SAIGÒN - Sáng ngày 11/10/2008, Trung Tâm Mục Vụ giáo phận Sài Gòn và Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin có tổ chức buổi nói chuyện về đề tài “Sự Sống Con Người” dành cho tu sĩ liên dòng, các học viện và những ai quan tâm đến đề tài này, ngay tại trung tâm.
Buổi nói chuyện xoay quanh năm đề tài được trình bày thứ tự, chi tiết.
• Đề tài thứ nhất nói về thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô VI do tu sĩ Vital Luca Nguyễn Hữu Quang, FSC trình bày.
“…Trong thông điệp này, ĐTC tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo hội Công giáo Rôma về việc điều hòa sinh sản nhân tạo, ngừa thai, phá thai và tất cả những gì liên quan đến sự sống con người. Có năm điểm chính yếu đặt ra cho nhân học (sự nghiên cứu về con người) triết học:
- Humanae Vitae vượt lên nền nhân học triết học, đề cao tự do chủ quan tuyệt đối: một con người trưởng thành chỉ có thể là con người được tự do tuyệt đối.
- Humanae Vitae không phải là sự đồng thuận theo xu hướng lấy đa số làm chuẩn mực: nhấn mạnh đến nguy cơ số đông áp đặt chuẩn mực mình lên thiểu số và vi phạm quyền của thiểu số
- Humanae Vitae vượt xa mọi xu hướng duy lợi và thực dụng: một lý thuyết chủ trương mọi người đều tìm kiếm cách tự nhiên để đạt lạc thú và tránh xa đau khổ. Điều này có thể đưa đến những hệ luận thực tiễn tác hại.
- Humanae Vitae chủ trương một nền thần học phải dựa trên một nền đạo đức sinh học “đạo đức”: lấy nhân đức làm chuẩn mực, lấy con người làm trung tâm và nền tảng cho mọi hành động.
- Nhiệm vụ của đạo đức Kitô giáo đó là phác họa một viễn tượng và dấn thân hòa điệu với niềm tin.
• Dễ hiểu và gần gũi là phần trình bày của cha Antôn Nguyễn Cao Siêu. Đó là “Sự Sống Con Người Theo Kinh Thánh”:
“Con người là thụ tạo thánh thiêng, cao cả trỗi vượt mọi loài. Đức Chúa tạo dựng mọi loài nhưng chỉ có con người mới được Thiên Chúa hà hơi vào lỗ mũi, truyền hơi thở của sự sống và con người trở nên một sinh linh có sự sống.
Đặc biệt, con người có khả năng đối thoại và có tương giao với Thiên Chúa. Hơn thế nữa, Thiên Chúa đội cho con người triều thiên vinh quang và danh dự, lại còn cho làm chủ mọi công trình của Chúa và Người còn đặt mọi sự dưới chân con người. Vì thế, mạng sống con người cần được tôn trọng và bảo vệ…”
• Phần trình bày của cha Luy Nguyễn Anh Tuấn được tiếp nối một cách sinh động là “Gia Đình Phục Vụ Sự Sống: Truyền Sinh Và Giáo Dục”
Sự sống của con người gắn chặt với gia đình. Bối cảnh gia đình ngày nay gặp nhiều nguy hiểm và bị tấn công tơi bời vì thiếu nguồn bổ trợ, bị đe dọa. Theo quan điển nhân học Kitô giáo thì con người là một hữu thể thống nhất xác - thần, một thân xác có ngôi vị. Tính dục con người được ghi dấu bởi khả năng truyền sinh. Chỉ có tình yêu mới có thể là nguồn cội cho một con người.
Biến cố thập giá là hành động Chúa Kitô hiến ban chính mình, để con người - nam và nữ - có được một “con đường tiếp cận” biến cố ấy. Thiên Chúa đã nghĩ ra hôn nhân. Nhờ tình yêu ấy, vợ chồng cùng hiện tại hóa nơi chính họ biến cố thập giá. Vì thế gia đình không chỉ là cộng đồng nguyên thủy của xã hội, mà còn là công trình kiến trúc của Thiên Chúa và của con người.
