V., Ven., Vv.
V., Ven., Vv., Venerabilis, Venerabiles—Đáng kính, bậc đáng kính.
V., Vest.
V., Vest., Vester--của ngài, của anh, của bạn, của các bạn.
V.A., Vic. Ap.
V.A., Vic. Ap., Vicarius apostolicus-- Đại diện Tông Tòa.
Vac
Vac, Vacat, vacans-- Khuyết, trống, trống ngôi, trống tòa, vắng.
Vacancy
Khuyết vị, trống tòa. Một vị trí hay một chức vụ trong Giáo hội bị bỏ trống. Tòa Thánh được gọi là khuyết vị khi Đức Giáo hoàng từ trần hay thoái vị. Hội đồng Hồng y triệu tập mật nghị để bầu Giáo hoàng mới. Các Hồng y không có thẩm quyền giáo hoàng, cũng không thể thi hành công việc của Giáo hoàng. Khi một vị Giám mục từ trần, thoái vị, thuyên chuyển hay bị truất phế thì tạo ra khuyết vị, quyền quản trị giao cho hội đồng các kinh sĩ, và các vị này trong tám ngày phải chọn ra một Giám quản giáo phận. Nếu không có hội kinh sĩ, chính vị giám mục phải chỉ định một giám quản trước khi tình trạng khuyết vị xảy ra, hay là giám mục phó hạt chỉ định một giám quản cho đến khi có sự chỉ định giám mục chính thức mới.
Vagi
Vagi, người lang bạt, vô gia cư. Theo nghĩa đen, vagi có nghĩa là “người đi lang thang”, là kẻ không có nơi cư trú cố định hay người sống xa nhà. Giáo luật cho phép họ được kết hôn bất cứ nơi nào bởi một vị có thẩm quyền, với sự phê chuẩn của một giám mục.
Vain Observance
Mê tín. Là một hình thức dị đoan cố gắng đạt được một hiệu quả nào đó bằng cách dùng các phương tiện không phù hợp. Mặc nhiên trong mê tín có lòng tin rằng các thế lực ngoại nhiên ẩn giấu đang hành động trong thế giới, mà không cần sử dụng các phương tiện thông thường, tự nhiên hoặc siêu nhiên hầu đạt được hiệu quả mong ước. Mê tín cũng ám chỉ sự mong đợi một kết quả không sai lầm, bất cứ khi một số lời được nói ra hay hành động được thực hiện. Chỉ có một sắc thái khác biệt nhỏ giữa mê tín và thuật bói toán. Cả hai trường hợp đều cậy vào ma quỷ. Nhưng mê tín không giống như bói toán, nó không cần đạt được sự hiểu biết về tương lai hay về điều huyền bí. Nó nhắm đến việc đạt được một số kết quả bề ngoài, chẳng hạn buôn bán thành công hay lành bệnh.
Val
Val, Valor—giá trị.
Valentine'S Day, St
Ngày Valentine, ngày Tình yêu. Ngày truyền thống của tình nhân, theo lễ hội lương dân Lupercalia, vào giữa tháng hai, và theo niềm tin của người thời Trung cổ các loài chim bắt đầu giao phối với nhau vào tháng hai này. Dần dần, tập tục và niềm tin này đã gắn liền với ngày lễ kính thánh Valentine vào ngày 14-2. Vị thánh này được xem là một trong ba vị thánh có cùng tên: một linh mục và là một lương y tử vì đạo năm 269 tại Roma; một giám mục của vùng Interamna, bị trảm quyết khoảng năm 273 tại Roma; và một vị thánh tử vì đạo bị giết cùng với nhiều người khác tại châu Phi.
Valentinianism
Thuyết Valentinus. Thuyết lạc giáo ngộ đạo của Valentinus, người sống ở Roma khoảng năm 136 đến 165 khi ông ly khai khỏi Giáo hội. Các người theo thuyết Valentinus tuyên bố rằng Thiên Chúa của Cựu Ước đã tạo dựng một thế giới hữu hình, nhưng chỉ thế giới vô hình mới là có thật. Chúa Kitô là một vị thần đã đến để cứu nhân loại khỏi cảnh nô lệ đối với vật chất, đã kết hợp với con người Giêsu lúc chịu phép rửa. Những ai theo thuyết Valentinus đều trở nên ngộ đạo vì cho rằng các người hiểu biết được tiền định là để vào một thiên đàng thiêng liêng; trong khi người Công Giáo nỗ lực hết mình có thể đạt tới vương quốc bậc trung của Chúa Cựu Ước; và phần còn lại của nhân loại, đang mãi mê với vật chất, sẽ đi vào diệt vong vĩnh viễn.
