SAIGÒN -- Đêm giao thừa Tết Nguyên Đán Ất Dậu năm 2005, các nhà thờ ở giáo phận Sài Gòn đều cử hành thánh lễ. Tuy cách dâng lễ khác nhau, cách trang trí thánh đường và chọn những câu nói khác nhau nhưng tất cả đều có ý nghĩa tạ ơn.
Dù tất bật với những công việc ngày tết, nhưng số giáo dân đến tham dự thánh lễ tại các nhà thờ khá đông. Ở giáo xứ Tân Định, cha chính xứ, hai cha đồng tế, những người được chọn dâng của lễ đều mặc trang phục truyền thống dân tộc, khăn đống, áo dài gấm. Đèn nhà thờ trang trí như lễ hội hoa đăng rất đẹp, làm tăng thêm niềm vui chung của mọi người.
Trên diện tích sân rộng, nhà thờ Chí Hoà trang trí khá đặc sắc: ở giữa sân có cây nêu ngày tết với bánh chưng, dưa hấu giả, đốt sáng bằng điện rất lạ; bong bóng xanh đỏ làm vui mắt. Bục dâng lễ lớn rộng có cây mai giả gắn khá nhiều Lời Chúa. Cha chánh xứ đội khăn đống vàng với áo gấm vàng trông rất hay. Trước khi dâng lễ, đoàn rước nhỏ cùng quí cha dâng hương, cúi lạy khiến người ta thấy thánh lễ rất phương Đông. Sau thánh lễ còn có múa lân, hái lộc…….Cách tổ chức khá độc đáo như thế dường như làm nhiều giáo dân vui thích.
Nếu cổng nhà thờ Chí Hoà có hình chén thánh thì giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại chọn câu: Hồng Ân Nguyên Đán và câu Mẹ là Mùa Xuân như nhắc nhở người ta về cuộc đời của Đức Maria có những nét đẹp, được gắn liền với chương trình cứu độ của Thiên Chúa nên trở thành mùa xuân bất tận.
Giáo xứ Đồng Tiến, hạt Phú Thọ, dâng lễ giữa công viên của giáo xứ với cây cảnh, hồ nước, hòn non bộ…trông rất thiên nhiên. Những cụ ông, cụ bà với áo gấm đỏ chót như ẩn hiện giữa lùm cây trông khá nên thơ. Sau thánh lễ, giáo dân đi lần lượt qua chiếc cầu, đến bàn thờ có để lộc xuân ghi Lời Chúa trong hộp vuông phủ vải đỏ ai cũng được một tờ lộc in nhiều màu có hình Chúa Giêsu và bánh thánh, chén thánh.
Câu Tân Niên Thánh Đức của nhà thờ Hoà Hưng ngắn gọn nhưng bao hàm cả ý nghĩa của câu làm ai cũng hiểu ngay năm mới nên sống thế nào.
Tại giáo xứ Vinh Sơn, hạt Chí Hoà, trước giờ lễ, các em thiếu nhi dâng những của lễ lên bàn thờ có lễ vật rất việt nam: bưởi, dưa hấu, bánh chưng, trà mứt…… Một em đại diện thiếu nhi và giới trẻ đọc lời chúc mừng xuân. Vẻ ngây thơ, đơn sơ của các em hoà với sự sốt sắng của cộng đoàn làm cho bầu khí của thánh lễ thêm thánh thiêng.
Thời gian là của Chúa. Ai cũng đến trong cuộc đời này với khoảng thời gian có hạn; không ai tìm lại được thời gian đã đi vào quá khứ dù chỉ là một phút. Qua thời hạn sống ở trần gian, ai có thể làm cho bạn được sống tiếp, sống mãi? Phải chăng mỗi người Kitô hữu có thể trả lời được câu này tuỳ theo mức trưởng thành của niềm tin.
Khoảnh khắc giao thừa làm cho người ta nhận ra sự bước đi của thời gian; giao thừa còn là cột mốc mà con người tự đặt ra để nhận thấy sự trôi trượt của thời gian rồi từ đó có những quyết tâm, cải thiện, mong ước, đợi chờ ……thành hoàn thiện. Tại các giáo xứ, thánhlễ làm cho người Kitô hữu thấy mình hạnh phúc, đầy đủ hơn vì có Thiên Chúa ở bên, một điểm tựa chẳng có gì sánh được và làm cho nhiều người vững tin mà tiếp tục bước đi trong cuộc đời.
Giao thừa tại một giáo xứ Saigòn |
Trên diện tích sân rộng, nhà thờ Chí Hoà trang trí khá đặc sắc: ở giữa sân có cây nêu ngày tết với bánh chưng, dưa hấu giả, đốt sáng bằng điện rất lạ; bong bóng xanh đỏ làm vui mắt. Bục dâng lễ lớn rộng có cây mai giả gắn khá nhiều Lời Chúa. Cha chánh xứ đội khăn đống vàng với áo gấm vàng trông rất hay. Trước khi dâng lễ, đoàn rước nhỏ cùng quí cha dâng hương, cúi lạy khiến người ta thấy thánh lễ rất phương Đông. Sau thánh lễ còn có múa lân, hái lộc…….Cách tổ chức khá độc đáo như thế dường như làm nhiều giáo dân vui thích.
Nếu cổng nhà thờ Chí Hoà có hình chén thánh thì giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại chọn câu: Hồng Ân Nguyên Đán và câu Mẹ là Mùa Xuân như nhắc nhở người ta về cuộc đời của Đức Maria có những nét đẹp, được gắn liền với chương trình cứu độ của Thiên Chúa nên trở thành mùa xuân bất tận.
Giáo xứ Đồng Tiến, hạt Phú Thọ, dâng lễ giữa công viên của giáo xứ với cây cảnh, hồ nước, hòn non bộ…trông rất thiên nhiên. Những cụ ông, cụ bà với áo gấm đỏ chót như ẩn hiện giữa lùm cây trông khá nên thơ. Sau thánh lễ, giáo dân đi lần lượt qua chiếc cầu, đến bàn thờ có để lộc xuân ghi Lời Chúa trong hộp vuông phủ vải đỏ ai cũng được một tờ lộc in nhiều màu có hình Chúa Giêsu và bánh thánh, chén thánh.
Câu Tân Niên Thánh Đức của nhà thờ Hoà Hưng ngắn gọn nhưng bao hàm cả ý nghĩa của câu làm ai cũng hiểu ngay năm mới nên sống thế nào.
Tại giáo xứ Vinh Sơn, hạt Chí Hoà, trước giờ lễ, các em thiếu nhi dâng những của lễ lên bàn thờ có lễ vật rất việt nam: bưởi, dưa hấu, bánh chưng, trà mứt…… Một em đại diện thiếu nhi và giới trẻ đọc lời chúc mừng xuân. Vẻ ngây thơ, đơn sơ của các em hoà với sự sốt sắng của cộng đoàn làm cho bầu khí của thánh lễ thêm thánh thiêng.
Thời gian là của Chúa. Ai cũng đến trong cuộc đời này với khoảng thời gian có hạn; không ai tìm lại được thời gian đã đi vào quá khứ dù chỉ là một phút. Qua thời hạn sống ở trần gian, ai có thể làm cho bạn được sống tiếp, sống mãi? Phải chăng mỗi người Kitô hữu có thể trả lời được câu này tuỳ theo mức trưởng thành của niềm tin.
Khoảnh khắc giao thừa làm cho người ta nhận ra sự bước đi của thời gian; giao thừa còn là cột mốc mà con người tự đặt ra để nhận thấy sự trôi trượt của thời gian rồi từ đó có những quyết tâm, cải thiện, mong ước, đợi chờ ……thành hoàn thiện. Tại các giáo xứ, thánhlễ làm cho người Kitô hữu thấy mình hạnh phúc, đầy đủ hơn vì có Thiên Chúa ở bên, một điểm tựa chẳng có gì sánh được và làm cho nhiều người vững tin mà tiếp tục bước đi trong cuộc đời.