Năm cám dỗ với “Sự Sống Con Người”
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ban hành thông điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae), một thông điệp được Đức Cha Angel Lagdameo, Tổng giám mục Manila, đánh giá là gây tranh cãi nhưng có tính tiên tri, Đức Hồng Y James Francis Stafford, đứng đầu Tông Tòa Ân Giải, có viết một bài tựa là Năm Cám Dỗ, 1968 (The Year of the Peirasmòs – 1968) được Hãng Thông Tấn Catholic News Agency phổ biến.
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là lời cầu xin thứ sáu của Kinh Lạy Cha. Peirasmòs, chữ Hy Lạp dùng trong câu này để chỉ “cám dỗ”, có nghĩa là thử thách hay thử nghiệm. Các môn đệ xin Chúa che chở mình chống lại cơn thử nghiệm lớn lao do các lực lượng phản Chúa phát động. Cơn thử thách này có liên hệ tới chén đắng của Chúa Giêsu trong vườn Diệtsimani, cùng một chén đắng các môn đệ sau này sẽ uống (Mc 10:35-45). Khía cạnh đen tối bên trong chén đắng ấy là vực thẳm. Nó cho thấy hậu quả khủng khiếp của án phạt mà Thiên Chúa vốn dành cho nhân loại tội lỗi. Tháng Tám năm 1968, sức nặng do cơn thử thách của phúc âm mang tới đã đè nặng lên rất nhiều linh mục, kể cả cá nhân tôi.
Đó là năm có cuộc chiến tồi tệ, năm người ta dùng sự ngây thơ phức tạp mà thánh hóa việc đổ máu người. Paul Johnson, nhà sử học Anh, gọi 1968 là năm “Nước Mỹ Toan Tính Tự Sát”. Năm ấy, xẩy ra vụ Tấn Công Tết (Mậu Thân) tại Việt Nam gây ra nhiều hiệu quả giống như sóng thần trong đời sống và nền chính trị Mỹ, vụ ám sát Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. ở Memphis, Tennessee. Ngoài ra, còn những vụ lộn xộn xẩy ra ở nhiều thành phố Mỹ vào dịp cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá; vụ ám sát Thượng Nghị Sĩ Robert F. Kennedy vào tháng Sáu tại miền nam California. Năm ấy cũng là năm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp về việc truyền sinh nhân bản, Sự Sống Con Người (SSCN). Ngài gặp sự chống đối ngay tức khắc, đầy tiên kiến và vô tiền khóang hậu từ nhiều nhà thần học và mục tử Mỹ. Nhìn từ khía cạnh nào, năm 1968 vẫn là một chén đắng.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ban hành SSCN, tôi được yêu cầu suy tư về một biến cố trong năm ấy, tức việc một số linh mục và thần học gia tại một Tổng Giáo Phận Mỹ bất đồng về phương diện học lý nhân dịp thông điệp kia được công bố. Trách vụ này chẳng dễ và đáng hoan nghênh bao nhiêu. Nhưng vì hy vọng rằng nó có thể giúp một số môn đệ Chúa Giêsu sống được điều Đức Giáo Hoàng Phaolô VI gọi là một cuộc sống nhiều “kỷ luật” hơn (SSCN 21), tôi sẽ cố gắng thăm dò biến cố ấy.
Hè 1968 đạt kỷ lục là mùa nóng nhất của Chúa. Người ta không quên được các hoài niệm về nó, vì chúng quả làm họ đau. Các hoài niệm ấy tiếp tục sống động y như cơn lốc xoáy trên các đồng bằng Colorado. Chúng chứa chấp cơn gió lốc mà tâm điểm chính là cơn thịnh nộ của Chúa. Năm 1968, một điều khủng khiếp quả đã xẩy đến trong lòng Giáo Hội. Bên trong hàng ngũ linh mục thừa tác, các đứt đoạn đổ vỡ phát triển khắp nơi, giữa bạn bè với nhau, không hòng hàn gắn. Và các vết thương ấy tiếp tục ảnh hưởng tới toàn bộ Giáo Hội. Cơn biến bất đồng cùng với việc các lãnh tụ lèo lái cơn giận do nó lên men quả đã trở thành cơn thử thách vô chừng. Nó thay đổi mọi liên hệ căn bản trong lòng Giáo Hội. Đối với nhiều người, nó quả là một Peirasmòs.
Tưởng cần phải trình bầy một số tư liệu nền. Đức Hồng Y Lawrence J. Shehan, Tổng giám mục thứ sáu của Baltimore, lúc ấy là bề trên giáo quyền của tôi. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cử nhiệm ngài cùng với nhiều vị khác làm thành viên phụ trội cho Hội Đồng Giáo Hoàng Nghiên Cứu Các Vấn Đề Gia Đình, Dân Số và Sinh Xuất, do chính Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII lập đầu tiên vào năm 1963 giữa lúc có Công Đồng Vatican II. Trước năm 1968, từ Rome, đã có nhiều tranh luận và đình hoãn cũng như các phúc trình không có thẩm quyền rồi. Hội Đồng nới rộng được yêu cầu trình các khuyến cáo về các vấn đề ấy lên Đức Giáo Hoàng. Để soạn thảo các tham luận, Đức Hồng Y gửi nhiều thư kín cho một số nhân vật thuộc Giáo Hội Baltimore để hỏi ý kiến. Tôi cũng nhận được những lá thư như thế. Câu trả lời của tôi dựa nhiều vào kinh nghiệm, cả kinh nghiệm bản thân lẫn kinh nghiệm mục vụ. Gia đình và giáo dục đã cho tôi cái hiểu về tính dục. Óc tưởng tượng hết sức Công Giáo của gia đình tôi, của bạn bè và thầy cô tôi đã giúp tôi có thái độ cởi mở đối với thực tại này; lòng tôi đầy thán phục trước huyền nhiệm của nó. Tôi không cần đến các lý lẽ thần học cũng đủ xác tín sự nối kết chặt chẽ giữa hành vi tính dục và sự sống mới. Chân lý ấy được tôi chấp nhận lúc đang học các lớp giữa của ban tiểu học tại Giáo xứ Thánh Giuse thuộc Tu Viện Passionist ở Baltimore. Ngay đầu thời niên thiếu, cha tôi đã dẫn nhập tôi vào ý nghĩa đầy đủ của tính dục nhân bản và nhu cầu cần có kỷ luật. Việc can thiệp của người mở đường cho tôi vượt qua các mê cung trận của tuổi thiếu niên ấy.
Nhờ gia đình, trường học và giáo xứ, tôi kết thân với nhiều thiếu nữ. Tôi hẹn hò với một vài người trong số ấy một cách thường xuyên. Tôi khâm phục nét đẹp của họ. Đức can đảm của Thánh Maria Goretti, được phong hiển thánh năm 1950, gây ấn tượng mạnh đối với thế hệ của tôi như một cơn bão núi cực mạnh. Cuối thời niên thiếu, tôi hiểu rõ hơn tình bạn với các thiếu nữ phức tạp ra sao. Họ đi vào thời thanh xuân của đời tôi như nhịp điệu liên hợp của một bài thơ. Tôi ngạc nhiên khám phá ra: niềm vui kết thân với họ luôn được phong phú hóa nhờ cầu nguyện, nết na và các Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể.
Sau này, việc giáo dục và đào luyện trong các chủng viện đã được xây dựng trên các cảm nghiệm trên. Trong một lá thư gửi bạn năm 1953, Flannery O’Connor miêu tả ý nghĩa nhân đức trong sạch cho nhiều người Công Giáo thời ấy như sau: “Ngày nay, coi Chúa Kitô là Thiên Chúa và là người có lẽ không khó khăn như trước đây nữa…Đối với bạn, rất có thể khó mà chấp nhận được điều bạn gọi là việc đình chỉ các luật của xác thịt và vật lý, nhưng phần tôi, tôi nghĩ khi tôi biết rõ luật xác thịt và vật lý thực sự là gì, tôi sẽ biết rõ Chúa là ai. Ta biết các luật ấy theo điều ta thấy về chúng, chứ không theo điều Chúa thấy về chúng. Đối với tôi, chính việc sinh hạ mà vẫn còn đồng trinh, chính sự Nhập Thể, sự sống lại mới là các định luật đích thực của xác thịt và vật lý. Còn chết, hư thối, tiêu hủy là việc đình chỉ các luật ấy. Tôi luôn ngạc nhiên trước việc Giáo hội nhấn mạnh tới thân xác. Giáo hội không nói linh hồn sẽ sống lại vinh hiển, mà là thân xác. Tôi luôn nghĩ rằng trong sạch là nhân đức mầu nhiệm hơn cả, nhưng đối với tôi nó sẽ không bao giờ lọt được vào ý thức người ta nếu họ không mong đợi việc phục sinh của thân xác, lúc xác thịt và thần trí kết hiệp với nhau trong bình an, theo cách thế chúng hiện diện nơi Chúa Kitô. Việc phục sinh của Chúa Kitô rõ ràng là cao điểm trong luật tự nhiên”. Thần học của O’Connor với đặc điểm hết sức cánh chung của nó đã dọn đường cho giáo huấn của Công Đồng Vatican II, “Sự thật là chỉ ở trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, mầu nhiệm con người mới được soi sáng” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 22). Trong những năm ấy, tôi chưa sử dụng được các ngôn từ minh nhiên của Công Đồng để giải thích quan điểm của tôi về tính dục và việc sử dụng nó. Một khi đã khám phá ra các ngôn từ ấy, thì tính dục đã trở thành người chị em thiêng liêng.