Validation
Hữu hiệu hóa hôn phối, hợp thức hoá hôn phối. Làm cho hữu hiệu một giao kết hôn nhân đã bị vô hiệu lực và không có giá trị do một ngăn trở tiêu hôn. Việc hợp thức hoá đòi hỏi rằng sự ngăn trở phải ngưng lại hoặc được tháo gỡ, và hai bên phải ưng thuận lại. Nếu sự ngăn trở này không được biết cách công khai thì sự ưng thuận lại có thể diễn ra trong kín đáo. Nếu sự ngăn trở này chỉ một bên biết thì chỉ cần bên đó ưng thuận lại, miễn là sự ưng thuận của bên kia vẫn kiên định. (Từ nguyên Latinh validus, mạnh mẽ, hiệu quả; từ chữ valere, được mạnh mẽ.)
Valid Form
Mô thức thành sự, thể thức có giá trị. Công thức của lời hay những dấu chỉ phải có khi trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, mô thức thành sự của bí tích rửa tội là “cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đối với việc trao ban cụ thể một bí tích thì chất thể (vật thể và hành động) phải được kết hợp với mô thức.
Validity
Hữu hiệu tính, hợp thức tính. Là không những có hiệu lực pháp lý mà còn mang lại một hiệu qủa được nhắm đến. Áp dụng cho các bí tích, hữu hiệu tính ám chỉ các điều kiện về chất thể, mô thức và những bối cảnh bắt buộc cho việc cử hành thành sự. Theo giáo luật, hữu hiệu tính có nghĩa rằng một số quy định phải thực hiện, để cho luật hoặc thoả thuận bằng khế ước được ràng buộc hay có hiệu lực.
Valid Matter
Chất thể hữu hiệu. Điều bắt buộc phải có kèm theo các lời đã được quy định, để cho việc trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, chất thể hữu hiệu là một vật thể có thể cảm nhận bằng giác quan hay hành động có thể hiểu được phải được kết hợp với mô thức, nghĩa là lời nói hay dấu chỉ để cử hành một bí tích. Như vậy, chất thể hữu hiệu trong bí tích rửa tội là nước tự nhiên, nước ấy “rửa” người lãnh nhận bí tích qua việc đổ, rảy hoặc dìm xuống nước.
Value
Giá trị. Cái làm cho một điều gì đó đáng khao khát hoặc được xem như đáng giá. Giá trị nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan và tương đối của sự thiện trên đặc tính khách quan và tuyệt đối. Giá trị có nghĩa không phải là sự trổi vượt vốn có của một đối tượng như nó đáng có trong sự đánh giá cá nhân của một người; cũng không phải là sự hoàn hảo nội tại như vị trí so sánh của nó trong thang các sự vật, vốn gọi là nấc thang các giá trị. Về vấn đề liên quan đến công ích, thuật ngữ giá trị được các trường phái triết học đạo đức tương đối và chủ quan ưa thích. Tuy nhiên, nó cũng được các Kitô hữu đón nhận miễn là nó bao gồm khái niệm của một tiêu chuẩn đạo đức khách quan. (Từ nguyên Latinh valere, có giá trị, có sức mạnh.)
Vanity
Hư ảo, hư danh, phù phiếm, khoe khoang, hợm mình. Là tính hão huyền, một ước vọng quá mức để biểu lộ sự trổi vượt riêng của bản thân. Nó khác với kiêu hãnh, vốn là một ước vọng không kiềm chế được về lòng tự cao, vì hư danh lúc đầu tìm cách chứng tỏ cho người khác thấy điều mình có hoặc việc mình thực hiện. Người hư danh tìm kiếm sự ca ngợi từ những người khác và có lẽ miệt mài tìm kiếm nó. Nói đúng hơn, hư danh hay hợm mình gắn liền với một điều quan trọng được thổi phồng kèm với nhiều chi tiết, đặc biệt những dáng vẻ bên ngoài, vốn không hề có giá trị được gán cho nó. Đó là sự phô trương thời trang, giàu sang hoặc quyền lực được xem như một dịp tự hào trống rỗng. Vì thế, nơi đâu có kiêu hãnh cho dù tội lỗi, cũng có một ít cơ sở thực cho điều mà người ta kiêu hãnh chính mình, về mình hay là mình đã làm, tính hợm mình là một nỗ lực vô ích để đạt được sự công nhận hay sự tôn trọng đối với điều mà một người không đáng được thừa nhận. Tính hư danh được coi là giả tạo, thiếu bản chất và lừa dối (giống như sự tán tụng); hoặc được coi là không chắc chắn và lâu dài (như nét đẹp thể lý); hay là phương tiện bị thất bại trong mục đích (như khoe khoang thanh danh của mình). Đó là một sự tự hào giả tạo, như thế là tội nhẹ.
Vasectomy
Thuật cắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh mạch. Phẫu thuật cắt bỏ một phần ống dẫn tinh với mục đích tạo ra sự triệt sản. Nếu mục đích trực tiếp của việc phẫu thuật là tạo ra sự vô sinh thì cuộc phẫu thuật đó trái đạo đức.
Vat
Vat, Vaticanus—Vatican, Tòa thánh Vatican.
Vatican
Vatican, một quần thể nhà ở Roma, vây quanh cung điện của Đức Giáo hoàng. Người đầu tiên xây dựng một dinh thự gần đại thánh đường thánh Phêrô là Đức Giáo hoàng Summachus (trị vì năm 498-514). Qua việc mua thêm đất sau này, các Đức Giáo hoàng đã sở hữu toàn quả đồi Vatican. Tài sản bây giờ là một dinh thự rộng nhất thế giới. Chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc cư trú, phần lớn các toà nhà phục vụ cho mục đích nghệ thuật và khoa học, và quản trị các công việc của Giáo Hội.
Vatican Chant
Nhạc bình ca Vatican. Là các âm điệu của nhạc Gregorian được xét lại theo chỉ thị của Đức Giáo hoàng Piô X. Ngài tuyên bố: “Thánh nhạc trong phụng vụ phải có các phẩm chất riêng của phụng vụ ở mức độ cao nhất. Nó phải là thánh thiện, và vì thế phải loại trừ mọi tính cách trần tục” (22-11-1903). Công việc khôi phục phần lớn được các đan sĩ đan viện Solesmes thực hiện.
Vatican City
Thành phố Vatican. Tên chính thức là Stato della Città del Vaticano. Đây là tòa lãnh thổ của chức vị Giáo hoàng, được xác định bởi Hiệp ước Lateran năm 1929. Được toạ lạc trong đường biên địa lý của Roma, Thành phố Vatican có diện tích 108,7 mẫu Anh (43,5 ha) bao gồm điện Vatican, đại thánh đường thánh Phêrô, đài phát thanh Vatican và nhiều toà nhà khác phục vụ Đức Giáo hoàng và công việc quản trị của Giáo hội hoàn vũ. Quyền lực cao nhất của Vatican được giao cho Đức Giáo hoàng, nhưng thực ra được điều hành bởi Ủy ban giáo hoàng về quốc gia thành phố Vatican. Nói chung, việc cai quản dựa trên giáo luật, hoặc nơi nào không theo luật này, thì căn cứ vào luật hiện hành của thành phố Roma. Xét về chính trị, đây là một nước trung lập và hưởng tất cả các đặc quyền và nghĩa vụ của một quốc gia có chủ quyền. Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh duy trì các quan hệ ngoại giao với các nước khác. Chỉ có các công dân Vatican thể hiện lòng trung thành với Đức Giáo hoàng như một nhà cầm quyền thế tục.
Vatican Extraterritorial Possessions
Tài sản ngoài lãnh thổ Vatican. Tất cả các tài sản tại thành phố Roma nằm ngoài biên giới thực sự của thành phố Vatican và hưởng quyền đặc biệt kể từ hiệp ước Lateran năm 1929. Hơn mười toà nhà và khu đất như vậy được hưởng quyền lãnh ngoại, bao gồm đại thánh đường Lateran, thánh Phaolô, Đức Bà Cả, và Đền thờ Mười Hai thánh Tông Đồ; và cũng bao gồm cả dinh thự mùa hè của Đức Giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Vatican Library
Thư viện Vatican. Một trong những kho sách lớn hàng đầu thế giới. Việc thành lập kho sách nổi tiếng này được Đức Giáo hoàng Martin V (trị vì năm 1417-1431) khởi xướng, nhưng Đức Giáo hoàng Nicholas V (trị vì năm 1447-1455) được xem là nhà sáng lập thật sự. Ngài dành được thư viện hoàng đế ở Constantinople, bị phân tán bởi quân Thổ Nhĩ Kỳ và tặng nó cho Vatican. Đức Giáo hoàng Sixtus IV (trị vì năm 1471-1484) chính thức thiết lập thư viện Vatican hiện đại vào năm 1475, và Đức Giáo hoàng Sixtus V (trị vì năm 1585-1590) ra lệnh xây dựng các ngôi nhà mới mà nay đang sử dụng. Thư viện này được quản lý bởi một Hồng y, các tác giả tiếp tục lập danh mục cách khoa học trên các thủ bản chép tay, và nhân viên trợ lý lập danh mục các sách đã được in. Thư viện này duy trì việc bảo quản các thủ bản, các bộ phận đóng và xuất bản sách, và như một cơ sở về khoa học cho sinh viên sử dụng, hiện nay, thư viện đang là một trong những nguồn đóng góp vĩ đại nhất cho tư tưởng nhân loại.
Vatican Office Of Statistics
Văn phòng thống kê Vatican. Văn phòng này do Đức Giáo hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967, và có chức năng thu thập và tổ chức các dữ liệu về đời sống và nhân sự của Giáo hội, cũng như hỗ trợ cho công tác mục vụ. Niên giám Toà thánh (Annuario Pontificio) được xuất bản bởi Văn phòng thống kê trung ương Vatican.
Vatican Palace
Điện Vatican. Một khu liên hợp đặc biệt các toà nhà, nằm phía phảỉ ngoài vòng dãy cột của đại thánh đường thánh Phêrô. Ngày nay, đây là dinh thự của Đức Giáo hoàng, vì trước sự trở về từ Avignon của Đức Gregory XI năm 1377, các Giáo hoàng đã sống chính thức tại điện Lateran. Các toà nhà Vatican thời đầu được xây dựng lần thứ nhất vào thế kỷ V, và chỉ được sử dụng cho việc đón tiếp các hoàng đế đến thăm Roma. Các phần thêm vào cho các tòa nhà hùng vĩ được bắt đầu từ năm 1450 do các Đức Giáo hoàng kế nhiệm. Đức Giáo hoàng Sixtus IV (trị vì năm 1471-1484) xây thêm Nhà nguyện Sistine năm 1473 và lấy tên ngài đặt cho nhà nguyện; Đức Giáo hoàng Alexander VI (trị vì năm 1492-1503) xây Appartamento Borgian; và Đức Giáo hoàng Innocent VIII (trị vì 1484-1492) xây Belvedre; Đức Giáo hoàng Julius II (trị vì năm 1503-1513) xây Logge, và ngài cũng đặt nền móng cho các Viện bảo tàng Vatican. Một số kiến trúc sư và họa sĩ nổi tiếng thời đó đã được thuê như Bramante, Michelangelo, Raphael, Sangallo, Maderna, Bernini và một số người khác, để làm cho Vatican trở thành điện đồ sộ nhất thế giới. Nó có 80 cầu thang nguy nga và hàng ngàn phòng, một số được dùng như căn hộ của Đức Giáo hoàng. Các viện bảo tàng, thư viện, phòng tranh, phòng sưu tập, Nhà nguyện Sistine, phòng trưng bày ảnh tượng, phòng thi ca, hàng hiên ngòai cũng chiếm một khối nhà lớn, được gọi là Vatican.
Vatican Polyglot Press
Nhà in đa ngữ Vatican. Được Đức Giáo hoàng Marcellus II and Piô IV lên kế hoạch trước tiên, một nhà in Vatican được Đức Giáo hoàng Sixtus V thành lập vào năm 1587 để in bản Kinh thánh Vulgata, bài viết của các giáo phụ và các ấn bản khác của Vatican. Một nhà in thứ hai, với nhiều phông chữ Đông phương, được thành lập năm 1622 tại bộ Truyền Bá Đức Tin. Cả hai nhà in trên được Đức Giáo hoàng Piô X hợp nhất lại năm 1908 với tên gọi hiện nay, và được giao cho các cha Dòng Don Bosco đảm trách.
Vatican Prefecture Of Economic Affairs
Phủ kinh tế toà thánh Vatican. Được Đức Giáo hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967, Phủ hướng dẫn và phối hợp tất cả các lãnh vực tài chánh cho hoạt động của toà thánh. Phủ đề ra ngân quỹ, kiểm soát chi tiêu và nói chung đảm bảo cho vô số cơ sở Vatican hoạt động trên một cơ sở kinh tế vững mạnh.
Vatican Publishing House
Nhà xuất bản Vatican. Từng gắn kết lâu dài với công ty “Also Manunzio và các con” và liên kết với nhà in Vatican, hiện nay nhà xuất bản Editrice Vaticana phụ trách in vô số tài liệu cho các Thánh bộ và các cơ quan của Giáo triều Roma. Nó đã trở thành một cơ quan biệt lập vào năm 1926.
Vatican Secret Archives
Văn khố mật của Tòa Thánh. Là kho tài liệu mật của toà thánh, trong đó có tài liệu của các thế kỷ đầu. Sự hư hại của các cuộn tài liệu gốc bằng giấy cói, việc chuyển dời tài liệu và các biến động chính trị đã làm mất hầu như toàn bộ các sưu tập trước thời Đức Giáo hoàng Innocent III. Vào thế kỷ 15, văn khố được cất giữ tại Castel Sant'Angelo. Năm 1810, hoàng đế Napoleon ra lệnh chuyển Văn khố Toà thánh về Paris, và mặc dù sau đó chuyển về lại Roma, nhưng nhiều tài liệu cũng bị mất. Hiện nay các văn khố được cất giữ trong một ngôi nhà đặc biệt ngoài khu vực quảng trường thánh Phêrô. Các văn khố được giao cho trường Vatican chuyên quản lý văn khố. Từ năm 1881, Đức Giáo hoàng Lêo XIII đã cho phép các học giả uy tín đến tra cứu văn khố.
Vba
Vba, Verba--lời, chữ, ngôn từ.
Veil, Bridal
Khăn lúp cô dâu. Một cái lúp bao phủ tạm thời từ đầu xuống hai vai của người kết hôn. Khăn lúp cô dâu được biết đến nhiều nhất và có từ thời cổ đại. Trong một vài nước, khăn lúp bao trùm cả cô dâu và chú rể khi họ tiến về căn nhà mới. Đôi khi nó cũng được mang trong suốt thời gian đính hôn. Nhiều thế kỷ qua, tập tục này lưu truyền việc giữ cái lúp trên đôi tân hôn trong khi họ được chúc lành trọng thể. Nhiều nghi lễ diễn tả rằng cái lúp này bao phủ hoàn toàn cô dâu và chỉ trên hai vai của chú rể. Thời trước, khăn lúp cô dâu có màu lửa, màu vàng hoặc màu tím. Ngày nay, nó thường là màu trắng và dài. (Từ nguyên Latinh velum, màn che.)
Veil, Liturgical
Khăn trùm, vải trùm trong phụng vụ. Bất cứ loại khăn trùm hay vải trùm nào bao phủ cho người hay những vật thánh, xem như dấu hiệu tôn kính, ví dụ các khăn trùm bình đựng mình thánh, khi bình này đang chứa đựng Bánh thánh đã truyền phép được cất giữ để rước lễ.
Veil, Religious
Lúp nữ tu. Lúp che đầu và vai nữ tu. Trong lịch sử, nhiều loại lúp khác nhau biểu thị các vai trò khác nhau. Các tập sinh thường mang lúp thử luyện, thường là màu trắng; lúp khấn được mang lúc tuyên hứa khấn dòng; các trinh nữ thánh hiến mang lúp thánh hiến; các goá phụ mang lúp thủ tiết. Trong sách nghi thức khấn dòng của Giáo hội, xuất bản năm 1970, người ta cho rằng lúp là một phần của áo dòng đặc trưng của nữ tu. Việc các trinh nữ mang lúp như dấu hiệu tận hiến bản thân để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội đã có từ thời các giáo phụ.
Veil Of Prelature
Lúp ngọc, lúp giám chức. Một loại lúp đặc biệt một dành cho các đan viện mẫu để tỏ lòng kính trọng các ngài, vì đã đạt đến năm thứ 60.
Venerable
Đấng Đáng kính. Tước hiệu được ban cho các Tôi Tớ Thiên Chúa sau khi tình trạng các nhân đức anh hùng hay việc tử vì đạo của các ngài đã được chứng thực, và Đức Giáo hoàng đã ký một sắc chỉ long trọng chứng nhận tình trạng ấy. (Từ nguyên Latinh venerabilis, khả kính, từ chữ venerari, tôn kính với niềm kính sợ.)
Veneration Of Saints
Sự tôn kính các thánh. Là vinh dự dành cho các thánh, những người nhờ lời chuyển cầu và gương sáng, cũng như nhờ sự hiện diện của các ngài bên cạnh Thiên Chúa, chăm lo đến việc thánh hoá con người, giúp các tín hữu tiến triển trên đường nhân đức Kitô giáo. Việc tôn kính các thánh không làm suy giảm vinh quang dành cho Thiên Chúa, bởi vì bất cứ điều thiện hảo nào nơi các thánh đều là quà tặng do lòng quảng đại của Thiên Chúa. Các thánh phản ánh những sự tuyệt hảo của Thiên Chúa, và các phẩm tính siêu phàm của các ngài phát xuất từ những ân sủng mà Chúa Kitô đã lập công cho các ngài qua Thập giá. Trong ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội, các thánh được tôn kính như là những đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi, dưỡng tử của Chúa Cha, đàn em của Chúa Kitô, chi thể trung tín của Nhiệm Thể Người, và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Venereal Pleasure
Khoái lạc nhục dục, khoái lạc giao hợp. Sự thoả mãn thân xác hay cảm xúc đi theo bất cứ hình thức hoạt động tính dục nào. (Từ nguyên Latinh venereus, từ chữ venus, tình yêu, thèm khát.)
Vengeance
Sự trả thù, báo thù, báo oán, phục thù, luận phạt. Sự tuyên phạt một ai đó đã làm điều trái đạo đức. Theo nghĩa này, chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền trừng phạt hành động sai trái. Ngài có thể uỷ thác quyền đó cho các người có quyền hợp pháp, như thánh Phaolô tuyên bố về những nhà cầm quyền dân sự: “chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác” (Rm 13:4). (Từ nguyên Latinh vindicare, trả thù, minh oan).
Veni Creator Spiritus
Bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Lạy Thánh Thần Sáng Tạo, xin hãy đến). Bài ca này rất có thể do viện phụ Rabanus Maurus, dòng Biển Đức (776-856) biên soạn. Qua nhiều thế kỷ, bài thánh ca này đã là một phần trong Thần Vụ và được xem là “bài thánh ca nổi tiếng nhất” được hát lên trong dịp bầu chọn Đức Giáo hoàng, tấn phong Giám Mục, truyền chức Linh Mục, họp công đồng, công nghị và cung hiến nhà thờ.
Veni Sancte Spiritus
Ca tiếp liên Veni Sancte Spiritus (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến). Được gọi là Bài ca tiếp liên vàng phổ biến trong phụng vụ Tạ Ơn lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Từ những lời cầu nguyện mở đầu “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến,” bài thánh ca thể hiện chủ đề của lời cầu nguyện là xin Chúa gia tăng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Tác giả bài thánh ca rất có thể là Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury (qua đời năm 1228).
Venite Seorsum
Huấn thị Venite Seorsum (Hãy lánh riêng ra). Huấn thị của Thánh Bộ các Dòng tu và Tu Hội Đời về Đời Sống Chiêm Niệm và Nội Vi Dòng Kín. Ngoài các nguyên tắc đạo lý về đời sống chiêm niệm, huấn thị còn trình bày những quy tắc cụ thể hướng dẫn đời sống của các nữ tu dòng kín. Quy tắc căn bản của nếp sống này quy định “nội vi giáo hoàng phải được xem như một quy luật khổ chế hết sức thích hợp với ơn gọi đặc biệt của các nữ đan sĩ, đó là một dấu chỉ, một sự bảo vệ và một hình thức đặc trưng của việc từ bỏ thế gian” (ngày 15-8-1969).
Verbum Supernum Prodiens
Thánh thi Verbum Supernum Prodiens (Ngôi Lời cao cả từ trời xuống). Bài thánh thi này dành cho giờ kinh sáng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Thánh thi do thánh Tôma Aquinas biên soạn và được dịch sang tất cả ngôn ngữ hiện nay. Các câu 5 và 6 được biết dưới tựa đề của bài thánh ca O Salutaris Hostia (“Ôi Mình thánh Cứu độ”), thường được hát khi Chầu Mình Thánh Chúa.
Vernacular In Liturgy
Ngôn ngữ bản địa trong phụng vụ. Đó là việc sử dụng ngôn ngữ chung của dân chúng trong phụng vụ công giáo. Trên nguyên tắc, Công Đồng chung Vatican II đã cho phép sử dụng ngôn ngữ địa phương khi tuyên bố rằng “vì việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong Thánh Lễ, khi cử hành các Bí Tích hay trong các phần khác của Phụng vụ thường có thể mang lại lợi ích dồi dào cho dân chúng, nên việc sử dụng ngôn ngữ địa phương có thể được thực hiện cách rộng rãi hơn” (Hiến chế Phụng Vụ I, 36). Trong thực tế, suốt 10 năm sau công đồng, ngôn ngữ địa phương đã trở thành quy phạm trong Nghi lễ Roma, còn việc sử dụng tiếng Latinh là luật trừ. Tất cả các bản dịch phải được Toà Thánh phê chuẩn. Để tránh những khó khăn về ngữ nghĩa, Tòa thánh tuyên bố rằng “khi dịch một công thức bí tích sang tiếng địa phương … thì phải hiểu đúng theo chủ ý của Giáo hội như được diễn tả trong bản gốc bằng tiếng Latinh” (Instauratio Liturgica, Canh Tân Phụng Vụ, ngày 25-1-1974). (Từ nguyên Latinh vernaculus, bản địa; từ chữ verna, nô lệ bản địa, có lẽ từ tiếng Etruscan.)
Veronica'S Veil
Khăn bà Vê-rô-ni-ca. Đây là mảnh vải mà truyền thống cho rằng bà thánh Vê-rô-ni-ca đã dùng lau mặt Chúa Giêsu, khi Ngài vác Thánh giá lên đồi Can-vê. Người ta nói rằng Chúa Giêsu đã in khuôn mặt Ngài trên chiếc khăn đó. Chiếc khăn được tôn kính như một thánh tích quý báu tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Roma. Câu chuyện này được tưởng nhớ nơi chặng thứ 6 trong đường Thánh Giá. Đôi khi bà Vê-rô-ni-ca được đồng hoá với người phụ nữ đã được Chúa Giêsu chữa khỏi bệnh băng huyết (Mc 5: 25-32).
Vers
Vers, Versiculus—câu xướng.
Verses, Biblical
Câu Kinh Thánh. Là việc phân chia các chương trong Kinh thánh thành câu. Cách đánh số hiện nay trong Kinh thánh Cựu Ước do Santes Pagini thực hiện trong bản Kinh thánh bằng tiếng Latinh của ông năm 1528. Robert Etienne, giám đốc nhà in Paris, đã lấy lại cách đánh số của Santes Pagini, và đánh số thêm các câu Kinh thánh Tân ước khi xuất bản năm 1555.
Versicle
Câu xướng. Một câu xướng ngắn đi trước câu đáp như trong Thần vụ. Câu xướng thường là một phần của một câu Kinh thánh.
Vesp
Vesp, Vesperae—Kinh chiều.
Vespers
Kinh chiều. Đó là việc thờ phượng vào buổi chiều. Kể từ Công Đồng chung Vatican II, sách Nhật tụng đã thay thế việc thờ phượng ban chiều bằng “Kinh chiều.”
Vessel Of Honor
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng. Đây là một tước hiệu của Đức Trinh Nữ trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto. Tước hiệu này được dành cho Đức Maria, bởi lẽ hơn bất cứ người phàm nào, Mẹ xứng đáng được tôn kính như Đấng đã cưu mang Con Thiên Chúa trong thân xác mình và đã sinh ra Người.