Suy Niệm Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm A
Vâng lời Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã xuống thế làm người để cứu độ nhân loại. Sau khi sống cuộc đời ẩn dật ở Nazareth, Ngài bắt đầu cuộc sống công khai. Sứ mạng chính của Ngài là rao giảng Tin mừng. Nhưng Ngài biết thời giờ của Ngài ở thế gian không còn được bao lâu, nên cùng lúc rao giảng Tin Mừng, Ngài đã tuyển chọn một số người mà Kinh thánh gọi là Tông đồ để trao cho họ sứ mạng của Ngài. Ngài quan tâm số người này một cách đặc biệt. Trước khi chọn họ, Ngài đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa (x. Lc 6,12-16). Sau những giờ rao giảng cho dân chúng, Ngài thường gặp riêng họ để dặn dò, hoặc giải thích thêm những điều mà họ chưa hiểu. Ngài còn dành thời gian để dạy cho họ về những bài học cao quý của người lãnh đạo, nhất là bài học về tinh thần phục vụ. Ngài nói: “Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,42-45).
Đặc biệt, trong bữa tiệc ly, Ngài không những “dạy” mà còn “làm gương” cho các ông bằng cử chỉ rửa chân. Sau khi thực hành điều đó, Ngài nói: “Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13,13-15).
Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta biết, tuy Ngài sẽ về lại với Chúa Cha, nhưng “Ngài không để cho các ông mồ côi” (Ga 14,18). Thứ nhất, Ngài sẽ ban Đấng Phù Trợ đến. Đấng Phù Trợ đây là Thần Chân Lý, tức là Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa Ngôi Ba sẽ ở với các Tông đồ và Giáo Hội. Thứ hai, tuy Ngài sẽ về với Chúa Cha, không còn hiện diện thực sự như Ngài đã từng hiện diện với các ông trong suốt ba năm qua, nhưng Ngài sẽ ở với các ông, với Giáo Hội mỗi ngày cho đến tận thế bằng Lời của Ngài, bằng các Bí tích và bằng sự hiện diện một cách thiêng liêng. Điều này đã được chứng minh bằng những lần hiện ra sau khi Ngài phục sinh.
Nhưng Đức Giêsu đòi hỏi các Tông đồ là phải yêu mến Ngài. Cũng như trước khi trao sứ vụ Tông đồ trưởng cho Phêrô, Ngài đã muốn ông xác nhận về lòng yêu mến (x. Ga 21,15-19). Vì thế, lòng yêu mến hết sức quan trọng. Thánh Augustinô cũng đã từng nói: “cứ yêu rồi muốn làm gì thì làm”. Nhưng làm thế nào để chứng minh được lòng yêu mến? Đức Giêsu cho biết, lòng yêu mến được thể hiện qua việc thực hiện những lệnh truyền của Ngài, Ngài nói: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy”(Ga 14,15); “Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ yêu mến Thầy”(Ga 14,21).
Như vậy là đã rõ: Yêu mến Đức Giêsu là tuân giữ các luật của Ngài. Hay nói cách khác, kẻ giữ luật Đức Giêsu mới là kẻ yêu mến Ngài. Luật của Ngài là những giáo huấn được ghi lại trong Thánh Kinh và được lưu truyền qua Thánh truyền. Luật của Ngài được tóm lại trong mười điều răn là mến Chúa yêu người.
Các Tông đồ đã yêu mến Đức Giêsu một cách tuyệt đối và vô vị lợi. Bởi vì, các ông đã thực hiện trọn vẹn giới răn của Đức Giêsu. Vì lòng yêu mến Chúa vô vị lợi nên các Ngài đã phục vụ tha nhân hết mình và cuối cùng các Ngài đã lấy cái chết để làm chứng cho lòng yêu mến của các Ngài vào Đức Giêsu. Các bài đọc hôm nay chứng minh cho chúng ta phần nào.