Tám năm trong thừa tác vụ linh mục, từ 1958 tới 1966, ở Washington và Baltimore, đã mở rộng kinh nghiệm của tôi. Không cần nhiều thời gian lắm, tôi cũng khám phá ra các thay đổi trong thái độ của người Mỹ đối với nhân đức trong sạch. Cả hai thành phố này đều kinh qua những gia tăng đáng kể về con số các vụ thai nghén ngoài hôn nhân. Tỷ lệ tại các khu nội thành Baltimore vào khoảng 18% trong năm 1966 và trong mấy năm sau, còn gia tăng hơn nữa. Trong hai năm 1965-1966, Hội Đồng Y Tế và Phúc Lợi của Đô Thị Baltimore thực hiện một cuộc nghiên cứu để cố vấn cho nhà cầm quyền thành phố cách giải quyết vấn đề. Lúc đó, các thành viên Giám Đốc của Hội Đồng, trong đó có tôi, đặt hết niềm tin không phê phán vào các chuyên viên và các cuộc nghiên cứu xã hội. Ngay chính Công Đồng Vatican II cũng phát biểu niềm tin không hạn chế vào vai trò của các chuyên viên tốt lành ấy (Vui mừng và Hy vọng, số 57). Không một nhà chuyên nghiệp quen biết nào dự ứng được cơn khủng hoảng niềm tin đang lấp ló ngay trong các mối liên hệ giữa đàn ông và đàn bà. Cái nhìn của chúng tôi không thiết lập ra được các điều kiện công bình và trong sạch cho tâm hồn để việc thán phục và đánh giá có thể đóng được vai trò của chúng. Chúng tôi quả đã lỗi thời và không còn hy vọng gì nữa. Chúng tôi đã làm ngơ cấu trúc cuả cuộc đời. Ngay lúc ấy, đã có nhiều dấu chỉ cho thấy các thảm họa đang đe dọa trẻ thơ, cả những em đã sinh ra và những em chưa sinh ra. Trong tư cách một nhân viên phụ trách các ca đặc biệt (caseworker) và tư cách một linh mục suốt thập niện 1960, một phần thừa tác vụ của tôi là huấn đạo các gia đình và cha mẹ đơn lẻ ở nội thành. Lần đầu tôi biết được có giáo dân sử dụng ma túy là năm 1961. Một thiếu niên 16 tuổi đã bị giam tại nhà tù ở Quận Anne Arundel thuộc Maryland. Lúc chiều tối khi tôi đến thăm, thì cậu bé đang bị ma túy hành mà không ai ở đó để săn sóc cậu, một mình cậu cô đơn trong xà lim nhỏ xíu. Tiếng la của cậu dội hết dẫy hành lang và các xà lim kế cận. Qua những chấn song sắt phân cách, tôi hoảng hốt nhìn cậu vật vã trong cơn hành hạ. Hố thẳm cậu đang nhìn vào quả là khủng khiếp không thể tưởng tượng nổi. Trong cơn co quắp đến hấp hối trên sàn nhà gần cầu xí công cộng của tuổi trẻ ghiền ma túy ấy, tôi nhìn ra hoa trái đắng đót của việc ra xa lạ giữa người đàn ông và người đàn bà. Mẹ cậu, sau khi ly dị với chồng, lúc đó sống với các con trong một căn ‘flat’ lầu ba, nóng như lửa, ở Đường Light, trong khu Nam Baltimore củ rích. Người cha không hề thấy mặt. Sự thất bại của người đàn ông trong vai trò làm cha và làm chồng được trải dài ra trước mắt và tai tôi. Từ ngày đó, càng ngày càng có nhiều người đàn ông khước từ trách nhiệm đối với tính dục của họ.
Trong một thư kín để trả lời yêu cầu của ngài, tôi chia sẻ một cách tổng quát các quan tâm trên. Ý kiến của tôi với Đức Hồng Y Shehan rất thực tiễn và đặc thù. Tôi trình bầy một cách lạnh lùng điều tôi cảm nhận được và điều Giáo Hội và xã hội lúc ấy đang làm. Tôi tìm được ý niệm hết sức tỉnh lược (elliptical): phải để tình yêu đơm hoa kết trái. Hai định điểm ấy phải được coi là hằng số. Ý niệm đơn giản này soi sáng mọi điều như tia chớp trong cơn giông. Tôi viết một cách trịnh trọng hơn cho Đức Hồng Y: không thể tách biệt hai ý nghĩa kết hiệp và phụ tạo (procreative) của hôn nhân. Do đó, cố ý loại bỏ đặc tính truyền sinh ra khỏi hành vi phu phụ là một điều xấu nội tại. Khuyến khích hay chấp nhận một lạm dụng như thế sẽ dẫn tới việc làm lu mờ tình phụ tử và bất kính đối với phụ nữ. Kể từ đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho chúng ta nhiều cái nhìn sáng suốt có tính bổ túc và tuyệt diệu về ý nghĩa phu phụ của thân xác con người. Nhiều thập niên sau, tôi đã đọc được một câu nói tương tự của Meister Eckhart: “Lòng biết ơn đối với món quà nhận được chỉ có thể biểu lộ khi để nó đơm hoa kết trái”.
Ít lâu sau, Hội Đồng Giáo Hoàng trình các khuyến cáo lên Đức Giáo Hoàng. Đa số nêu ý kiến: nên thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về việc ngừa thai vì hoàn cảnh nay đã khác. Đức Hồng Y Shehan cũng thuộc đa số ấy. Ngay trước khi ký và công bố thông điệp, lá phiếu của ngài đã bị tiết lộ cho công chúng dù không do sáng kiến của ngài. Như chúng ta biết, Đức Giáo Hoàng đã quyết định cách khác. Quyết định ấy đã dọn sẵn sân khấu cho một bi kịch đầy bi thảm xẩy ra ngay sau ngày công bố thông điệp tức ngày 29 tháng Bẩy năm 1968. Trong hồi ký của mình, Đức Hồng Y Shehan miêu tả phản ứng tức khắc của một số linh mục ở Washington đối với thông điệp: “Sau khi nhận được các tin tức đầu tiên về việc công bố thông điệp, Cha Charles E. Curran, giáo sư thần học luân lý tại Trường Đại Học America, từ Miền Tây, nơi ngài đang cư ngụ, bay về Washington. Vào buổi tối cùng ngày, do sắp xếp trước, ngài đã họp với 9 giáo sư thần học khác của Đại Học Công Giáo tại Caldwell Hall để thâu nhận, cũng do sắp xếp trước với tờ Washington Post, từng phần từng phần của thông điệp khi chúng vừa được các báo chí in tải. Câu truyện sau đó cho thấy khoảng 9 giờ đêm hôm ấy, họ nhận được trọn bộ thông điệp, đọc nó, phân tích nó, chỉ trích nó và soạn thảo ‘Tuyên Bố Bất Đồng’ dài 600 chữ của họ. Rồi họ khởi sự hàng loạt dài những cuộc điện đàm của họ với các nhà thần học Miền Đông, mà theo tờ Washington Post, kéo dài tới tận 3 giờ 30 sáng, để xin phép điền tên những vị này vào danh sách những người chấp thuận (ký nhận là chữ đã được dùng) bản tuyên bố, mặc dù những người họ điện đàm với không có dịp được đọc cả bản thông điệp lẫn bản tuyên bố của họ. Trong khi ấy, nhờ một hệ thống truyền hình địa phương, họ đã sắp xếp để bản tuyên bố của họ được phát hình ngay đêm hôm đó”... Năm 1982, Đức Hồng Y viết: “Điều đầu tiên ta cần ghi nhận về toàn bộ sự việc này là: như tôi có thể nhận thức, chưa bao giờ trong lịch sử có ghi chép của Giáo Hội lại có việc người ta tiếp nhận một công bố long trọng của Đức Giáo Hoàng cách đầy bất kính và khinh mạn trong bất cứ nhóm Công Giáo nào như thế”.
Cơn Peirasmòs, cơn thử thách có tính bản thân bắt đầu từ đấy. Tại Baltimore, vào đầu tháng Tám năm 1968, ít ngày sau khi thông điệp được công bố, tôi nhận được lời mời qua điện thoại của một cha phụ tá mới chịu chức, đến tham dự một cuộc gặp mặt các linh mục tại nhà xứ giáo xứ Thánh William thành York thuộc tây nam Baltimore, để thảo luận về thông điệp. Cuộc gặp mặt dự trù tổ chức vào tối Chúa Nhật, mồng 4 tháng Tám. Tôi đồng ý đến dự. Cuối cùng, rất đông các linh mục đã gặp nhau tại tầng hầm nhà xứ. Tôi biết mặt hết mọi người.
Lúc chạng vạng tối, trời tuy trong nhưng nóng và ẩm thấp. Khu tầng hầm chật cứng người. Chúng tôi ngồi trên những hàng ghế dài và ghế dựa và được một cha xứ giáo phận ở nội thành hướng dẫn, ngài rất nổi tiếng trong các công tác phụng vụ và liên hệ sắc tộc. Cũng có cả một số linh mục Xuân Bích thuộc Chủng Viện Thánh Maria ở Baltimore đến giúp ngài trong việc điều hợp cuộc họp. Tôi không còn nhớ con số chính xác về họ.
Lòng hoài mong của tôi về cuộc họp tỏ ra không thực tiễn. Tôi hy vọng đến đó hội họp để tiếp nhận thông điệp rồi thảo luận. Nhưng tôi thật lầm. Cả hai điều ấy đều không xẩy ra.
Sau khi chào mừng chúng tôi và giới thiệu ban lãnh đạo, vị cha xứ nội thành đi thẳng vào trọng điểm. Ngài mong chúng tôi ký tên vào bản “Tuyên Bố Bất Đồng” đã được phổ biến trên tờ Washington Post. Pha lẫn lòng say mê với tính hài hước, ngài giải thích các lý do. Các lý do này đi từ việc duy trì khả tín tính cho Giáo Hội giữa hàng ngũ giáo dân tới nhu cầu phải dành ‘mềm dẻo’ cho các cặp vợ chồng để họ đào luyện lương tâm của họ đối với việc sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Trước khi chúng tôi tới, các vị triệu tập cuộc họp quyết định rằng việc các linh mục Baltimore bác bỏ thông điệp của đức giáo hoàng phải được công bố sáng hôm sau trên tờ The Baltimore Sun, một trong các báo hàng ngày tại đó.
