chỗ này và khi đất bạc màu thì lại di chuyển đi chỗ khác trên những vùng núi non hay thung lũng biệt lập, hẻo lánh, nhưng nay thì tập tính ấy không còn môi trường tồn tại nữa.
Do vấn đề di chuyển chỗ ở liên tục, nên thời xưa người Cil hầu như không có quyền sở hữu đất đai, và cả thời nay họ cũng chẳng có di sản đất đai do tổ tiên để lại, không giống như các cộng đồng Kơho khác. Nhà cửa và nếp sống của họ thô sơ hơn nhiều, nên họ được coi là thành phần khó khăn và vất vưởng nhất trong cộng đồng người Kơho nói chung.
Hoàn cảnh sống của họ hiện nay tuy bề ngoài có vẻ đã được cải thiện nhờ chính sách hỗ trợ người nghèo và một số chương trình bồi thường đất đai của chính phủ, nhưng tự sức họ thì chưa có cái gì để mà thoát khỏi cái nghèo cố hữu vốn đã đeo bám họ từ bao thuở, nếu chính họ không tự ý thức nỗ lực hơn cùng với sự liên đới giúp đỡ của mọi người thì trước mắt cũng như về lâu dài khó có thể đổi thay được gì cho họ, phải chăng bối cảnh thực tế đủ cho thấy rằng vì người Cil thiếu hẳn cái khả năng hội nhập nên đành phải chấp nhận đứng bên lề của công cuộc chuyển biến chung của xã hội.
- Ờ jai mơ cau, ơm kis rơbăh đao ! (không nổi với người ta, thôi đành sống nghèo vậy !)
Một hiện tượng đáng lo ngại hơn cả là nạn nghiện rượu đế phổ biến trong cộng đồng Cil, dường như uống rượu nhiều thì sinh uể oải về sức khỏe, làm cho mất ý chí cầu tiến, ít chú tâm làm ăn và tạo nên tâm trạng chỉ thích sống cho qua ngày. Người ta có thể thấy người Cil chưa biết nắm lấy cơ hội thoát nghèo, ví dụ một mảnh đất thổ cư ven đường đối với người Kinh giá cả trăm triệu thì họ chỉ có thể bán được chục triệu, hay thậm chí vài triệu mà thôi, và lấy tiền đó mà giải quyết cho nhu cầu cái bụng, cái thuốc chữa bệnh… để rồi khi hết tiền thì trở lại trắng tay như trước. Có người thì mua xe máy, tivi, còn nếu có ai đó suy nghĩ khá hơn một chút thì xây cái nhà hoặc mua máy cày tay, ngoài ra cũng chưa thấy ai tính kế sinh nhai căn bản hơn, những cái đó rõ ràng là tín hiệu tương lai còn lận đận dài dài cho họ.
Trong chuyện phải bán đất đai như trên thì người Cil chịu thiệt thòi rất nhiều, dường như chính họ thì chưa ý thức và cũng chẳng quan tâm, đôi khi họ dùng đất thổ cư để trả nợ cho cái bụng, nào là cái gạo, nào là cái cá cái muối, cái thuốc re, và thậm chí cả những cái lít rượu đế nữa là cái khó nhịn nổi… mua chịu mãi của các hàng quán trong làng rồi thành cái nợ, nợ mà không có gì trả thì chủ hàng quán kêu trả bằng mảnh đất, kẹt quá cũng phải cắt đất mà trả, nghĩa là dùng tài sản lớn để đổi lấy cái không đáng với giá trị của nó, trong khi lẽ ra nếu khôn hơn một chút thì không đến độ phải làm như vậy, thế là ngoi lên thì khó mà rơi xuống vũng nghèo thì quá dễ dàng.
Cái tai hại hơn cả là rượu đế uống không điều độ thì tàn phá từ sức khoẻ cho đến giống nòi người Cil, con cái họ sinh ra không thể học hành đàng hoàng vì trí khôn kém, lớn lên chỉ có thể cuốc đất hay làm thuê vặt vãnh, tiền công thì thuộc vào loại rẻ mạt, cuộc sống của họ lẩn quẩn trong cái lô-gích nghèo khó như chán nản, bê tha và rồi rất dễ sinh tật lười biếng trong chuyện làm ăn.
Được biết rằng một phần lớn người đàn ông Cil chết trong khoảng độ trên dưới năm mươi tuổi một ít, để lại những bà vợ goá và con cái chưa đủ trưởng thành, còn lớp tuổi trẻ hơn thì hầu hết đều nghiện rượu.
Tuy nhiên trong khi tiếp xúc với họ cũng như nghe một số chứng từ của một số vị mục tử nói về họ rằng : người Cil là dân hiền lành và rất thảo, họ đặc biệt quý mến các Linh mục được sai đến coi sóc họ, kể cả giúp đỡ các Cha bằng đồng tiền còm cõi của mình, xét về mặt này thì họ xem ra đặc biệt và rất dễ thương, họ giống như bà góa nghèo trong Tin mừng, dâng cúng đồng tiền ít ỏi của mình trong đền thờ của Chúa.