• Tiếp đến là phần trình bày của ma-sơ Trần Như Ý Lan về “Thân Phận Luân Lý Của Phôi Thai Người Trên Phương Diện Khoa Học Và Thần Học”
Theo giáo huấn của Giáo Hội, thì “phát xuất từ sự thụ tinh, căn tính sinh học của một cá thể người mới đã được cấu thành”. Có một số quan điểm cho rằng phôi thai không phải là một con người; bên cạnh đó có khá nhiều lập trường bảo vệ “Phôi là một con người đang hình thành”. Thí dụ như một ý kiến cho rằng: “Chính những thông tin di truyền xác định những đặc điểm của người đó, những đặc điểm này là phần sinh học chuyển tải khả năng của sự thông thái khôn ngoan loài người, làm cho người ấy là một hữu thể tự phát triển. Một hữu thể sống với bộ mã di truyền loài người là một con người.” Lập trường này cho chúng ta cái nhìn hạn hẹp.
Một lập trường được chấp nhận, theo đó, một hữu thể người thực sự là một con người đang trong quá trình phát triển. Khái niệm hữu thể người, đặt nền tảng cho mô thức và chất thể tối thiểu để là một con người. Phôi người là một con người đang hình thành, đó là, con người trong chất thể chính yếu tối thiểu, với những khả năng thực tại.
• Tiếp đó, linh mục Augustino Nguyễn Văn Dụ trình bày phần: Chiều Kích Thiêng Liêng Trong Thông Điệp Humanae Vitae.
Ngoài những nội dung đã nêu trên, thông điệp còn bày tỏ sự quan tâm đối với vấn đề thiêng liêng vì nói về tòan bộ con người trong mọi chiều kích. Có những chiều kích hôn nhân là một định chế khôn ngoan của Thiên Chúa; đó là ơn gọi về sứ mạng của vợ chồng làm cộng tác viên của Thiên Chúa, một sứ mạng thánh. Và các chiều kích khác như về tình yêu hôn nhân; về đời sống khiết tịnh một cách trách nhiệm giữa đôi vợ chồng; về những khó khăn và phương thế giải quyết những khó khăn ấy.
Như thế sẽ làm cho việc giảng dạy về Khoa Thần Học Luân Lý phù hợp với những hướng dẫn của Huấn Quyền.
Sau phần trình bày là việc giải đáp các câu hỏi của người tham dự. Khá nhiều câu hỏi được gửi lên ban tổ chức nhưng các vị thuyết giảng chỉ trả lời được ít vì không đủ thời gian. Bầu khí trong hội trường sôi nổi và vui hẳn lên qua phần trả lời câu hỏi. “Giáo luật có cho chuyển đổi giới tính không?” Câu trả lời rất thuyết phục: “Thiên Chúa tạo dựng con người là nam và nữ, ngày nay khoa học chứng minh có những con người một nửa là nam một nửa là nữ, thì Giáo hội cho phép chuyển đổi vì có bệnh lý; nhưng đã là nam hay nữ rõ rệt thì không được phép và chúng ta cần tôn trọng họ nhưng không được làm những hành vi đồng tính.”
Một câu hỏi khác: “Gia đình đã đông con mà lỡ có thai, e rằng sự thiếu thốn vật chất sẽ đẩy những đứa con vào tình trạng tệ nạn thì sao?” Trả lời: “Không thể nhân danh cái nghèo mà phá thai, dù nghèo, nếu biết cách vẫn có thể giáo dục con cái đàng hoàng.”
Và câu hỏi: “Nếu vợ chồng chung sống mà không có con thì có được phép ly hôn hay ly dị không?” Trả lời: “Không! Phải tìm mọi cách để nuôi dưỡng tình yêu mà thôi!”
Lời phát biểu rất hay của cha Nguyễn Văn Dụ, liên quan đến câu hỏi sau cùng, đã kết thúc buổi nói chuyện sâu sắc về sự sống con người: “Mọi người cần noi theo gương Đức Kitô: phải cứng rắn với tội lỗi nhưng nhân từ với tội nhân!”