Bản tuyên bố trên báo Washington Post được đọc to lên. Rồi vị chỉ huy yêu cầu mỗi người chúng tôi đồng ý để tên mình vào đó. Ngài không dành một thì giờ nào để chúng tôi thảo luận, suy nghĩ, hay cầu nguyện. Mỗi linh mục hiện diện được yêu cầu đích danh nói có hay không.
Tôi không thể ký nhận được. Tôi nhớ lại bức thư trước đây tôi gửi cho Đức Hồng Y Shehan. Tôi hoàn toàn xác tín sự thật trong các phán đoán và kết luận của mình. Nhận thấy mình ngồi cuối dẫy trong căn hầm chật cứng người này, tôi để ý lắng nghe từng câu trả lời của các linh mục, hy vọng có ai ủng hộ mình chăng. Niềm hy vọng ấy không thành sự thực. Mọi người đều nhất trí ký vào bản tuyên bố. Không một ai bỏ phiếu trắng cả! Đến lời yêu cầu cuối cùng, tôi thấy mình thật cô lập. Căn hầm trở nên hết sức ngột ngạt.
Lúc ấy, màn đêm đã buông xuống. Căn phòng đầy căng thẳng. Một cái gì có tính thời đại đang xẩy ra. Rõ ràng chiến thuật của các tay lãnh tụ đã được dàn binh bố trận câẩ thận từ trước. Nó cứ thế tiến hành không gặp trở ngại chi. Kỹ năng ăn nói của họ đã đạt được hiệu quả dự liệu. Họ đã cẩn thận đặt kế hoạch làm thế nào để có thể giáng một đòn ép uổng cả về xúc cảm lẫn tri thức. Bạo lực bằng mưu mẹo khéo léo quả là điều mới mẻ trong hàng ngũ linh mục Baltimore.
Phản ứng của vị hướng dẫn đối với việc tôi từ chối không ký dĩ nhiên có thể đoán trước và hết sức khủng khiếp. Toàn bộ diễn trình trở thành một trận chiến gay go, một thử thách đáng sợ, một peirasmòs. Vị linh mục chủ tọa, dùng thứ ngôn từ khá tục tĩu từ lúc còn phục vụ Thủy quân Lục chiến thời Thế chiến II, đã đáp lễ một cách khinh miệt quyết định của tôi. Ngài nhất định buộc tôi phải thay đổi. Ngài tỏ ra hết sức giận dữ và thóa mạ tôi đủ lời. Nét bạo hành ngầm bên dưới, cái thứ bạo hành ‘anh em’ mỗi lúc một rõ nét thêm. Ngài tra vấn rồi cười nhạo sự trong sạch của tôi. Ngài đe dọa cả tương lai giáo sĩ của tôi.. Cuộc nhục mã cứ thế tiếp tục. Với một gắn bó chặt chẽ không ngờ, cuối cùng tôi đã có thể trả lời được rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng tối thiểu cũng đáng được ta đọc mới phải. Nhưng chẳng ai trong chúng ta đã đọc nó. Tôi nói tiếp: trên thực tế, tôi đã đồng ý và đã chấp nhận giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vốn được truyền thông phúc trình rồi. Câu trả lời của tôi kéo thêm nhiều chế diễu khác… Cuối cùng, thấy tôi cương quyết không thay đổi, vị cựu lính thủy đánh bộ này đành phải kết thúc công việc bằng cách hoãn lại cuộc họp. Các nhà tổ chức sau đó soạn thảo một lời tuyên bố cho tờ báo hàng ngày vào sáng hôm sau.
Cuộc họp chấm dứt. Tôi vội thoát ra ngoài, nhẹ nhõm nhưng mất hướng. Ra đến ngoài, màn đêm hoàn toàn phủ lấy tôi. Tất cả chúng ta đang hứng chịu một điều gì rất mới trong Giáo Hội, một điều hết sức bất ngờ. Một cha xứ và một số giáo sư chủng viện đã lạm dụng tài ăn nói để phá hoại chân lý trong cộng đoàn phúc âm. Khi bị chống đối, họ lại thủ vai bạn bè của Gióp. Sự khinh mạn của họ quả là một cơn ác mộng. Trong đêm khua, hình như bàn tay mù của Chúa đang giương ra đập vào mặt tôi.
Sự bất đồng của một số giáo sư chủng viện Xuân Bích càng làm gia trọng sự mất hướng của tôi. Trong chủng viện Baltimore ngày xưa của họ, tôi từng nắm được sợi dây nối kết tự do với nội tâm tính và đức vâng lời. Dùng thước giáo hội nào để đo, đáng lý họ phải ý thức được rằng diễn trình họ ủng hộ đêm đó đã vượt quá “các quy phạm của một bất đồng hợp pháp”. Đàng này, họ tỏ ra không quan tâm chi đến sự trầm trọng của biến cố có tính thần học và mục vụ ấy. Họ thấy chẳng có chi là bất xứng trong việc đánh lộn con đen giữa việc lấy tiếng (publicity) và thần học. Họ không tỏ ra bất cứ dấu hiệu bồn chồn lo lắng chi, cả lúc đó lẫn sau này, về bản chất cưỡng ép của cuộc họp tháng Tám đó…
Trong một thời gian dài, tôi cứ tự hỏi mình hoài về ý nghĩa của biến cố trên. Nó là một tai biến khó lòng thoát được nguyên vẹn. Nhưng sự việc từ từ cũng được sáng tỏ. Sau này, Henri de Lubac cho thấy một phần ý nghĩa của nó: “Không điều gì chống đối chứng tá mạnh hơn là việc thông tục hóa. Không điều gì không giống việc tông đồ bằng việc tuyên truyền”. Còn Hannah Arendt cho ta nhiều cái nhìn trong sáng hết sức hữu ích liên quan tới cái thế thăng bằng nguy hiểm trong nền văn hoá tây phương của thế kỷ 20 giữa điều bất hạnh không thể tránh và niềm lạc quan liều lĩnh. “Ta nên khám phá ra những quy trình bí ẩn qua đó mọi yếu tố cổ truyền thuộc thế giới chính trị và tâm linh của ta đã bị hoà tan vào một khối hỗn tạp trong đó mọi sự đều mất đi giá trị đặc thù, và đã trở thành điều trí hiểu con người không nhận ra, điều vô dụng đối với mục tiêu nhân bản. Đầu hàng diễn trình hòa tan đơn thuần đó đã trở thành cơn cám dỗ không thể cưỡng lại được, không những chỉ vì nó đã tự mặc cho mình nét cao cả giả tạo của một ‘tất yếu lịch sử’, mà còn vì mọi sự bên ngoài nó đã bắt đầu trở nên hết sinh lực, hết máu huyết, vô nghĩa và không có thực”. Cái thế giới bí ẩn, từng kè kè bên các cộng đồng Kitô Giáo mà cha ông ta vốn đặt tên cho là chủ nghĩa ngộ đạo, nay lại trồi lên và cố gắng chiếm đoạt lấy chân lý của truyền thống Công Giáo.
Cùng với những nhận định của Lubac về bạo lực… và của Arendt về nền văn hóa phương tây trong thế kỷ 20… trên đây, ký ức trước đó kể từ tháng Tư năm 1968 có thể giúp ta hiểu rõ hơn về những điều sẽ xẩy ra vào tháng Tám, 1968. Thực vậy, lúc những cuộc bạo loạn năm 1968 tại Baltimore lên đến đỉnh cao, tiếp theo sau vụ tiến sĩ Martin Luther King Jr bị ám sát, tôi có điện thoại cho vị cha xứ nội thành đã điều khiển cuộc hội họp tháng Tám đã nói ở trên. Cú điện thoại đó là một trong nhiều cú điện thoại tôi thực hiện với các cha xứ nội thành trong đêm vọng Chúa Nhật Lễ Lá. Theo yêu cầu của chính quyền thành phố, tôi hỏi xem các cha xứ hoặc giáo dân của các ngài, lúc ấy đang bị vây khốn, có cần thực phẩm, săn sóc y tế hay điều gì khác hay không.
Cuộc điện đàm với ngài vào đêm tháng Tư ấy được kể là cuộc điện đàm đáng nhớ hơn cả. Trong khi điện đàm, ngài kể cho tôi nghe quang cảnh ngài nhìn thấy từ trong nhà xứ. Trong khung cửa số là cả một khu phố đang tan biến đi; giáo xứ của ngài đang trở thành một biển lửa cuồng bạo. Ngài nói: “Từ đây, tôi không thấy gì ngoài lửa đang tàn phá khắp nơi. Mọi sự đều đang bắt lửa mù trời. Cho đến giờ này, nhà thờ và nhà xứ chưa hề hấn gì”. Ngài không muốn rời chân hay di tản. Giọng nói của ngài cho thấy cả chán chường lẫn sợ hãi. Sau này, chúng tôi được hay các tòa nhà của giáo xứ được an toàn. Việc làm sáng tỏ hai biến cố bạo lực trên sẽ còn được tiếp tục trong nhiều tháng và năm sau đó. Đường đạn vòng của tháng Tư và của tháng Tám thực ra đã bất ngờ giao nhau ở một điểm. Hoài niệm về cuộc bạo động vật lý trong thành phố vào tháng Tư năm 1968 đã giúp tôi đặt tên được cho biến cố sẽ xẩy ra hồi tháng Tám cùng năm. Bất đồng trong Giáo Hội có thể trở thành cuộc bạo động thiêng liêng cả về hình thức lẫn nội dung. Một cái nhìn sâu sắc mới và gây bối rối xuất hiện. Không thể trộn lẫn giữa bạo lực và chân lý. Khi chân lý bị bất cứ hình thức phát biểu bạo lực nào tấn kích, thì hậu quả nghịch lý hết sức trầm trọng.
