SAIGÒN - Chương trình “Họp Mặt Ba Miền” (Nam – Trung – Bắc) do LM Matthêu Vũ Khởi Phụng tổ chức từ 2-4/12/2011 tại Dòng Chúa Cứu Thế (Saigon). Được biết lần Họp Mặt Ba Miền đầu tiên tại Huế từ 18 năm trước, mỗi năm tổ chức tại một miền, và lần thứ 20 sẽ diễn ra tại Huế.
Đây là “cuộc hội ngộ” của những người quan tâm Học thuyết Xã hội Công giáo, những người dấn thân hoạt động vì Công lý và Hòa bình một cách vô vị lợi, hoàn toàn vì yêu mến Chúa Giêsu và Giáo hội. Cuộc Họp Mặt Ba Miền cũng là “nối vòng tay lớn” trong tình yêu thương, lần này thêm ý nghĩa hơn vì trùng với năm kỷ niệm 120 Tông huấn Rerum Novarum (Tân Sự) của ĐGH Leo XIII (1810 – 1903).
15 giờ ngày 2-12-2011, buổi Họp Mặt Ba Miền được LM Giuse Lê Quang Uy khai mạc bằng một ca khúc cộng đồng có giai điệu Tây nguyên: “Hãy cứ xin thì sẽ được, hãy cứ tìm thì sẽ thấy, hãy cứ gõ thì mở cho, ta có Chúa Trời là Cha. Alleluia, alleluia”. Mỗi người nhận một dải băng thắt trên đầu với dòng chữ: “Gặp gỡ Bác ái Huynh đệ” nói lên tình đoàn kết ba miền và tình hiệp thông Giáo hội.
Sau đó, LM Mattêu Phụng lại “chợt nhớ” một bài hát khác: “Bánh của người nghèo chia cho bạn nghèo, bánh của tình yêu nhân loại vẫn thiếu, bánh Chúa bẻ ra quy tụ cả nhà, bánh ăn đi đường để về quê hương”. Ca từ như xoáy vào lòng những con người hiện diện tại Hội trường An-Phong, họ thực sự là những người “vác tù và hàng tổng” vì Đức Kitô.
LM Uy cho biết có em 12 tuổi đã sinh con, khi bà ngoại bế cháu thì “người mẹ nhí” vui đùa như một trẻ thơ, nhưng khi cho con bú thì “người mẹ nhí” biến thành người mẹ đảm đang. Ngài nói: “Phá thai ngày nay không vì lỡ lầm mà vì bác sĩ tư vấn, họ xạo là bị bệnh này hay bệnh nọ để thai phụ chịu phá thai”. Trong 10 năm qua, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã thu gom được 35.000 thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca phá thai, riêng tại Saigon mỗi ngày ít nhất có tới khoảng 150 ca, ngày nhiều lên tới 500 ca, ngày cao điểm lên tới 600 ca. Người ta đạt kỷ lục này hoặc kỷ lục nọ, Việt Nam đạt kỷ lục phá thai nhất thế giới, Saigon đạt kỷ lục phá thai nhất nước. Một con số “kỷ lục” đáng sợ! Đó là những trường hợp biết được, còn rất nhiều trường hợp khác khôn thể biết, chắc chăn con số còn cao hơn nhiều.
Tính đến nay, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã cứu được 900 cháu vì không bị người mẹ phá thai, đồng thời tư vấn cho những người mẹ đã lỡ phá thai có thể nhìn nhận thai nhi, đặt tên cho con, thường xuyên đến “Góc Xót Thương” (tại DCCT) để cầu nguyện, không phải cầu nguyện cho thai nhi mà là cầu xin Chúa và thai nhi tha thứ cho người mẹ đã lỡ phá thai – vì linh hồn thai nhi đã về với Chúa rồi. Trong số này là 25.000 cháu đã có tên tuổi dù chúng chưa được cất tiếng khóc chào đời.
Các tham dự viên là những người thuộc các nhóm xã hội khắp ba miền: Bảo vệ Sự sống, Giáo huấn Xã hội Công giáo, Fiat, Ve chai, Học bổng, Anh hài, Chăm sóc HIV, Văn hóa – Đức tin, Niềm tin, Cầu nguyện Nhà thờ Đức Bà, Caritas Bình Dương, nhà Dưỡng lão, nhà Tình thương, nhà Khuyết tật,… Các tham dự viên đến từ Cà Mau, Kontum, Cần Thơ, Bình Dương, Bảo Lộc, Huế,… và Saigon. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội, mọi nghề nghiệp, mọi lứa tuổi (có những người ngoài 60 tuổi và có những em dưới 20 tuổi), cả người Kinh và người dân tộc thiểu số, nhưng tất cả đều có một điểm đồng quy: Bác ái của Đức Kitô.