Người viết chuyện này hoàn toàn có cơ sở để nói về họ như thế, vì mỗi lần đến làm phép xác hay phép nhà họ thường dúi vào túi các cha những tờ một trăm hay năm chục nghìn đồng, kèm theo những lời lẽ rất mộc mạc, đơn sơ : “Xin giúp cha tiền xăng…”, không phải một hai lần, mà lần nào cũng vậy.
Ví dụ một hôm có chuyện xảy ra một tai nạn giao thông, số là một số anh chị em Cil đi lễ nhà thờ Giáo xứ Tam Bố bằng máy cày tay kéo rờ-mọc, chạy đến cầu Dà ALe (Đại Lê) quốc lộ 20 thì bị một chiếc xe du lịch nhỏ húc phải, khiến cái rờ-mọc máy cày gãy ngang và lật úp, gây thương tích cho 6 người, trong đó có 2 người khá trầm trọng phải cấp cứu và giải phẫu, người viết chuyện liền vội tìm mọi cách giúp đỡ họ, nhưng lúc ấy không biết làm gì hơn là đưa tiền một triệu đồng để thuê xe chở đi cấp cứu gấp, ấy vậy mà sau một tháng, khi mọi sự đã xong xuôi thì họ trả lại sòng phẳng và nói rằng :
- “Chúng con xin hoàn lại số tiền của Cha, vì chúng con đã được chủ xe gây tai nạn bồi thường rồi !”
Đó là một số ghi nhận và vài mẩu chuyện cụ thể về người Kơho-Cil, ngoài những cái nét tiêu cực thì vẫn có những biểu hiện rõ ràng là tích cực rất đáng quí, cho thấy họ là những con người rất thảo, rất rộng lượng, cho dù họ là nhóm nghèo nhất trong cộng đồng người Kơho.
Người viết những dòng này đã có cơ hội sống với anh chị em Kơho-Cil chí ít là từ năm 1964 đến nay, nếu nói rằng đâu là những đặc điểm dễ nhớ nhất về họ thì phải nêu lên một số điểm như sau :
1. Người Cil là một nhóm ít người hơn cả trong cộng đồng người Kơho nói chung.
2. Người Cil là thành phần cùng đinh nhất, thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội Kơho nói riêng, họ sống du canh du cư nên nghèo và yếu thế, hầu như từ xưa họ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ ăn đậu ở nhờ nay đây mai đó.
3. Người Cil là thành phần đã đón nhận Tin mừng rất sớm, ngay từ thời các thừa sai người Pháp bắt đầu công cuộc rao giảng Tin mừng cho người Kơho, có làng Cil đã sinh hoạt đức tin sầm uất từ cuối thập niên 50, trong khi ấy thì còn nhiều làng người Sre hay Mạ…. vẫn con đang thờ cúng theo tín ngưỡng cổ truyền.
4. Người Cil nói chung rất thảo với các Linh mục, họ nghèo mà tốt bụng, hay giúp đỡ các cha.
5. Điều sau cùng cần phải nói về họ là : người Kơho-Cil có tập tục uống rượu nặng nề, hầu như suốt những tháng ngày nhàn rỗi chỉ uống rượu cả ngày lẫn đêm chứ không biết làm gì khác, nhưng hiện nay với trào lưu uống rượu đế thì xem ra họ đang đứng trước những nguy cơ do nạn rượu gây ra, nếu chính họ không ý thức tự cứu mình và sự liên đới của mọi người thì có thể suy đoán về một tương lai không lấy gì sáng sủa cho họ. Thậm chí có thể nói nạn nghiện ngập rượu đế đang đưa nòi giống người Cil đến chỗ tàn lụi rõ nét.
Giáo Hội trước hết như một người gần gũi, một người bạn tốt mà lâu nay người Cil rất tin tưởng, họ tín nhiệm vào các mục tử và vào bất cứ ai được sai đến với họ, đó là điểm tích cực nhất còn lại nơi nhóm dân tộc nghèo này.
Phải chăng đây là lúc Giáo Hội cần hiện diện gần gũi hơn với anh chị em người Cil sau ba thập niên bị thời thế cản trở ?
Có lẽ cần hiểu thêm rằng lịch sử 80 truyền giáo đủ làm cho nhiều anh chị em người Cil cảm nhận rằng Giáo Hội là người thương yêu họ vô vị lợi nhất, là nguồn vui mừng và hy vọng cho họ.
Nói tóm lại, nếu có những nhận định tiêu cực thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều tia sáng hy vọng cho anh chị em người Kơho-Cil, họ có thể được ví như một mảnh đất tốt nhưng còn nhiều bụi rậm, việc cần thiết của người gieo giống là thu dọn các bụi rậm ấy đi để cho hạt giống gieo xuống nảy mầm và lớn lên tươi tốt và sinh hoa trái.
Làm thế nào để anh chị em đồng đạo Kơho-Cil ý thức vươn lên, thay đổi thân phận hẩm hiu để sống hạnh phúc hơn trong Hội Thánh và trong đất nước đang có nhiều chuyển biến ?
Cần sự liên đới cầu nguyện và nâng đỡ của nhiều người thì mới hy vọng thay đổi được số phận của một bộ phận anh chị em dân tộc lâu nay vốn sống trong cảnh nghèo nàn và chịu nhiều thiệt thòi.
Linh mục Phanxicô Xaviê Brel
Nhà thờ Tam Bố – Di linh
www.simonhoadalat.com