Trong vài tiếng nữa đây, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ sẽ ra phán quyết liệu các nhà nuôi tôm Mỹ có chịu cạnh tranh bất bình đẳng từ hàng nhập khẩu hay không.
Đây là bước đi đầu tiên mà các nhà nuôi tôm Mỹ phải vượt qua nếu họ muốn chính phủ áp đặt lệnh thuế lên các hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam và năm nước liên quan vụ kiện đều phủ nhận cáo buộc bán phá giá và nói Hoa Kỳ đang bỏ qua quy tắc thương mại tự do.
Ngày 31 tháng 12 năm ngoái, liên minh tôm miền Nam đệ đơn lên Bộ thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ để kiện sáu nước đã bán phá giá tôm vào thị trường nước này.
Sáu nước này gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.
Tất cả các nhà xuất khẩu này đều phủ nhận cáo buộc bán phá giá, nói rằng Hoa Kỳ đang vận dụng chính sách bảo hộ, thay vì thương mại tự do.
Phát biểu ngày hôm nay, ông Nguyễn Hữu Chí, vụ trưởng, trưởng ban quản lý cạnh tranh thuộc Bộ thương mại Việt Nam, tái khẳng định giá tôm Việt Nam thấp không phải vì bán phá giá.
Vụ tranh chấp xảy ra không lâu sau vụ kiện thương mại Mỹ-Việt xoay quanh cá ba sa.
Ngành nuôi trồng thủy sản là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam, đứng thứ hai sau dầu thô. Năm 2002, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ trị giá 467 triệu đôla, chiếm gần một nửa tổng sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nếu Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) phán quyết có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, đơn yêu cầu áp đặt thuế sẽ gửi cho Bộ thương mại để cơ quan này quyết định liệu có sự bán phá giá hay không.
Còn nếu ITC kết luận không có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, yêu cầu áp đặt thuế sẽ bị ngừng lại. (BBC)
Đây là bước đi đầu tiên mà các nhà nuôi tôm Mỹ phải vượt qua nếu họ muốn chính phủ áp đặt lệnh thuế lên các hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam và năm nước liên quan vụ kiện đều phủ nhận cáo buộc bán phá giá và nói Hoa Kỳ đang bỏ qua quy tắc thương mại tự do.
Ngày 31 tháng 12 năm ngoái, liên minh tôm miền Nam đệ đơn lên Bộ thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ để kiện sáu nước đã bán phá giá tôm vào thị trường nước này.
Sáu nước này gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.
Tất cả các nhà xuất khẩu này đều phủ nhận cáo buộc bán phá giá, nói rằng Hoa Kỳ đang vận dụng chính sách bảo hộ, thay vì thương mại tự do.
Phát biểu ngày hôm nay, ông Nguyễn Hữu Chí, vụ trưởng, trưởng ban quản lý cạnh tranh thuộc Bộ thương mại Việt Nam, tái khẳng định giá tôm Việt Nam thấp không phải vì bán phá giá.
Vụ tranh chấp xảy ra không lâu sau vụ kiện thương mại Mỹ-Việt xoay quanh cá ba sa.
Ngành nuôi trồng thủy sản là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam, đứng thứ hai sau dầu thô. Năm 2002, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ trị giá 467 triệu đôla, chiếm gần một nửa tổng sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Nếu Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) phán quyết có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, đơn yêu cầu áp đặt thuế sẽ gửi cho Bộ thương mại để cơ quan này quyết định liệu có sự bán phá giá hay không.
Còn nếu ITC kết luận không có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ, yêu cầu áp đặt thuế sẽ bị ngừng lại. (BBC)