Chỉ trích chủ nghĩa tư bản
Trên tờ tuần báo The America, số đầu tháng Bẩy, linh mục James Martin, Dòng Tên, cho rằng thông điệp “Đức ái trong sự thật” đã mặc nhiên phê phán chủ nghĩa tư bản. Ông nhận xét như thế với tư cách là một người tốt nghiệp trường Kinh Doanh Wharton, với bằng cử nhân kinh tế vào năm 1982 và đã từng làm việc cho công ty GE và sau đó cho công ty GE Capital (từ 1982 tới 1988). Nói như thế chỉ để chứng tỏ ông là một người theo chủ nghĩa tư bản, hay ít nhất cũng là người ủng hộ chủ nghĩa này, coi nó như một hệ thống đóng góp hữu hiệu nhất cho của cải, dịch vụ và sự thịnh vượng của con người.
Theo linh mục Martin, không ít người Công Giáo phò thị trường tự do đã thêu dệt Đức Ái Trong Sự Thật thành một thứ văn kiện nhìn nhận hệ thống tư bản. Và ông tỏ ra ngạc nhiên đối với những người Công Giáo ấy, những người vẫn thổi phồng các chủ trương “phản bác văn hóa đương thời” của các vị giáo hoàng, nhất là lúc nói tới những vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc hay các vấn đề về sự sống nói chung, nhưng lại sẵn sàng nhìn sang hướng khác, khi nền văn hóa bị phản bác ấy là chủ nghĩa tư bản phò thị trường tự do hay chủ nghĩa tiêu thụ đang thịnh hành. Và nếu bạn còn hoài nghi không biết Đức Giáo Hoàng có chỉ trích chủ nghĩa tư bản hay không, thì theo linh mục Martin, bạn nên đọc chính văn kiện của ngài.
Một số từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần như: liên đới, công lý, nghèo khó, ích chung, tất cả đều là những từ ngữ mà chủ nghĩa tư bản, hay ít nhất tư tưởng duy tư bản, vốn có truyền thống đọc lướt qua. Những người phò thị trường tự do cho rằng thị trường sẽ đem lại những điều trên qua việc điều hành nền kinh tế một cách êm đẹp và hữu hiệu. Nhưng như ta đã thấy, thực tế đã không xẩy ra như vậy. Chỉ cần hỏi người nghèo là thấy. Mà hỏi đâu cũng thấy vì người nghèo có đến hàng tỉ, ngay tại Hoa Kỳ và ở khắp mọi nơi. Như Winston Churchill có lần đã nói về nền dân chủ, chủ nghĩa tư bản xem ra là hình thức tồi tệ nhất trong việc phân phối kinh tế. Và ở đây, theo linh mục Martin, cũng như các vị tiền nhiệm từ Lêô, tới Phaolô và Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô hoàn toàn đúng và có quyền đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ đối với não trạng duy tư bản.
Hãy đọc số 36: “hoạt động kinh tế không thể giải quyết hết mọi vấn đề xã hội bằng cách chỉ áp dụng luận lý thương mãi. Việc ấy phải được quy hướng về việc mưu cầu ích chung, mà cộng đồng chính trị đặc biệt phải nhận phần trách nhiệm”.
Điều chủ chốt mà Đức Bênêđíctô XVI muốn nói là: thị trường không thể chu cấp cho mọi người. Và vì nó không thể làm được việc đó, nên một điều gì khác thế phải được coi là giá trị chủ chốt: điều đó chính là ích chung. Bên ngoài việc tạo ra của cải, còn có nhiều giá trị khác nữa. Và các giá trị này phải được nhập thân vào cách tính toán của ta đối với những điều “nên việc”. Đối với Đức Bênêđíctô XVI, Adam Smith (1) chỉ đúng một phần.
Sau đây là một lãnh vực chỉ trích khác. Trong kinh tế học cổ truyền, các nhà kinh tế học thường cho rằng sẽ luôn có thứ “thất nghiệp thặng dư” (residual unemployment), do các công nhân thay đổi công việc mà tạo ra. Còn sở dĩ có người nghèo, là tại họ không “có hiệu năng” do thiếu giáo dục hay huấn luyện tay nghề, và cũng có thể họ không chịu cố gắng đi tìm việc làm, cho nên cảnh nghèo của họ chính là chiếc gậy nhọn thúc họ phải được huấn luyện tốt hơn, được giáo dục tốt hơn hay được khích lệ nhiều hơn. Tóm lại cả hai vấn đề, thất nghiệp và nghèo đói, đều là các dữ kiện có sẵn trong hệ thống thị trường tự do. Nhưng không sao, vì cuối cùng thị trường sẽ điều chỉnh các vấn đề ấy.
Cũng như các vị tiền nhiệm của mình, Đức Bênêđíctô XVI không nghĩ như thế. Ngài viết: “Không được coi người nghèo là một “gánh nặng”, mà là một tài nguyên, dù xét theo quan điểm kinh tế. Tuy nhiên, sẽ sai lầm khi chủ trương rằng nền kinh tế thị trường tự chân thân đã mang nhu cầu phải có một chỉ tiêu nghèo khó và thiếu phát triển mới vận hành được cách tối hảo. Vì chính lợi ích của thị trường, người ta cần phải cổ xúy việc giải phóng, nhưng để làm được việc này, nó không thể dựa vào chính mình, vì tự nó, nó không thể sản xuất được điều gì nằm ngoài khả năng của nó. Nó cần rút tỉa các năng lực tinh thần của mình từ các chủ thể khác, vốn có khả năng sản sinh ra những năng lực này”.
