Bài phỏng vấn của nhà báo Gianni Valente với Đức Cha Gioan Baotixita Lý Chu Quang Giám mục phó Giáo phận Nam Xương.
Vào dịp 25 năm kỷ niệm các cuộc gặp gỡ quốc tế được tổ chức vào thời gian vừa qua tại Munich – Đức do cộng đoàn Thánh Egidio tổ chức. Đức Cha Gioan Baotixita Lý Chu Quang cũng có mặt, đó là vị Giám mục 46 tuổi thuộc Giáo hội Công giáo Trung Quốc, được sự ưng thuận của Đấng kế vị Thánh Phêrô và các chức bậc trong chính phủ Bắc Kinh, Ngài có vẻ trẻ trung và nhút nhát và hơi lạc lõng giữa những vị lãnh đạo tôn giáo Thế giới họp vào ngày 11-13/09/2011 vừa qua, thế nhưng Ngài đã lên tiếng 1 trong những 35 cuộc họp tại Giáo phận Munich, giọng nói của Ngài cương quyết và tư tưởng trong sáng. Bài diễn văn của Ngài được ám chỉ và trích dẫn có liên quan tới một vấn đề phức tạp xem ra không thể giải quyết nổi của cả ba phái từ hàng thế kỷ nay. Ở Âu Châu, Giáo hội Công giáo và Vương quốc Thiên Hoàng Cổ giống như câu phương ngôn Trung Hoa và Đức Cha Lý đã tới để lưu ý các thính giả rằng: Ngay trong thời buổi toàn cầu hóa “một khoảng cách dài dằng dặc có thể trở nên gần gũi và thân cận” với kinh nghiệm của vị mục tử, Ngài đã quả quyết rằng: “Giáo hội không mất đi chút nào tính phổ quát mà vẫn tôn trọng nền văn hóa Trung Hoa và để ý tới những trường hợp thực tế tại Trung Quốc”.
Đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
PV: Thưa Đức Cha, Ngài thật còn trẻ với chức vụ Giám mục?.
Đức Cha Lý: Tôi sinh năm 1965 trong một ngôi Làng ở tỉnh Sán Chỉ, nơi đây có chừng 2000 dân cư và đa số giữ đức tin Công giáo, như vậy tôi đã được lớn lên giữa đám dân cư yêu mến Chúa Giêsu.
PV: Lúc đó là những năm đầy khó khăn mọi người đang sống giữa cuộc cách mạng văn hóa?
Đức Cha Lý: Trong ngôi Làng của tôi không có nhiều vấn đề lắm: có 2 Linh mục vẫn tiếp tục làm mục vụ, đa số là làm các bí tích, hiện nay có 4 hoặc 5 vị và trong cả miền này có tới 38 Linh mục và rất nhiều nữ tu.
PV: Ai đã giúp Đức Cha nhận thấy mình có ơn kêu gọi làm Linh mục?
Đức Cha Lý: Điều đó tôi đã thấy được trong gia đình, tôi đã có một ông chú làm Linh mục và khi tôi còn nhỏ Cha và mẹ tôi đã dạy tôi phải cầu nguyện thế nào khi đọc kinh sáng và tối, lúc đó tôi là cậu con út trong gia đình, nhưng Cha mẹ tôi hay nói rằng: sau này khi lớn lên tôi có thể làm Linh mục. Mẹ tôi rất đạo đức và đã có nhiều ảnh hưởng tới tôi, rồi vai trò quan trọng của một Linh mục mà tôi đã gặp ở Chủng viện địa phận Bắc Kinh và đã trở nên Cha linh hướng của tôi. Tôi vào học ở Chủng viện địa phận Bắc Kinh từ năm 1987 đến 1992, các giáo sư của chúng tôi đều là những Linh mục rất già, chúng tôi phải học Thần học nhờ vào sách vở cũ kỹ trước công đồng Vaticano II.
PV: Tình hình của Giáo hội đã thay đổi thế nào so với những năm Đức Cha còn nhỏ?.