Tôi muốn nói gì đây? Hãy nhìn hậu quả của hai biến cố trên. Sau cuộc bạo loạn vào Chúa Nhật Lễ Lá, cuộc đối thoại dân sự ở đô thị Baltimore bị phá vỡ và chấm dứt. Nó nhường chỗ cho hận thù và đổ lỗi công khai giữa người da trắng và người da đen. Cuộc bạo động trong phiên họp của các linh mục hồi tháng Tám đã làm gia tăng tính gay gắt dữ dằn của chính nó. Các chuyện trò giữa các linh mục với nhau thẩy đều bị nhiễm vi trùng sợ sệt. Nghi ngờ lẫn nhau giữa các linh mục trở thành kinh niên. Đâu đâu cũng có sợ sệt. Và sợ sệt cứ thế kéo dài. Hàng ngũ linh mục của Tổng Giáo Phận mất đi điều gì đó đã trở thành toàn bộ thân ái mà các linh mục Baltimore từng biết trong nhiều thế hệ. Năm 1968 quả đã đánh dấu một đứt đoạn trong tình hiệp thông giữa các thế hệ trong hàng ngũ linh mục Baltimore, một tình hiệp thông vốn liên tục được chủng viện và phân khoa do các cha Xuân Bích củng cố. Tình anh em linh mục đã bị thương tổn nặng nề. Sự bất đồng về mục vụ đã tấn công thẳng vào nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa phu phụ của nền tảng ấy đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi các giám mục của họ chẳng là gì khác hơn những tượng mẫu La Mã.
Nhưng cũng có điều gì khác nữa đã xẩy ra cho các linh mục vào cái đêm bạo lực tháng Tám trên. Tình bạn trong Giáo Hội bị tấn công trực diện. Chúa Giêsu, khi gọi những kẻ theo Người là bằng hữu, đã biến tình bằng hữu thành một loại suy (analogy) rất trân qúy của Giáo Hội. Loại suy ấy đã bị che khuất sau khi một số lớn linh mục nặng lời lăng nhục các nhà lãnh đạo của họ và bác bỏ giáo huấn của các ngài.
Sau này, Đức Hồng Y Shehan cho hay: buổi sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng Tám, ngài ‘hết sức bỡ ngỡ khi đọc thấy trên tờ The Baltimore Sun rằng 72 linh mục thuộc khu vực Baltimore đã ký tên vào bản Tuyên Bố Bất Đồng”… Tuy nhiên, đêm ấy không hoàn toàn là một mất mát. Cơn thử thách ấy bất ngờ và không ai chào đón nó. Các hậu quả làm mất thăng bằng của nó còn kéo dài. Sự bất đồng đầy lạm dụng và cưỡng bức đã trở thành một thực tại trong lòng Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu đựng nhiều cuộc tranh cãi bạo động, làm tê liệt, vô bổ, và kinh niên. Nhưng tôi vẫn khám phá ra một điều gì đó mới mẻ. Nhiều người khác cũng khám phá như tôi. Khi đến ngày đến giờ cho người Kitô hữu làm chứng nhân, không Kitô hữu nào có thể bị cưỡng bức nếu họ từ khước không chịu cưỡng bức. Dù có cái tân thời bị đối xử như một đối tượng của lăng nhục và chế diễu, đêm đó tôi đã không trở thành ‘xấu hổ vì Phúc Âm’, nhưng đã tìm thấy ‘khoan khoái dịu ngọt trong điều đúng’. Đó không phải là một bài học tồi. Đức vâng lời trong Giáo Hội đã chạy được một khoảng đường xa.
Khám phá thứ nhất của tôi rằng Chúa Kitô là người đầu tiên bất chấp lăng nhục đã đem lại cho tôi sự mạnh dạn cả trong ý nghĩa hiện sinh lẫn ý nghĩa quan phòng. “Chúng ta hãy kiên nhẫn chạy cuộc đua trước mắt, luôn dõi nhìn Chúa Giêsu, Đấng đi tiên phong và là Đấng hoàn thiện hóa đức tin của ta, Đấng nhờ niềm vui trước mắt đã vui lòng chịu vác thánh giá, bất chấp lăng nhục”. Nghịch lý thay, chính trong cái đêm tháng Tám nóng bức ấy, một dấu chỉ mới bất ngờ đã xuất hiện trên nẻo đường đời tương lai. Dấu chỉ ấy đọc lên như sau: “Chúa Giêsu học biết vâng lời qua diễn trình đau khổ của Người”.
Sự bạo hành của việc bất vâng phục lúc ban đầu chỉ là khúc nhạc dạo cho nhiều cuộc bạo hành đầy thuyết phục sau này nữa. Nhiều linh mục âm thầm khóc tại các cuộc hội họp vì sự thao túng của anh em mình. Sự khinh miệt chân lý, dù tấn kích hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các thần học gia và giáo dân bất đồng tiếp tục thi hành các kỹ thuật cưỡng bức của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh các nghị trình lươn lẹo của mình.
Tất cả những điều ấy dẫn tới các khám phá sau này. Biện biệt là điều chủ yếu trong thừa tác vụ giám mục. Với ơn thánh của “Thần Trí cai trị”, các kỹ năng biện biệt của vị giám mục phải được lớn lên. Vị giám mục phải chú tâm vào những gẫy đổ/gián đoạn mà Chúa Giêsu đã dẫn khởi và được Thánh Phaolô miêu tả trong câu trả lời những kẻ bất đồng ở Côrintô: “ Các ông muốn có bằng chứng là Chúa Kitô nói trong tôi. Người không yếu đuối khi xử sự với các ông đâu, nhưng Người rất mạnh mẽ nơi các ông. Vì tuy Người chịu đóng đinh trong yếu đuối, nhưng nay sống bằng sức mạnh Thiên Chúa. Tuy chúng tôi yếu đuối trong Người, nhưng khi xử sự với các ông, chúng tôi sống với Người bằng sức mạnh Thiên Chúa. Hãy xét mình các ông xem liệu các ông có đang giữ vững đức tin của các ông không. Hãy thử nghiệm chính các ông đi” (2Cor 13:3-5).
Sự gẫy đổ gián đoạn trong cái chết bạo hành của Chúa Giêsu đã thay đổi cái hiểu của chúng ta về bản tính Thiên Chúa. Sự sống Ba Ngôi của Người trong yếu tính là cho mình đi và yêu thương. Nhờ Phép Rửa, mọi môn đệ của Chúa Giêsu đều được in dấu Ba Ngôi bằng nước. Ngôi Lời Nhập Thể đến để thực thi ý Đấng đã sai Người. Đức vâng lời hiện đại của các môn đệ đối với các vị kế nhiệm Thánh Phêrô không thể nào tách biệt khỏi đức khó nghèo tinh thần và đức trong sạch tâm hồn đã được Ngôi Lời trên Thánh Giá lên khuôn thước và chiến thắng được.
Một lời ngắn sau cùng. Năm 1978 hay gần sau đó, trong một cuộc thăm viếng mục vụ tại giáo xứ của ngài, tôi có dịp dùng bữa trưa với vị cha xứ ở Baltimore, tức vị cựu lính thủy đánh bộ từng điều khiển cuộc hội họp tháng Tám năm 1968 ngày nào. Tôi là khách tại nhà xứ của ngài. Ngài vẫn còn đáng sợ như hồi ấy. Cuộc nói truyện của chúng tôi xoay quanh giáo xứ của ngài, giáo xứ ngài từng chăn dắt trong thời có những bạo loạn năm 1968. Bầu không khí nay đã thành thân hữu. Đang khi dùng bữa ăn đơn giản tại nhà bếp, tôi có quyết định không mấy dễ chịu. Vì chúng tôi chưa bao giờ thảo luận với nhau về cái đêm tháng Tám năm 1968 đó, nên tôi quyết định khởi đầu cuộc đối thoại về nó. Tôi vắn tắt và khách quan, ôn tồn nhắc lại các biến cố, bao lâu hoàn cảnh còn cho phép. Tôi hy vọng nhận được một soi sáng nào đó từ phía ngài về một biến cố từng trở thành tâm điểm đối với kinh nghiệm của nhiều linh mục, trong đó có tôi. Trong khi tâm trí tôi đang nhắc lại các biến cố của đêm đó, thì ngài hoàn toàn im lặng. Sự im lặng của ngài cứ thế tiếp tục.Dù không quên, nhưng ngài không hề bình luận điều chi. Đến đôi mắt, ngài cũng không ngước lên. Ngọn lửa trong trái tim ngài xem ra đã tắt ngúm.
Ngài không nói lời nào. Nên tôi đành để vấn đề lơ lửng ở đấy. Năm 1968, không thể có đối thoại; mà năm 1978, đối thoại cũng chẳng có thể có được. Chúng tôi không có cơ sở chung nào. Cả hai chúng tôi đành nhìn vào một hố thẳm, từ hai phía đối nghịch. Thống khổ và lắng lo phủ lấp hoàn toàn niềm hy vọng xa xăm muốn có hòa giải và thân hữu. Chúng tôi không bao giờ còn trở lại chủ đế ấy nữa. Sau đó, ngài đã qua đời lúc còn đang phục vụ một giáo xứ lớn vùng ngoại ô. Giải pháp duy nhất còn lại là đấm ngực mà cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin nhớ đến những giá trị bí ẩn trong mọi điều vô giá trị nhân bản nơi chúng con”. Hàng ngũ linh mục giáo phận chưa hoàn toàn hồi phục từ các đêm tháng Bẩy/tháng Tám năm 1968. Nhiều người trong hàng ngũ tu trì cũng đã thất bại trước cơn thử thách của phúc âm. Từ tháng Giêng năm 2002, hố thẳm đã mở ra tại nhiều nơi khác. Toàn bộ dân Chúa, cả trẻ em lẫn các thiếu niên, ngày nay cần nhìn thẳng vào cái hố thẳm ấy và nhận ra những con thú dữ khủng khiếp tận đáy của nó. Mỗi người chúng ta đều phải rùng mình trước cơn thịnh nộ của Chúa, mỗi người chúng ta cần phải hối hận than khóc các tôi lỗi mình và cầu xin Chúa Cha nhân hậu nhớ tới đức vâng lời của Chúa Kitô.