Làm người Công Giáo không nhất thiết phải làm người duy tư bản. Dĩ nhiên càng không nhất thiết phải là người cộng sản hay duy xã hội. Giáo Hội Công Giáo rất đúng khi lên tiếng chỉ trích các lỗi lầm trắng trợn của hệ thống tư bản, không phải vì tự thân chủ nghĩa tư bản là một điều xấu hay đi nguợc lại Phúc Âm, nhưng chỉ vì nó thất bại trong nhiều khía cạnh đối với việc duy trì phẩm giá của mọi con người nhân bản. Trong Phúc Âm Mátthêu, khi Chúa Giêsu dạy ta rằng ta sẽ bị phán xét căn cứ vào cung cách ta chăm sóc những người anh em nhỏ bé nhất của ta, là Người chủ ý nói tới người nghèo.
Theo linh mục Martin, thông điệp “Đức Ái Trong Sự Thật” nhắc ta điều này: đức ái mà Chúa Giêsu thường nói tới không do chủ nghĩa tư bản chu cấp. Và do đó, quả là thích hợp nếu Giáo Hội chỉ ra sự thật ấy, dù sự thật ấy có làm những người Công Giáo theo chủ nghĩa tư bản khó chịu.
Chỉ trích nhiều khía cạnh khác
Độc giả Brian Thompson, sau khi đọc bài của linh mục Martin, đã nhận định rằng: đúng là Đức Thánh Cha chỉ trích các thiếu sót của chủ nghĩa tư bản, nhưng đồng thời ngài cũng chỉ trích nhiều khía cạnh khác. Theo ông cần đọc những điều Đức Thánh Cha nói tới giá trị của tính phụ đới (subsidiarity) nghĩa là phải cố gắng quản trị sự việc ở cấp thấp nhất có thể; liên kết công lý với yêu thương/bác ái; thận trọng đừng làm người khác lệ thuộc việc bác ái về phương diện vật chất; lên án việc đồng hóa thịnh vượng vật chất với phát triển; dùng bác ái để xuất cảng hay áp đặt ý thức hệ hay thí nghiệm trên người nghèo (như kiểm soát dân số chẳng hạn); thỏa hiệp các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý nhân danh “phát triển” (như một số trò nhại đạo đức sinh học rẻ tiền); thái độ cha chú, kẻ cả đối với các nước nghèo; sự thiếu khả năng của chủ nghĩa duy tục trong việc đưa tới phát triển nhân bản chân chính… Và điểm chủ yếu của thông điệp, theo Thompson, là: Trên hết, phát triển nhân bản chân chính nhất thiết phải nối kết với việc đối xử với con người như những thực tại toàn diện, bất cứ điều gì không làm được như thế không thể gọi được là công bình, chân thật và yêu thương. Ông cũng cho rằng xã hội ngày nay có nhiều điều cần cải thiện. Ngay lúc này đây, cả người tư bản, lẫn người xã hội chủ nghĩa hay bảo thủ hoặc cấp tiến đều không được tự mãn. Mọi người đều có nhiệm vụ phải thận trọng khi phân tích các ngôn từ của Đức Thánh Cha để tìm thấy trong đó có cái gì chứ không phải tìm ra điều mình muốn nghe, muốn đọc.
Nền kinh tế ơn phúc
Linh mục Drew Christiansen, Dòng Tên, chủ bút tuần san The America, thì cho rằng suốt bốn năm qua, nhiều người Công Giáo vẫn mong có một thông điệp mới về xã hội, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng như hoàn cầu hóa, đạo đức môi sinh, cũng như cuộc khủng hỏang kinh tế hiện nay và vấn đề bảo vệ lao động. Tin đồn lên cao vào hai năm trước nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Đức GH Phaolô VI công bố thông điệp “Phát Triển Các Dân Tộc” (Populorum progression). Nên việc công bố thông điệp “Đức Ái Trong Sự Thật” ngày 7 tháng Bẩy vừa qua là một tin vui.
Các nhà tranh đấu và đạo đức học xã hội hiện còn tôn kính Đức Phaolô VI thẩy đều hân hoan khi biết Đức Bênêđíctô XVI đã dành hẳn một chương để nhắc tới Phát Triển Các Dân Tộc, một trong những văn kiện xã hội có tính canh tân nhất trong 50 năm qua, và mặc dù trễ so với việc kỷ niệm 40 năm ban hành thông điệp ấy, Đức Bênêđíctô XVI vẫn kêu gọi ta tưởng niệm nó như ta thường tưởng niệm thông điệp Tân Sự (Rerum novarum) hàng năm. Những nhà tân bảo thủ hình như hơi cau mày khi ngài đặt thông điệp này không những cùng hàng với Phát Triển Các Dân Tộc mà còn cùng hàng với Quan Tâm Tới Việc Xã Hội (Sollicitudo rei socialis), là thông điệp bình đẳng nhất của Đức Cố GH Gioan Phaolô II mà họ ít ưa nhất trong công trình biên soạn của Đức Cố Giáo Hoàng.