Bài đọc 1, cho chúng ta thấy cách thức các Tông đồ và các thừa tác viên trong hội thánh sơ khai đã thực hiện giới răn của Đức Giêsu, đó là rao giảng, làm phép lạ, trừ quỷ, chữa lành bệnh tật. Sách Công Vụ tường thuật: “Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả”(Cv 8,5-8). Đồng thời, các Tông đồ còn ban Bí tích Thêm sức cho họ: “Khi các Tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần”(Cv 8,14-17).
Bài đọc II cũng cho chúng ta biết, sau khi thấm nhuần giáo huấn của Thầy Chí Thánh, Thánh Phêrô gửi thư dặn dò các kitô hữu hãy sống niềm tin của mình như thế nào? Đối với Thiên Chúa, Ngài dạy: “Anh em hãy tôn thờ Thiên Chúa trong lòng anh em” (x. 1Pr 3,15). Trước mặt những người lương dân: “hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em”(1Pr 3, 15-16). Rồi, Ngài còn nhấn mạnh: “Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác”(1Pr 3, 17).
Đó là lòng yêu mến một cách vô vị lợi qua tinh thần giữ luật Chúa của các Tông đồ. Còn đối với mỗi người chúng ta thì sao?
Chúng ta có yêu mến Chúa và yêu tha nhân một cách vô vị lợi không? Hay nói cách khác, chúng ta có tuân giữ luật Chúa, một cách vô vị lợi không? Bởi vì, tình yêu vô vị lợi là tình yêu không so đo tính toán. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu quảng đại, vị tha, cho đi, luôn muốn cho người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu chỉ nghĩ đến Chúa đến tha nhân chứ không nghĩ đến mình. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu đòi hỏi phải có sự hy sinh. Pierre l’Ermite đã nói: “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đó chính là tình yêu của Đức Giêsu dành cho nhân loại mà chóp đỉnh của tình yêu này là thí mạng sống cho nhân loại. Chính Ngài đã nói: “Không có tình yêu nào lớn bằng tình yêu của người chết cho người yêu” (Ga 15,13). Đó là tình yêu của Cha Maximiliên Kôlbê, chấp nhận chết thay cho người bạn tù vì anh ta còn vợ trẻ con thơ.
Hay chúng ta đang yêu mến Chúa, yêu thương tha nhân bằng một tình yêu vị lợi? Tức là tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, tìm hạnh phúc cho mình chứ không nghĩ đến Chúa, đến tha nhân. Thậm chí có khi coi Chúa, coi tha nhân như là phương tiện để phục vụ cho mình. Thực tế, có rất nhiều người đi đạo nhưng không giữ đạo. Họ chỉ chạy đến với Chúa với Giáo Hội khi họ cần cho họ, như khi lãnh nhận bí tích hôn phối, khi đưa xác người thân đến nhà thờ. Có nhiều người nói yêu tha nhân nhưng thực sự chỉ để lợi dụng tha nhân khi cần, vì chưa bao giờ họ muốn cho tha nhân được hạnh phúc.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa, vì trước khi về trời Chúa đã không để chúng con mồ côi nhưng đã ở lại với chúng con bằng nhiều thể nhiều cách. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa bằng việc tuân giữ giới răn và thực hành lời của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Vâng lời Đức Chúa Cha, Đức Giêsu đã xuống thế làm người để cứu độ nhân loại. Sau khi sống cuộc đời ẩn dật ở Nazareth, Ngài bắt đầu cuộc sống công khai. Sứ mạng chính của Ngài là rao giảng Tin mừng. Nhưng Ngài biết thời giờ của Ngài ở thế gian không còn được bao lâu, nên cùng lúc rao giảng Tin Mừng, Ngài đã tuyển chọn một số người mà Kinh thánh gọi là Tông đồ để trao cho họ sứ mạng của Ngài. Ngài quan tâm số người này một cách đặc biệt. Trước khi chọn họ, Ngài đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa (x. Lc 6,12-16). Sau những giờ rao giảng cho dân chúng, Ngài thường gặp riêng họ để dặn dò, hoặc giải thích thêm những điều mà họ chưa hiểu. Ngài còn dành thời gian để dạy cho họ về những bài học cao quý của người lãnh đạo, nhất là bài học về tinh thần phục vụ. Ngài nói: “Các con biết rằng những người được coi là lãnh tụ các nước, thì sai khiến dân chúng như ông chủ, và những người làm lớn thì lấy uy quyền mà trị dân. Còn các con không như thế. Trái lại, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy tự làm đầy tớ anh em. Và ai muốn thành người cầm đầu trong các con, thì hãy tự làm nô lệ cho mọi người. Vì chính Con Người cũng không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ và ban mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người” (Mc 10,42-45).