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ban hành thông điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae), một thông điệp được Đức Cha Angel Lagdameo, Tổng giám mục Manila, đánh giá là gây tranh cãi nhưng có tính tiên tri, Đức Hồng Y James Francis Stafford, đứng đầu Tông Tòa Ân Giải, có viết một bài tựa là Năm Cám Dỗ, 1968 (The Year of the Peirasmòs – 1968) được Hãng Thông Tấn Catholic News Agency phổ biến.
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” là lời cầu xin thứ sáu của Kinh Lạy Cha. Peirasmòs, chữ Hy Lạp dùng trong câu này để chỉ “cám dỗ”, có nghĩa là thử thách hay thử nghiệm. Các môn đệ xin Chúa che chở mình chống lại cơn thử nghiệm lớn lao do các lực lượng phản Chúa phát động. Cơn thử thách này có liên hệ tới chén đắng của Chúa Giêsu trong vườn Diệtsimani, cùng một chén đắng các môn đệ sau này sẽ uống (Mc 10:35-45). Khía cạnh đen tối bên trong chén đắng ấy là vực thẳm. Nó cho thấy hậu quả khủng khiếp của án phạt mà Thiên Chúa vốn dành cho nhân loại tội lỗi. Tháng Tám năm 1968, sức nặng do cơn thử thách của phúc âm mang tới đã đè nặng lên rất nhiều linh mục, kể cả cá nhân tôi.
Đó là năm có cuộc chiến tồi tệ, năm người ta dùng sự ngây thơ phức tạp mà thánh hóa việc đổ máu người. Paul Johnson, nhà sử học Anh, gọi 1968 là năm “Nước Mỹ Toan Tính Tự Sát”. Năm ấy, xẩy ra vụ Tấn Công Tết (Mậu Thân) tại Việt Nam gây ra nhiều hiệu quả giống như sóng thần trong đời sống và nền chính trị Mỹ, vụ ám sát Tiến Sĩ Martin Luther King Jr. ở Memphis, Tennessee. Ngoài ra, còn những vụ lộn xộn xẩy ra ở nhiều thành phố Mỹ vào dịp cuối tuần Chúa Nhật Lễ Lá; vụ ám sát Thượng Nghị Sĩ Robert F. Kennedy vào tháng Sáu tại miền nam California. Năm ấy cũng là năm Đức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố thông điệp về việc truyền sinh nhân bản, Sự Sống Con Người (SSCN). Ngài gặp sự chống đối ngay tức khắc, đầy tiên kiến và vô tiền khóang hậu từ nhiều nhà thần học và mục tử Mỹ. Nhìn từ khía cạnh nào, năm 1968 vẫn là một chén đắng.
Đức Hồng Y J.F. Stafford |
Hè 1968 đạt kỷ lục là mùa nóng nhất của Chúa. Người ta không quên được các hoài niệm về nó, vì chúng quả làm họ đau. Các hoài niệm ấy tiếp tục sống động y như cơn lốc xoáy trên các đồng bằng Colorado. Chúng chứa chấp cơn gió lốc mà tâm điểm chính là cơn thịnh nộ của Chúa. Năm 1968, một điều khủng khiếp quả đã xẩy đến trong lòng Giáo Hội. Bên trong hàng ngũ linh mục thừa tác, các đứt đoạn đổ vỡ phát triển khắp nơi, giữa bạn bè với nhau, không hòng hàn gắn. Và các vết thương ấy tiếp tục ảnh hưởng tới toàn bộ Giáo Hội. Cơn biến bất đồng cùng với việc các lãnh tụ lèo lái cơn giận do nó lên men quả đã trở thành cơn thử thách vô chừng. Nó thay đổi mọi liên hệ căn bản trong lòng Giáo Hội. Đối với nhiều người, nó quả là một Peirasmòs.
Tưởng cần phải trình bầy một số tư liệu nền. Đức Hồng Y Lawrence J. Shehan, Tổng giám mục thứ sáu của Baltimore, lúc ấy là bề trên giáo quyền của tôi. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cử nhiệm ngài cùng với nhiều vị khác làm thành viên phụ trội cho Hội Đồng Giáo Hoàng Nghiên Cứu Các Vấn Đề Gia Đình, Dân Số và Sinh Xuất, do chính Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII lập đầu tiên vào năm 1963 giữa lúc có Công Đồng Vatican II. Trước năm 1968, từ Rome, đã có nhiều tranh luận và đình hoãn cũng như các phúc trình không có thẩm quyền rồi. Hội Đồng nới rộng được yêu cầu trình các khuyến cáo về các vấn đề ấy lên Đức Giáo Hoàng. Để soạn thảo các tham luận, Đức Hồng Y gửi nhiều thư kín cho một số nhân vật thuộc Giáo Hội Baltimore để hỏi ý kiến. Tôi cũng nhận được những lá thư như thế. Câu trả lời của tôi dựa nhiều vào kinh nghiệm, cả kinh nghiệm bản thân lẫn kinh nghiệm mục vụ. Gia đình và giáo dục đã cho tôi cái hiểu về tính dục. Óc tưởng tượng hết sức Công Giáo của gia đình tôi, của bạn bè và thầy cô tôi đã giúp tôi có thái độ cởi mở đối với thực tại này; lòng tôi đầy thán phục trước huyền nhiệm của nó. Tôi không cần đến các lý lẽ thần học cũng đủ xác tín sự nối kết chặt chẽ giữa hành vi tính dục và sự sống mới. Chân lý ấy được tôi chấp nhận lúc đang học các lớp giữa của ban tiểu học tại Giáo xứ Thánh Giuse thuộc Tu Viện Passionist ở Baltimore. Ngay đầu thời niên thiếu, cha tôi đã dẫn nhập tôi vào ý nghĩa đầy đủ của tính dục nhân bản và nhu cầu cần có kỷ luật. Việc can thiệp của người mở đường cho tôi vượt qua các mê cung trận của tuổi thiếu niên ấy.
Nhờ gia đình, trường học và giáo xứ, tôi kết thân với nhiều thiếu nữ. Tôi hẹn hò với một vài người trong số ấy một cách thường xuyên. Tôi khâm phục nét đẹp của họ. Đức can đảm của Thánh Maria Goretti, được phong hiển thánh năm 1950, gây ấn tượng mạnh đối với thế hệ của tôi như một cơn bão núi cực mạnh. Cuối thời niên thiếu, tôi hiểu rõ hơn tình bạn với các thiếu nữ phức tạp ra sao. Họ đi vào thời thanh xuân của đời tôi như nhịp điệu liên hợp của một bài thơ. Tôi ngạc nhiên khám phá ra: niềm vui kết thân với họ luôn được phong phú hóa nhờ cầu nguyện, nết na và các Bí Tích Hòa Giải và Thánh Thể.
Sau này, việc giáo dục và đào luyện trong các chủng viện đã được xây dựng trên các cảm nghiệm trên. Trong một lá thư gửi bạn năm 1953, Flannery O’Connor miêu tả ý nghĩa nhân đức trong sạch cho nhiều người Công Giáo thời ấy như sau: “Ngày nay, coi Chúa Kitô là Thiên Chúa và là người có lẽ không khó khăn như trước đây nữa…Đối với bạn, rất có thể khó mà chấp nhận được điều bạn gọi là việc đình chỉ các luật của xác thịt và vật lý, nhưng phần tôi, tôi nghĩ khi tôi biết rõ luật xác thịt và vật lý thực sự là gì, tôi sẽ biết rõ Chúa là ai. Ta biết các luật ấy theo điều ta thấy về chúng, chứ không theo điều Chúa thấy về chúng. Đối với tôi, chính việc sinh hạ mà vẫn còn đồng trinh, chính sự Nhập Thể, sự sống lại mới là các định luật đích thực của xác thịt và vật lý. Còn chết, hư thối, tiêu hủy là việc đình chỉ các luật ấy. Tôi luôn ngạc nhiên trước việc Giáo hội nhấn mạnh tới thân xác. Giáo hội không nói linh hồn sẽ sống lại vinh hiển, mà là thân xác. Tôi luôn nghĩ rằng trong sạch là nhân đức mầu nhiệm hơn cả, nhưng đối với tôi nó sẽ không bao giờ lọt được vào ý thức người ta nếu họ không mong đợi việc phục sinh của thân xác, lúc xác thịt và thần trí kết hiệp với nhau trong bình an, theo cách thế chúng hiện diện nơi Chúa Kitô. Việc phục sinh của Chúa Kitô rõ ràng là cao điểm trong luật tự nhiên”. Thần học của O’Connor với đặc điểm hết sức cánh chung của nó đã dọn đường cho giáo huấn của Công Đồng Vatican II, “Sự thật là chỉ ở trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể, mầu nhiệm con người mới được soi sáng” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 22). Trong những năm ấy, tôi chưa sử dụng được các ngôn từ minh nhiên của Công Đồng để giải thích quan điểm của tôi về tính dục và việc sử dụng nó. Một khi đã khám phá ra các ngôn từ ấy, thì tính dục đã trở thành người chị em thiêng liêng.