Đức GH Bênêđíctô XVI tự đặt cho mình nhiệm vụ cập nhật thông điệp của Đức Phaolô VI, nhất là vì cường độ gia tăng của việc hoàn cầu hóa và các vấn đề càng ngày càng nhiều của nó. Ngài cũng đem lại một cái nhìn mới mẻ đối với thông điệp của Đức Phaolô VI, đặc biệt nhấn mạnh tới thần học về nhân vị vốn ẩn tàng trong đó. Cái hiểu của ngài về thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc cũng như chính tựa đề Đức Ái Trong Sự Thật cho thấy các quan tâm có tính siêu hình nơi Đức Bênêđíctô XVI, và ngài đã khai thác các chủ đề, tỉ dụ phát triển như “ơn gọi” chẳng hạn, thành các bài học quan trọng về vai trò chủ yếu của tự do một cách có trách nhiệm trong tiến bộ nhân bản. Thông điệp còn nhiều phong cách riêng khác, như việc nhấn mạnh rằng giáo huấn xã hội Công Giáo coi phát triển như chiếc áo không viền, không có những phân chia nhỏ (subdivision) rõ ràng.
Thông điệp này chắc chắn mang dấu ấn của Đức Bênêđíctô XVI và bộc lộ với ta các quan tâm của ngài. Sự liên hệ qua lại giữa đức ái và sự thật là một điển hình hiển nhiên nhất; và có lẽ đây là văn kiện giáo huấn xã hội đầu tiên kể từ Vatican II biết minh nhiên nhấn mạnh tới tính liên quan của siêu hình học đối với sứ mệnh xã hội của Giáo Hội. Công đồng từng từ bỏ mô thức Triết Lý Trường Cửu (philosophia perennis) xưa cũ trong giáo huấn xã hội của mình để tiếp nhận nền thần học tích cực của Thánh Kinh, của các giáo phụ và phương pháp đọc ra các Dấu Chỉ Thời Đại. Đức Ái Trong Sự Thật cũng nói nhiều tới các mối tương quan qua lại giữa đức tin và lý trí, đức ái và nhận thức, quyền lợi và bổn phận, phụ đới và liên đới, không ngừng nhắc ta nhớ tới những cặp “cả-lẫn” (both-and) của đạo Công Giáo.
Khu vực thứ tư bên cạnh nhà nước, thị trường và xã hội dân sự
Theo linh mục Christiansen, điều hấp dẫn nhất là định đề của Đức Bênêđíctô XVI về một khu vực thứ tư trong xã hội, tức các thực tại kiếm lời nhưng dấn thân tìm kiếm ích chung, song song với nhà nước, thị trường và xã hội dân sự. Linh mục nhận định rằng thoạt đầu khó hình dung được khu vực này, nhưng dần dần người ta thấy trên thực tế đã có những thực tại như vậy thí dụ Ngân Hàng Grameen (2) và nhiều định chế tài trợ tiểu mô khác; những nhà tiếp thị “Fair Trade” (3) (Kinh Doanh Ngay Thẳng) và những công ty tiểu đầu tư như GlobalGiving (4), chuyên hỗ trợ các nhà doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Linh mục Christiansen nghĩ rằng các điển hình này có thể phù hợp với quan điểm của Đức Giáo Hoàng. Vì tất cả các tổ chức ấy đều có đặc tính của điều được Đức Thánh Cha gọi là “nền kinh tế ơn phúc” hay nền kinh tế nhưng không (the economy of gratuitousness). Người ta không biết chắc liệu các doanh nghiệp này có tạo thành một khu vực riêng trong sinh hoạt kinh tế hay không, nhưng chắc chắn chúng báo trước một loại kinh tế học khác hẳn, có tính ý thức, tránh được lầm lỗi của hơn 30 năm qua.
Dù Đức Bênêđíctô đặt cơ sở của lãnh vực này trong sự sống nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi, mở lối cho các nhà thần học khai triển rộng ra, nhưng có lẽ ngài cũng đã đưa ra một cơ sở có tính cảm nghiệm nhiều hơn khi ngài đề cập tới việc mọi liên hệ kinh tế cần phải có một yếu tố nhưng không nếu muốn vận hành một cách hữu hiệu. Ta thấy nơi Đức Cố GH Gioan Phaolô II cũng có một quan niệm tương tự tức quan niệm cho rằng không có công lý nếu không có tha thứ. Nghĩa là nếu không có tha thứ, thì công lý sẽ rơi tõm xuống áp bức và mang lại cơ hội mới cho tranh chấp. Như thế, trong kinh tế học, một nền kinh tế theo kiểu “Gradgrind” (5), tức nền kinh tế trong đó, mọi giao dịch đều nguyên tuyền chỉ là giao hoán theo nghĩa hẹp, thì tựu chung, sẽ ngưng đọng vì thiếu chất dầu tin tưởng và thiện chí và vì cái cảm thức bất công mỗi ngày một lớn mạnh.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha còn yêu cầu nhiều hơn nữa. Dù thừa nhận tính vận hành mặc nhiên của nhưng không trong nền kinh tế, ngài cho rằng cần phải minh nhiên bao gồm tính nhưng không vào mọi khu vực, để định chế nào cũng phải nhìn nhận vai trò của nó trong việc phục vụ ích chung như là sự phát triển nhân bản của “từng người và mọi người”.
Những ai rùng mình khi thấy Đức Bênêđíctô nói đến sự thật thì đừng có lo. Bởi vì phần lớn thông điệp đều rất gần gũi với nền nhân học của Đức Phaolô VI, cho nên sự thật về con người ở đây có ý nói tới các điều kiện ít nhiều có tính nhân bản, luôn luôn gần gũi với năng động tính của thèm muốn qua đó con người nhân bản thèm muốn nhiều hay ít, nhưng sẽ ra lệch lạc nếu không biết nhìn nhận các đối tượng siêu việt trong thèm muốn của mình, một công thức được sử dụng nhiều lần trong Phát Triển Các Dân Tộc. Ngoài ra, còn có sự thừa nhận được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đức tin và lý trí có liên hệ hỗ tương với nhau và biết sửa chữa cho nhau. Đức ái và nhận thức cũng thế. Nền nhân bản của Đức Bênêđíctô XVI, theo linh mục Christiansen là một nền nhân bản toàn diện, giống nền nhân bản của Đức Phaolô VI.
