Nhằm thăng tiến các linh mục trẻ, tạo tinh thần hiệp nhất yêu thương và khích lệ, đỡ nâng, thúc đẩy nhiều hơn nữa trong việc dấn thân phục vụ, một năm hai lần, Tòa Giám mục tổ chức đợt bồi dưỡng cho các linh mục chịu chức từ 5 năm trở xuống. Và các linh mục không ở trong hạn định thời gian này, cũng được mời gọi và khuyến khích tham gia.
Đợt bồi dưỡng năm nay vừa diễn ra từ trưa ngày thứ hai (06/08/2007) và kết thúc vào sáng thứ tư (08/08/2007).
Có 30 linh mục triều và dòng, cộng thêm 9 thầy phó tế đã về tham dự, cùng cử hành thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ; sống tình huynh đệ và nghe chia sẻ các đề tài mà ban thường huấn đã đề ra.
Năm nay, vì đang trong những ngày thi hành công tác mục vụ ở nơi xa, Đức Cha Phêrô Giám mục Giáo Phận đã không thể hiện diện. Nhưng ngay từ giây phút đầu của hai ngày bồi dưỡng, Cha Tổng đại diện đã đọc lên cho anh em linh mục – phó tế tham dự, biết những tâm tình yêu thương, hiệp thông của Ngài, gửi từ hải ngoại, chia sẻ tâm tình của Vị Chủ Chăn… Để phù hợp với Năm Thánh Truyền Giáo của Giáo Phận, ban thường huấn đã chọn các đề tài mang tính chất mục vụ, liên can một cách cụ thể và thiết thực đến cộng đồng anh em người Dân tộc, kể cả những hiện trạng đang hết sức nhức nhối, nhằm giúp các linh mục biết lưu ý, để tâm và đồng hành với họ thích hợp và hiệu quả hơn. Các đề tài đó là :
1. Về nạn rượu quá độ trong cộng đồng Kơho.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc rao giảng và đón nhận Tin Mừng cho người Churu.
3. Nên hiểu người Thượng Kơho trở lại với đức tin Kitô giáo như thế nào, xét từ góc độ tín ngưỡng cổ truyền của họ ?
4. Thần học truyền giáo trong Tin Mừng Gioan.
Ba trong bốn đề tài trên được chính các cha người dân tộc là cha Phanxicô Xavie K’Brel và cha Phaolô B’Nahria Yatine trình bày, từ lăng kính và từ sự thao thức, thôi thúc của “người trong cuộc” như các cha tự nhận nên đã trình bày đầy tâm huyết, cảm xúc, lôi cuốn và thuyết phục hơn rất nhiều.
Những vấn đề trên được nhấn mạnh và trở nên thấu đáo hơn khi được đưa vào trong một giờ hội thảo với 3 câu hỏi :
1. Nói chuyện về nạn rượu trong các cộng đồng người Thượng là vì trong thực tế rượu góp phần làm băng hoại các cộng đồng người Thượng, đặc biệt nơi giới trẻ. Cha có thấy vấn đề này đáng báo động tại địa phương của Cha không ? Nếu có thì Cha có cách ứng phó ra sao ?
2. Trong việc mục vụ cho người Thượng, đặc biệt là làm cho họ được lớn lên trong đức tin, Cha thường gặp những khó khăn nào ? Và thường Cha có hướng giải quyết ra sao ?
3. Trong vấn đề thăng tiến toàn diện cho người Thượng, về mặt kinh tế và cả vấn đề dân trí, học vấn cho con em họ, Cha có thấy những khó khăn nào ? Và theo Cha thì hướng giải quyết ra sao ?
Sau khi 3 tổ trình bày kết quả thảo luận, Cha Tổng Đại Diện Phaolô đã đúc kết đợt bồi dưỡng bằng cách lưu ý những vấn đề của người Dân Tộc đã và đang được các Cha cũng như nhiều thành phần khác trong xã hội nghiên cứu, trình bày trong nhiều tài liệu mà các Cha nếu muốn, có thể tìm đọc để đào sâu hơn. Nhưng trước hết và trên hết, Linh Mục hãy nuôi dưỡng tình yêu thương đích thực trong trái tim mục tử của mình, chính điều này là ngôn ngữ và là phương thế, khiến công việc mục vụ trổ sinh hoa trái tốt đẹp như Thiên Chúa muốn và như con người hằng đợi trông. www. Simonhoadalat.com.
Đợt bồi dưỡng năm nay vừa diễn ra từ trưa ngày thứ hai (06/08/2007) và kết thúc vào sáng thứ tư (08/08/2007).
Có 30 linh mục triều và dòng, cộng thêm 9 thầy phó tế đã về tham dự, cùng cử hành thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ; sống tình huynh đệ và nghe chia sẻ các đề tài mà ban thường huấn đã đề ra.
Năm nay, vì đang trong những ngày thi hành công tác mục vụ ở nơi xa, Đức Cha Phêrô Giám mục Giáo Phận đã không thể hiện diện. Nhưng ngay từ giây phút đầu của hai ngày bồi dưỡng, Cha Tổng đại diện đã đọc lên cho anh em linh mục – phó tế tham dự, biết những tâm tình yêu thương, hiệp thông của Ngài, gửi từ hải ngoại, chia sẻ tâm tình của Vị Chủ Chăn… Để phù hợp với Năm Thánh Truyền Giáo của Giáo Phận, ban thường huấn đã chọn các đề tài mang tính chất mục vụ, liên can một cách cụ thể và thiết thực đến cộng đồng anh em người Dân tộc, kể cả những hiện trạng đang hết sức nhức nhối, nhằm giúp các linh mục biết lưu ý, để tâm và đồng hành với họ thích hợp và hiệu quả hơn. Các đề tài đó là :
1. Về nạn rượu quá độ trong cộng đồng Kơho.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc rao giảng và đón nhận Tin Mừng cho người Churu.
3. Nên hiểu người Thượng Kơho trở lại với đức tin Kitô giáo như thế nào, xét từ góc độ tín ngưỡng cổ truyền của họ ?
4. Thần học truyền giáo trong Tin Mừng Gioan.
Ba trong bốn đề tài trên được chính các cha người dân tộc là cha Phanxicô Xavie K’Brel và cha Phaolô B’Nahria Yatine trình bày, từ lăng kính và từ sự thao thức, thôi thúc của “người trong cuộc” như các cha tự nhận nên đã trình bày đầy tâm huyết, cảm xúc, lôi cuốn và thuyết phục hơn rất nhiều.
Những vấn đề trên được nhấn mạnh và trở nên thấu đáo hơn khi được đưa vào trong một giờ hội thảo với 3 câu hỏi :
1. Nói chuyện về nạn rượu trong các cộng đồng người Thượng là vì trong thực tế rượu góp phần làm băng hoại các cộng đồng người Thượng, đặc biệt nơi giới trẻ. Cha có thấy vấn đề này đáng báo động tại địa phương của Cha không ? Nếu có thì Cha có cách ứng phó ra sao ?
2. Trong việc mục vụ cho người Thượng, đặc biệt là làm cho họ được lớn lên trong đức tin, Cha thường gặp những khó khăn nào ? Và thường Cha có hướng giải quyết ra sao ?
3. Trong vấn đề thăng tiến toàn diện cho người Thượng, về mặt kinh tế và cả vấn đề dân trí, học vấn cho con em họ, Cha có thấy những khó khăn nào ? Và theo Cha thì hướng giải quyết ra sao ?
Sau khi 3 tổ trình bày kết quả thảo luận, Cha Tổng Đại Diện Phaolô đã đúc kết đợt bồi dưỡng bằng cách lưu ý những vấn đề của người Dân Tộc đã và đang được các Cha cũng như nhiều thành phần khác trong xã hội nghiên cứu, trình bày trong nhiều tài liệu mà các Cha nếu muốn, có thể tìm đọc để đào sâu hơn. Nhưng trước hết và trên hết, Linh Mục hãy nuôi dưỡng tình yêu thương đích thực trong trái tim mục tử của mình, chính điều này là ngôn ngữ và là phương thế, khiến công việc mục vụ trổ sinh hoa trái tốt đẹp như Thiên Chúa muốn và như con người hằng đợi trông. www. Simonhoadalat.com.