Đặc biệt là Nhà Dưỡng lão Tình thương từ GX Tân Thông (hạt Củ chi, GP Phú Cường), do các chị em Dòng Thừa sai Bác Ái Chúa Kitô (theo linh đạo Chân phước Teresa Calcutta) chăm sóc. Các chị cho biết Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông (*) hiện có hơn 70 cụ già bị bỏ rơi đa quốc tịch (Việt Nam, Nhật, Campuchia,…), trong đó có 33 cụ nằm liệt. Các nữ tu đưa 3 bà đến họp mặt, trong đó đáng chú ý là một bà người Nhật tên Lâm Tiểu Nhi, bà “giao lưu” bằng một bài hát tiếng Nhật, thật xúc động khi thấy bà vừa hát vừa khóc. Bà bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ, chính hôm nay là lần đầu tiên bà được mặc chiếc Kimono truyền thống của người Nhật vì bà vừa được một Việt kiều đến thăm và tặng cho 3 bộ Kimono.
Khi được hỏi phải có bằng cấp nào để có thể phục vụ, một nữ tu cho biết phải có “Bằng cấp Tình yêu”. Một kiểu ví von thật thú vị. Vâng, tấm bằng này vừa dễ vừa khó, nhưng là tấm bằng quan trọng và phải có đối với bất kỳ ai, nhất là những người tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông chỉ nhận nữ giới, nhưng hiện có 1 đàn ông. Đây là một ngoại lệ do lòng bác ái, vì ông này bị ung thư mà không nơi nương tựa.
17 giờ 30 là thánh lễ kết thúc buổi họp mặt ngày đầu tiên, nhưng lại là thánh lễ khai mạc Ngày Hội Ba Miền. Mọi người hân hoan dâng thánh lễ trong tâm tình yêu thương và thánh thiện. Sau thánh lễ, hầu như khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, thể hiện hình ảnh Đức Kitô yêu thương, giao lưu thân thiện, chia sẻ chân tình, không có chút khoảng cách phân biệt nào.
Buổi sáng ngày 3-12-2011, mọi người đi thăm xưởng gỗ Nam Hòa ở Bình Dương, chủ nhân là anh Long thuộc nhóm Giáo huấn Xã hội Công giáo. Công nhân ở đây sản xuất hàng gỗ để xuất sang thị trường Nhật. Anh Long cho biết: “Giám đốc hãng Toyota nói rằng sản phẩm là con người, nhân viên là thượng đế, còn khách hàng là ân nhân”. Cách nhận định của người Nhật thật chí lý: Nhân viên là Thượng đế vì họ trực tiếp làm ra sản phẩm, Khách hàng là Ân nhân vì họ mua hàng để nhân viên có cái để sống, Sản phẩm là Con người vì cần đào tạo con người có nền tảng đạo đức nhân bản.
Xưởng gỗ Nam Hòa có các quỹ như An sinh, Khuyến học,… trợ cấp cho công nhân nhiều dạng. Mọi người làm việc trong xưởng cố gắng sống theo nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Tiếp chuyện với các công nhân thấy họ cởi mở và chân thật, khi nhìn thấy khách, công nhân nào cũng nở nụ cười và gật đầu chào. Có lẽ đây cũng là điểm đặc biệt không thường thấy ở các công nhân tại những nơi khác.
Buổi chiều, các nhóm cùng chia sẻ “kinh nghiệm” và kết thúc bằng một thánh lễ. Đặc biệt trong thánh lễ này có hát các bài thánh ca song ngữ: Tiếng Việt và tiếng K’ho. Vì dụ bài “Ca Tình Tri Âm” của LM Kim Long: Prăp-sròng kòn ơ Yàng, Yàng lah a-nih kòn sơn đìng măng ngai. Tam tê Yàng dê soàn kòn chờ kis, nùs gơ-boh Yàng dê kơn-hăp rài rài (Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tự nương tháng năm…). Lần đầu nghe thật thú vị!
Buổi tối, mọi người cùng đi thăm làng SOS Gò Vấp từ 19 giờ tới 21 giờ.
Trong ba ngày Họp Mặt Ba Miền, ngày nào cũng có vài nhóm chia sẻ hoạt động xã hội của mình. Nhóm nào cũng có những “sắc thái” rất riêng, nhưng chung quy là muốn khơi dậy trong mỗi con người lòng tự trọng để có thể tôn trọng Nhân vị, Nhân phẩm và Nhân quyền của người khác. Thật “đáng nể” là nhóm Bảo vệ Sự sống ở Huế (gọi là Nhóm 2S, nghĩa là Sự Sống) đã hoạt động từ 23 năm qua, đây là nhóm bảo vệ sự sống tiên phong tại Việt Nam. Huế còn có một nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam. Nhóm 2S đã và đang len lỏi vào mọi “ngõ ngách” cuộc đời để vận động người ta đừng phá thai, thu gom các tử nhi về để an táng, và hoạt động theo các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Đa số các thành viên trong nhóm này còn trẻ, và là các sinh viên.
Tham gia ngày hội này còn có LM Ernesto Nguyễn Văn Hưởng (cựu giám đốc ĐCV Thánh Giuse) và LM Quang (DCCT) cùng chia sẻ. LM Phụng vừa cười vừa nói: “Tôi muốn các nhóm này thất nghiệp hết mà chưa thất nghiệp”. Thật vậy, nếu các nhóm này thất nghiệp thì xã hội bình an và tốt đẹp biết bao!
15 giờ ngày 4-12-2011, thánh lễ đồng tế tạ ơn và bế mạc ngày Họp Mặt Ba Miền, đặc biệt cùng đồng tế có LM Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành.
15 giờ ngày 2-12-2011, buổi Họp Mặt Ba Miền được LM Giuse Lê Quang Uy khai mạc bằng một ca khúc cộng đồng có giai điệu Tây nguyên: “Hãy cứ xin thì sẽ được, hãy cứ tìm thì sẽ thấy, hãy cứ gõ thì mở cho, ta có Chúa Trời là Cha. Alleluia, alleluia”. Mỗi người nhận một dải băng thắt trên đầu với dòng chữ: “Gặp gỡ Bác ái Huynh đệ” nói lên tình đoàn kết ba miền và tình hiệp thông Giáo hội.
Sau đó, LM Mattêu Phụng lại “chợt nhớ” một bài hát khác: “Bánh của người nghèo chia cho bạn nghèo, bánh của tình yêu nhân loại vẫn thiếu, bánh Chúa bẻ ra quy tụ cả nhà, bánh ăn đi đường để về quê hương”. Ca từ như xoáy vào lòng những con người hiện diện tại Hội trường An-Phong, họ thực sự là những người “vác tù và hàng tổng” vì Đức Kitô.
LM Uy cho biết có em 12 tuổi đã sinh con, khi bà ngoại bế cháu thì “người mẹ nhí” vui đùa như một trẻ thơ, nhưng khi cho con bú thì “người mẹ nhí” biến thành người mẹ đảm đang. Ngài nói: “Phá thai ngày nay không vì lỡ lầm mà vì bác sĩ tư vấn, họ xạo là bị bệnh này hay bệnh nọ để thai phụ chịu phá thai”. Trong 10 năm qua, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã thu gom được 35.000 thai nhi. Mỗi ngày có hàng trăm ca phá thai, riêng tại Saigon mỗi ngày ít nhất có tới khoảng 150 ca, ngày nhiều lên tới 500 ca, ngày cao điểm lên tới 600 ca. Người ta đạt kỷ lục này hoặc kỷ lục nọ, Việt Nam đạt kỷ lục phá thai nhất thế giới, Saigon đạt kỷ lục phá thai nhất nước. Một con số “kỷ lục” đáng sợ! Đó là những trường hợp biết được, còn rất nhiều trường hợp khác khôn thể biết, chắc chăn con số còn cao hơn nhiều.
Tính đến nay, nhóm Bảo vệ Sự sống Saigon đã cứu được 900 cháu vì không bị người mẹ phá thai, đồng thời tư vấn cho những người mẹ đã lỡ phá thai có thể nhìn nhận thai nhi, đặt tên cho con, thường xuyên đến “Góc Xót Thương” (tại DCCT) để cầu nguyện, không phải cầu nguyện cho thai nhi mà là cầu xin Chúa và thai nhi tha thứ cho người mẹ đã lỡ phá thai – vì linh hồn thai nhi đã về với Chúa rồi. Trong số này là 25.000 cháu đã có tên tuổi dù chúng chưa được cất tiếng khóc chào đời.
Các tham dự viên là những người thuộc các nhóm xã hội khắp ba miền: Bảo vệ Sự sống, Giáo huấn Xã hội Công giáo, Fiat, Ve chai, Học bổng, Anh hài, Chăm sóc HIV, Văn hóa – Đức tin, Niềm tin, Cầu nguyện Nhà thờ Đức Bà, Caritas Bình Dương, nhà Dưỡng lão, nhà Tình thương, nhà Khuyết tật,… Các tham dự viên đến từ Cà Mau, Kontum, Cần Thơ, Bình Dương, Bảo Lộc, Huế,… và Saigon. Họ gồm đủ mọi thành phần xã hội, mọi nghề nghiệp, mọi lứa tuổi (có những người ngoài 60 tuổi và có những em dưới 20 tuổi), cả người Kinh và người dân tộc thiểu số, nhưng tất cả đều có một điểm đồng quy: Bác ái của Đức Kitô.