Một tóm lược có ý nghĩa
Độc giả David Cloutier, sau khi đọc bài của linh mục Christiansen, có đưa ra một tóm lược đầy ý nghĩa:
1. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới một kinh tế học dựa trên “nguyên tắc ơn phúc hay nhưng không” và nguyên tắc này không thể từ sinh hoạt kinh tế mà có, nhưng phải nội tại trong chính sinh hoạt ấy. Do đó, phải đặc biệt ghi nhận sự quan trọng của việc đầu tư cho ích chung, của các hợp tác xã của người tiêu thụ v.v… Việc ủng hộ “nền kinh tế ơn phúc” này hay “nền kinh tế hiệp thông” hay như tựa đề của chương 5 đã gợi ý, nền kinh tế hợp tác chính là tâm điểm của thông điệp và đó là bước nhẩy vọt lớn nhất của nó.
2. Cần phải có những hình thức thực hành thay thế có thể vượt qua “mô thức độc hữu có tính nhị phân giữa thị trường và nhà nước” (đoạn 39), trong đó, sự cởi mở và trao đổi “ơn phúc” (gifts) có thể diễn ra. “Ơn phúc” không phải chỉ có nghĩa một “thái độ” mà là một khuôn khổ khác để thực hành. Ta khó có thể hình dung được những ơn phúc này vì chúng ta vốn kẹt cứng trong điều Đức Bênêđíctô gọi là “độc hữu nhị phân giữa thị trường và nhà nước”. Nếu muốn có một điển hình rõ ràng, chỉ cần nhìn các hợp tác xã thực phẩm tại địa phương, đó chính là loại tổ chức mà Đức Bênêđíctô nói tới ở đoạn 66. Có những doanh nghiệp đã xây dựng trong chính cấu trúc của mình nguyên tắc cho đi và liên đới. Nhờ thế bạn không những ăn uống với công lý mà còn ăn uống với đức ái nữa. Quan trọng hơn nữa, các cấu trúc này thực sự còn là các mô thức tham gia hỗ tương, vì người tiêu thụ cũng là chủ nhân ông và có quyền quản trị định chế của mình, dưới sự hướng dẫn của chính sách về mục đích vốn không nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhưng là duy trì doanh nghiệp trong dài hạn, mang lợi lại cho cộng đoàn và bảo vệ môi sinh.
3. Mọi hình thức thực hành trên phải mở cửa đón nhận Thiên Chúa và siêu việt thể, để kinh thành trần gian trở thành hình ảnh báo trước của kinh thành thiên quốc. Kinh thành trần gian này có thể biểu tượng cho kinh thành thiên quốc bằng tình yêu của mình. Điều này được liên kết với “cánh chung luận xã hội” mà Đức Thánh Cha đã nói tới trong “Được Cứu Rỗi Nhờ Đức Cậy” (Spe Salvi). Thông điệp này chắc chắn cũng sẽ khiến ta suy tư về “luật tự nhiên” vì nó đã dệt một cách chặt chẽ các giáo huấn thần học và xã hội của nó với nhau.
4. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tới đặc điểm xã hội có tính nội tại trong các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục và các vấn đề sự sống cũng như mối tương quan của chúng với sự quan trọng phải chăm sóc tới cấu trúc nội tại của môi trường tự nhiên. Không thể nào dạy người ta tôn trọng môi trường nếu chính họ không biết tự tôn trọng mình.
Chú thích
(1) Adam Smith (1723 –1790) là triết gia luân lý người Tô Cách Lan và là người tiên phong của nền triết lý chính trị. Ông thường được coi là cha đẻ của khoa kinh tế học hiện đại.
(2) Grameen Bank là lối tổ chức tài chánh tiểu mô và là loại ngân hàng phát triển cộng đồng khởi đầu tại Bangladesh vào năm 1976 do giáo sư Muhammad Yunus, nhằm cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo mà không cần thế chấp. Giáo sự Yunus được cấp giải Nobel Hòa Bình năm 2006 nhờ sáng kiến này.
(3) Fair Trade là một phong trào xã hội có tổ chức nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất tại các nước đang mở mang. Phong trào này cổ vũ việc trả giá cao hơn cho các nhà sản xuất cũng như việc phải có các tiêu chuẩn xã hội và môi trường tại các khu vực có liên hệ đến việc sản xuất ra của cải. Nhiều tổ chức viện trợ quốc tế và nhiều cơ quan xã hội, tôn giáo và môi sinh đã tham gia phong trào này, như Christian Aid, SERRV International, Oxfam, Amnesty International, Catholic Relief Services, và Caritas International. Năm 2008, phong trào này đã chứng nhận một số lượng bán ra trị giá 2.9 tỉ bảng Anh (4.8 tỉ mỹ kim).
(4) GlobalGiving là một thị trường liên mạng nhằm trực tiếp nối các nhà tặng dữ với các dự án hạ tầng tại các nước đang mở mang.
(5) Thomas Gradgrind là một ông hiệu trưởng khét tiếng trong tiểu thuyết Hard Times của Dickens, nổi tiếng trong các vụ làm ăn kiếm lời. Tên ông hiện nay được sử dụng để chỉ bất cứ ai khó tính, chỉ biết tới những con số và sự kiện lạnh lùng.
Trên tờ tuần báo The America, số đầu tháng Bẩy, linh mục James Martin, Dòng Tên, cho rằng thông điệp “Đức ái trong sự thật” đã mặc nhiên phê phán chủ nghĩa tư bản. Ông nhận xét như thế với tư cách là một người tốt nghiệp trường Kinh Doanh Wharton, với bằng cử nhân kinh tế vào năm 1982 và đã từng làm việc cho công ty GE và sau đó cho công ty GE Capital (từ 1982 tới 1988). Nói như thế chỉ để chứng tỏ ông là một người theo chủ nghĩa tư bản, hay ít nhất cũng là người ủng hộ chủ nghĩa này, coi nó như một hệ thống đóng góp hữu hiệu nhất cho của cải, dịch vụ và sự thịnh vượng của con người.
Theo linh mục Martin, không ít người Công Giáo phò thị trường tự do đã thêu dệt Đức Ái Trong Sự Thật thành một thứ văn kiện nhìn nhận hệ thống tư bản. Và ông tỏ ra ngạc nhiên đối với những người Công Giáo ấy, những người vẫn thổi phồng các chủ trương “phản bác văn hóa đương thời” của các vị giáo hoàng, nhất là lúc nói tới những vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc hay các vấn đề về sự sống nói chung, nhưng lại sẵn sàng nhìn sang hướng khác, khi nền văn hóa bị phản bác ấy là chủ nghĩa tư bản phò thị trường tự do hay chủ nghĩa tiêu thụ đang thịnh hành. Và nếu bạn còn hoài nghi không biết Đức Giáo Hoàng có chỉ trích chủ nghĩa tư bản hay không, thì theo linh mục Martin, bạn nên đọc chính văn kiện của ngài.
Một số từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần như: liên đới, công lý, nghèo khó, ích chung, tất cả đều là những từ ngữ mà chủ nghĩa tư bản, hay ít nhất tư tưởng duy tư bản, vốn có truyền thống đọc lướt qua. Những người phò thị trường tự do cho rằng thị trường sẽ đem lại những điều trên qua việc điều hành nền kinh tế một cách êm đẹp và hữu hiệu. Nhưng như ta đã thấy, thực tế đã không xẩy ra như vậy. Chỉ cần hỏi người nghèo là thấy. Mà hỏi đâu cũng thấy vì người nghèo có đến hàng tỉ, ngay tại Hoa Kỳ và ở khắp mọi nơi. Như Winston Churchill có lần đã nói về nền dân chủ, chủ nghĩa tư bản xem ra là hình thức tồi tệ nhất trong việc phân phối kinh tế. Và ở đây, theo linh mục Martin, cũng như các vị tiền nhiệm từ Lêô, tới Phaolô và Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô hoàn toàn đúng và có quyền đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ đối với não trạng duy tư bản.
Hãy đọc số 36: “hoạt động kinh tế không thể giải quyết hết mọi vấn đề xã hội bằng cách chỉ áp dụng luận lý thương mãi. Việc ấy phải được quy hướng về việc mưu cầu ích chung, mà cộng đồng chính trị đặc biệt phải nhận phần trách nhiệm”.
Điều chủ chốt mà Đức Bênêđíctô XVI muốn nói là: thị trường không thể chu cấp cho mọi người. Và vì nó không thể làm được việc đó, nên một điều gì khác thế phải được coi là giá trị chủ chốt: điều đó chính là ích chung. Bên ngoài việc tạo ra của cải, còn có nhiều giá trị khác nữa. Và các giá trị này phải được nhập thân vào cách tính toán của ta đối với những điều “nên việc”. Đối với Đức Bênêđíctô XVI, Adam Smith (1) chỉ đúng một phần.
Sau đây là một lãnh vực chỉ trích khác. Trong kinh tế học cổ truyền, các nhà kinh tế học thường cho rằng sẽ luôn có thứ “thất nghiệp thặng dư” (residual unemployment), do các công nhân thay đổi công việc mà tạo ra. Còn sở dĩ có người nghèo, là tại họ không “có hiệu năng” do thiếu giáo dục hay huấn luyện tay nghề, và cũng có thể họ không chịu cố gắng đi tìm việc làm, cho nên cảnh nghèo của họ chính là chiếc gậy nhọn thúc họ phải được huấn luyện tốt hơn, được giáo dục tốt hơn hay được khích lệ nhiều hơn. Tóm lại cả hai vấn đề, thất nghiệp và nghèo đói, đều là các dữ kiện có sẵn trong hệ thống thị trường tự do. Nhưng không sao, vì cuối cùng thị trường sẽ điều chỉnh các vấn đề ấy.
Cũng như các vị tiền nhiệm của mình, Đức Bênêđíctô XVI không nghĩ như thế. Ngài viết: “Không được coi người nghèo là một “gánh nặng”, mà là một tài nguyên, dù xét theo quan điểm kinh tế. Tuy nhiên, sẽ sai lầm khi chủ trương rằng nền kinh tế thị trường tự chân thân đã mang nhu cầu phải có một chỉ tiêu nghèo khó và thiếu phát triển mới vận hành được cách tối hảo. Vì chính lợi ích của thị trường, người ta cần phải cổ xúy việc giải phóng, nhưng để làm được việc này, nó không thể dựa vào chính mình, vì tự nó, nó không thể sản xuất được điều gì nằm ngoài khả năng của nó. Nó cần rút tỉa các năng lực tinh thần của mình từ các chủ thể khác, vốn có khả năng sản sinh ra những năng lực này”.