Đức Cha Lý: Khi tôi còn nhỏ đất nước chưa vào thời kỳ mở của, trong các Làng xã, giáo dân sốt sắng vẫn giữ việc thực hành và đời sống đức tin. Hiện nay rất có nhiều khả năng để thực hiện các công việc mục vụ, vào ngày Chủ nhật các nhà thờ đều chật ních, tất nhiên chật hơn và đông hơn trong nhiều nhà thờ ở Âu Châu. Trong các Làng xã khi nghe thấy tiếng chuông, họ đều ra khỏi nhà đi bộ qua các phố phường và cùng hướng về nhà thờ. Những Thánh lễ ngày thường vào sáng sớm cũng rất đông người tham dự. Trong tỉnh của chúng tôi có 120,000 người Công giáo và chừng 50 Linh mục, nhưng chỉ có các xứ lớn mới có Linh mục đóng tại chỗ như vị chủ chăn của cộng đoàn. Còn các Linh mục khác lần lượt đi tới các Làng xã từ xứ này sang xứ khác để ban các bí tích, có điều tốt lành là đa số các vị đều trẻ trung mà so với các Ngài tôi là người già nhất. Tuổi trung bình của các Linh mục là 36 tuổi. Trên bình diện kinh tế, giáo phận có những ngôi nhà ở Thượng Hải mà các lợi tức giúp chi phí cho các hoạt động bình thường.
PV: Điều gì giúp cho việc loan báo Tin Mừng dễ dàng nhất?
Đức Cha Lý: Điều quan trọng nhất có sự hiện điện của các giáo dân, loan báo Tin Mừng và làm chứng trong những nơi mọi người chung sống trong những hoàn cảnh thường ngày, sau đó là những công việc Bác ái cũng rất quan trọng. Nơi chúng tôi, mỗi cộng đoàn tu sĩ được mời gọi giúp đỡ và nâng đỡ một nhóm người thiểu số, chúng tôi là người Công giáo nhưng cũng đi giúp đỡ một số cộng đoàn dân tộc thiểu số, những người không có đức tin Kitô.
PV: Việc rửa tội cho những người không thuộc các gia đình công giáo có nhiều không?.
Đức Cha Lý: Chúng tôi mỗi năm có chừng 3000 người và 2/3 trong số họ là những người trẻ, 1/3 là những người trung niên và cao tuổi, đa số họ sống ở thôn quê, những người xin chịu phép rửa tội là vì họ được lay động nhờ vào các bạn bè là chứng nhân hoặc nhờ những người bạn Kitô vì họ nhận thấy các giáo hữu chăm sóc những người nghèo khổ và những người đang gặp khó khăn.
PV: Cuộc sống thường ngày của những giáo dân đã múc được ở những nguồn nào?
Đức Cha Lý: Thánh lễ là trung tâm của tất cả mọi việc cùng với cầu nguyện và tham dự các hoạt động do giáo xứ đề xuất……
PV: Có một sự sùng kính nào đặc biệt đối với một vài vị Thánh không?.
Đức Cha Lý: Trong miền của chúng tôi có sự sùng kính đặc biệt Thánh Anton và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu rồi chắc chắn là Đức Trinh Nữ Maria, mọi người đều lấy Đức Mẹ làm Đấng bảo trợ cho đời sống thiêng liêng.
PV: Có những thực tại xã hội nào và có những điều kiện sống nào mà Đức Cha thường gặp trong công việc mục vụ?.
Đức Cha Lý: Việc phát triển nhanh chóng nền kinh tế Trung Hoa đã đặt một số người dưới áp lực, những người này thực sự cần thiết có ai để giúp đỡ họ, mang lại cho họ sự an vui khích lệ, và nâng đỡ họ. Nhiều người trong họ cảm nhận rằng, không thể tự mình thoát khỏi nếu không có sự giúp đỡ, điều đó mở rộng lãnh địa mà Giáo hội được mời gọi để hoạt động, để minh chứng tình yêu của Chúa Kitô đối với mỗi người, người ta không thể dửng dưng trước những tình huống cụ thể đó. Vậy thì phải bảo trợ một công việc mục vụ, là một sự nâng đỡ cụ thể đối với đồng bào chúng tôi trong lúc này, trong cuộc sống đang phải đối mặt với những khó khăn.
PV: Đức Cha đã đọc bức thư của Đức Thánh Cha Benedicto 16 viết cho người Công giáo Trung Hoa năm 2007 chưa? Nếu rồi đối với Đức Cha những khía cạnh nào quan trọng nhất trong bức thư đó?