Đặc biệt, trong bữa tiệc ly, Ngài không những “dạy” mà còn “làm gương” cho các ông bằng cử chỉ rửa chân. Sau khi thực hành điều đó, Ngài nói: “Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13,13-15).
Tin mừng hôm nay cũng cho chúng ta biết, tuy Ngài sẽ về lại với Chúa Cha, nhưng “Ngài không để cho các ông mồ côi” (Ga 14,18). Thứ nhất, Ngài sẽ ban Đấng Phù Trợ đến. Đấng Phù Trợ đây là Thần Chân Lý, tức là Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa Ngôi Ba sẽ ở với các Tông đồ và Giáo Hội. Thứ hai, tuy Ngài sẽ về với Chúa Cha, không còn hiện diện thực sự như Ngài đã từng hiện diện với các ông trong suốt ba năm qua, nhưng Ngài sẽ ở với các ông, với Giáo Hội mỗi ngày cho đến tận thế bằng Lời của Ngài, bằng các Bí tích và bằng sự hiện diện một cách thiêng liêng. Điều này đã được chứng minh bằng những lần hiện ra sau khi Ngài phục sinh.
Nhưng Đức Giêsu đòi hỏi các Tông đồ là phải yêu mến Ngài. Cũng như trước khi trao sứ vụ Tông đồ trưởng cho Phêrô, Ngài đã muốn ông xác nhận về lòng yêu mến (x. Ga 21,15-19). Vì thế, lòng yêu mến hết sức quan trọng. Thánh Augustinô cũng đã từng nói: “cứ yêu rồi muốn làm gì thì làm”. Nhưng làm thế nào để chứng minh được lòng yêu mến? Đức Giêsu cho biết, lòng yêu mến được thể hiện qua việc thực hiện những lệnh truyền của Ngài, Ngài nói: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy”(Ga 14,15); “Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ yêu mến Thầy”(Ga 14,21).
Như vậy là đã rõ: Yêu mến Đức Giêsu là tuân giữ các luật của Ngài. Hay nói cách khác, kẻ giữ luật Đức Giêsu mới là kẻ yêu mến Ngài. Luật của Ngài là những giáo huấn được ghi lại trong Thánh Kinh và được lưu truyền qua Thánh truyền. Luật của Ngài được tóm lại trong mười điều răn là mến Chúa yêu người.
Các Tông đồ đã yêu mến Đức Giêsu một cách tuyệt đối và vô vị lợi. Bởi vì, các ông đã thực hiện trọn vẹn giới răn của Đức Giêsu. Vì lòng yêu mến Chúa vô vị lợi nên các Ngài đã phục vụ tha nhân hết mình và cuối cùng các Ngài đã lấy cái chết để làm chứng cho lòng yêu mến của các Ngài vào Đức Giêsu. Các bài đọc hôm nay chứng minh cho chúng ta phần nào.