Làm người Công Giáo không nhất thiết phải làm người duy tư bản. Dĩ nhiên càng không nhất thiết phải là người cộng sản hay duy xã hội. Giáo Hội Công Giáo rất đúng khi lên tiếng chỉ trích các lỗi lầm trắng trợn của hệ thống tư bản, không phải vì tự thân chủ nghĩa tư bản là một điều xấu hay đi nguợc lại Phúc Âm, nhưng chỉ vì nó thất bại trong nhiều khía cạnh đối với việc duy trì phẩm giá của mọi con người nhân bản. Trong Phúc Âm Mátthêu, khi Chúa Giêsu dạy ta rằng ta sẽ bị phán xét căn cứ vào cung cách ta chăm sóc những người anh em nhỏ bé nhất của ta, là Người chủ ý nói tới người nghèo.
Theo linh mục Martin, thông điệp “Đức Ái Trong Sự Thật” nhắc ta điều này: đức ái mà Chúa Giêsu thường nói tới không do chủ nghĩa tư bản chu cấp. Và do đó, quả là thích hợp nếu Giáo Hội chỉ ra sự thật ấy, dù sự thật ấy có làm những người Công Giáo theo chủ nghĩa tư bản khó chịu.
Chỉ trích nhiều khía cạnh khác
Độc giả Brian Thompson, sau khi đọc bài của linh mục Martin, đã nhận định rằng: đúng là Đức Thánh Cha chỉ trích các thiếu sót của chủ nghĩa tư bản, nhưng đồng thời ngài cũng chỉ trích nhiều khía cạnh khác. Theo ông cần đọc những điều Đức Thánh Cha nói tới giá trị của tính phụ đới (subsidiarity) nghĩa là phải cố gắng quản trị sự việc ở cấp thấp nhất có thể; liên kết công lý với yêu thương/bác ái; thận trọng đừng làm người khác lệ thuộc việc bác ái về phương diện vật chất; lên án việc đồng hóa thịnh vượng vật chất với phát triển; dùng bác ái để xuất cảng hay áp đặt ý thức hệ hay thí nghiệm trên người nghèo (như kiểm soát dân số chẳng hạn); thỏa hiệp các tiêu chuẩn đạo đức và luân lý nhân danh “phát triển” (như một số trò nhại đạo đức sinh học rẻ tiền); thái độ cha chú, kẻ cả đối với các nước nghèo; sự thiếu khả năng của chủ nghĩa duy tục trong việc đưa tới phát triển nhân bản chân chính… Và điểm chủ yếu của thông điệp, theo Thompson, là: Trên hết, phát triển nhân bản chân chính nhất thiết phải nối kết với việc đối xử với con người như những thực tại toàn diện, bất cứ điều gì không làm được như thế không thể gọi được là công bình, chân thật và yêu thương. Ông cũng cho rằng xã hội ngày nay có nhiều điều cần cải thiện. Ngay lúc này đây, cả người tư bản, lẫn người xã hội chủ nghĩa hay bảo thủ hoặc cấp tiến đều không được tự mãn. Mọi người đều có nhiệm vụ phải thận trọng khi phân tích các ngôn từ của Đức Thánh Cha để tìm thấy trong đó có cái gì chứ không phải tìm ra điều mình muốn nghe, muốn đọc.
Nền kinh tế ơn phúc
Linh mục Drew Christiansen, Dòng Tên, chủ bút tuần san The America, thì cho rằng suốt bốn năm qua, nhiều người Công Giáo vẫn mong có một thông điệp mới về xã hội, đề cập đến những vấn đề nóng bỏng như hoàn cầu hóa, đạo đức môi sinh, cũng như cuộc khủng hỏang kinh tế hiện nay và vấn đề bảo vệ lao động. Tin đồn lên cao vào hai năm trước nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Đức GH Phaolô VI công bố thông điệp “Phát Triển Các Dân Tộc” (Populorum progression). Nên việc công bố thông điệp “Đức Ái Trong Sự Thật” ngày 7 tháng Bẩy vừa qua là một tin vui.
Các nhà tranh đấu và đạo đức học xã hội hiện còn tôn kính Đức Phaolô VI thẩy đều hân hoan khi biết Đức Bênêđíctô XVI đã dành hẳn một chương để nhắc tới Phát Triển Các Dân Tộc, một trong những văn kiện xã hội có tính canh tân nhất trong 50 năm qua, và mặc dù trễ so với việc kỷ niệm 40 năm ban hành thông điệp ấy, Đức Bênêđíctô XVI vẫn kêu gọi ta tưởng niệm nó như ta thường tưởng niệm thông điệp Tân Sự (Rerum novarum) hàng năm. Những nhà tân bảo thủ hình như hơi cau mày khi ngài đặt thông điệp này không những cùng hàng với Phát Triển Các Dân Tộc mà còn cùng hàng với Quan Tâm Tới Việc Xã Hội (Sollicitudo rei socialis), là thông điệp bình đẳng nhất của Đức Cố GH Gioan Phaolô II mà họ ít ưa nhất trong công trình biên soạn của Đức Cố Giáo Hoàng.
Đức GH Bênêđíctô XVI tự đặt cho mình nhiệm vụ cập nhật thông điệp của Đức Phaolô VI, nhất là vì cường độ gia tăng của việc hoàn cầu hóa và các vấn đề càng ngày càng nhiều của nó. Ngài cũng đem lại một cái nhìn mới mẻ đối với thông điệp của Đức Phaolô VI, đặc biệt nhấn mạnh tới thần học về nhân vị vốn ẩn tàng trong đó. Cái hiểu của ngài về thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc cũng như chính tựa đề Đức Ái Trong Sự Thật cho thấy các quan tâm có tính siêu hình nơi Đức Bênêđíctô XVI, và ngài đã khai thác các chủ đề, tỉ dụ phát triển như “ơn gọi” chẳng hạn, thành các bài học quan trọng về vai trò chủ yếu của tự do một cách có trách nhiệm trong tiến bộ nhân bản. Thông điệp còn nhiều phong cách riêng khác, như việc nhấn mạnh rằng giáo huấn xã hội Công Giáo coi phát triển như chiếc áo không viền, không có những phân chia nhỏ (subdivision) rõ ràng.
Thông điệp này chắc chắn mang dấu ấn của Đức Bênêđíctô XVI và bộc lộ với ta các quan tâm của ngài. Sự liên hệ qua lại giữa đức ái và sự thật là một điển hình hiển nhiên nhất; và có lẽ đây là văn kiện giáo huấn xã hội đầu tiên kể từ Vatican II biết minh nhiên nhấn mạnh tới tính liên quan của siêu hình học đối với sứ mệnh xã hội của Giáo Hội. Công đồng từng từ bỏ mô thức Triết Lý Trường Cửu (philosophia perennis) xưa cũ trong giáo huấn xã hội của mình để tiếp nhận nền thần học tích cực của Thánh Kinh, của các giáo phụ và phương pháp đọc ra các Dấu Chỉ Thời Đại. Đức Ái Trong Sự Thật cũng nói nhiều tới các mối tương quan qua lại giữa đức tin và lý trí, đức ái và nhận thức, quyền lợi và bổn phận, phụ đới và liên đới, không ngừng nhắc ta nhớ tới những cặp “cả-lẫn” (both-and) của đạo Công Giáo.
Khu vực thứ tư bên cạnh nhà nước, thị trường và xã hội dân sự
Theo linh mục Christiansen, điều hấp dẫn nhất là định đề của Đức Bênêđíctô XVI về một khu vực thứ tư trong xã hội, tức các thực tại kiếm lời nhưng dấn thân tìm kiếm ích chung, song song với nhà nước, thị trường và xã hội dân sự. Linh mục nhận định rằng thoạt đầu khó hình dung được khu vực này, nhưng dần dần người ta thấy trên thực tế đã có những thực tại như vậy thí dụ Ngân Hàng Grameen (2) và nhiều định chế tài trợ tiểu mô khác; những nhà tiếp thị “Fair Trade” (3) (Kinh Doanh Ngay Thẳng) và những công ty tiểu đầu tư như GlobalGiving (4), chuyên hỗ trợ các nhà doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Linh mục Christiansen nghĩ rằng các điển hình này có thể phù hợp với quan điểm của Đức Giáo Hoàng. Vì tất cả các tổ chức ấy đều có đặc tính của điều được Đức Thánh Cha gọi là “nền kinh tế ơn phúc” hay nền kinh tế nhưng không (the economy of gratuitousness). Người ta không biết chắc liệu các doanh nghiệp này có tạo thành một khu vực riêng trong sinh hoạt kinh tế hay không, nhưng chắc chắn chúng báo trước một loại kinh tế học khác hẳn, có tính ý thức, tránh được lầm lỗi của hơn 30 năm qua.
Dù Đức Bênêđíctô đặt cơ sở của lãnh vực này trong sự sống nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi, mở lối cho các nhà thần học khai triển rộng ra, nhưng có lẽ ngài cũng đã đưa ra một cơ sở có tính cảm nghiệm nhiều hơn khi ngài đề cập tới việc mọi liên hệ kinh tế cần phải có một yếu tố nhưng không nếu muốn vận hành một cách hữu hiệu. Ta thấy nơi Đức Cố GH Gioan Phaolô II cũng có một quan niệm tương tự tức quan niệm cho rằng không có công lý nếu không có tha thứ. Nghĩa là nếu không có tha thứ, thì công lý sẽ rơi tõm xuống áp bức và mang lại cơ hội mới cho tranh chấp. Như thế, trong kinh tế học, một nền kinh tế theo kiểu “Gradgrind” (5), tức nền kinh tế trong đó, mọi giao dịch đều nguyên tuyền chỉ là giao hoán theo nghĩa hẹp, thì tựu chung, sẽ ngưng đọng vì thiếu chất dầu tin tưởng và thiện chí và vì cái cảm thức bất công mỗi ngày một lớn mạnh.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha còn yêu cầu nhiều hơn nữa. Dù thừa nhận tính vận hành mặc nhiên của nhưng không trong nền kinh tế, ngài cho rằng cần phải minh nhiên bao gồm tính nhưng không vào mọi khu vực, để định chế nào cũng phải nhìn nhận vai trò của nó trong việc phục vụ ích chung như là sự phát triển nhân bản của “từng người và mọi người”.
Những ai rùng mình khi thấy Đức Bênêđíctô nói đến sự thật thì đừng có lo. Bởi vì phần lớn thông điệp đều rất gần gũi với nền nhân học của Đức Phaolô VI, cho nên sự thật về con người ở đây có ý nói tới các điều kiện ít nhiều có tính nhân bản, luôn luôn gần gũi với năng động tính của thèm muốn qua đó con người nhân bản thèm muốn nhiều hay ít, nhưng sẽ ra lệch lạc nếu không biết nhìn nhận các đối tượng siêu việt trong thèm muốn của mình, một công thức được sử dụng nhiều lần trong Phát Triển Các Dân Tộc. Ngoài ra, còn có sự thừa nhận được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng đức tin và lý trí có liên hệ hỗ tương với nhau và biết sửa chữa cho nhau. Đức ái và nhận thức cũng thế. Nền nhân bản của Đức Bênêđíctô XVI, theo linh mục Christiansen là một nền nhân bản toàn diện, giống nền nhân bản của Đức Phaolô VI.