Buổi nói chuyện xoay quanh năm đề tài được trình bày thứ tự, chi tiết.
• Đề tài thứ nhất nói về thông điệp Humanae Vitae của Đức Thánh Cha Phaolô VI do tu sĩ Vital Luca Nguyễn Hữu Quang, FSC trình bày.
“…Trong thông điệp này, ĐTC tái khẳng định giáo huấn truyền thống của Giáo hội Công giáo Rôma về việc điều hòa sinh sản nhân tạo, ngừa thai, phá thai và tất cả những gì liên quan đến sự sống con người. Có năm điểm chính yếu đặt ra cho nhân học (sự nghiên cứu về con người) triết học:
- Humanae Vitae vượt lên nền nhân học triết học, đề cao tự do chủ quan tuyệt đối: một con người trưởng thành chỉ có thể là con người được tự do tuyệt đối.
- Humanae Vitae không phải là sự đồng thuận theo xu hướng lấy đa số làm chuẩn mực: nhấn mạnh đến nguy cơ số đông áp đặt chuẩn mực mình lên thiểu số và vi phạm quyền của thiểu số
- Humanae Vitae vượt xa mọi xu hướng duy lợi và thực dụng: một lý thuyết chủ trương mọi người đều tìm kiếm cách tự nhiên để đạt lạc thú và tránh xa đau khổ. Điều này có thể đưa đến những hệ luận thực tiễn tác hại.
- Humanae Vitae chủ trương một nền thần học phải dựa trên một nền đạo đức sinh học “đạo đức”: lấy nhân đức làm chuẩn mực, lấy con người làm trung tâm và nền tảng cho mọi hành động.
- Nhiệm vụ của đạo đức Kitô giáo đó là phác họa một viễn tượng và dấn thân hòa điệu với niềm tin.
• Dễ hiểu và gần gũi là phần trình bày của cha Antôn Nguyễn Cao Siêu. Đó là “Sự Sống Con Người Theo Kinh Thánh”:
“Con người là thụ tạo thánh thiêng, cao cả trỗi vượt mọi loài. Đức Chúa tạo dựng mọi loài nhưng chỉ có con người mới được Thiên Chúa hà hơi vào lỗ mũi, truyền hơi thở của sự sống và con người trở nên một sinh linh có sự sống.
Đặc biệt, con người có khả năng đối thoại và có tương giao với Thiên Chúa. Hơn thế nữa, Thiên Chúa đội cho con người triều thiên vinh quang và danh dự, lại còn cho làm chủ mọi công trình của Chúa và Người còn đặt mọi sự dưới chân con người. Vì thế, mạng sống con người cần được tôn trọng và bảo vệ…”
• Phần trình bày của cha Luy Nguyễn Anh Tuấn được tiếp nối một cách sinh động là “Gia Đình Phục Vụ Sự Sống: Truyền Sinh Và Giáo Dục”
Sự sống của con người gắn chặt với gia đình. Bối cảnh gia đình ngày nay gặp nhiều nguy hiểm và bị tấn công tơi bời vì thiếu nguồn bổ trợ, bị đe dọa. Theo quan điển nhân học Kitô giáo thì con người là một hữu thể thống nhất xác - thần, một thân xác có ngôi vị. Tính dục con người được ghi dấu bởi khả năng truyền sinh. Chỉ có tình yêu mới có thể là nguồn cội cho một con người.
Biến cố thập giá là hành động Chúa Kitô hiến ban chính mình, để con người - nam và nữ - có được một “con đường tiếp cận” biến cố ấy. Thiên Chúa đã nghĩ ra hôn nhân. Nhờ tình yêu ấy, vợ chồng cùng hiện tại hóa nơi chính họ biến cố thập giá. Vì thế gia đình không chỉ là cộng đồng nguyên thủy của xã hội, mà còn là công trình kiến trúc của Thiên Chúa và của con người.
