Bốn Mươi Năm Sự Sống Con Người
Bốn mươi năm sau, thông điệp Sự Sống Con Người vẫn là thông điệp thời danh nhất nhưng có lẽ được hiểu biết ít nhất trong lịch sử. Đó là nhận định của Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney. Theo ngài, giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này tiếp tục bị người đời coi là không thể áp dụng nổi, là không ăn nhậu gì với họ, thậm chí còn vô trách nhiệm nữa. Đó quả là cái nhìn hết sức sai lầm về phương diện luân lý và là nguồn gốc gây nhiều căng thẳng đối với cuộc sống vợ chồng. Như đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mới đây cho hay: “Nếu thực hành tính dục trở thành thuốc mê giúp người ta buộc được người bạn đời trở thành nô lệ cho dục vọng và ý thích của mình, không hề tôn trọng chút nào đối với chu kỳ của người mình yêu, thì điều cần bênh vực không còn phải chỉ là quan niệm về tình yêu nhưng trước tiên phải là phẩm giá của con người”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Giáo Hội luôn bác bỏ bất cứ can thiệp vào thân xác hay hành vi vợ chồng nào chủ yếu tách biệt việc tạo tình khỏi việc tạo sống. Giáo huấn này đặt cơ sở trên các chân lý trường cửu và phổ quát về con người nhân bản, về tính dục, về hôn nhân và gia đình”.
Quan điểm của Đức Phaolô VI
Mấy lời trên của Đức Hồng Y Pell là để giới thiệu tờ truyền đơn do Văn Phòng Sự Sống của Tổng Giáo Phận Sydney phân phối, tựa là “Humanae Vitae: a letter about life-giving love” (Sự Sống Con Người: một lá thư về tình yêu trao ban sự sống) nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ban hành bức Thông Điệp thời danh kia. Tờ truyền đơn này cho hay: trước khi thông điệp này được ban hành, nhiều người bị hướng dẫn sai đến độ tin rằng Giáo Hội sẽ nới rộng giáo huấn về vấn đề ngừa thai, nhất là về việc dùng thuốc viên ngừa thai. Niềm tin ấy đem đến nhiều bối rối và chia rẽ giữa các người Công Giáo. Điều đáng buồn là phần lớn các cuộc thảo luận lúc ấy, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, chỉ nhằm gây nóng mà không gây sáng cho người đọc. Cả ngày nay nữa, nhiều người vẫn chưa có dịp được nghe điều giáo huấn Công Giáo thực sự nói gì về hôn nhân, tính dục và con cái.
Nhìn trở lui, ta thấy bất cứ chờ đợi thay đổi nào trong giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai đều không thực tiễn. Vì việc bác bỏ ngừa thai luôn là phần thường hằng trong đời sống và đức tin của Giáo Hội, và mới đây đã được tái khẳng định bởi Đức Piô XI (Casti Connubii, 1930) và chính Công Đồng Vatican II. Thực ra, mọi hệ phái Kitô Giáo đều nhất trí chống lại việc ngừa thai, cho tới mãi thập niên 1930, Giáo Hội Anh Giáo mới rời hàng ngũ và sau đó được một số hệ phái khác đi theo. Người ta gây áp lực rất mạnh đòi Đức Phaolô VI phải bước theo khuynh hướng ấy, trong số ấy, só sự thúc ép của đa số thành viên trong ủy ban đặc biệt do Đức Giáo Hoàng thiết lập để cố vấn cho ngài về vấn đề này. Ủy ban đặc biệt ấy có sự tham gia của nhiều cặp vợ chồng, một số bác sĩ và khá nhiều chuyên gia thần học. Nhưng dù chăm chú lắng nghe và xem sét khuyến cáo của họ, Đức Phaolô vẫn thấy ngài có nhiệm vụ phải chăn dắt Dân Chúa bước theo con đường nhất quán với giáo huấn thường hằng của Giáo Hội. Chỉ vì giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và con cái vừa có tính phổ quát vừa vượt thời gian.
Suy tư của một cặp vợ chồng
Giêrêmi, 31 tuổi, làm nghề thợ mộc tâm sự: “Khi quyết định lấy nhau, chúng tôi nhất quyết luôn mở cửa đón chào sự sống mới. Khởi đầu, chúng tôi không mấy rõ ràng về các hy sinh mình phải làm, nhưng phần thưởng thì lại dễ tưởng tượng. Những phần thưởng như niềm vui được bồng bế đứa con lần đầu; được nhìn mỗi đứa con lớn lên, bắt đầu biết mỉm cười khi nghe tiếng cha, chạy lại đón cha đi làm về và thưa với cha, như cháu Michael, đứa con thứ ba hay thưa với tôi lúc cháu mới hai tuổi đầu: “con yêu ba lắm, suốt ngày suốt đêm!”. Gia đình chúng tôi chỉ có một nguồn thu nhập, nên việc có khả năng có thêm con luôn là vấn đề đối với chúng tôi, vì khả năng tài chánh của chúng tôi rất giới hạn. Tuy nhiên, việc ấy cũng đã trở thành một phần thưởng, một niềm sảng khoái bí ẩn, vì hiếm khi có tiền dư, nhưng chúng tôi không bao giờ thiếu tiền. Vả lại các con vẫn luôn là phần thưởng tối hậu đối với chúng tôi.
Catarina, 31 tuổi, làm vợ và làm mẹ cho hay: “Ở tuổi 22, tôi rất sợ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra khi mình sẵn sàng chào đón sự sống và không biết mình phải xoay xở ra sao. Thế rồi tôi thấy rằng phó thác cho ý Chúa luôn là phần thưởng to lớn hơn cả. Học trở lại làm con trẻ, tin tưởng nắm tay Chúa và bước theo nẻo đường Người muốn tôi đi đã đem lại niềm an bình trên. Tôi thấy mở cửa chào đón sự sống đôi khi cũng có nghĩa là mở cửa chào đón cái chết, chết nhiều lần trong một ngày cho chính mình và đôi khi cảm nghiệm cái chết của một đưa con khi sẩy thai. Thai nghén mang lại thật nhiều thánh giá: đau buổi sáng, sầu buồn buổi chiều, lên cân, lên kí… rồi đau đẻ và chính lúc sinh, sao mà khủng khiếp và đau đớn đến thế! Mỗi lần kinh qua những chuyện ấy tôi chỉ muốn ước chi được làm việc khác và tự hỏi liệu có cách nào khác không? Nhưng nào đâu có cách gì khác! Bạn phải chịu đựng thôi. Tuy nhiên, tôi thấy phần thưởng “nặng kí” hơn hy sinh nhiều lắm, phải hơn tới bẩy lần rưỡi chắc! Chúa không bao giờ bị người ta qua mặt về lòng độ lượng của Người.