Tám năm trong thừa tác vụ linh mục, từ 1958 tới 1966, ở Washington và Baltimore, đã mở rộng kinh nghiệm của tôi. Không cần nhiều thời gian lắm, tôi cũng khám phá ra các thay đổi trong thái độ của người Mỹ đối với nhân đức trong sạch. Cả hai thành phố này đều kinh qua những gia tăng đáng kể về con số các vụ thai nghén ngoài hôn nhân. Tỷ lệ tại các khu nội thành Baltimore vào khoảng 18% trong năm 1966 và trong mấy năm sau, còn gia tăng hơn nữa. Trong hai năm 1965-1966, Hội Đồng Y Tế và Phúc Lợi của Đô Thị Baltimore thực hiện một cuộc nghiên cứu để cố vấn cho nhà cầm quyền thành phố cách giải quyết vấn đề. Lúc đó, các thành viên Giám Đốc của Hội Đồng, trong đó có tôi, đặt hết niềm tin không phê phán vào các chuyên viên và các cuộc nghiên cứu xã hội. Ngay chính Công Đồng Vatican II cũng phát biểu niềm tin không hạn chế vào vai trò của các chuyên viên tốt lành ấy (Vui mừng và Hy vọng, số 57). Không một nhà chuyên nghiệp quen biết nào dự ứng được cơn khủng hoảng niềm tin đang lấp ló ngay trong các mối liên hệ giữa đàn ông và đàn bà. Cái nhìn của chúng tôi không thiết lập ra được các điều kiện công bình và trong sạch cho tâm hồn để việc thán phục và đánh giá có thể đóng được vai trò của chúng. Chúng tôi quả đã lỗi thời và không còn hy vọng gì nữa. Chúng tôi đã làm ngơ cấu trúc cuả cuộc đời. Ngay lúc ấy, đã có nhiều dấu chỉ cho thấy các thảm họa đang đe dọa trẻ thơ, cả những em đã sinh ra và những em chưa sinh ra. Trong tư cách một nhân viên phụ trách các ca đặc biệt (caseworker) và tư cách một linh mục suốt thập niện 1960, một phần thừa tác vụ của tôi là huấn đạo các gia đình và cha mẹ đơn lẻ ở nội thành. Lần đầu tôi biết được có giáo dân sử dụng ma túy là năm 1961. Một thiếu niên 16 tuổi đã bị giam tại nhà tù ở Quận Anne Arundel thuộc Maryland. Lúc chiều tối khi tôi đến thăm, thì cậu bé đang bị ma túy hành mà không ai ở đó để săn sóc cậu, một mình cậu cô đơn trong xà lim nhỏ xíu. Tiếng la của cậu dội hết dẫy hành lang và các xà lim kế cận. Qua những chấn song sắt phân cách, tôi hoảng hốt nhìn cậu vật vã trong cơn hành hạ. Hố thẳm cậu đang nhìn vào quả là khủng khiếp không thể tưởng tượng nổi. Trong cơn co quắp đến hấp hối trên sàn nhà gần cầu xí công cộng của tuổi trẻ ghiền ma túy ấy, tôi nhìn ra hoa trái đắng đót của việc ra xa lạ giữa người đàn ông và người đàn bà. Mẹ cậu, sau khi ly dị với chồng, lúc đó sống với các con trong một căn ‘flat’ lầu ba, nóng như lửa, ở Đường Light, trong khu Nam Baltimore củ rích. Người cha không hề thấy mặt. Sự thất bại của người đàn ông trong vai trò làm cha và làm chồng được trải dài ra trước mắt và tai tôi. Từ ngày đó, càng ngày càng có nhiều người đàn ông khước từ trách nhiệm đối với tính dục của họ.
Trong một thư kín để trả lời yêu cầu của ngài, tôi chia sẻ một cách tổng quát các quan tâm trên. Ý kiến của tôi với Đức Hồng Y Shehan rất thực tiễn và đặc thù. Tôi trình bầy một cách lạnh lùng điều tôi cảm nhận được và điều Giáo Hội và xã hội lúc ấy đang làm. Tôi tìm được ý niệm hết sức tỉnh lược (elliptical): phải để tình yêu đơm hoa kết trái. Hai định điểm ấy phải được coi là hằng số. Ý niệm đơn giản này soi sáng mọi điều như tia chớp trong cơn giông. Tôi viết một cách trịnh trọng hơn cho Đức Hồng Y: không thể tách biệt hai ý nghĩa kết hiệp và phụ tạo (procreative) của hôn nhân. Do đó, cố ý loại bỏ đặc tính truyền sinh ra khỏi hành vi phu phụ là một điều xấu nội tại. Khuyến khích hay chấp nhận một lạm dụng như thế sẽ dẫn tới việc làm lu mờ tình phụ tử và bất kính đối với phụ nữ. Kể từ đó, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã cho chúng ta nhiều cái nhìn sáng suốt có tính bổ túc và tuyệt diệu về ý nghĩa phu phụ của thân xác con người. Nhiều thập niên sau, tôi đã đọc được một câu nói tương tự của Meister Eckhart: “Lòng biết ơn đối với món quà nhận được chỉ có thể biểu lộ khi để nó đơm hoa kết trái”.
Ít lâu sau, Hội Đồng Giáo Hoàng trình các khuyến cáo lên Đức Giáo Hoàng. Đa số nêu ý kiến: nên thay đổi giáo huấn của Giáo Hội về việc ngừa thai vì hoàn cảnh nay đã khác. Đức Hồng Y Shehan cũng thuộc đa số ấy. Ngay trước khi ký và công bố thông điệp, lá phiếu của ngài đã bị tiết lộ cho công chúng dù không do sáng kiến của ngài. Như chúng ta biết, Đức Giáo Hoàng đã quyết định cách khác. Quyết định ấy đã dọn sẵn sân khấu cho một bi kịch đầy bi thảm xẩy ra ngay sau ngày công bố thông điệp tức ngày 29 tháng Bẩy năm 1968. Trong hồi ký của mình, Đức Hồng Y Shehan miêu tả phản ứng tức khắc của một số linh mục ở Washington đối với thông điệp: “Sau khi nhận được các tin tức đầu tiên về việc công bố thông điệp, Cha Charles E. Curran, giáo sư thần học luân lý tại Trường Đại Học America, từ Miền Tây, nơi ngài đang cư ngụ, bay về Washington. Vào buổi tối cùng ngày, do sắp xếp trước, ngài đã họp với 9 giáo sư thần học khác của Đại Học Công Giáo tại Caldwell Hall để thâu nhận, cũng do sắp xếp trước với tờ Washington Post, từng phần từng phần của thông điệp khi chúng vừa được các báo chí in tải. Câu truyện sau đó cho thấy khoảng 9 giờ đêm hôm ấy, họ nhận được trọn bộ thông điệp, đọc nó, phân tích nó, chỉ trích nó và soạn thảo ‘Tuyên Bố Bất Đồng’ dài 600 chữ của họ. Rồi họ khởi sự hàng loạt dài những cuộc điện đàm của họ với các nhà thần học Miền Đông, mà theo tờ Washington Post, kéo dài tới tận 3 giờ 30 sáng, để xin phép điền tên những vị này vào danh sách những người chấp thuận (ký nhận là chữ đã được dùng) bản tuyên bố, mặc dù những người họ điện đàm với không có dịp được đọc cả bản thông điệp lẫn bản tuyên bố của họ. Trong khi ấy, nhờ một hệ thống truyền hình địa phương, họ đã sắp xếp để bản tuyên bố của họ được phát hình ngay đêm hôm đó”... Năm 1982, Đức Hồng Y viết: “Điều đầu tiên ta cần ghi nhận về toàn bộ sự việc này là: như tôi có thể nhận thức, chưa bao giờ trong lịch sử có ghi chép của Giáo Hội lại có việc người ta tiếp nhận một công bố long trọng của Đức Giáo Hoàng cách đầy bất kính và khinh mạn trong bất cứ nhóm Công Giáo nào như thế”.
Cơn Peirasmòs, cơn thử thách có tính bản thân bắt đầu từ đấy. Tại Baltimore, vào đầu tháng Tám năm 1968, ít ngày sau khi thông điệp được công bố, tôi nhận được lời mời qua điện thoại của một cha phụ tá mới chịu chức, đến tham dự một cuộc gặp mặt các linh mục tại nhà xứ giáo xứ Thánh William thành York thuộc tây nam Baltimore, để thảo luận về thông điệp. Cuộc gặp mặt dự trù tổ chức vào tối Chúa Nhật, mồng 4 tháng Tám. Tôi đồng ý đến dự. Cuối cùng, rất đông các linh mục đã gặp nhau tại tầng hầm nhà xứ. Tôi biết mặt hết mọi người.
Lúc chạng vạng tối, trời tuy trong nhưng nóng và ẩm thấp. Khu tầng hầm chật cứng người. Chúng tôi ngồi trên những hàng ghế dài và ghế dựa và được một cha xứ giáo phận ở nội thành hướng dẫn, ngài rất nổi tiếng trong các công tác phụng vụ và liên hệ sắc tộc. Cũng có cả một số linh mục Xuân Bích thuộc Chủng Viện Thánh Maria ở Baltimore đến giúp ngài trong việc điều hợp cuộc họp. Tôi không còn nhớ con số chính xác về họ.
Lòng hoài mong của tôi về cuộc họp tỏ ra không thực tiễn. Tôi hy vọng đến đó hội họp để tiếp nhận thông điệp rồi thảo luận. Nhưng tôi thật lầm. Cả hai điều ấy đều không xẩy ra.
Sau khi chào mừng chúng tôi và giới thiệu ban lãnh đạo, vị cha xứ nội thành đi thẳng vào trọng điểm. Ngài mong chúng tôi ký tên vào bản “Tuyên Bố Bất Đồng” đã được phổ biến trên tờ Washington Post. Pha lẫn lòng say mê với tính hài hước, ngài giải thích các lý do. Các lý do này đi từ việc duy trì khả tín tính cho Giáo Hội giữa hàng ngũ giáo dân tới nhu cầu phải dành ‘mềm dẻo’ cho các cặp vợ chồng để họ đào luyện lương tâm của họ đối với việc sử dụng các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Trước khi chúng tôi tới, các vị triệu tập cuộc họp quyết định rằng việc các linh mục Baltimore bác bỏ thông điệp của đức giáo hoàng phải được công bố sáng hôm sau trên tờ The Baltimore Sun, một trong các báo hàng ngày tại đó.
Bản tuyên bố trên báo Washington Post được đọc to lên. Rồi vị chỉ huy yêu cầu mỗi người chúng tôi đồng ý để tên mình vào đó. Ngài không dành một thì giờ nào để chúng tôi thảo luận, suy nghĩ, hay cầu nguyện. Mỗi linh mục hiện diện được yêu cầu đích danh nói có hay không.
