Công Giáo Trung Quốc: Chủ trương “Thoả Hiệp Bằng Mọi Giá Với Nhà Nước” là một sai lầm nghiêm trọng.
Trong chuyến thăm mới đây tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân đã có một cuộc họp báo quan trọng vào ngày 7 tháng Tư năm 2011 tại viện Hudson ở thủ đô Washington, DC. Trong cuộc họp báo này, ĐHY họ Trần đã nghiêm khắc lên án chủ trương “ Phải Thỏa Hiệp Bằng Mọi Giá” đối với Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên trong vụ này là những người đưa ra chủ trương thoả hiệp lại không phải là các vị Giám Mục ở Trung Quốc mà chính là một số giới chức cao cấp trong Bộ Truyền Giáo Cho Muôn Dân tại Tòa Thánh Vatican.
ĐHY tuyên bối với các phóng viên rằng những sai lầm, những hiểu lầm, và ước vọng muốn thoả hiệp bằng mọi giá của một số giới chức quan yếu tại Tòa Thánh Vatican đã làm tổn hại đến ý hướng của ĐGH Bênêđictô 16 đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Ngài nói với các ký giả:: “Năm 2007, Đức Thánh Cha đã gửi một lá thư cho người Công Giáo Trung Quốc trong đó đã đưa ra một hướng đi rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia như Linh Mục Jeroom Heyndrickx trong bộ Truyền Giáo, không những đã giải thích sai trái mà còn làm nhiều người hiểu sai lạc về lá thư của ĐGH.”
Theo ĐHY Trần Nhật Quân, các chuyên gia này đã khuyến khích tất cả người Công giáo Trung Quốc phải tìm cách để được chính phủ thừa nhận là thành viên của giáo hội "chính thức" hay "giáo hội công khai". Đó là bước buộc họ phải gia nhận Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành.
ĐHY giải thích thêm: “Những lời giải thích sai trái trên nói rằng ý của ĐGH muốn mọi người hãy gia nhập giáo hội công khai của nhà nước là điều hoàn toàn không đúng. Trong hội Công Giáo Yêu Nước dù có một số vị Giám Mục còn giữ hiệp thông với Roma, nhưng ĐGH Bênêđictô 16 cũng đã cảnh giác các vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng phải cẩn trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước”.
Dựa vào lá thơ của ĐGH, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói:“ ĐTC đã lưu ý giáo dân thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng khi các con xuất đầu lộ diện gia nhập Giáo Hội Công Giáo Của Nhà Nước, thì không phải chỉ một vài trường hợp, mà luôn luôn là nhà nước sẽ áp đặt những điều kiện khác mà lương tâm Công Giáo không thể chấp nhận được”
Để được nhà nước thừa nhận, lá thư của ĐGH có nói vấn đề là tùy ở từng vị Giám Mục quyết định, nhưng Tòa Thánh cũng cảnh cáo rằng nguyên tắc căn bản của Hội Công Giáo Yêu Nước là đặc biệt muốn độc lập hẳn khỏi Tòa Thánh Vatican. Đó là điều không tương hợp với giáo lý Công Giáo
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tin rằng việc vội vã để được nhà nước thừa nhận, cùng với những chính sách bị hướng dẫn sai lạc từ Vatican sẽ khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh mạnh dạn hơn, kể cả việc làm cho nhiều người Công Giáo Trung Quốc ngả về phía chính quyền. Theo ngài, Gần đây, một số vị trong Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn theo đuổi một chính sách và chiến lược sai lầm được mệnh danh là Ostpolitik.
Ostpolitik là thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là chính sách xuất phát từ Cộng Hòa Liên Bang Đức thời thủ tướng Willy Brandt nhằm đối thoại và bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với các nước cộng sản Đông Âu hầu thay đổi đối phương.