Hậu quả bản thân và văn hóa của ngừa thai
Thông điệp Sự Sống Con Người đưa ra nhiều lời cảnh cáo về các hậu quả tiêu cực thuộc bản thân và văn hóa của việc phổ thông chấp nhận ngừa thai. Đức Phaolô VI tiên đoán rằng một cách tổng quát, ngừa thai sẽ hạ thấp nền luân lý trong xã hội, gia tăng các bất trung phu phụ, mất lòng kính trọng đối với phụ nữ và các cơ quan công quyền sẽ bắt buộc người dân phải ngừa thai. Thời ấy, ai cũng bác bỏ các tiên đoán ấy, nhiều người, cả trong Giáo Hội, còn chế riễu các nhận định ấy nữa. Họ cho rằng ngài là người cản đường tiến bộ và hạnh phúc con người. Chuyện các tiên tri bị người cùng thời chỉ trích xem ra đã quá thông thường! Nhưng bốn mươi năm qua, quả tình việc ngừa thai trở thành phổ biến và các tiên đoán của Đức Phaolô đã trở thành sự thực.
*Ngừa thai khiến cho việc làm tình ‘vô tội vạ’ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế mà các vụ làm tình ngoài hôn nhân đã gia tăng khủng khiếp và cùng với chúng là vô số các vụ ly dị, thai nghén ‘ngoài kế hoạch’, phá thai và bệnh hoa liễu. Trong các nước cho phép ngừa thai, nạn phá thai đã gia tăng chứ không giảm thiểu.
* Nhiều dấu hiệu cho thấy lòng kính trọng đối với phụ nữ đã giảm đi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: 40% thiếu nam thuộc lớp tuổi 16-17 đã cố ý lục lọi các trang mạng khiêu dâm; một trong sáu người đàn ông Úc mua dâm vào một thời điểm nào đó trong đời; và 20% phụ nữ trình báo đã bị cưỡng bức hay đe doạ phải tham gia các sinh hoạt tính dục mà họ không muốn.
Nhiều phụ nữ đã phải một mình mang lấy gánh nặng do các phản ứng phụ về thể lý và tâm lý của thuốc viên ngừa thai đem lại, như tính khí thất thường, hết ham làm tình, lên cân, gia tăng nguy cơ ung thư và đột qụy.
Ngay trong các cuộc hôn nhân trước đây vốn lành mạnh, thuốc viên ngừa thai khiến một số phụ nữ cảm thấy mình bị chồng rẫy bỏ hay coi thường. Trái lại, khi dùng các phương pháp tự nhiên, phụ nữ thấy chồng họ hiểu họ hơn và biết đánh giá được chu kỳ sinh nở tự nhiên của họ, các thời kỳ không sinh nở cũng như các nhu cầu thể lý và xúc cảm luôn thay đổi của họ.
* Tại khắp các nước đang phát triển, các chương trình cưỡng bách kiểm soát dân số đang sử dụng thuốc ngừa thai, mà không đếm xỉa gì tới các nhậy cảm văn hóa và tôn giáo của nơi đó, hay nguyện vọng muốn giải quyết các nhu cầu khẩn trương hơn như nạn đói, nạn nghèo và bất ổn chính trị. Xin đơn cử trường hợp cực đoan là Trung Hoa với chính sách một con và thói quen cưỡng bức phá thai. Oái oăm thay, trong nhiều quốc gia đã phát triển, tỷ suất sinh đẻ xuống thấp hơn mức thay thế dân số đến độ họ đang tự “ngừa thai” để tự loại mình ra khỏi cuộc hiện sinh. Theo Liên Hiệp Quốc, tỷ suất sinh nở dưới mức thay thế dân số sẽ xẩy ra tại 75% thế giới phát triển vào năm 2050.
Sở dĩ Đức Phaolô tiên đoán được các hậu quả tai hại trên không hẳn vì ngài có khả năng siêu thường nhìn thấu tương lai, mà chỉ vì Ngài được Chúa Thánh Thần soi sáng. Các lời cảnh cáo của ngài đã trở thành sự thực vì ngài hiểu rõ ngừa thai đi ngược lại kế hoạch Thiên Chúa muốn ta sống và yêu thương tốt xiết bao. Ngài không nói: nghừa thai sai vì các hậu quả xấu của nó, nhưng ngài muốn nói rằng nó đem lại hậu quả xấu vì nó sai.
Bản chất hôn nhân và tính dục
Muốn hiểu tại sao ngừa thai la việc sai lầm, ta phải hiểu hôn nhân và tính dục hệ ở điều gì? Ta biết hôn nhân là cộng đoàn sống và yêu thương. Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà có mục đích giúp chúng ta thoáng nhìn thấy tình yêu mà Thiên Chúa vốn dành cho mỗi người chúng ta. Thông điệp Sự Sống Con Người giải thích rằng: tình yêu phu phụ bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng vốn “là tình yêu”. Vợ chồng được mời gọi yêu thương nhau cùng một cách như Thiên Chúa yêu thương ta nghĩa là bằng một tình yêu tự do, trọn vẹn, trung thành và nhiều hoa trái.
Điều ấy đã được phát biểu trong các lời thề hứa mà hai vợ chồng đã long trọng cam kết trước mặt Chúa và cộng đoàn:
* Hiến mình cho nhau trong hôn nhân (tự do, trọn vẹn)
* Yêu thương và kính trọng nhau suốt đời (trung thành)
* Yêu thương chấp nhận con cái và dưỡng dục chúng theo luật Chúa Kitô và Giáo Hội (nhiều hoa trái).
Tình yêu nào cố ý loại bỏ bất cứ điều nào kể trên sẽ không phải là tình yêu phu thê. Tình yêu phu thê đòi được nuôi dưỡng trong mọi chiều kích của nó, nếu ta muốn nó vững mạnh.
Tính dục là tình yêu trao ban sự sống
Thông điệp Sự Sống Con Người dạy rằng tính dục có hai ý nghĩa không thể nào tách biệt được nhau. Nó là hành vi kết hợp đầy yêu thương giữa đôi vợ chồng. Nó cũng là hành vi hợp tác một cách cởi mở và độc đáo với Thiên Chúa trong việc tạo ra sự sống mới. Tính dục vì thế vừa có tính kết hợp vừa có tính phụ tạo (procreative); vừa trao ban tình yêu vừa trao ban sự sống.