Tôi không thể ký nhận được. Tôi nhớ lại bức thư trước đây tôi gửi cho Đức Hồng Y Shehan. Tôi hoàn toàn xác tín sự thật trong các phán đoán và kết luận của mình. Nhận thấy mình ngồi cuối dẫy trong căn hầm chật cứng người này, tôi để ý lắng nghe từng câu trả lời của các linh mục, hy vọng có ai ủng hộ mình chăng. Niềm hy vọng ấy không thành sự thực. Mọi người đều nhất trí ký vào bản tuyên bố. Không một ai bỏ phiếu trắng cả! Đến lời yêu cầu cuối cùng, tôi thấy mình thật cô lập. Căn hầm trở nên hết sức ngột ngạt.
Lúc ấy, màn đêm đã buông xuống. Căn phòng đầy căng thẳng. Một cái gì có tính thời đại đang xẩy ra. Rõ ràng chiến thuật của các tay lãnh tụ đã được dàn binh bố trận câẩ thận từ trước. Nó cứ thế tiến hành không gặp trở ngại chi. Kỹ năng ăn nói của họ đã đạt được hiệu quả dự liệu. Họ đã cẩn thận đặt kế hoạch làm thế nào để có thể giáng một đòn ép uổng cả về xúc cảm lẫn tri thức. Bạo lực bằng mưu mẹo khéo léo quả là điều mới mẻ trong hàng ngũ linh mục Baltimore.
Phản ứng của vị hướng dẫn đối với việc tôi từ chối không ký dĩ nhiên có thể đoán trước và hết sức khủng khiếp. Toàn bộ diễn trình trở thành một trận chiến gay go, một thử thách đáng sợ, một peirasmòs. Vị linh mục chủ tọa, dùng thứ ngôn từ khá tục tĩu từ lúc còn phục vụ Thủy quân Lục chiến thời Thế chiến II, đã đáp lễ một cách khinh miệt quyết định của tôi. Ngài nhất định buộc tôi phải thay đổi. Ngài tỏ ra hết sức giận dữ và thóa mạ tôi đủ lời. Nét bạo hành ngầm bên dưới, cái thứ bạo hành ‘anh em’ mỗi lúc một rõ nét thêm. Ngài tra vấn rồi cười nhạo sự trong sạch của tôi. Ngài đe dọa cả tương lai giáo sĩ của tôi.. Cuộc nhục mã cứ thế tiếp tục. Với một gắn bó chặt chẽ không ngờ, cuối cùng tôi đã có thể trả lời được rằng thông điệp của Đức Giáo Hoàng tối thiểu cũng đáng được ta đọc mới phải. Nhưng chẳng ai trong chúng ta đã đọc nó. Tôi nói tiếp: trên thực tế, tôi đã đồng ý và đã chấp nhận giáo huấn của Đức Giáo Hoàng vốn được truyền thông phúc trình rồi. Câu trả lời của tôi kéo thêm nhiều chế diễu khác… Cuối cùng, thấy tôi cương quyết không thay đổi, vị cựu lính thủy đánh bộ này đành phải kết thúc công việc bằng cách hoãn lại cuộc họp. Các nhà tổ chức sau đó soạn thảo một lời tuyên bố cho tờ báo hàng ngày vào sáng hôm sau.
Cuộc họp chấm dứt. Tôi vội thoát ra ngoài, nhẹ nhõm nhưng mất hướng. Ra đến ngoài, màn đêm hoàn toàn phủ lấy tôi. Tất cả chúng ta đang hứng chịu một điều gì rất mới trong Giáo Hội, một điều hết sức bất ngờ. Một cha xứ và một số giáo sư chủng viện đã lạm dụng tài ăn nói để phá hoại chân lý trong cộng đoàn phúc âm. Khi bị chống đối, họ lại thủ vai bạn bè của Gióp. Sự khinh mạn của họ quả là một cơn ác mộng. Trong đêm khua, hình như bàn tay mù của Chúa đang giương ra đập vào mặt tôi.
Sự bất đồng của một số giáo sư chủng viện Xuân Bích càng làm gia trọng sự mất hướng của tôi. Trong chủng viện Baltimore ngày xưa của họ, tôi từng nắm được sợi dây nối kết tự do với nội tâm tính và đức vâng lời. Dùng thước giáo hội nào để đo, đáng lý họ phải ý thức được rằng diễn trình họ ủng hộ đêm đó đã vượt quá “các quy phạm của một bất đồng hợp pháp”. Đàng này, họ tỏ ra không quan tâm chi đến sự trầm trọng của biến cố có tính thần học và mục vụ ấy. Họ thấy chẳng có chi là bất xứng trong việc đánh lộn con đen giữa việc lấy tiếng (publicity) và thần học. Họ không tỏ ra bất cứ dấu hiệu bồn chồn lo lắng chi, cả lúc đó lẫn sau này, về bản chất cưỡng ép của cuộc họp tháng Tám đó…
Trong một thời gian dài, tôi cứ tự hỏi mình hoài về ý nghĩa của biến cố trên. Nó là một tai biến khó lòng thoát được nguyên vẹn. Nhưng sự việc từ từ cũng được sáng tỏ. Sau này, Henri de Lubac cho thấy một phần ý nghĩa của nó: “Không điều gì chống đối chứng tá mạnh hơn là việc thông tục hóa. Không điều gì không giống việc tông đồ bằng việc tuyên truyền”. Còn Hannah Arendt cho ta nhiều cái nhìn trong sáng hết sức hữu ích liên quan tới cái thế thăng bằng nguy hiểm trong nền văn hoá tây phương của thế kỷ 20 giữa điều bất hạnh không thể tránh và niềm lạc quan liều lĩnh. “Ta nên khám phá ra những quy trình bí ẩn qua đó mọi yếu tố cổ truyền thuộc thế giới chính trị và tâm linh của ta đã bị hoà tan vào một khối hỗn tạp trong đó mọi sự đều mất đi giá trị đặc thù, và đã trở thành điều trí hiểu con người không nhận ra, điều vô dụng đối với mục tiêu nhân bản. Đầu hàng diễn trình hòa tan đơn thuần đó đã trở thành cơn cám dỗ không thể cưỡng lại được, không những chỉ vì nó đã tự mặc cho mình nét cao cả giả tạo của một ‘tất yếu lịch sử’, mà còn vì mọi sự bên ngoài nó đã bắt đầu trở nên hết sinh lực, hết máu huyết, vô nghĩa và không có thực”. Cái thế giới bí ẩn, từng kè kè bên các cộng đồng Kitô Giáo mà cha ông ta vốn đặt tên cho là chủ nghĩa ngộ đạo, nay lại trồi lên và cố gắng chiếm đoạt lấy chân lý của truyền thống Công Giáo.
Cùng với những nhận định của Lubac về bạo lực… và của Arendt về nền văn hóa phương tây trong thế kỷ 20… trên đây, ký ức trước đó kể từ tháng Tư năm 1968 có thể giúp ta hiểu rõ hơn về những điều sẽ xẩy ra vào tháng Tám, 1968. Thực vậy, lúc những cuộc bạo loạn năm 1968 tại Baltimore lên đến đỉnh cao, tiếp theo sau vụ tiến sĩ Martin Luther King Jr bị ám sát, tôi có điện thoại cho vị cha xứ nội thành đã điều khiển cuộc hội họp tháng Tám đã nói ở trên. Cú điện thoại đó là một trong nhiều cú điện thoại tôi thực hiện với các cha xứ nội thành trong đêm vọng Chúa Nhật Lễ Lá. Theo yêu cầu của chính quyền thành phố, tôi hỏi xem các cha xứ hoặc giáo dân của các ngài, lúc ấy đang bị vây khốn, có cần thực phẩm, săn sóc y tế hay điều gì khác hay không.
Cuộc điện đàm với ngài vào đêm tháng Tư ấy được kể là cuộc điện đàm đáng nhớ hơn cả. Trong khi điện đàm, ngài kể cho tôi nghe quang cảnh ngài nhìn thấy từ trong nhà xứ. Trong khung cửa số là cả một khu phố đang tan biến đi; giáo xứ của ngài đang trở thành một biển lửa cuồng bạo. Ngài nói: “Từ đây, tôi không thấy gì ngoài lửa đang tàn phá khắp nơi. Mọi sự đều đang bắt lửa mù trời. Cho đến giờ này, nhà thờ và nhà xứ chưa hề hấn gì”. Ngài không muốn rời chân hay di tản. Giọng nói của ngài cho thấy cả chán chường lẫn sợ hãi. Sau này, chúng tôi được hay các tòa nhà của giáo xứ được an toàn. Việc làm sáng tỏ hai biến cố bạo lực trên sẽ còn được tiếp tục trong nhiều tháng và năm sau đó. Đường đạn vòng của tháng Tư và của tháng Tám thực ra đã bất ngờ giao nhau ở một điểm. Hoài niệm về cuộc bạo động vật lý trong thành phố vào tháng Tư năm 1968 đã giúp tôi đặt tên được cho biến cố sẽ xẩy ra hồi tháng Tám cùng năm. Bất đồng trong Giáo Hội có thể trở thành cuộc bạo động thiêng liêng cả về hình thức lẫn nội dung. Một cái nhìn sâu sắc mới và gây bối rối xuất hiện. Không thể trộn lẫn giữa bạo lực và chân lý. Khi chân lý bị bất cứ hình thức phát biểu bạo lực nào tấn kích, thì hậu quả nghịch lý hết sức trầm trọng.