Vào thập niên 70, Đức Hồng Y Agostino Casaroli làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng cổ vũ chính sách Ostpolitik. Ngài đại diện cho Tòa Thánh ký hiệp ước với Hung Gia Lợi và với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Về chính sách Ostpolitik, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tuyên bố:” Chính sách Ostpolitik –một chính sách chủ trương thỏa hiệp bằng mọi giá để làm vừa lòng nhà nước, tránh đương đầu với nhà nước đã dẫn đến hiện trạng ngày nay. Đó là biến cố xảy ra vào hạ tuần tháng 11 và thượng tuần tháng 12 năm 2011 tại Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2010, tại Thừa Đức chính quyền Trung Quốc đã tấn phong một vị Giám Mục không được Tòa Thánh chấp thuận. Theo báo cáo, một số Giám Mục trung thành với Tòa Thánh đã bị cưỡng bức tham dự lễ phong chức này. Vào tháng 12 năm 2010, công an đã tập hợp một số lớn các vị Giám Mục buộc họ phải tham dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục bất hợp pháp do nhà nước bảo trợ”.
Trước tình trạng này, ĐHY Trần Nhật Quân chua xót than thở: “Còn đâu là Giáo Hội của chúng ta. Người ta lại phong chức thêm một cách bất hợp pháp, rồi người ta đã tập hợp được đông đảo người tham dự đại hội. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội. Đó là cái tát vào mặt của Đức Thánh Cha”. Vô phúc thay, các ngưòi này trong bộ Truyền Giáo, chuyên gia này vẫn cứ tin tưởng họ phải thi hành chính sách thỏa hiệp” (ý nói Lm Jeroom Heyndrickx)
Cha Jeroom Heyndrickx, người Bỉ thuộc dòng Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội, là người thuyết giảng nhiều lần tại các đại học tại Trung Hoa, được mời làm cố vấn cho Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc của Tòa Thánh. Theo Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính cha Heyndrickx là người đã lèo lái chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước hơn 1.3 tỷ dân này. Trong một bài viết của cha vào tháng 3 năm 2011, ngài chống chế rằng việc tấn phong giám mục bất hợp giáo luật và đại hội các Giám Mục không nên đưa vào tiến trình đối thoại nhằm tìm kiếm sự thống nhất và hòa giải
ĐHY Trần Nhật Quân hy vọng ảnh hưởng của cha Heyndrickx và những tiếng nói chủ trương hòa giải của một số người, kể cả tiếng nói của ĐHY Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Muôn Dân - phải được chấm dứt. ĐHY họ Trần đã thấy dấu chỉ khai thông mới, cho phép đường lối của ĐGH trong vấn đề hòa giải giữa các người thuộc Giáo Hội Hầm Trú với Giáo Hội Nhà Nước có thể thực thi một cách trung thực.
Dấu chỉ đó, theo nguyên văn lời ĐHY Trần Nhật Quân “ Đức Thánh Cha thật may mắn, Ngài đã nhẫn nại từ lâu và cho đến giờ này Ngài đã có một vài hành động, đặc biệt là việc bổ nhiệm tân Thơ Ký Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng là đức tân TGM Savio Hon, người Trung Quốc. Đức TGM Hon là người thấu hiểu thực tế Trung Quốc, Ngài cũng là một nhà thần học lỗi lạc. Do vậy, chúng ta nên đặt hy vọng vào con đường mới.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân vẫn bi quan trước vấn đề Công Giáo Trung Quốc
Ngài nói: “Tuy vậy, con đường mới cũng rất khó khăn, không chỉ phải đối diện với chính quyền mà còn phải đối diện ngay với chính người của mình đã từng ngả theo phía chính quyền hơn là phía của giáo hội. Đó là một thực tế đáng buồn”
ĐHY Trần Nhật Quân đưa ra kết luận với ký giả của Cơ Quan Tin Tức Công Giáo Hoa Kỳ rằng: Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là phải duyệt xét lại lá thư của ĐGH Bênêđíctô 16 gửi người Công Giáo Trung Quốc. Phải chấp nhận và hiểu đúng những nguyên tắc trong lá thư đã đề ra và không thể coi những nguyên tắc đó là vấn đề có thể thương lượng được.