Nó không phải là một tùy thể; một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa là: kếp hợp tính dục tham dự vào chính quyền lực trao ban sự sống của Chúa. Mục đích của tính dục là để sau cùng nói rằng hôn nhân là liên hệ sống với nhau và yêu thương nhau suốt đời. Trong “Thần Học Thân Xác”, Đức Gioan Phaolô II nói rằng thân xác con người có ngôn ngữ đặc thù và độc đáo riêng. Trong ngữ cảnh hôn nhân, tính dục là ngôn ngữ thân xác (body language) nói lên các lời thề nguyền khi kết hôn, nghĩa là cam kết yêu thương nhau cách tự do, trọn vẹn, trung thành và nhiều hoa trái.
Nếu ta tự ý tách biệt các chiều kích trao ban tình yêu (kết hợp) và chiều kích trao ban sự sống (phụ tạo) của tính dục bằng cách ngừa thai, ta đã thay đổi hẳn ý nghĩa hành vi tính dục của ta. Hành vi cố ý triệt sản trong lúc giao hợp đã thay đổi hẳn chữ “có” của công thức kết hôn thành “không có”. Nó đi ngược hẳn ngôn ngữ thân xác của hai vợ chồng, như thể muốn nói: “anh trao cho em trọn con người anh, trừ khả năng sinh sản” hay “em chấp nhận trọn con người anh ngoại trừ khả năng sinh sản của anh, bởi em không muốn chấp nhận khả thể có con với anh”.
Bất kể hai vợ chồng yêu thương nhau ra sao, nhưng nếu họ ngừa thai, họ không thể hiến mình cho nhau một cách tự do, trọn vẹn, trung thành và với nhiều hoa trái theo gương Chúa Kitô. Họ liều mình chỉ coi nhau như dụng cụ gây khoái cảm hơn là người yêu của nhau.
Họ cũng loại Thiên Chúa khỏi việc tạo tình của họ. Tính dục có mục đích nói lên tình yêu trao ban sự sống của Thiên Chúa trong thế gian. Khi nó sẵn sàng tiếp nhận khả thể sinh ra những đứa con, nó chính là không gian thánh thiêng của Thiên Chúa. Ngừa thai là đóng cửa đối với Thiên Chúa.
Các cặp vợ chồng được mời gọi kính trọng ý nghĩa của tính dục và lời thề hứa lúc kết hôn bằng cách tránh né bất cứ điều gì có thể ngăn cản không cho họ mở lòng ra với nhau và mở lòng chào đón khả thể có những sự sống mới.
Mỗi một và mọi hành vi tính dục cần phải sẵn sàng mở ra chào đón khả thể có con nếu hai vợ chồng muốn trung thực với lời hứa lúc kết hôn của họ. Chỉ mở lòng chào đón khả thể có con trong một vài giai đoạn nào đó của cuộc sống lứa đôi thì không đủ, vì như thế hóa ra ta muốn nói mình có thể trung thành với nhau suốt cuộc hành trình hôn nhân nhưng không cần mỗi một và mọi hành vi giao hợp phải cùng thực hiện với nhau.
Tuy nhiên, điều trên không có nghĩa: vợ chồng chỉ được làm tình với nhau khi họ còn hy vọng có con với nhau. Nó chỉ có nghĩa: họ chỉ nên làm tình với nhau khi họ muốn làm mới lại cam kết kết hôn và do đó, mở lòng ra chào đón khả thể có mang.
Ai cũng biết, vợ chồng có thể làm tình trong thời gian người vợ không thể thụ thai theo chu kỳ kinh nguyệt mà không hề vi phạm cam kết kết hôn chút nào. Sự kiện không có thai nghén tiếp theo hành vi làm tình kia là kết quả việc làm của Chúa, chứ không phải việc của họ.
Các phương pháp tự nhiên
Các phương pháp tự nhiên nhằm kiểm soát việc sinh nở rất hợp luân lý. Cặp vợ chồng được dạy phải theo dõi các dấu hiệu có thể có thai và không thể có thai trong chu kỳ rụng trứng của người đàn bà, để họ có thể giao hợp đúng lúc hoặc là để tránh thai nghén hoặc là để có thai.
Các phương pháp hiện đại tự nhiên nhằm kiểm soát việc sinh nở hiện rất hữu hiệu. Các phương pháp này có thể thành công với bất cứ phụ nữ nào, kể cả những người có kinh kỳ không đều, đang cho con bú hay tiền tắt kinh. Bạn có thể học hỏi thêm vấn đề này tại trang mạng www.totalgift.org
Dùng các phương pháp tự nhiên để cách quãng các lần thai nghén vì các lý do chính đáng có khác với việc sử dụng các phương tiện ngừa thai. Vợ chồng nào dùng phương pháp tự nhiên chỉ giữ mình (abstain) không giao hợp lúc có thể mang thai, trong khi các cặp vợ chồng ngừa thai thì triệt sản hành vi giao hợp lúc có thể mang thai. Không như cặp vợ chồng dùng phương pháp tự nhiên, các cặp ngừa thai đã cố ý làm một điều gì đó thay đổi hẳn ý nghĩa hành vi tính dục của họ; họ thực hiện một điều ngăn cản họ không hoàn toàn mở cửa chào đón nhau và chào đón khả thể tạo ra sự sống mới.
Quyết định tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và gia đình không hẳn là không có thách thức. Nhưng dù không ai nên giả đò cho rằng việc ấy dễ dàng, với Thiên Chúa ở bên chúng ta, việc ấy vừa có thể làm được vừa đem lại cho ta thỏa mãn hân hoan.
Christopher West, trong “Good News About Sex and Marriage” (Tin Mừng về Tính Dục và Hôn Nhân), nói rằng: “Thực hành Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên đòi phải tự kiểm soát, tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng nơi Chúa, trung thực và đối thoại cởi mở, và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì nhau. Nhưng tình yêu không hề hấn gì vì các hành vi ấy. Tình yêu chính là các hành vi ấy”.
Đức Phaolô II cố gắng dạy ta rằng lạm dụng tính dục là lạm dụng nhau. Bài học này có thể khó học và khó dạy. Đúng là và quan trọng là người Công Giáo ‘phải nghe theo lương tâm mình’. Nhưng lương tâm ta không hoàn hảo, ta cần phải luôn cố gắng huấn luyện, đào luyện lương tấm ấy cách đúng đắn. Người Công Giáo không được tự ý quyết định điều sai điều đúng. Lương tâm ta phải tuân theo các nguyên tắc chân lý và công chính như đã được mạc khải trong Sách Thánh, theo lời dạy của Giáo Hội (Xem Đức HY Pell, God and Caesar, Connor Court Publishing: Baccus Marsh VIC, tr. 48).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mới đây dạy rằng giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai tuy gây tranh cãi nhưng hết sức chủ yếu đối với tương lai nhân loại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm công bố Thông Điệp này, tưởng ai cũng nên nhìn kỹ xem Giáo Hội thực sự dạy ta điều gì liên quan đến ngừa thai. Cởi mở với giáo huấn này là cởi mở với sự sống và tình yêu, với người phôi ốgẫu của ta và với Chúa.