Đức Cha Lý: Theo quan điểm của tôi, việc Đức Thánh Cha đích thân viết một thư đặc biệt cho người Công giáo Trung Hoa đã trở thành một sự khuyến khích rất lớn cho Giáo hội Trung Quốc, tôi đặc biệt xúc động vì những điều Đức Thánh Cha đã khuyên dạy các Linh mục.
PV: Đức Cha đã được tấn phong Giám mục năm 2010 với sự thỏa thuận của Tòa Thánh, vậy Đức Cha sống cụ thể thế nào để thông công với Giám mục Roma? Và làm thế nào Đức Cha diễn tả được điều đó trong công việc mục vụ thường ngày của Ngài?.
Đức Cha Lý: Những Giám mục khác của Trung Quốc cũng như tôi, không những chúng tôi chỉ đọc và phân phát thư của Đức Thánh Cha cho người Công giáo Trung Quốc năm 2007 nhưng chúng tôi còn phổ biến các diễn văn, bài giảng, thông điệp, phát biểu… chúng tôi nhân bức thư đó ra nhiều và gửi cho tất cả các Linh mục, các xứ họ để mọi người có thể đọc và theo dõi Đức Thánh Cha trong những huấn giáo thường thức hàng ngày và tìm được sự trợ giúp trong hoàn cảnh của mỗi người. Và như vậy là một cách đơn giản nhưng cụ thể để sống hiệp thông với Đức Thánh Cha và mọi người có thể nhận biết, rồi chúng tôi cầu nguyện cho Ngài, tất cả các Linh mục đều cầu cho Ngài và tôi cầu xin cho cả tôi, xin Chúa phù trợ tôi, để tôi trở thành một Giám mục tốt.
PV: Đức Cha nghĩ thế nào về việc Đức Thánh Cha đề cập tới vấn đề Trung Hoa, nếu Đức Cha có thể thưa với Đức Thánh Cha, thì Đức Cha nói thế nào để Đức Thánh Cha hiểu được tình hình cụ thể của Giáo hội Trung Quốc?.
Đức Cha Lý: Sẽ là một ân huệ lớn nếu Đức Thánh Cha có thể thấu hiểu được Trung Hoa, nghĩa là hiếu được nền văn hóa, tình trạng xã hội cụ thể mà Giáo hội Trung Hoa đang sống bây giờ, có nhiều điều phải biết, nhiều điều phải hiểu. Đôi khi có nhiều vị sang bên Trung Quốc được một tuần rồi trở về nhà, lại cư xử như họ hiểu biết tất cả về những người Công giáo Trung Quốc, vậy thực tế những tình huống phức tạp phải được đón nhận và tôn trọng như chính nó đã xuất hiện. Tôi thực sự hy vọng mối liên hệ giữa Trung Quốc và Vatican sẽ được nối lại trong một chiều hướng đứng đắn, điều đó đem lại sự tốt lành cho chúng tôi và cho tất cả Giáo hội.
PV: Nếu Đức Cha có thể cung cấp cho Đức Thánh Cha một dấu chỉ, làm thế nào Đức Cha đã duy trì được đức tin của người công giáo Trung Quốc và vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng nó? Đức Cha nói thế nào để làm chứng cho Giáo hội Trung Quốc có cũng một đức tin như Giáo hội Roma?.
Đức Cha Lý: Một câu hỏi căn bản là phải biết xem các Giám mục Trung Hoa đã sống thế nào và biểu lộ đức tin của các Ngài ra sao, hợp nhất với Đấng kế vị Thánh Phêrô và với tất cả Giáo hội hoàn vũ, đấy là điều tôi nghĩ rằng từ khởi đầu cho đến ngày nay giáo hôi Trung Quốc không sửa đổi một chấm, một phẩy nào trong truyền thống Tông đồ mà họ đã được trao ban, chúng tôi đã không sửa đổi một chấm, một phẩy nào tín lý liên hệ với đức tin và kỷ luật lớn lao của Giáo hội, chúng tôi hợp nhất cùng các bí tích, chúng tôi đọc cùng các lời nguyện trong sự liên tục của việc kế vị các Thánh Tông đồ. Đây là nền tảng của sự hiệp thông chính thức, tất nhiên với tất cả giới hạn của chúng tôi, không tránh được những thiếu sót do sự yếu đuối đối với Giáo hội hoàn vũ mà chúng tôi là một thành phần, chúng tôi chia sẻ với tất cả anh em trên thế giới lòng trung thành với cùng một truyền thống các Thánh Tông đồ, chúng tôi không muốn thay đổi chút nào.