ĐHY cũng nhắn gửi các người chủ trương hoà giải bằng mọi giá rằng: “ Mọi chuyện đã được nói đến trong lá thư của Đức Thánh Cha, các vị phải nói với chính quyền rằng chúng tôi không thể theo hết con đường của qúy vị. Điều đó có nghiã là chúng tôi không thể đồng ý có một giáo hội độc lập. Đó là nền tảng vì chúng tôi là một Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chính quyền phải thừa nhận Giám Mục điều hành Giáo Hội, phải cho các vị này quyền hành. Hiện giờ tại Trung Quốc Giám Mục chẳng là gì, không có nghiã gì và họ đang bị hạ nhục”
Những phát biểu và chủ trương của ĐHY Trần Nhật Quân nói trên là hoàn toàn đúng, thể hiện rõ nét qua kết quả phiên họp của Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa họp từ thứ Hai 11/4 đến 13/4 năm 2011 tại Tòa Thánh Vatican. Sau phiên họp, một lá thư gồm 11 điểm đã được gởi tới cho các Giám Mục, linh mục và các tín hữu Công Giáo Trung Quốc. Nội dung chính của lá thư có một số điểm đáng chú ý sau đây;
a) Vụ truyền chức Giám Mục tại Thừa Đức là trái giáo luật và không thành. Tuy nhiên Tòa Thánh đã không rút phép thông công vị giám mục được truyền chức tại Thừa Đức.Lý do như tòa Uỷ Ban nêu ra là vì: “Những sức ép và bó buộc bên ngoài có thể làm cho đương sự không mắc vạ tuyệt thông tức khắc”
b) Đối với các Giám Mục tham dự vào hành vi phong chức trên đây nếu tự nguyện tham dự lá trái giáo luật. Những vị nào thấy mình bị cưỡng bức tham gia thì viết tường trình gởi về Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ cứu xét từng trường hợp một. Đồng thời vị ấy phải công khai tuyên xưng lòng trung thành của mình với Đức Thánh Cha trước các linh mục và anh chị em tín hữu.
c) Tòa Thánh khẳng định một lần nữa việc bổ nhiệm các Giám Mục là một vấn đề thuần tuý thuộc phạm vi tôn giáo. Bổ nhiệm một Giám Mục không phải là một hành vi thuộc thẩm quyền chính trị, không phải là vấn đề xen vào công việc nội bộ một quốc gia, cũng không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của một nước.
d) Những ý kiến đòi thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị, tự chủ và độc lập tại Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Lần Thứ 8 là “trái nghịch với đạo lý Công Giáo”.
Tóm lại, nội dung lá thư của Uỷ Ban Về Giáo Hội Trung Hoa đã hoàn toàn phù hợp với lập trường của ĐHY Trần Nhật Quân. Điều đó có nghiã là chỉ có một giáo hội duy nhất. Việc chỉ định truyền chức Giám Mục do nhà nước Trung Quốc tổ chức, không được tòa thánh chấp nhận, là trái giáo luật và phải bị kỷ luật.
Cuối thư, Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa đã tóm gọn tất cả chính sách mà Giáo Hội Trung Quốc phải theo: “ Niềm tin của Giáo Hội, được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cần phải được bảo vệ bằng giá hy sinh, chính là nền tảng trên đó các cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc phải tăng trưởng trong tình hiệp nhất và hiệp thông”.
Nguyễn Long Thao
Trong chuyến thăm mới đây tại Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Joseph Trần Nhật Quân đã có một cuộc họp báo quan trọng vào ngày 7 tháng Tư năm 2011 tại viện Hudson ở thủ đô Washington, DC. Trong cuộc họp báo này, ĐHY họ Trần đã nghiêm khắc lên án chủ trương “ Phải Thỏa Hiệp Bằng Mọi Giá” đối với Giáo Hội Công Giáo Quốc Doanh Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên trong vụ này là những người đưa ra chủ trương thoả hiệp lại không phải là các vị Giám Mục ở Trung Quốc mà chính là một số giới chức cao cấp trong Bộ Truyền Giáo Cho Muôn Dân tại Tòa Thánh Vatican.