Bốn Mươi Năm Đọc Lại
Ta có thường xuyên ý thức một cách đầy đủ được rằng mối liên hệ yêu thương sẽ dẫn tới trách nhiệm nặng nề làm cha làm mẹ hay không? Hay, nói cách khác, nếu bạn đang sống trong liên hệ với một người khác, có bao giờ bạn tự hỏi xem hai người có chịu trở thành cha mẹ cả hay không? Vì ý thức đến chức phận làm cha làm mẹ phải được coi là chủ yếu đối với mối liên hệ. Đây là một chân lý luôn được Giáo Hội giảng dạy, và là một chân lý nòng cốt của thông điệp “Sự Sống Con Người” (Humanae Vitae). Rất tiếc người ta đã không đọc thông điệp để đời này của Đức Phaolô VI cách đó, ít nhất cũng vì bản dịch thông điệp đó sang tiếng Anh.
Theo tiến sĩ Janet Smith, giáo sư thần học luân lý của Đại Chủng Viện Thánh Tâm tại Detroit, phần của thông điệp nói tới “conscia paternitas” (làm cha mẹ có ý thức) đã được bản tiếng Anh dịch thành “làm cha mẹ có trách nhiệm” (responsible parenthood). Theo bà, dịch là “làm cha mẹ có ý thức” sẽ chính xác hơn, điều mà chính Đức Gioan Phaolô II đã cố gắng truyền đạt trong các trước tác của ngài, nhất là trong cuốn “Tình Yêu và Trách Nhiệm” (Love and Responsibility).
Tháng rồi, lên tiếng tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, Tiến Sĩ Smith nói rằng mặc dù lối dịch “làm cha mẹ có trách nhiệm” tự nó vẫn tốt, nhưng rõ ràng mang ý nghĩa duy dụng (utilitarian) trong tiếng Anh, liên hệ tới việc thực thi tốt bổn phận làm cha làm mẹ, hay giữ cho tầm cỡ của gia đình trong vòng có thể quản trị, chăm sóc được. Thay thế nó bằng lối dịch “làm cha mẹ có ý thức” sẽ chuyên chở tốt hơn bản chất đích thực của liên hệ phu thê. Bà giải thích như sau: “Nếu người ta ý thức được sự kiện này là tính dục sẽ dẫn tới không phải chỉ là một hài nhi nhưng là việc trở thành cha mẹ với một ai khác, họ sẽ theo đuổi liên hệ tính dục một cách có trách nhiệm hơn. Nếu tôi sẽ làm cha mẹ với một ai đó, tôi phải yêu người đó một cách minh nhiên và tôi phải tự ý khẳng nhận con người đó. Nhờ thế, tôi sẽ chọn làm bạn trăm năm một ai đó sẵn sàng và đủ tư cách làm cha làm mẹ. Tôi chọn con người đó vì các đức tính tốt của họ chứ không phải chỉ vì các thèm muốn tính dục của tôi”.
Tiến sĩ Smith nhấn mạnh rằng Đức Gioan Phaolô II coi thèm muốn tính dục là phần rất quan trọng trong việc kiếm ra người phối ngẫu (điều được ngài gọi là “nguyên liệu” của tình yêu), nhưng ngài thêm rằng thèm muốn ấy phải được “chứng nghiệm bằng nhân đức của con người” vì hai ý chí cuối cùng sẽ cùng nhau trở thành cha mẹ. Tiến Sĩ Smith cho rằng ý thức việc mình làm cha mẹ sẽ “hướng dẫn các quyết định của hai người trong các vấn đề tính dục, giúp họ cảm nghiệm được nhiều thiện hảo có tính bản thân, trong đó có sự trưởng thành về việc tự làm chủ lấy mình cũng như khả năng chọn được người phối ngẫu tốt”.
Sử dụng kiểu nói “làm cha mẹ có ý thức” cũng giúp người ta không quá chú ý đến con người mình, mà tập chú vào ơn gọi làm cha làm mẹ. Theo Tiến Sĩ Smith, “Điều ấy có nghĩa: bạn thực sự hiểu rõ có khả năng đưa vào hiện sinh một hữu thể nhân bản mới là điều tuyệt diệu xiết bao, và xét trong căn bản, bạn quả thực là người cùng sáng tạo với Thiên Chúa, như kiểu nói rất hay của Đức Gioan Phaolô II, bạn quả thực đã đem vào thế gian một cái gì đó có giá trị vô song, và bạn quả đã chọn được con người khác này, người bạn đời này làm người để cùng dấn thân với bạn trong vấn đề này”.
Giáo huấn trên càng sắc cạnh đối với xã hội ngày nay, trong đó, tính dục đã bị cắt rời ra khỏi ý nghĩa và mục đích chân thực của nó, trở thành phương tiện giải trí hơn là việc phụ tạo (procreation). Như nhiều người khác, Tiến Sĩ Smith qui tội cho ngừa thai đã tạo ra việc cắt rời trên, dẫn tới niềm tin lầm lạc rằng làm tình và có con là hai sinh hoạt hoàn toàn khác nhau. Bà cho rằng “nhiệm vụ tìm ra một bạn đường tính dục rất khác với việc tìm ra một người cha một người mẹ tương lai, nên bạn thẩm định đối tượng chọn lựa một cách rất khác nhau”.
Thế đối với những cặp vợ chồng không có con thì sao? Liệu giáo huấn trên có còn đúng hay không? Tiến Sĩ Smith cho rằng vẫn đúng và điều ấy đã được chứng nghiệm qua “sự thất vọng sâu xa” của những cặp vợ chồng hiếm con. Bà cho rằng “cấu trúc trong mối liên hệ vẫn như nhau” và “dù bạn không có con, bạn vẫn có một mối liên kết cha mẹ (parental bond) đối với nhau”. Theo vị nữ tiến sĩ hiện giữ ghế giáo sư của Cha Michael J. McGivney về các Vấn Đề Sự Sống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm này, Đức Gioan Phaolô II thường viết rằng “làm cha mẹ có ý thức” là chủ đề chính yếu của “Sự Sống Con Người” (Humanae Vitae). Vấn đề ấy quan trọng đến nỗi Tiến Sĩ Smith dự tính yêu cầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay đổi lối dịch thuật ngữ “conscia paternitas” qua tiếng Anh.