Khi được hỏi phải có bằng cấp nào để có thể phục vụ, một nữ tu cho biết phải có “Bằng cấp Tình yêu”. Một kiểu ví von thật thú vị. Vâng, tấm bằng này vừa dễ vừa khó, nhưng là tấm bằng quan trọng và phải có đối với bất kỳ ai, nhất là những người tin nhận Đức Kitô là Thiên Chúa. Nhà Dưỡng lão Tình thương Tân Thông chỉ nhận nữ giới, nhưng hiện có 1 đàn ông. Đây là một ngoại lệ do lòng bác ái, vì ông này bị ung thư mà không nơi nương tựa.
17 giờ 30 là thánh lễ kết thúc buổi họp mặt ngày đầu tiên, nhưng lại là thánh lễ khai mạc Ngày Hội Ba Miền. Mọi người hân hoan dâng thánh lễ trong tâm tình yêu thương và thánh thiện. Sau thánh lễ, hầu như khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, thể hiện hình ảnh Đức Kitô yêu thương, giao lưu thân thiện, chia sẻ chân tình, không có chút khoảng cách phân biệt nào.
Buổi sáng ngày 3-12-2011, mọi người đi thăm xưởng gỗ Nam Hòa ở Bình Dương, chủ nhân là anh Long thuộc nhóm Giáo huấn Xã hội Công giáo. Công nhân ở đây sản xuất hàng gỗ để xuất sang thị trường Nhật. Anh Long cho biết: “Giám đốc hãng Toyota nói rằng sản phẩm là con người, nhân viên là thượng đế, còn khách hàng là ân nhân”. Cách nhận định của người Nhật thật chí lý: Nhân viên là Thượng đế vì họ trực tiếp làm ra sản phẩm, Khách hàng là Ân nhân vì họ mua hàng để nhân viên có cái để sống, Sản phẩm là Con người vì cần đào tạo con người có nền tảng đạo đức nhân bản.
Xưởng gỗ Nam Hòa có các quỹ như An sinh, Khuyến học,… trợ cấp cho công nhân nhiều dạng. Mọi người làm việc trong xưởng cố gắng sống theo nền tảng của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Tiếp chuyện với các công nhân thấy họ cởi mở và chân thật, khi nhìn thấy khách, công nhân nào cũng nở nụ cười và gật đầu chào. Có lẽ đây cũng là điểm đặc biệt không thường thấy ở các công nhân tại những nơi khác.
Buổi chiều, các nhóm cùng chia sẻ “kinh nghiệm” và kết thúc bằng một thánh lễ. Đặc biệt trong thánh lễ này có hát các bài thánh ca song ngữ: Tiếng Việt và tiếng K’ho. Vì dụ bài “Ca Tình Tri Âm” của LM Kim Long: Prăp-sròng kòn ơ Yàng, Yàng lah a-nih kòn sơn đìng măng ngai. Tam tê Yàng dê soàn kòn chờ kis, nùs gơ-boh Yàng dê kơn-hăp rài rài (Giữ gìn con Chúa ơi, vì Chúa là chốn con tự nương tháng năm…). Lần đầu nghe thật thú vị!
Buổi tối, mọi người cùng đi thăm làng SOS Gò Vấp từ 19 giờ tới 21 giờ.
Trong ba ngày Họp Mặt Ba Miền, ngày nào cũng có vài nhóm chia sẻ hoạt động xã hội của mình. Nhóm nào cũng có những “sắc thái” rất riêng, nhưng chung quy là muốn khơi dậy trong mỗi con người lòng tự trọng để có thể tôn trọng Nhân vị, Nhân phẩm và Nhân quyền của người khác. Thật “đáng nể” là nhóm Bảo vệ Sự sống ở Huế (gọi là Nhóm 2S, nghĩa là Sự Sống) đã hoạt động từ 23 năm qua, đây là nhóm bảo vệ sự sống tiên phong tại Việt Nam. Huế còn có một nghĩa trang thai nhi lớn nhất Việt Nam. Nhóm 2S đã và đang len lỏi vào mọi “ngõ ngách” cuộc đời để vận động người ta đừng phá thai, thu gom các tử nhi về để an táng, và hoạt động theo các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Đa số các thành viên trong nhóm này còn trẻ, và là các sinh viên.
Tham gia ngày hội này còn có LM Ernesto Nguyễn Văn Hưởng (cựu giám đốc ĐCV Thánh Giuse) và LM Quang (DCCT) cùng chia sẻ. LM Phụng vừa cười vừa nói: “Tôi muốn các nhóm này thất nghiệp hết mà chưa thất nghiệp”. Thật vậy, nếu các nhóm này thất nghiệp thì xã hội bình an và tốt đẹp biết bao!
15 giờ ngày 4-12-2011, thánh lễ đồng tế tạ ơn và bế mạc ngày Họp Mặt Ba Miền, đặc biệt cùng đồng tế có LM Giám tỉnh DCCT Phạm Trung Thành.