ĐHY tuyên bối với các phóng viên rằng những sai lầm, những hiểu lầm, và ước vọng muốn thoả hiệp bằng mọi giá của một số giới chức quan yếu tại Tòa Thánh Vatican đã làm tổn hại đến ý hướng của ĐGH Bênêđictô 16 đối với Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc.
Ngài nói với các ký giả:: “Năm 2007, Đức Thánh Cha đã gửi một lá thư cho người Công Giáo Trung Quốc trong đó đã đưa ra một hướng đi rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số chuyên gia như Linh Mục Jeroom Heyndrickx trong bộ Truyền Giáo, không những đã giải thích sai trái mà còn làm nhiều người hiểu sai lạc về lá thư của ĐGH.”
Theo ĐHY Trần Nhật Quân, các chuyên gia này đã khuyến khích tất cả người Công giáo Trung Quốc phải tìm cách để được chính phủ thừa nhận là thành viên của giáo hội "chính thức" hay "giáo hội công khai". Đó là bước buộc họ phải gia nhận Hội Công Giáo Yêu Nước do nhà nước điều hành.
ĐHY giải thích thêm: “Những lời giải thích sai trái trên nói rằng ý của ĐGH muốn mọi người hãy gia nhập giáo hội công khai của nhà nước là điều hoàn toàn không đúng. Trong hội Công Giáo Yêu Nước dù có một số vị Giám Mục còn giữ hiệp thông với Roma, nhưng ĐGH Bênêđictô 16 cũng đã cảnh giác các vị Giám Mục thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng phải cẩn trọng đối với Giáo Hội Công Giáo Yêu Nước”.
Dựa vào lá thơ của ĐGH, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói:“ ĐTC đã lưu ý giáo dân thuộc Giáo Hội Hầm Trú rằng khi các con xuất đầu lộ diện gia nhập Giáo Hội Công Giáo Của Nhà Nước, thì không phải chỉ một vài trường hợp, mà luôn luôn là nhà nước sẽ áp đặt những điều kiện khác mà lương tâm Công Giáo không thể chấp nhận được”
Để được nhà nước thừa nhận, lá thư của ĐGH có nói vấn đề là tùy ở từng vị Giám Mục quyết định, nhưng Tòa Thánh cũng cảnh cáo rằng nguyên tắc căn bản của Hội Công Giáo Yêu Nước là đặc biệt muốn độc lập hẳn khỏi Tòa Thánh Vatican. Đó là điều không tương hợp với giáo lý Công Giáo
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tin rằng việc vội vã để được nhà nước thừa nhận, cùng với những chính sách bị hướng dẫn sai lạc từ Vatican sẽ khiến nhà cầm quyền Bắc Kinh mạnh dạn hơn, kể cả việc làm cho nhiều người Công Giáo Trung Quốc ngả về phía chính quyền. Theo ngài, Gần đây, một số vị trong Thánh Bộ Truyền Giáo vẫn theo đuổi một chính sách và chiến lược sai lầm được mệnh danh là Ostpolitik.
Ostpolitik là thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “Chính Sách Cho Phía Đông”. Đây là chính sách xuất phát từ Cộng Hòa Liên Bang Đức thời thủ tướng Willy Brandt nhằm đối thoại và bình thường hóa quan hệ ngoại giao, với các nước cộng sản Đông Âu hầu thay đổi đối phương.
Vào thập niên 70, Đức Hồng Y Agostino Casaroli làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng cổ vũ chính sách Ostpolitik. Ngài đại diện cho Tòa Thánh ký hiệp ước với Hung Gia Lợi và với Nam Tư. Đây là những lần đầu tiên Tòa Thánh có những quan hệ ngoại giao chính thức với các nhà nước cộng sản.