Bốn mươi năm sau, thông điệp Sự Sống Con Người vẫn là thông điệp thời danh nhất nhưng có lẽ được hiểu biết ít nhất trong lịch sử. Đó là nhận định của Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục Sydney. Theo ngài, giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này tiếp tục bị người đời coi là không thể áp dụng nổi, là không ăn nhậu gì với họ, thậm chí còn vô trách nhiệm nữa. Đó quả là cái nhìn hết sức sai lầm về phương diện luân lý và là nguồn gốc gây nhiều căng thẳng đối với cuộc sống vợ chồng. Như đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mới đây cho hay: “Nếu thực hành tính dục trở thành thuốc mê giúp người ta buộc được người bạn đời trở thành nô lệ cho dục vọng và ý thích của mình, không hề tôn trọng chút nào đối với chu kỳ của người mình yêu, thì điều cần bênh vực không còn phải chỉ là quan niệm về tình yêu nhưng trước tiên phải là phẩm giá của con người”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Giáo Hội luôn bác bỏ bất cứ can thiệp vào thân xác hay hành vi vợ chồng nào chủ yếu tách biệt việc tạo tình khỏi việc tạo sống. Giáo huấn này đặt cơ sở trên các chân lý trường cửu và phổ quát về con người nhân bản, về tính dục, về hôn nhân và gia đình”.
Quan điểm của Đức Phaolô VI
Mấy lời trên của Đức Hồng Y Pell là để giới thiệu tờ truyền đơn do Văn Phòng Sự Sống của Tổng Giáo Phận Sydney phân phối, tựa là “Humanae Vitae: a letter about life-giving love” (Sự Sống Con Người: một lá thư về tình yêu trao ban sự sống) nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ban hành bức Thông Điệp thời danh kia. Tờ truyền đơn này cho hay: trước khi thông điệp này được ban hành, nhiều người bị hướng dẫn sai đến độ tin rằng Giáo Hội sẽ nới rộng giáo huấn về vấn đề ngừa thai, nhất là về việc dùng thuốc viên ngừa thai. Niềm tin ấy đem đến nhiều bối rối và chia rẽ giữa các người Công Giáo. Điều đáng buồn là phần lớn các cuộc thảo luận lúc ấy, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội, chỉ nhằm gây nóng mà không gây sáng cho người đọc. Cả ngày nay nữa, nhiều người vẫn chưa có dịp được nghe điều giáo huấn Công Giáo thực sự nói gì về hôn nhân, tính dục và con cái.
Nhìn trở lui, ta thấy bất cứ chờ đợi thay đổi nào trong giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai đều không thực tiễn. Vì việc bác bỏ ngừa thai luôn là phần thường hằng trong đời sống và đức tin của Giáo Hội, và mới đây đã được tái khẳng định bởi Đức Piô XI (Casti Connubii, 1930) và chính Công Đồng Vatican II. Thực ra, mọi hệ phái Kitô Giáo đều nhất trí chống lại việc ngừa thai, cho tới mãi thập niên 1930, Giáo Hội Anh Giáo mới rời hàng ngũ và sau đó được một số hệ phái khác đi theo. Người ta gây áp lực rất mạnh đòi Đức Phaolô VI phải bước theo khuynh hướng ấy, trong số ấy, só sự thúc ép của đa số thành viên trong ủy ban đặc biệt do Đức Giáo Hoàng thiết lập để cố vấn cho ngài về vấn đề này. Ủy ban đặc biệt ấy có sự tham gia của nhiều cặp vợ chồng, một số bác sĩ và khá nhiều chuyên gia thần học. Nhưng dù chăm chú lắng nghe và xem sét khuyến cáo của họ, Đức Phaolô vẫn thấy ngài có nhiệm vụ phải chăn dắt Dân Chúa bước theo con đường nhất quán với giáo huấn thường hằng của Giáo Hội. Chỉ vì giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và con cái vừa có tính phổ quát vừa vượt thời gian.
Suy tư của một cặp vợ chồng
Giêrêmi, 31 tuổi, làm nghề thợ mộc tâm sự: “Khi quyết định lấy nhau, chúng tôi nhất quyết luôn mở cửa đón chào sự sống mới. Khởi đầu, chúng tôi không mấy rõ ràng về các hy sinh mình phải làm, nhưng phần thưởng thì lại dễ tưởng tượng. Những phần thưởng như niềm vui được bồng bế đứa con lần đầu; được nhìn mỗi đứa con lớn lên, bắt đầu biết mỉm cười khi nghe tiếng cha, chạy lại đón cha đi làm về và thưa với cha, như cháu Michael, đứa con thứ ba hay thưa với tôi lúc cháu mới hai tuổi đầu: “con yêu ba lắm, suốt ngày suốt đêm!”. Gia đình chúng tôi chỉ có một nguồn thu nhập, nên việc có khả năng có thêm con luôn là vấn đề đối với chúng tôi, vì khả năng tài chánh của chúng tôi rất giới hạn. Tuy nhiên, việc ấy cũng đã trở thành một phần thưởng, một niềm sảng khoái bí ẩn, vì hiếm khi có tiền dư, nhưng chúng tôi không bao giờ thiếu tiền. Vả lại các con vẫn luôn là phần thưởng tối hậu đối với chúng tôi.
Catarina, 31 tuổi, làm vợ và làm mẹ cho hay: “Ở tuổi 22, tôi rất sợ không biết chuyện gì sẽ xẩy ra khi mình sẵn sàng chào đón sự sống và không biết mình phải xoay xở ra sao. Thế rồi tôi thấy rằng phó thác cho ý Chúa luôn là phần thưởng to lớn hơn cả. Học trở lại làm con trẻ, tin tưởng nắm tay Chúa và bước theo nẻo đường Người muốn tôi đi đã đem lại niềm an bình trên. Tôi thấy mở cửa chào đón sự sống đôi khi cũng có nghĩa là mở cửa chào đón cái chết, chết nhiều lần trong một ngày cho chính mình và đôi khi cảm nghiệm cái chết của một đưa con khi sẩy thai. Thai nghén mang lại thật nhiều thánh giá: đau buổi sáng, sầu buồn buổi chiều, lên cân, lên kí… rồi đau đẻ và chính lúc sinh, sao mà khủng khiếp và đau đớn đến thế! Mỗi lần kinh qua những chuyện ấy tôi chỉ muốn ước chi được làm việc khác và tự hỏi liệu có cách nào khác không? Nhưng nào đâu có cách gì khác! Bạn phải chịu đựng thôi. Tuy nhiên, tôi thấy phần thưởng “nặng kí” hơn hy sinh nhiều lắm, phải hơn tới bẩy lần rưỡi chắc! Chúa không bao giờ bị người ta qua mặt về lòng độ lượng của Người.
Hậu quả bản thân và văn hóa của ngừa thai
Thông điệp Sự Sống Con Người đưa ra nhiều lời cảnh cáo về các hậu quả tiêu cực thuộc bản thân và văn hóa của việc phổ thông chấp nhận ngừa thai. Đức Phaolô VI tiên đoán rằng một cách tổng quát, ngừa thai sẽ hạ thấp nền luân lý trong xã hội, gia tăng các bất trung phu phụ, mất lòng kính trọng đối với phụ nữ và các cơ quan công quyền sẽ bắt buộc người dân phải ngừa thai. Thời ấy, ai cũng bác bỏ các tiên đoán ấy, nhiều người, cả trong Giáo Hội, còn chế riễu các nhận định ấy nữa. Họ cho rằng ngài là người cản đường tiến bộ và hạnh phúc con người. Chuyện các tiên tri bị người cùng thời chỉ trích xem ra đã quá thông thường! Nhưng bốn mươi năm qua, quả tình việc ngừa thai trở thành phổ biến và các tiên đoán của Đức Phaolô đã trở thành sự thực.
*Ngừa thai khiến cho việc làm tình ‘vô tội vạ’ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế mà các vụ làm tình ngoài hôn nhân đã gia tăng khủng khiếp và cùng với chúng là vô số các vụ ly dị, thai nghén ‘ngoài kế hoạch’, phá thai và bệnh hoa liễu. Trong các nước cho phép ngừa thai, nạn phá thai đã gia tăng chứ không giảm thiểu.
* Nhiều dấu hiệu cho thấy lòng kính trọng đối với phụ nữ đã giảm đi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: 40% thiếu nam thuộc lớp tuổi 16-17 đã cố ý lục lọi các trang mạng khiêu dâm; một trong sáu người đàn ông Úc mua dâm vào một thời điểm nào đó trong đời; và 20% phụ nữ trình báo đã bị cưỡng bức hay đe doạ phải tham gia các sinh hoạt tính dục mà họ không muốn.
Nhiều phụ nữ đã phải một mình mang lấy gánh nặng do các phản ứng phụ về thể lý và tâm lý của thuốc viên ngừa thai đem lại, như tính khí thất thường, hết ham làm tình, lên cân, gia tăng nguy cơ ung thư và đột qụy.
Ngay trong các cuộc hôn nhân trước đây vốn lành mạnh, thuốc viên ngừa thai khiến một số phụ nữ cảm thấy mình bị chồng rẫy bỏ hay coi thường. Trái lại, khi dùng các phương pháp tự nhiên, phụ nữ thấy chồng họ hiểu họ hơn và biết đánh giá được chu kỳ sinh nở tự nhiên của họ, các thời kỳ không sinh nở cũng như các nhu cầu thể lý và xúc cảm luôn thay đổi của họ.
* Tại khắp các nước đang phát triển, các chương trình cưỡng bách kiểm soát dân số đang sử dụng thuốc ngừa thai, mà không đếm xỉa gì tới các nhậy cảm văn hóa và tôn giáo của nơi đó, hay nguyện vọng muốn giải quyết các nhu cầu khẩn trương hơn như nạn đói, nạn nghèo và bất ổn chính trị. Xin đơn cử trường hợp cực đoan là Trung Hoa với chính sách một con và thói quen cưỡng bức phá thai. Oái oăm thay, trong nhiều quốc gia đã phát triển, tỷ suất sinh đẻ xuống thấp hơn mức thay thế dân số đến độ họ đang tự “ngừa thai” để tự loại mình ra khỏi cuộc hiện sinh. Theo Liên Hiệp Quốc, tỷ suất sinh nở dưới mức thay thế dân số sẽ xẩy ra tại 75% thế giới phát triển vào năm 2050.
Sở dĩ Đức Phaolô tiên đoán được các hậu quả tai hại trên không hẳn vì ngài có khả năng siêu thường nhìn thấu tương lai, mà chỉ vì Ngài được Chúa Thánh Thần soi sáng. Các lời cảnh cáo của ngài đã trở thành sự thực vì ngài hiểu rõ ngừa thai đi ngược lại kế hoạch Thiên Chúa muốn ta sống và yêu thương tốt xiết bao. Ngài không nói: nghừa thai sai vì các hậu quả xấu của nó, nhưng ngài muốn nói rằng nó đem lại hậu quả xấu vì nó sai.
Bản chất hôn nhân và tính dục
Muốn hiểu tại sao ngừa thai la việc sai lầm, ta phải hiểu hôn nhân và tính dục hệ ở điều gì? Ta biết hôn nhân là cộng đoàn sống và yêu thương. Tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà có mục đích giúp chúng ta thoáng nhìn thấy tình yêu mà Thiên Chúa vốn dành cho mỗi người chúng ta. Thông điệp Sự Sống Con Người giải thích rằng: tình yêu phu phụ bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng vốn “là tình yêu”. Vợ chồng được mời gọi yêu thương nhau cùng một cách như Thiên Chúa yêu thương ta nghĩa là bằng một tình yêu tự do, trọn vẹn, trung thành và nhiều hoa trái.
Điều ấy đã được phát biểu trong các lời thề hứa mà hai vợ chồng đã long trọng cam kết trước mặt Chúa và cộng đoàn:
* Hiến mình cho nhau trong hôn nhân (tự do, trọn vẹn)
* Yêu thương và kính trọng nhau suốt đời (trung thành)
* Yêu thương chấp nhận con cái và dưỡng dục chúng theo luật Chúa Kitô và Giáo Hội (nhiều hoa trái).
Tình yêu nào cố ý loại bỏ bất cứ điều nào kể trên sẽ không phải là tình yêu phu thê. Tình yêu phu thê đòi được nuôi dưỡng trong mọi chiều kích của nó, nếu ta muốn nó vững mạnh.
Tính dục là tình yêu trao ban sự sống
Thông điệp Sự Sống Con Người dạy rằng tính dục có hai ý nghĩa không thể nào tách biệt được nhau. Nó là hành vi kết hợp đầy yêu thương giữa đôi vợ chồng. Nó cũng là hành vi hợp tác một cách cởi mở và độc đáo với Thiên Chúa trong việc tạo ra sự sống mới. Tính dục vì thế vừa có tính kết hợp vừa có tính phụ tạo (procreative); vừa trao ban tình yêu vừa trao ban sự sống.
Nó không phải là một tùy thể; một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa là: kếp hợp tính dục tham dự vào chính quyền lực trao ban sự sống của Chúa. Mục đích của tính dục là để sau cùng nói rằng hôn nhân là liên hệ sống với nhau và yêu thương nhau suốt đời. Trong “Thần Học Thân Xác”, Đức Gioan Phaolô II nói rằng thân xác con người có ngôn ngữ đặc thù và độc đáo riêng. Trong ngữ cảnh hôn nhân, tính dục là ngôn ngữ thân xác (body language) nói lên các lời thề nguyền khi kết hôn, nghĩa là cam kết yêu thương nhau cách tự do, trọn vẹn, trung thành và nhiều hoa trái.
Nếu ta tự ý tách biệt các chiều kích trao ban tình yêu (kết hợp) và chiều kích trao ban sự sống (phụ tạo) của tính dục bằng cách ngừa thai, ta đã thay đổi hẳn ý nghĩa hành vi tính dục của ta. Hành vi cố ý triệt sản trong lúc giao hợp đã thay đổi hẳn chữ “có” của công thức kết hôn thành “không có”. Nó đi ngược hẳn ngôn ngữ thân xác của hai vợ chồng, như thể muốn nói: “anh trao cho em trọn con người anh, trừ khả năng sinh sản” hay “em chấp nhận trọn con người anh ngoại trừ khả năng sinh sản của anh, bởi em không muốn chấp nhận khả thể có con với anh”.
Bất kể hai vợ chồng yêu thương nhau ra sao, nhưng nếu họ ngừa thai, họ không thể hiến mình cho nhau một cách tự do, trọn vẹn, trung thành và với nhiều hoa trái theo gương Chúa Kitô. Họ liều mình chỉ coi nhau như dụng cụ gây khoái cảm hơn là người yêu của nhau.
Họ cũng loại Thiên Chúa khỏi việc tạo tình của họ. Tính dục có mục đích nói lên tình yêu trao ban sự sống của Thiên Chúa trong thế gian. Khi nó sẵn sàng tiếp nhận khả thể sinh ra những đứa con, nó chính là không gian thánh thiêng của Thiên Chúa. Ngừa thai là đóng cửa đối với Thiên Chúa.
Các cặp vợ chồng được mời gọi kính trọng ý nghĩa của tính dục và lời thề hứa lúc kết hôn bằng cách tránh né bất cứ điều gì có thể ngăn cản không cho họ mở lòng ra với nhau và mở lòng chào đón khả thể có những sự sống mới.
Mỗi một và mọi hành vi tính dục cần phải sẵn sàng mở ra chào đón khả thể có con nếu hai vợ chồng muốn trung thực với lời hứa lúc kết hôn của họ. Chỉ mở lòng chào đón khả thể có con trong một vài giai đoạn nào đó của cuộc sống lứa đôi thì không đủ, vì như thế hóa ra ta muốn nói mình có thể trung thành với nhau suốt cuộc hành trình hôn nhân nhưng không cần mỗi một và mọi hành vi giao hợp phải cùng thực hiện với nhau.
Tuy nhiên, điều trên không có nghĩa: vợ chồng chỉ được làm tình với nhau khi họ còn hy vọng có con với nhau. Nó chỉ có nghĩa: họ chỉ nên làm tình với nhau khi họ muốn làm mới lại cam kết kết hôn và do đó, mở lòng ra chào đón khả thể có mang.
Ai cũng biết, vợ chồng có thể làm tình trong thời gian người vợ không thể thụ thai theo chu kỳ kinh nguyệt mà không hề vi phạm cam kết kết hôn chút nào. Sự kiện không có thai nghén tiếp theo hành vi làm tình kia là kết quả việc làm của Chúa, chứ không phải việc của họ.
Các phương pháp tự nhiên
Các phương pháp tự nhiên nhằm kiểm soát việc sinh nở rất hợp luân lý. Cặp vợ chồng được dạy phải theo dõi các dấu hiệu có thể có thai và không thể có thai trong chu kỳ rụng trứng của người đàn bà, để họ có thể giao hợp đúng lúc hoặc là để tránh thai nghén hoặc là để có thai.
Các phương pháp hiện đại tự nhiên nhằm kiểm soát việc sinh nở hiện rất hữu hiệu. Các phương pháp này có thể thành công với bất cứ phụ nữ nào, kể cả những người có kinh kỳ không đều, đang cho con bú hay tiền tắt kinh. Bạn có thể học hỏi thêm vấn đề này tại trang mạng www.totalgift.org
Dùng các phương pháp tự nhiên để cách quãng các lần thai nghén vì các lý do chính đáng có khác với việc sử dụng các phương tiện ngừa thai. Vợ chồng nào dùng phương pháp tự nhiên chỉ giữ mình (abstain) không giao hợp lúc có thể mang thai, trong khi các cặp vợ chồng ngừa thai thì triệt sản hành vi giao hợp lúc có thể mang thai. Không như cặp vợ chồng dùng phương pháp tự nhiên, các cặp ngừa thai đã cố ý làm một điều gì đó thay đổi hẳn ý nghĩa hành vi tính dục của họ; họ thực hiện một điều ngăn cản họ không hoàn toàn mở cửa chào đón nhau và chào đón khả thể tạo ra sự sống mới.
Quyết định tuân theo giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, tính dục và gia đình không hẳn là không có thách thức. Nhưng dù không ai nên giả đò cho rằng việc ấy dễ dàng, với Thiên Chúa ở bên chúng ta, việc ấy vừa có thể làm được vừa đem lại cho ta thỏa mãn hân hoan.
Christopher West, trong “Good News About Sex and Marriage” (Tin Mừng về Tính Dục và Hôn Nhân), nói rằng: “Thực hành Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên đòi phải tự kiểm soát, tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng nơi Chúa, trung thực và đối thoại cởi mở, và sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì nhau. Nhưng tình yêu không hề hấn gì vì các hành vi ấy. Tình yêu chính là các hành vi ấy”.
Đức Phaolô II cố gắng dạy ta rằng lạm dụng tính dục là lạm dụng nhau. Bài học này có thể khó học và khó dạy. Đúng là và quan trọng là người Công Giáo ‘phải nghe theo lương tâm mình’. Nhưng lương tâm ta không hoàn hảo, ta cần phải luôn cố gắng huấn luyện, đào luyện lương tấm ấy cách đúng đắn. Người Công Giáo không được tự ý quyết định điều sai điều đúng. Lương tâm ta phải tuân theo các nguyên tắc chân lý và công chính như đã được mạc khải trong Sách Thánh, theo lời dạy của Giáo Hội (Xem Đức HY Pell, God and Caesar, Connor Court Publishing: Baccus Marsh VIC, tr. 48).
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mới đây dạy rằng giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai tuy gây tranh cãi nhưng hết sức chủ yếu đối với tương lai nhân loại. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm công bố Thông Điệp này, tưởng ai cũng nên nhìn kỹ xem Giáo Hội thực sự dạy ta điều gì liên quan đến ngừa thai. Cởi mở với giáo huấn này là cởi mở với sự sống và tình yêu, với người phôi ốgẫu của ta và với Chúa.
Bốn Mươi Năm Đọc Lại
Ta có thường xuyên ý thức một cách đầy đủ được rằng mối liên hệ yêu thương sẽ dẫn tới trách nhiệm nặng nề làm cha làm mẹ hay không? Hay, nói cách khác, nếu bạn đang sống trong liên hệ với một người khác, có bao giờ bạn tự hỏi xem hai người có chịu trở thành cha mẹ cả hay không? Vì ý thức đến chức phận làm cha làm mẹ phải được coi là chủ yếu đối với mối liên hệ. Đây là một chân lý luôn được Giáo Hội giảng dạy, và là một chân lý nòng cốt của thông điệp “Sự Sống Con Người” (Humanae Vitae). Rất tiếc người ta đã không đọc thông điệp để đời này của Đức Phaolô VI cách đó, ít nhất cũng vì bản dịch thông điệp đó sang tiếng Anh.
Theo tiến sĩ Janet Smith, giáo sư thần học luân lý của Đại Chủng Viện Thánh Tâm tại Detroit, phần của thông điệp nói tới “conscia paternitas” (làm cha mẹ có ý thức) đã được bản tiếng Anh dịch thành “làm cha mẹ có trách nhiệm” (responsible parenthood). Theo bà, dịch là “làm cha mẹ có ý thức” sẽ chính xác hơn, điều mà chính Đức Gioan Phaolô II đã cố gắng truyền đạt trong các trước tác của ngài, nhất là trong cuốn “Tình Yêu và Trách Nhiệm” (Love and Responsibility).
Tháng rồi, lên tiếng tại Đại Học Giáo Hoàng Thánh Giá, Tiến Sĩ Smith nói rằng mặc dù lối dịch “làm cha mẹ có trách nhiệm” tự nó vẫn tốt, nhưng rõ ràng mang ý nghĩa duy dụng (utilitarian) trong tiếng Anh, liên hệ tới việc thực thi tốt bổn phận làm cha làm mẹ, hay giữ cho tầm cỡ của gia đình trong vòng có thể quản trị, chăm sóc được. Thay thế nó bằng lối dịch “làm cha mẹ có ý thức” sẽ chuyên chở tốt hơn bản chất đích thực của liên hệ phu thê. Bà giải thích như sau: “Nếu người ta ý thức được sự kiện này là tính dục sẽ dẫn tới không phải chỉ là một hài nhi nhưng là việc trở thành cha mẹ với một ai khác, họ sẽ theo đuổi liên hệ tính dục một cách có trách nhiệm hơn. Nếu tôi sẽ làm cha mẹ với một ai đó, tôi phải yêu người đó một cách minh nhiên và tôi phải tự ý khẳng nhận con người đó. Nhờ thế, tôi sẽ chọn làm bạn trăm năm một ai đó sẵn sàng và đủ tư cách làm cha làm mẹ. Tôi chọn con người đó vì các đức tính tốt của họ chứ không phải chỉ vì các thèm muốn tính dục của tôi”.
Tiến sĩ Smith nhấn mạnh rằng Đức Gioan Phaolô II coi thèm muốn tính dục là phần rất quan trọng trong việc kiếm ra người phối ngẫu (điều được ngài gọi là “nguyên liệu” của tình yêu), nhưng ngài thêm rằng thèm muốn ấy phải được “chứng nghiệm bằng nhân đức của con người” vì hai ý chí cuối cùng sẽ cùng nhau trở thành cha mẹ. Tiến Sĩ Smith cho rằng ý thức việc mình làm cha mẹ sẽ “hướng dẫn các quyết định của hai người trong các vấn đề tính dục, giúp họ cảm nghiệm được nhiều thiện hảo có tính bản thân, trong đó có sự trưởng thành về việc tự làm chủ lấy mình cũng như khả năng chọn được người phối ngẫu tốt”.
Sử dụng kiểu nói “làm cha mẹ có ý thức” cũng giúp người ta không quá chú ý đến con người mình, mà tập chú vào ơn gọi làm cha làm mẹ. Theo Tiến Sĩ Smith, “Điều ấy có nghĩa: bạn thực sự hiểu rõ có khả năng đưa vào hiện sinh một hữu thể nhân bản mới là điều tuyệt diệu xiết bao, và xét trong căn bản, bạn quả thực là người cùng sáng tạo với Thiên Chúa, như kiểu nói rất hay của Đức Gioan Phaolô II, bạn quả thực đã đem vào thế gian một cái gì đó có giá trị vô song, và bạn quả đã chọn được con người khác này, người bạn đời này làm người để cùng dấn thân với bạn trong vấn đề này”.
Giáo huấn trên càng sắc cạnh đối với xã hội ngày nay, trong đó, tính dục đã bị cắt rời ra khỏi ý nghĩa và mục đích chân thực của nó, trở thành phương tiện giải trí hơn là việc phụ tạo (procreation). Như nhiều người khác, Tiến Sĩ Smith qui tội cho ngừa thai đã tạo ra việc cắt rời trên, dẫn tới niềm tin lầm lạc rằng làm tình và có con là hai sinh hoạt hoàn toàn khác nhau. Bà cho rằng “nhiệm vụ tìm ra một bạn đường tính dục rất khác với việc tìm ra một người cha một người mẹ tương lai, nên bạn thẩm định đối tượng chọn lựa một cách rất khác nhau”.
Thế đối với những cặp vợ chồng không có con thì sao? Liệu giáo huấn trên có còn đúng hay không? Tiến Sĩ Smith cho rằng vẫn đúng và điều ấy đã được chứng nghiệm qua “sự thất vọng sâu xa” của những cặp vợ chồng hiếm con. Bà cho rằng “cấu trúc trong mối liên hệ vẫn như nhau” và “dù bạn không có con, bạn vẫn có một mối liên kết cha mẹ (parental bond) đối với nhau”. Theo vị nữ tiến sĩ hiện giữ ghế giáo sư của Cha Michael J. McGivney về các Vấn Đề Sự Sống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm này, Đức Gioan Phaolô II thường viết rằng “làm cha mẹ có ý thức” là chủ đề chính yếu của “Sự Sống Con Người” (Humanae Vitae). Vấn đề ấy quan trọng đến nỗi Tiến Sĩ Smith dự tính yêu cầu Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin thay đổi lối dịch thuật ngữ “conscia paternitas” qua tiếng Anh.