• Tiếp đến là phần trình bày của ma-sơ Trần Như Ý Lan về “Thân Phận Luân Lý Của Phôi Thai Người Trên Phương Diện Khoa Học Và Thần Học”
Theo giáo huấn của Giáo Hội, thì “phát xuất từ sự thụ tinh, căn tính sinh học của một cá thể người mới đã được cấu thành”. Có một số quan điểm cho rằng phôi thai không phải là một con người; bên cạnh đó có khá nhiều lập trường bảo vệ “Phôi là một con người đang hình thành”. Thí dụ như một ý kiến cho rằng: “Chính những thông tin di truyền xác định những đặc điểm của người đó, những đặc điểm này là phần sinh học chuyển tải khả năng của sự thông thái khôn ngoan loài người, làm cho người ấy là một hữu thể tự phát triển. Một hữu thể sống với bộ mã di truyền loài người là một con người.” Lập trường này cho chúng ta cái nhìn hạn hẹp.
Một lập trường được chấp nhận, theo đó, một hữu thể người thực sự là một con người đang trong quá trình phát triển. Khái niệm hữu thể người, đặt nền tảng cho mô thức và chất thể tối thiểu để là một con người. Phôi người là một con người đang hình thành, đó là, con người trong chất thể chính yếu tối thiểu, với những khả năng thực tại.
• Tiếp đó, linh mục Augustino Nguyễn Văn Dụ trình bày phần: Chiều Kích Thiêng Liêng Trong Thông Điệp Humanae Vitae.
Ngoài những nội dung đã nêu trên, thông điệp còn bày tỏ sự quan tâm đối với vấn đề thiêng liêng vì nói về tòan bộ con người trong mọi chiều kích. Có những chiều kích hôn nhân là một định chế khôn ngoan của Thiên Chúa; đó là ơn gọi về sứ mạng của vợ chồng làm cộng tác viên của Thiên Chúa, một sứ mạng thánh. Và các chiều kích khác như về tình yêu hôn nhân; về đời sống khiết tịnh một cách trách nhiệm giữa đôi vợ chồng; về những khó khăn và phương thế giải quyết những khó khăn ấy.
Như thế sẽ làm cho việc giảng dạy về Khoa Thần Học Luân Lý phù hợp với những hướng dẫn của Huấn Quyền.
Sau phần trình bày là việc giải đáp các câu hỏi của người tham dự. Khá nhiều câu hỏi được gửi lên ban tổ chức nhưng các vị thuyết giảng chỉ trả lời được ít vì không đủ thời gian. Bầu khí trong hội trường sôi nổi và vui hẳn lên qua phần trả lời câu hỏi. “Giáo luật có cho chuyển đổi giới tính không?” Câu trả lời rất thuyết phục: “Thiên Chúa tạo dựng con người là nam và nữ, ngày nay khoa học chứng minh có những con người một nửa là nam một nửa là nữ, thì Giáo hội cho phép chuyển đổi vì có bệnh lý; nhưng đã là nam hay nữ rõ rệt thì không được phép và chúng ta cần tôn trọng họ nhưng không được làm những hành vi đồng tính.”
Một câu hỏi khác: “Gia đình đã đông con mà lỡ có thai, e rằng sự thiếu thốn vật chất sẽ đẩy những đứa con vào tình trạng tệ nạn thì sao?” Trả lời: “Không thể nhân danh cái nghèo mà phá thai, dù nghèo, nếu biết cách vẫn có thể giáo dục con cái đàng hoàng.”
Và câu hỏi: “Nếu vợ chồng chung sống mà không có con thì có được phép ly hôn hay ly dị không?” Trả lời: “Không! Phải tìm mọi cách để nuôi dưỡng tình yêu mà thôi!”
Lời phát biểu rất hay của cha Nguyễn Văn Dụ, liên quan đến câu hỏi sau cùng, đã kết thúc buổi nói chuyện sâu sắc về sự sống con người: “Mọi người cần noi theo gương Đức Kitô: phải cứng rắn với tội lỗi nhưng nhân từ với tội nhân!”