Tôi muốn nói gì đây? Hãy nhìn hậu quả của hai biến cố trên. Sau cuộc bạo loạn vào Chúa Nhật Lễ Lá, cuộc đối thoại dân sự ở đô thị Baltimore bị phá vỡ và chấm dứt. Nó nhường chỗ cho hận thù và đổ lỗi công khai giữa người da trắng và người da đen. Cuộc bạo động trong phiên họp của các linh mục hồi tháng Tám đã làm gia tăng tính gay gắt dữ dằn của chính nó. Các chuyện trò giữa các linh mục với nhau thẩy đều bị nhiễm vi trùng sợ sệt. Nghi ngờ lẫn nhau giữa các linh mục trở thành kinh niên. Đâu đâu cũng có sợ sệt. Và sợ sệt cứ thế kéo dài. Hàng ngũ linh mục của Tổng Giáo Phận mất đi điều gì đó đã trở thành toàn bộ thân ái mà các linh mục Baltimore từng biết trong nhiều thế hệ. Năm 1968 quả đã đánh dấu một đứt đoạn trong tình hiệp thông giữa các thế hệ trong hàng ngũ linh mục Baltimore, một tình hiệp thông vốn liên tục được chủng viện và phân khoa do các cha Xuân Bích củng cố. Tình anh em linh mục đã bị thương tổn nặng nề. Sự bất đồng về mục vụ đã tấn công thẳng vào nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa phu phụ của nền tảng ấy đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi các giám mục của họ chẳng là gì khác hơn những tượng mẫu La Mã.
Nhưng cũng có điều gì khác nữa đã xẩy ra cho các linh mục vào cái đêm bạo lực tháng Tám trên. Tình bạn trong Giáo Hội bị tấn công trực diện. Chúa Giêsu, khi gọi những kẻ theo Người là bằng hữu, đã biến tình bằng hữu thành một loại suy (analogy) rất trân qúy của Giáo Hội. Loại suy ấy đã bị che khuất sau khi một số lớn linh mục nặng lời lăng nhục các nhà lãnh đạo của họ và bác bỏ giáo huấn của các ngài.
Sau này, Đức Hồng Y Shehan cho hay: buổi sáng Thứ Hai, ngày 5 tháng Tám, ngài ‘hết sức bỡ ngỡ khi đọc thấy trên tờ The Baltimore Sun rằng 72 linh mục thuộc khu vực Baltimore đã ký tên vào bản Tuyên Bố Bất Đồng”… Tuy nhiên, đêm ấy không hoàn toàn là một mất mát. Cơn thử thách ấy bất ngờ và không ai chào đón nó. Các hậu quả làm mất thăng bằng của nó còn kéo dài. Sự bất đồng đầy lạm dụng và cưỡng bức đã trở thành một thực tại trong lòng Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu đựng nhiều cuộc tranh cãi bạo động, làm tê liệt, vô bổ, và kinh niên. Nhưng tôi vẫn khám phá ra một điều gì đó mới mẻ. Nhiều người khác cũng khám phá như tôi. Khi đến ngày đến giờ cho người Kitô hữu làm chứng nhân, không Kitô hữu nào có thể bị cưỡng bức nếu họ từ khước không chịu cưỡng bức. Dù có cái tân thời bị đối xử như một đối tượng của lăng nhục và chế diễu, đêm đó tôi đã không trở thành ‘xấu hổ vì Phúc Âm’, nhưng đã tìm thấy ‘khoan khoái dịu ngọt trong điều đúng’. Đó không phải là một bài học tồi. Đức vâng lời trong Giáo Hội đã chạy được một khoảng đường xa.
Khám phá thứ nhất của tôi rằng Chúa Kitô là người đầu tiên bất chấp lăng nhục đã đem lại cho tôi sự mạnh dạn cả trong ý nghĩa hiện sinh lẫn ý nghĩa quan phòng. “Chúng ta hãy kiên nhẫn chạy cuộc đua trước mắt, luôn dõi nhìn Chúa Giêsu, Đấng đi tiên phong và là Đấng hoàn thiện hóa đức tin của ta, Đấng nhờ niềm vui trước mắt đã vui lòng chịu vác thánh giá, bất chấp lăng nhục”. Nghịch lý thay, chính trong cái đêm tháng Tám nóng bức ấy, một dấu chỉ mới bất ngờ đã xuất hiện trên nẻo đường đời tương lai. Dấu chỉ ấy đọc lên như sau: “Chúa Giêsu học biết vâng lời qua diễn trình đau khổ của Người”.
Sự bạo hành của việc bất vâng phục lúc ban đầu chỉ là khúc nhạc dạo cho nhiều cuộc bạo hành đầy thuyết phục sau này nữa. Nhiều linh mục âm thầm khóc tại các cuộc hội họp vì sự thao túng của anh em mình. Sự khinh miệt chân lý, dù tấn kích hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các thần học gia và giáo dân bất đồng tiếp tục thi hành các kỹ thuật cưỡng bức của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh các nghị trình lươn lẹo của mình.
Tất cả những điều ấy dẫn tới các khám phá sau này. Biện biệt là điều chủ yếu trong thừa tác vụ giám mục. Với ơn thánh của “Thần Trí cai trị”, các kỹ năng biện biệt của vị giám mục phải được lớn lên. Vị giám mục phải chú tâm vào những gẫy đổ/gián đoạn mà Chúa Giêsu đã dẫn khởi và được Thánh Phaolô miêu tả trong câu trả lời những kẻ bất đồng ở Côrintô: “ Các ông muốn có bằng chứng là Chúa Kitô nói trong tôi. Người không yếu đuối khi xử sự với các ông đâu, nhưng Người rất mạnh mẽ nơi các ông. Vì tuy Người chịu đóng đinh trong yếu đuối, nhưng nay sống bằng sức mạnh Thiên Chúa. Tuy chúng tôi yếu đuối trong Người, nhưng khi xử sự với các ông, chúng tôi sống với Người bằng sức mạnh Thiên Chúa. Hãy xét mình các ông xem liệu các ông có đang giữ vững đức tin của các ông không. Hãy thử nghiệm chính các ông đi” (2Cor 13:3-5).
Sự gẫy đổ gián đoạn trong cái chết bạo hành của Chúa Giêsu đã thay đổi cái hiểu của chúng ta về bản tính Thiên Chúa. Sự sống Ba Ngôi của Người trong yếu tính là cho mình đi và yêu thương. Nhờ Phép Rửa, mọi môn đệ của Chúa Giêsu đều được in dấu Ba Ngôi bằng nước. Ngôi Lời Nhập Thể đến để thực thi ý Đấng đã sai Người. Đức vâng lời hiện đại của các môn đệ đối với các vị kế nhiệm Thánh Phêrô không thể nào tách biệt khỏi đức khó nghèo tinh thần và đức trong sạch tâm hồn đã được Ngôi Lời trên Thánh Giá lên khuôn thước và chiến thắng được.
Một lời ngắn sau cùng. Năm 1978 hay gần sau đó, trong một cuộc thăm viếng mục vụ tại giáo xứ của ngài, tôi có dịp dùng bữa trưa với vị cha xứ ở Baltimore, tức vị cựu lính thủy đánh bộ từng điều khiển cuộc hội họp tháng Tám năm 1968 ngày nào. Tôi là khách tại nhà xứ của ngài. Ngài vẫn còn đáng sợ như hồi ấy. Cuộc nói truyện của chúng tôi xoay quanh giáo xứ của ngài, giáo xứ ngài từng chăn dắt trong thời có những bạo loạn năm 1968. Bầu không khí nay đã thành thân hữu. Đang khi dùng bữa ăn đơn giản tại nhà bếp, tôi có quyết định không mấy dễ chịu. Vì chúng tôi chưa bao giờ thảo luận với nhau về cái đêm tháng Tám năm 1968 đó, nên tôi quyết định khởi đầu cuộc đối thoại về nó. Tôi vắn tắt và khách quan, ôn tồn nhắc lại các biến cố, bao lâu hoàn cảnh còn cho phép. Tôi hy vọng nhận được một soi sáng nào đó từ phía ngài về một biến cố từng trở thành tâm điểm đối với kinh nghiệm của nhiều linh mục, trong đó có tôi. Trong khi tâm trí tôi đang nhắc lại các biến cố của đêm đó, thì ngài hoàn toàn im lặng. Sự im lặng của ngài cứ thế tiếp tục.Dù không quên, nhưng ngài không hề bình luận điều chi. Đến đôi mắt, ngài cũng không ngước lên. Ngọn lửa trong trái tim ngài xem ra đã tắt ngúm.
Ngài không nói lời nào. Nên tôi đành để vấn đề lơ lửng ở đấy. Năm 1968, không thể có đối thoại; mà năm 1978, đối thoại cũng chẳng có thể có được. Chúng tôi không có cơ sở chung nào. Cả hai chúng tôi đành nhìn vào một hố thẳm, từ hai phía đối nghịch. Thống khổ và lắng lo phủ lấp hoàn toàn niềm hy vọng xa xăm muốn có hòa giải và thân hữu. Chúng tôi không bao giờ còn trở lại chủ đế ấy nữa. Sau đó, ngài đã qua đời lúc còn đang phục vụ một giáo xứ lớn vùng ngoại ô. Giải pháp duy nhất còn lại là đấm ngực mà cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin nhớ đến những giá trị bí ẩn trong mọi điều vô giá trị nhân bản nơi chúng con”. Hàng ngũ linh mục giáo phận chưa hoàn toàn hồi phục từ các đêm tháng Bẩy/tháng Tám năm 1968. Nhiều người trong hàng ngũ tu trì cũng đã thất bại trước cơn thử thách của phúc âm. Từ tháng Giêng năm 2002, hố thẳm đã mở ra tại nhiều nơi khác. Toàn bộ dân Chúa, cả trẻ em lẫn các thiếu niên, ngày nay cần nhìn thẳng vào cái hố thẳm ấy và nhận ra những con thú dữ khủng khiếp tận đáy của nó. Mỗi người chúng ta đều phải rùng mình trước cơn thịnh nộ của Chúa, mỗi người chúng ta cần phải hối hận than khóc các tôi lỗi mình và cầu xin Chúa Cha nhân hậu nhớ tới đức vâng lời của Chúa Kitô.