Về chính sách Ostpolitik, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân tuyên bố:” Chính sách Ostpolitik –một chính sách chủ trương thỏa hiệp bằng mọi giá để làm vừa lòng nhà nước, tránh đương đầu với nhà nước đã dẫn đến hiện trạng ngày nay. Đó là biến cố xảy ra vào hạ tuần tháng 11 và thượng tuần tháng 12 năm 2011 tại Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2010, tại Thừa Đức chính quyền Trung Quốc đã tấn phong một vị Giám Mục không được Tòa Thánh chấp thuận. Theo báo cáo, một số Giám Mục trung thành với Tòa Thánh đã bị cưỡng bức tham dự lễ phong chức này. Vào tháng 12 năm 2010, công an đã tập hợp một số lớn các vị Giám Mục buộc họ phải tham dự phiên họp của Hội Đồng Giám Mục bất hợp pháp do nhà nước bảo trợ”.
Trước tình trạng này, ĐHY Trần Nhật Quân chua xót than thở: “Còn đâu là Giáo Hội của chúng ta. Người ta lại phong chức thêm một cách bất hợp pháp, rồi người ta đã tập hợp được đông đảo người tham dự đại hội. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với giáo lý của Giáo Hội. Đó là cái tát vào mặt của Đức Thánh Cha”. Vô phúc thay, các ngưòi này trong bộ Truyền Giáo, chuyên gia này vẫn cứ tin tưởng họ phải thi hành chính sách thỏa hiệp” (ý nói Lm Jeroom Heyndrickx)
Cha Jeroom Heyndrickx, người Bỉ thuộc dòng Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội, là người thuyết giảng nhiều lần tại các đại học tại Trung Hoa, được mời làm cố vấn cho Bộ Rao Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc của Tòa Thánh. Theo Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, chính cha Heyndrickx là người đã lèo lái chính sách của Tòa Thánh đối với đất nước hơn 1.3 tỷ dân này. Trong một bài viết của cha vào tháng 3 năm 2011, ngài chống chế rằng việc tấn phong giám mục bất hợp giáo luật và đại hội các Giám Mục không nên đưa vào tiến trình đối thoại nhằm tìm kiếm sự thống nhất và hòa giải
ĐHY Trần Nhật Quân hy vọng ảnh hưởng của cha Heyndrickx và những tiếng nói chủ trương hòa giải của một số người, kể cả tiếng nói của ĐHY Ivan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo Tin Mừng Cho Muôn Dân - phải được chấm dứt. ĐHY họ Trần đã thấy dấu chỉ khai thông mới, cho phép đường lối của ĐGH trong vấn đề hòa giải giữa các người thuộc Giáo Hội Hầm Trú với Giáo Hội Nhà Nước có thể thực thi một cách trung thực.
Dấu chỉ đó, theo nguyên văn lời ĐHY Trần Nhật Quân “ Đức Thánh Cha thật may mắn, Ngài đã nhẫn nại từ lâu và cho đến giờ này Ngài đã có một vài hành động, đặc biệt là việc bổ nhiệm tân Thơ Ký Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng là đức tân TGM Savio Hon, người Trung Quốc. Đức TGM Hon là người thấu hiểu thực tế Trung Quốc, Ngài cũng là một nhà thần học lỗi lạc. Do vậy, chúng ta nên đặt hy vọng vào con đường mới.
Tuy thế Đức Hồng Y Trần Nhật Quân vẫn bi quan trước vấn đề Công Giáo Trung Quốc
Ngài nói: “Tuy vậy, con đường mới cũng rất khó khăn, không chỉ phải đối diện với chính quyền mà còn phải đối diện ngay với chính người của mình đã từng ngả theo phía chính quyền hơn là phía của giáo hội. Đó là một thực tế đáng buồn”
ĐHY Trần Nhật Quân đưa ra kết luận với ký giả của Cơ Quan Tin Tức Công Giáo Hoa Kỳ rằng: Nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất là phải duyệt xét lại lá thư của ĐGH Bênêđíctô 16 gửi người Công Giáo Trung Quốc. Phải chấp nhận và hiểu đúng những nguyên tắc trong lá thư đã đề ra và không thể coi những nguyên tắc đó là vấn đề có thể thương lượng được.
ĐHY cũng nhắn gửi các người chủ trương hoà giải bằng mọi giá rằng: “ Mọi chuyện đã được nói đến trong lá thư của Đức Thánh Cha, các vị phải nói với chính quyền rằng chúng tôi không thể theo hết con đường của qúy vị. Điều đó có nghiã là chúng tôi không thể đồng ý có một giáo hội độc lập. Đó là nền tảng vì chúng tôi là một Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Chính quyền phải thừa nhận Giám Mục điều hành Giáo Hội, phải cho các vị này quyền hành. Hiện giờ tại Trung Quốc Giám Mục chẳng là gì, không có nghiã gì và họ đang bị hạ nhục”
Những phát biểu và chủ trương của ĐHY Trần Nhật Quân nói trên là hoàn toàn đúng, thể hiện rõ nét qua kết quả phiên họp của Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa họp từ thứ Hai 11/4 đến 13/4 năm 2011 tại Tòa Thánh Vatican. Sau phiên họp, một lá thư gồm 11 điểm đã được gởi tới cho các Giám Mục, linh mục và các tín hữu Công Giáo Trung Quốc. Nội dung chính của lá thư có một số điểm đáng chú ý sau đây;
a) Vụ truyền chức Giám Mục tại Thừa Đức là trái giáo luật và không thành. Tuy nhiên Tòa Thánh đã không rút phép thông công vị giám mục được truyền chức tại Thừa Đức.Lý do như tòa Uỷ Ban nêu ra là vì: “Những sức ép và bó buộc bên ngoài có thể làm cho đương sự không mắc vạ tuyệt thông tức khắc”
b) Đối với các Giám Mục tham dự vào hành vi phong chức trên đây nếu tự nguyện tham dự lá trái giáo luật. Những vị nào thấy mình bị cưỡng bức tham gia thì viết tường trình gởi về Tòa Thánh. Tòa Thánh sẽ cứu xét từng trường hợp một. Đồng thời vị ấy phải công khai tuyên xưng lòng trung thành của mình với Đức Thánh Cha trước các linh mục và anh chị em tín hữu.
c) Tòa Thánh khẳng định một lần nữa việc bổ nhiệm các Giám Mục là một vấn đề thuần tuý thuộc phạm vi tôn giáo. Bổ nhiệm một Giám Mục không phải là một hành vi thuộc thẩm quyền chính trị, không phải là vấn đề xen vào công việc nội bộ một quốc gia, cũng không phải là hành vi xâm phạm chủ quyền của một nước.
d) Những ý kiến đòi thiết lập một Giáo Hội Công Giáo tự trị, tự chủ và độc lập tại Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Lần Thứ 8 là “trái nghịch với đạo lý Công Giáo”.
Tóm lại, nội dung lá thư của Uỷ Ban Về Giáo Hội Trung Hoa đã hoàn toàn phù hợp với lập trường của ĐHY Trần Nhật Quân. Điều đó có nghiã là chỉ có một giáo hội duy nhất. Việc chỉ định truyền chức Giám Mục do nhà nước Trung Quốc tổ chức, không được tòa thánh chấp nhận, là trái giáo luật và phải bị kỷ luật.
Cuối thư, Uỷ Ban Về Giáo Hội tại Trung Hoa đã tóm gọn tất cả chính sách mà Giáo Hội Trung Quốc phải theo: “ Niềm tin của Giáo Hội, được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo cần phải được bảo vệ bằng giá hy sinh, chính là nền tảng trên đó các cộng đồng Công Giáo tại Trung Quốc phải tăng trưởng trong tình hiệp nhất và hiệp thông”.
Nguyễn Long Thao