Một tóm lược có ý nghĩa
Độc giả David Cloutier, sau khi đọc bài của linh mục Christiansen, có đưa ra một tóm lược đầy ý nghĩa:
1. Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới một kinh tế học dựa trên “nguyên tắc ơn phúc hay nhưng không” và nguyên tắc này không thể từ sinh hoạt kinh tế mà có, nhưng phải nội tại trong chính sinh hoạt ấy. Do đó, phải đặc biệt ghi nhận sự quan trọng của việc đầu tư cho ích chung, của các hợp tác xã của người tiêu thụ v.v… Việc ủng hộ “nền kinh tế ơn phúc” này hay “nền kinh tế hiệp thông” hay như tựa đề của chương 5 đã gợi ý, nền kinh tế hợp tác chính là tâm điểm của thông điệp và đó là bước nhẩy vọt lớn nhất của nó.
2. Cần phải có những hình thức thực hành thay thế có thể vượt qua “mô thức độc hữu có tính nhị phân giữa thị trường và nhà nước” (đoạn 39), trong đó, sự cởi mở và trao đổi “ơn phúc” (gifts) có thể diễn ra. “Ơn phúc” không phải chỉ có nghĩa một “thái độ” mà là một khuôn khổ khác để thực hành. Ta khó có thể hình dung được những ơn phúc này vì chúng ta vốn kẹt cứng trong điều Đức Bênêđíctô gọi là “độc hữu nhị phân giữa thị trường và nhà nước”. Nếu muốn có một điển hình rõ ràng, chỉ cần nhìn các hợp tác xã thực phẩm tại địa phương, đó chính là loại tổ chức mà Đức Bênêđíctô nói tới ở đoạn 66. Có những doanh nghiệp đã xây dựng trong chính cấu trúc của mình nguyên tắc cho đi và liên đới. Nhờ thế bạn không những ăn uống với công lý mà còn ăn uống với đức ái nữa. Quan trọng hơn nữa, các cấu trúc này thực sự còn là các mô thức tham gia hỗ tương, vì người tiêu thụ cũng là chủ nhân ông và có quyền quản trị định chế của mình, dưới sự hướng dẫn của chính sách về mục đích vốn không nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhưng là duy trì doanh nghiệp trong dài hạn, mang lợi lại cho cộng đoàn và bảo vệ môi sinh.
3. Mọi hình thức thực hành trên phải mở cửa đón nhận Thiên Chúa và siêu việt thể, để kinh thành trần gian trở thành hình ảnh báo trước của kinh thành thiên quốc. Kinh thành trần gian này có thể biểu tượng cho kinh thành thiên quốc bằng tình yêu của mình. Điều này được liên kết với “cánh chung luận xã hội” mà Đức Thánh Cha đã nói tới trong “Được Cứu Rỗi Nhờ Đức Cậy” (Spe Salvi). Thông điệp này chắc chắn cũng sẽ khiến ta suy tư về “luật tự nhiên” vì nó đã dệt một cách chặt chẽ các giáo huấn thần học và xã hội của nó với nhau.
4. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh tới đặc điểm xã hội có tính nội tại trong các giáo huấn của Giáo Hội về tính dục và các vấn đề sự sống cũng như mối tương quan của chúng với sự quan trọng phải chăm sóc tới cấu trúc nội tại của môi trường tự nhiên. Không thể nào dạy người ta tôn trọng môi trường nếu chính họ không biết tự tôn trọng mình.
Chú thích
(1) Adam Smith (1723 –1790) là triết gia luân lý người Tô Cách Lan và là người tiên phong của nền triết lý chính trị. Ông thường được coi là cha đẻ của khoa kinh tế học hiện đại.
(2) Grameen Bank là lối tổ chức tài chánh tiểu mô và là loại ngân hàng phát triển cộng đồng khởi đầu tại Bangladesh vào năm 1976 do giáo sư Muhammad Yunus, nhằm cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo mà không cần thế chấp. Giáo sự Yunus được cấp giải Nobel Hòa Bình năm 2006 nhờ sáng kiến này.
(3) Fair Trade là một phong trào xã hội có tổ chức nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất tại các nước đang mở mang. Phong trào này cổ vũ việc trả giá cao hơn cho các nhà sản xuất cũng như việc phải có các tiêu chuẩn xã hội và môi trường tại các khu vực có liên hệ đến việc sản xuất ra của cải. Nhiều tổ chức viện trợ quốc tế và nhiều cơ quan xã hội, tôn giáo và môi sinh đã tham gia phong trào này, như Christian Aid, SERRV International, Oxfam, Amnesty International, Catholic Relief Services, và Caritas International. Năm 2008, phong trào này đã chứng nhận một số lượng bán ra trị giá 2.9 tỉ bảng Anh (4.8 tỉ mỹ kim).
(4) GlobalGiving là một thị trường liên mạng nhằm trực tiếp nối các nhà tặng dữ với các dự án hạ tầng tại các nước đang mở mang.
(5) Thomas Gradgrind là một ông hiệu trưởng khét tiếng trong tiểu thuyết Hard Times của Dickens, nổi tiếng trong các vụ làm ăn kiếm lời. Tên ông hiện nay được sử dụng để chỉ bất cứ ai khó tính, chỉ biết tới những con số và sự kiện lạnh lùng.