PV: Có một số quan sát viên, trái lại hẳn vẫn còn một số người tìm cách xây dựng một Giáo hội mới độc lập và tam tự, khác với Giáo hội công giáo tông truyền Roma?.
Đức Cha Lý: Đấy là tư tưởng của một số người khác, đây là những ý kiến không phải là của chúng tôi, không một Giáo hội nào có thể tự tại, không một Giáo hội nào có thể sống mà không có ân điển nào của thấn khí Đức Kitô. Tôi xin nhắc lại: Hiện nay ở Trung Quốc không một Giám mục hoặc một Linh mục nào có ý định thay đổi tín lý của Giáo hội ở Trung Quốc, cũng thế, tình yêu Đức Kitô được thể hiện như là một sự đón tiếp và thông cảm trong thế giới ngày nay, mặc dầu cũng còn nhiều điều khác biệt:
Ví dụ: Giữa Trung Quốc và Âu Châu rất khó khăn để hiểu biết nhau, phải tìm những điểm tiếp xúc và đối thoại ngày qua ngày là một con đường duy nhất để những sự khác biệt có thể xích lại gần nhau. Như thế tôi hy vọng Giáo hội hoàn vũ sẽ đón nhận và công nhận Giáo hội Trung Quốc đúng như những thực tại bây giờ “Không cô lập nó, cũng như không đối xử tàn tệ” để sự hiệp thông được lớn mạnh như dấu chỉ của tình yêu Chúa Kitô .
Với tư cách là một Giám mục, tôi hy vọng tinh thần tình yêu của Đức Kitô được lan rộng và cũng chói sáng trong toàn thể nước Trung Hoa.
(Nguồn: Lược dịch từ Báo 30 Ngày của tác giả Gianni Valente, số tháng 9/2011)
Vào dịp 25 năm kỷ niệm các cuộc gặp gỡ quốc tế được tổ chức vào thời gian vừa qua tại Munich – Đức do cộng đoàn Thánh Egidio tổ chức. Đức Cha Gioan Baotixita Lý Chu Quang cũng có mặt, đó là vị Giám mục 46 tuổi thuộc Giáo hội Công giáo Trung Quốc, được sự ưng thuận của Đấng kế vị Thánh Phêrô và các chức bậc trong chính phủ Bắc Kinh, Ngài có vẻ trẻ trung và nhút nhát và hơi lạc lõng giữa những vị lãnh đạo tôn giáo Thế giới họp vào ngày 11-13/09/2011 vừa qua, thế nhưng Ngài đã lên tiếng 1 trong những 35 cuộc họp tại Giáo phận Munich, giọng nói của Ngài cương quyết và tư tưởng trong sáng. Bài diễn văn của Ngài được ám chỉ và trích dẫn có liên quan tới một vấn đề phức tạp xem ra không thể giải quyết nổi của cả ba phái từ hàng thế kỷ nay. Ở Âu Châu, Giáo hội Công giáo và Vương quốc Thiên Hoàng Cổ giống như câu phương ngôn Trung Hoa và Đức Cha Lý đã tới để lưu ý các thính giả rằng: Ngay trong thời buổi toàn cầu hóa “một khoảng cách dài dằng dặc có thể trở nên gần gũi và thân cận” với kinh nghiệm của vị mục tử, Ngài đã quả quyết rằng: “Giáo hội không mất đi chút nào tính phổ quát mà vẫn tôn trọng nền văn hóa Trung Hoa và để ý tới những trường hợp thực tế tại Trung Quốc”.
Đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
PV: Thưa Đức Cha, Ngài thật còn trẻ với chức vụ Giám mục?.
Đức Cha Lý: Tôi sinh năm 1965 trong một ngôi Làng ở tỉnh Sán Chỉ, nơi đây có chừng 2000 dân cư và đa số giữ đức tin Công giáo, như vậy tôi đã được lớn lên giữa đám dân cư yêu mến Chúa Giêsu.
PV: Lúc đó là những năm đầy khó khăn mọi người đang sống giữa cuộc cách mạng văn hóa?
Đức Cha Lý: Trong ngôi Làng của tôi không có nhiều vấn đề lắm: có 2 Linh mục vẫn tiếp tục làm mục vụ, đa số là làm các bí tích, hiện nay có 4 hoặc 5 vị và trong cả miền này có tới 38 Linh mục và rất nhiều nữ tu.
PV: Ai đã giúp Đức Cha nhận thấy mình có ơn kêu gọi làm Linh mục?
Đức Cha Lý: Điều đó tôi đã thấy được trong gia đình, tôi đã có một ông chú làm Linh mục và khi tôi còn nhỏ Cha và mẹ tôi đã dạy tôi phải cầu nguyện thế nào khi đọc kinh sáng và tối, lúc đó tôi là cậu con út trong gia đình, nhưng Cha mẹ tôi hay nói rằng: sau này khi lớn lên tôi có thể làm Linh mục. Mẹ tôi rất đạo đức và đã có nhiều ảnh hưởng tới tôi, rồi vai trò quan trọng của một Linh mục mà tôi đã gặp ở Chủng viện địa phận Bắc Kinh và đã trở nên Cha linh hướng của tôi. Tôi vào học ở Chủng viện địa phận Bắc Kinh từ năm 1987 đến 1992, các giáo sư của chúng tôi đều là những Linh mục rất già, chúng tôi phải học Thần học nhờ vào sách vở cũ kỹ trước công đồng Vaticano II.
PV: Tình hình của Giáo hội đã thay đổi thế nào so với những năm Đức Cha còn nhỏ?.
Đức Cha Lý: Khi tôi còn nhỏ đất nước chưa vào thời kỳ mở của, trong các Làng xã, giáo dân sốt sắng vẫn giữ việc thực hành và đời sống đức tin. Hiện nay rất có nhiều khả năng để thực hiện các công việc mục vụ, vào ngày Chủ nhật các nhà thờ đều chật ních, tất nhiên chật hơn và đông hơn trong nhiều nhà thờ ở Âu Châu. Trong các Làng xã khi nghe thấy tiếng chuông, họ đều ra khỏi nhà đi bộ qua các phố phường và cùng hướng về nhà thờ. Những Thánh lễ ngày thường vào sáng sớm cũng rất đông người tham dự. Trong tỉnh của chúng tôi có 120,000 người Công giáo và chừng 50 Linh mục, nhưng chỉ có các xứ lớn mới có Linh mục đóng tại chỗ như vị chủ chăn của cộng đoàn. Còn các Linh mục khác lần lượt đi tới các Làng xã từ xứ này sang xứ khác để ban các bí tích, có điều tốt lành là đa số các vị đều trẻ trung mà so với các Ngài tôi là người già nhất. Tuổi trung bình của các Linh mục là 36 tuổi. Trên bình diện kinh tế, giáo phận có những ngôi nhà ở Thượng Hải mà các lợi tức giúp chi phí cho các hoạt động bình thường.
PV: Điều gì giúp cho việc loan báo Tin Mừng dễ dàng nhất?
Đức Cha Lý: Điều quan trọng nhất có sự hiện điện của các giáo dân, loan báo Tin Mừng và làm chứng trong những nơi mọi người chung sống trong những hoàn cảnh thường ngày, sau đó là những công việc Bác ái cũng rất quan trọng. Nơi chúng tôi, mỗi cộng đoàn tu sĩ được mời gọi giúp đỡ và nâng đỡ một nhóm người thiểu số, chúng tôi là người Công giáo nhưng cũng đi giúp đỡ một số cộng đoàn dân tộc thiểu số, những người không có đức tin Kitô.
PV: Việc rửa tội cho những người không thuộc các gia đình công giáo có nhiều không?.
Đức Cha Lý: Chúng tôi mỗi năm có chừng 3000 người và 2/3 trong số họ là những người trẻ, 1/3 là những người trung niên và cao tuổi, đa số họ sống ở thôn quê, những người xin chịu phép rửa tội là vì họ được lay động nhờ vào các bạn bè là chứng nhân hoặc nhờ những người bạn Kitô vì họ nhận thấy các giáo hữu chăm sóc những người nghèo khổ và những người đang gặp khó khăn.
PV: Cuộc sống thường ngày của những giáo dân đã múc được ở những nguồn nào?
Đức Cha Lý: Thánh lễ là trung tâm của tất cả mọi việc cùng với cầu nguyện và tham dự các hoạt động do giáo xứ đề xuất……
PV: Có một sự sùng kính nào đặc biệt đối với một vài vị Thánh không?.
Đức Cha Lý: Trong miền của chúng tôi có sự sùng kính đặc biệt Thánh Anton và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu rồi chắc chắn là Đức Trinh Nữ Maria, mọi người đều lấy Đức Mẹ làm Đấng bảo trợ cho đời sống thiêng liêng.
PV: Có những thực tại xã hội nào và có những điều kiện sống nào mà Đức Cha thường gặp trong công việc mục vụ?.
Đức Cha Lý: Việc phát triển nhanh chóng nền kinh tế Trung Hoa đã đặt một số người dưới áp lực, những người này thực sự cần thiết có ai để giúp đỡ họ, mang lại cho họ sự an vui khích lệ, và nâng đỡ họ. Nhiều người trong họ cảm nhận rằng, không thể tự mình thoát khỏi nếu không có sự giúp đỡ, điều đó mở rộng lãnh địa mà Giáo hội được mời gọi để hoạt động, để minh chứng tình yêu của Chúa Kitô đối với mỗi người, người ta không thể dửng dưng trước những tình huống cụ thể đó. Vậy thì phải bảo trợ một công việc mục vụ, là một sự nâng đỡ cụ thể đối với đồng bào chúng tôi trong lúc này, trong cuộc sống đang phải đối mặt với những khó khăn.
PV: Đức Cha đã đọc bức thư của Đức Thánh Cha Benedicto 16 viết cho người Công giáo Trung Hoa năm 2007 chưa? Nếu rồi đối với Đức Cha những khía cạnh nào quan trọng nhất trong bức thư đó?
Đức Cha Lý: Theo quan điểm của tôi, việc Đức Thánh Cha đích thân viết một thư đặc biệt cho người Công giáo Trung Hoa đã trở thành một sự khuyến khích rất lớn cho Giáo hội Trung Quốc, tôi đặc biệt xúc động vì những điều Đức Thánh Cha đã khuyên dạy các Linh mục.
PV: Đức Cha đã được tấn phong Giám mục năm 2010 với sự thỏa thuận của Tòa Thánh, vậy Đức Cha sống cụ thể thế nào để thông công với Giám mục Roma? Và làm thế nào Đức Cha diễn tả được điều đó trong công việc mục vụ thường ngày của Ngài?.
Đức Cha Lý: Những Giám mục khác của Trung Quốc cũng như tôi, không những chúng tôi chỉ đọc và phân phát thư của Đức Thánh Cha cho người Công giáo Trung Quốc năm 2007 nhưng chúng tôi còn phổ biến các diễn văn, bài giảng, thông điệp, phát biểu… chúng tôi nhân bức thư đó ra nhiều và gửi cho tất cả các Linh mục, các xứ họ để mọi người có thể đọc và theo dõi Đức Thánh Cha trong những huấn giáo thường thức hàng ngày và tìm được sự trợ giúp trong hoàn cảnh của mỗi người. Và như vậy là một cách đơn giản nhưng cụ thể để sống hiệp thông với Đức Thánh Cha và mọi người có thể nhận biết, rồi chúng tôi cầu nguyện cho Ngài, tất cả các Linh mục đều cầu cho Ngài và tôi cầu xin cho cả tôi, xin Chúa phù trợ tôi, để tôi trở thành một Giám mục tốt.
PV: Đức Cha nghĩ thế nào về việc Đức Thánh Cha đề cập tới vấn đề Trung Hoa, nếu Đức Cha có thể thưa với Đức Thánh Cha, thì Đức Cha nói thế nào để Đức Thánh Cha hiểu được tình hình cụ thể của Giáo hội Trung Quốc?.
Đức Cha Lý: Sẽ là một ân huệ lớn nếu Đức Thánh Cha có thể thấu hiểu được Trung Hoa, nghĩa là hiếu được nền văn hóa, tình trạng xã hội cụ thể mà Giáo hội Trung Hoa đang sống bây giờ, có nhiều điều phải biết, nhiều điều phải hiểu. Đôi khi có nhiều vị sang bên Trung Quốc được một tuần rồi trở về nhà, lại cư xử như họ hiểu biết tất cả về những người Công giáo Trung Quốc, vậy thực tế những tình huống phức tạp phải được đón nhận và tôn trọng như chính nó đã xuất hiện. Tôi thực sự hy vọng mối liên hệ giữa Trung Quốc và Vatican sẽ được nối lại trong một chiều hướng đứng đắn, điều đó đem lại sự tốt lành cho chúng tôi và cho tất cả Giáo hội.
PV: Nếu Đức Cha có thể cung cấp cho Đức Thánh Cha một dấu chỉ, làm thế nào Đức Cha đã duy trì được đức tin của người công giáo Trung Quốc và vẫn còn tiếp tục nuôi dưỡng nó? Đức Cha nói thế nào để làm chứng cho Giáo hội Trung Quốc có cũng một đức tin như Giáo hội Roma?.
Đức Cha Lý: Một câu hỏi căn bản là phải biết xem các Giám mục Trung Hoa đã sống thế nào và biểu lộ đức tin của các Ngài ra sao, hợp nhất với Đấng kế vị Thánh Phêrô và với tất cả Giáo hội hoàn vũ, đấy là điều tôi nghĩ rằng từ khởi đầu cho đến ngày nay giáo hôi Trung Quốc không sửa đổi một chấm, một phẩy nào trong truyền thống Tông đồ mà họ đã được trao ban, chúng tôi đã không sửa đổi một chấm, một phẩy nào tín lý liên hệ với đức tin và kỷ luật lớn lao của Giáo hội, chúng tôi hợp nhất cùng các bí tích, chúng tôi đọc cùng các lời nguyện trong sự liên tục của việc kế vị các Thánh Tông đồ. Đây là nền tảng của sự hiệp thông chính thức, tất nhiên với tất cả giới hạn của chúng tôi, không tránh được những thiếu sót do sự yếu đuối đối với Giáo hội hoàn vũ mà chúng tôi là một thành phần, chúng tôi chia sẻ với tất cả anh em trên thế giới lòng trung thành với cùng một truyền thống các Thánh Tông đồ, chúng tôi không muốn thay đổi chút nào.
PV: Có một số quan sát viên, trái lại hẳn vẫn còn một số người tìm cách xây dựng một Giáo hội mới độc lập và tam tự, khác với Giáo hội công giáo tông truyền Roma?.
Đức Cha Lý: Đấy là tư tưởng của một số người khác, đây là những ý kiến không phải là của chúng tôi, không một Giáo hội nào có thể tự tại, không một Giáo hội nào có thể sống mà không có ân điển nào của thấn khí Đức Kitô. Tôi xin nhắc lại: Hiện nay ở Trung Quốc không một Giám mục hoặc một Linh mục nào có ý định thay đổi tín lý của Giáo hội ở Trung Quốc, cũng thế, tình yêu Đức Kitô được thể hiện như là một sự đón tiếp và thông cảm trong thế giới ngày nay, mặc dầu cũng còn nhiều điều khác biệt:
Ví dụ: Giữa Trung Quốc và Âu Châu rất khó khăn để hiểu biết nhau, phải tìm những điểm tiếp xúc và đối thoại ngày qua ngày là một con đường duy nhất để những sự khác biệt có thể xích lại gần nhau. Như thế tôi hy vọng Giáo hội hoàn vũ sẽ đón nhận và công nhận Giáo hội Trung Quốc đúng như những thực tại bây giờ “Không cô lập nó, cũng như không đối xử tàn tệ” để sự hiệp thông được lớn mạnh như dấu chỉ của tình yêu Chúa Kitô .
Với tư cách là một Giám mục, tôi hy vọng tinh thần tình yêu của Đức Kitô được lan rộng và cũng chói sáng trong toàn thể nước Trung Hoa.
(Nguồn: Lược dịch từ Báo 30 Ngày của tác giả Gianni Valente, số tháng 9/2011)