Bài đọc 1, cho chúng ta thấy cách thức các Tông đồ và các thừa tác viên trong hội thánh sơ khai đã thực hiện giới răn của Đức Giêsu, đó là rao giảng, làm phép lạ, trừ quỷ, chữa lành bệnh tật. Sách Công Vụ tường thuật: “Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Ðức Kitô cho họ. Dân chúng chú ý đến những lời Philipphê rao giảng, vì họ cũng nghe biết và xem thấy các phép lạ ngài làm. Quỷ ô uế đã ám nhiều người trong họ, lúc đó kêu lớn tiếng và xuất ra. Nhiều người bất toại và què quặt được chữa lành. Bởi đó cả thành được vui mừng khôn tả”(Cv 8,5-8). Đồng thời, các Tông đồ còn ban Bí tích Thêm sức cho họ: “Khi các Tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ngài cầu nguyện cho họ được nhận lãnh Thánh Thần: vì chưa có ai trong họ được nhận lãnh Thánh Thần, họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Bấy giờ các ngài đặt tay trên họ, và họ nhận lãnh Thánh Thần”(Cv 8,14-17).
Bài đọc II cũng cho chúng ta biết, sau khi thấm nhuần giáo huấn của Thầy Chí Thánh, Thánh Phêrô gửi thư dặn dò các kitô hữu hãy sống niềm tin của mình như thế nào? Đối với Thiên Chúa, Ngài dạy: “Anh em hãy tôn thờ Thiên Chúa trong lòng anh em” (x. 1Pr 3,15). Trước mặt những người lương dân: “hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Ðức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em”(1Pr 3, 15-16). Rồi, Ngài còn nhấn mạnh: “Vì nếu Thiên Chúa muốn, thì thà làm việc thiện mà đau khổ còn hơn là làm điều gian ác”(1Pr 3, 17).
Đó là lòng yêu mến một cách vô vị lợi qua tinh thần giữ luật Chúa của các Tông đồ. Còn đối với mỗi người chúng ta thì sao?
Chúng ta có yêu mến Chúa và yêu tha nhân một cách vô vị lợi không? Hay nói cách khác, chúng ta có tuân giữ luật Chúa, một cách vô vị lợi không? Bởi vì, tình yêu vô vị lợi là tình yêu không so đo tính toán. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu quảng đại, vị tha, cho đi, luôn muốn cho người mình yêu được hạnh phúc. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu chỉ nghĩ đến Chúa đến tha nhân chứ không nghĩ đến mình. Tình yêu vô vị lợi là tình yêu đòi hỏi phải có sự hy sinh. Pierre l’Ermite đã nói: “Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật.” Đó chính là tình yêu của Đức Giêsu dành cho nhân loại mà chóp đỉnh của tình yêu này là thí mạng sống cho nhân loại. Chính Ngài đã nói: “Không có tình yêu nào lớn bằng tình yêu của người chết cho người yêu” (Ga 15,13). Đó là tình yêu của Cha Maximiliên Kôlbê, chấp nhận chết thay cho người bạn tù vì anh ta còn vợ trẻ con thơ.
Hay chúng ta đang yêu mến Chúa, yêu thương tha nhân bằng một tình yêu vị lợi? Tức là tình yêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, tìm hạnh phúc cho mình chứ không nghĩ đến Chúa, đến tha nhân. Thậm chí có khi coi Chúa, coi tha nhân như là phương tiện để phục vụ cho mình. Thực tế, có rất nhiều người đi đạo nhưng không giữ đạo. Họ chỉ chạy đến với Chúa với Giáo Hội khi họ cần cho họ, như khi lãnh nhận bí tích hôn phối, khi đưa xác người thân đến nhà thờ. Có nhiều người nói yêu tha nhân nhưng thực sự chỉ để lợi dụng tha nhân khi cần, vì chưa bao giờ họ muốn cho tha nhân được hạnh phúc.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa, vì trước khi về trời Chúa đã không để chúng con mồ côi nhưng đã ở lại với chúng con bằng nhiều thể nhiều cách. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa bằng việc tuân giữ giới răn và thực hành lời của Chúa. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành