Lời Chủ Chăn tháng 12
Kinh “Lạy Cha“ Chỉ Nam thực hành Giáo Dục Kitô giáo
1. Thư Chung năm 2007 của HĐGM.VN trình bày nền tảng, hiện tình và định hướng của Giáo Dục Kitô giáo. Ở đây, tôi bổ sung thêm về thực hành Giáo Dục Kitô giáo trong môi trường gia đình, học đường và xã hội trên đất nước VN hôm nay.
Từ năm 1975 đến nay, không còn trường công giáo nào hoạt động trên đất nước này. Tháng 11.2006, một số Hồng Y, Giám mục VN đã đến gặp Chủ Tịch nước VN, đã trình bày mong muốn của Giáo Hội Công giáo VN là góp phần xây dựng đất nước và phục vụ dân tộc VN trong lãnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ đồng bào của mình, như trước 1975, như các Giáo Hội khác trên thế giới. Tháng 10 năm 2007 này, khi gặp và trao đổi với Thủ Tướng Chánh phủ VN, Hồng Y và Giám mục VN cũng đã lặp lại đề xuất đó. Cả hai lần các vị lãnh đạo Nhà Nước VN đều có thái độ đáp ứng tích cực. Song việc thực hiện thì chưa biết đến bao giờ! Không biết có phải là vì giáo dục là chuyện trăm năm, không cấp bách như cơm áo gạo tiền?
Song ngày nay, trong khi chờ đợi câu trả lời, Giáo Hội vẫn có thể thực hành giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình qua mục vụ gia đình, trong môi trường học đường qua mục vụ đồng hành với giáo chức công giáo, trong môi trường xã hội qua mục vụ giáo xứ, đồng hành với các đoàn thể tông đồ giáo dân, đặc biệt đồng hành với giới doanh nhân công giáo là giới trách nhiệm về đời sống nhiều vạn công nhân…
2. Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Chúa Kitô đã đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu và đã bày tỏ Ngài là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa, về con người. Đức Kitô là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực. Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Kitô cũng dạy cho họ bài học thực hành giáo dục Kitô giáo. Kinh Lạy Cha là Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua Kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong gia đình, trong cộng đồng xã hội, một nền giáo dục mang tính thực hành. Nói chung là một nền giáo dục toàn diện gồm trí dục, kỹ dục, thể dục và đức dục.
3. Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo
- “Lạy Cha chúng con, Cha là Đấng ngự trên trời …” : Cha là nguồn gốc mọi sự, mọi người là con một Cha, là anh em một nhà… Lời tuyên tín này mở đầu cho 3 ý nguyện và 3 lời xin.
- “3 ý nguyện” tạo ý thức hứa với Cha quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong cộng đồng xã hội, theo con đường Cha đã mở ra cho con cái loài người.
- “3 lời xin” tạo ý thức những điều con cái đang thiếu, đang cần, cốt lõi là thiếu, là cần Tình Yêu, đồng thời cũng tạo ý thức cần có tâm thế an tĩnh và khiêm tốn mở ra, gắn kết với Cha và đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn gốc mọi sự trên trời dưới đất.
4. Ba ý nguyện:
(1) Nguyện Danh Cha cả sáng: danh Cha là Tình Yêu và Cha đã tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu;
(2) Nguyện Nước Cha trị đến: Cha đã thương gởi Ngôi Con là hiện thân Tình Yêu để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu muôn thuở muôn đời;
(3) Nguyện ý Cha thể hiện mọi nơi mọi thời: Cha đã thương ban Thánh Thần là nguồn lực Tình Yêu làm cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời có khả năng mến tin Cha và yêu thương nhau. Do đó ngày nay người Kitô hữu được định nghĩa là người được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời là người biết kính thờ Chúa và lấy tình bác ái huynh đệ mà đối xử với mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, đặc biệt người nghèo khổ, bị bỏ rơi.
5. Ba lời xin:
(1) Xin Cha ban lương thực hàng ngày. Kỳ thực Cha đã trao cho con người nhiệm vụ quản lý vũ trụ vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại, đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, Lời của Cha trong bí tích Thánh Thể là Lời ban sức sống mới và sự hiệp nhất trong gia đình và xã hội;
(2) Xin Cha thương ban lòng bao dung từ bi tha thứ. Đây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng bao dung; vắng bóng, vì lẽ họ không ý thức mở ra và đón nhận Chúa Kitô là Vua Tình Yêu, không đón nhận Lời của Ngài là Lời yêu thương, không đón nhận Thập giá của Ngài là Đường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ;
(3) Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ: thực tế xác minh con người cần liên kết với nhau trong tình huynh đệ tương thân tương trợ để vượt qua nhiều sự dữ, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, nhiều bệnh dịch thể xác và tâm thần, nhiều tai nạn và thiên tai trong xã hội ngày nay…
Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho chúng con được như vậy.
Ngày 14.11.2007
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục
Kinh “Lạy Cha“ Chỉ Nam thực hành Giáo Dục Kitô giáo
1. Thư Chung năm 2007 của HĐGM.VN trình bày nền tảng, hiện tình và định hướng của Giáo Dục Kitô giáo. Ở đây, tôi bổ sung thêm về thực hành Giáo Dục Kitô giáo trong môi trường gia đình, học đường và xã hội trên đất nước VN hôm nay.
Từ năm 1975 đến nay, không còn trường công giáo nào hoạt động trên đất nước này. Tháng 11.2006, một số Hồng Y, Giám mục VN đã đến gặp Chủ Tịch nước VN, đã trình bày mong muốn của Giáo Hội Công giáo VN là góp phần xây dựng đất nước và phục vụ dân tộc VN trong lãnh vực giáo dục và chăm sóc sức khoẻ đồng bào của mình, như trước 1975, như các Giáo Hội khác trên thế giới. Tháng 10 năm 2007 này, khi gặp và trao đổi với Thủ Tướng Chánh phủ VN, Hồng Y và Giám mục VN cũng đã lặp lại đề xuất đó. Cả hai lần các vị lãnh đạo Nhà Nước VN đều có thái độ đáp ứng tích cực. Song việc thực hiện thì chưa biết đến bao giờ! Không biết có phải là vì giáo dục là chuyện trăm năm, không cấp bách như cơm áo gạo tiền?
ĐHY Mẫn tại Nhà thờ 'Pater Noster' ở Jerusalem (28/10/2007) |
2. Giáo dục Kitô giáo là nền giáo dục của Chúa Kitô và Hội Thánh Người đã thiết lập. Chúa Kitô đã đồng hành với các môn đệ cốt cán ngay từ đầu và đã bày tỏ Ngài là Thầy dạy Chân Lý tròn đầy về Thiên Chúa, về con người. Đức Kitô là một nhà giáo dục chân chính và mẫu mực. Khi dạy các môn đệ cầu nguyện, Chúa Kitô cũng dạy cho họ bài học thực hành giáo dục Kitô giáo. Kinh Lạy Cha là Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo. Lời Chúa dạy qua Kinh Lạy Cha cho chúng ta biết thế nào là một nền giáo dục nhân bản và đạo đức làm người trong gia đình, trong cộng đồng xã hội, một nền giáo dục mang tính thực hành. Nói chung là một nền giáo dục toàn diện gồm trí dục, kỹ dục, thể dục và đức dục.
3. Chỉ Nam thực hành giáo dục Kitô giáo
- “Lạy Cha chúng con, Cha là Đấng ngự trên trời …” : Cha là nguồn gốc mọi sự, mọi người là con một Cha, là anh em một nhà… Lời tuyên tín này mở đầu cho 3 ý nguyện và 3 lời xin.
- “3 ý nguyện” tạo ý thức hứa với Cha quyết tâm thực hiện hành trình cuộc đời làm con trong gia đình, làm người trong cộng đồng xã hội, theo con đường Cha đã mở ra cho con cái loài người.
- “3 lời xin” tạo ý thức những điều con cái đang thiếu, đang cần, cốt lõi là thiếu, là cần Tình Yêu, đồng thời cũng tạo ý thức cần có tâm thế an tĩnh và khiêm tốn mở ra, gắn kết với Cha và đón nhận những điều mình cần từ Cha là nguồn gốc mọi sự trên trời dưới đất.
4. Ba ý nguyện:
(1) Nguyện Danh Cha cả sáng: danh Cha là Tình Yêu và Cha đã tạo thành con người theo hình ảnh của Cha là Tình Yêu;
(2) Nguyện Nước Cha trị đến: Cha đã thương gởi Ngôi Con là hiện thân Tình Yêu để thiết lập Nước Cha là Nước Tình Yêu muôn thuở muôn đời;
(3) Nguyện ý Cha thể hiện mọi nơi mọi thời: Cha đã thương ban Thánh Thần là nguồn lực Tình Yêu làm cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời có khả năng mến tin Cha và yêu thương nhau. Do đó ngày nay người Kitô hữu được định nghĩa là người được Thiên Chúa yêu thương, đồng thời là người biết kính thờ Chúa và lấy tình bác ái huynh đệ mà đối xử với mọi người trong cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng thế giới, đặc biệt người nghèo khổ, bị bỏ rơi.
5. Ba lời xin:
(1) Xin Cha ban lương thực hàng ngày. Kỳ thực Cha đã trao cho con người nhiệm vụ quản lý vũ trụ vì sự sống và phẩm giá của gia đình nhân loại, đồng thời Cha cũng đã thương ban cho loài người Lời của Cha là Lời ban bình an, ban ánh sáng chân lý và khôn ngoan, Lời của Cha trong bí tích Thánh Thể là Lời ban sức sống mới và sự hiệp nhất trong gia đình và xã hội;
(2) Xin Cha thương ban lòng bao dung từ bi tha thứ. Đây là điều mà thực tế cuộc sống cho thấy con người thiếu nhất: nhiều đau thương, đổ vỡ, mất mát trong gia đình và xã hội bắt nguồn từ sự vắng bóng lòng bao dung; vắng bóng, vì lẽ họ không ý thức mở ra và đón nhận Chúa Kitô là Vua Tình Yêu, không đón nhận Lời của Ngài là Lời yêu thương, không đón nhận Thập giá của Ngài là Đường Tình Yêu bao dung từ bi tha thứ;
(3) Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ: thực tế xác minh con người cần liên kết với nhau trong tình huynh đệ tương thân tương trợ để vượt qua nhiều sự dữ, nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, nhiều bệnh dịch thể xác và tâm thần, nhiều tai nạn và thiên tai trong xã hội ngày nay…
Amen: Ước mong Cha thương ban ơn trợ giúp cho chúng con được như vậy.
Ngày 14.11.2007
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục