Sau kỳ nghỉ hè dài hai tháng được tiếp nối với chuyến tông du thứ 31 đến Mozambique, Madagascar, và Mauritius, hôm thứ Hai 16 tháng 9, Đức Thánh Cha đã tái tục lại các thánh lễ ban sáng nhà nguyện Santa Marta. Vì thế, Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô lại được tái tục với quý vị và anh chị em.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu các đề tài sau:
• Các Giám Mục và linh mục phải gần gũi với dân Chúa
• Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa
• Hãy cầu nguyện cho các nhà cầm quyền để họ biết cầu nguyện cho dân của mình
Bên cạnh đó là Câu Chuyện Chiếc áo Đức Bà cứu một linh mục thoát chết như thế nào?
1. Các Giám Mục và linh mục phải gần gũi với dân Chúa
Thừa tác vụ tư tế là một đặc sủng và quà tặng của Thiên Chúa, Đấng nhìn chúng ta và gọi: Hãy theo thầy. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta hôm thứ Năm, 19 tháng 9, trước sự hiện diện của rất nhiều giám mục và linh mục đồng tế. Trong bài giảng, ngài cũng nhắc đến lễ kỷ niệm của những ai mừng ngân khánh, 25 năm linh mục và Đức Hồng Y Edoardo, tổng giám mục Ancona, trong dịp ngài tròn 80 tuổi. Đức Thánh Cha mời mọi người, và ngay cả chính ngài, suy ngẫm về Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi Ti-mô-thê trong phụng vụ hôm nay. Ngài tập trung vào chữ “đặc sủng và quà tặng”, về thừa tác vụ như một món quà để chiêm ngẫm, theo lời khuyên của thánh Phao-lô dành cho Timôthê - người môn đệ trẻ: “Đừng thờ ơ với đặc sủng và món quà đang có nơi anh”.
Thừa tác vụ không phải là một hợp đồng lao động: tôi có nhiệm vụ này, tôi phải làm việc kia … Công việc ở hàng thứ hai thôi. Tôi phải biết đón nhận đặc sủng ấy và giữ gìn nó như quà tặng. Và rồi mọi sự bắt nguồn từ đó, trong việc chiêm ngắm đặc sủng ấy. Khi quên điều này, chúng ta chiếm hữu đặc sủng ấy, biến nó thành một dịch vụ, đánh mất trọng tâm của thừa tác vụ và không còn sống dưới ánh nhìn của thầy Giêsu – Đấng đã nhìn tất cả chúng ta và gọi: hãy theo Thầy. Chúng ta đánh mất luôn tính nhưng không của quà tặng và ơn kêu gọi.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Vì thế, có một nguy cơ mà chúng ta cần đề phòng:
Thiếu chiêm ngắm đặc sủng thừa tác vụ hoặc không còn xem thừa tác vụ ấy là quà tặng sẽ dẫn tới những lệch lạc mà ta đã biết, đi từ những điều tồi tệ nhất, khủng khiếp nhất đến những điều bình thường nhất. Nó khiến ta tự đặt mình làm trung tâm của thừa tác vụ, không còn lòng biết ơn vì ân sủng và tình yêu của Đấng đã ban tặng cho chúng ta món quà ấy, món quà của thừa tác vụ.
Đặc sủng mà Thánh Phaolô nói đến là đặc sủng Thiên Chúa đã ban nhờ lời ngôn sứ, cùng với việc đặt tay của hàng kỳ mục cũng có giá trị đối với các giám mục và với tất cả các linh mục. Điều quan trọng là biết chiêm ngắm thừa tác vụ ấy như một đặc sủng, chứ không như một dịch vụ. Chúng ta phải làm điều mình phải làm với ý hướng ngay lành, với sự sáng suốt, dù có cả mánh khoé, nhưng luôn để bảo vệ đặc sủng này.
Việc quên mất trung tâm tính của một đặc sủng, một món quà là điều rất đỗi bình thường của một con người, như ông Pha-ri-siêu trong Tin mừng thánh Luca chẳng hạn. Ông mời Chúa Giêsu đến nhà mình, mà lại không quan tâm đến “rất nhiều quy tắc chào đón”. Ông bỏ qua những món quà. Chúa Giêsu chỉ cho ông thấy điều đó khi Người chỉ ra rằng người phụ nữ đã trao tặng tất cả những gì ông đã quên dành cho vị khách của mình: nước để rửa chân, một nụ hôn chào đón, và cả dầu ô-liu xức trên đầu.
Ông ấy là người tốt, một người Pha-ri-siêu tốt bụng, nhưng ông đã quên mất món quà của sự tử tế và lịch sự, món quà của sự chung sống cũng là một món quà. Những món quà luôn bị lãng quên khi có một lợi ích đằng sau, khi tôi muốn làm điều này, làm điều kia… Chúng ta, những linh mục phải làm nhiều việc, nhưng việc đầu tiên là loan báo Tin Mừng, nhưng chúng ta cần phải giữ đặc sủng và quà tặng nhưng không mà Chúa ban cho chúng ta như là trung tâm và nguồn gốc mà sứ vụ này phát xuất.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết thúc với lời cầu nguyện:
Xin Thiên Chúa giúp chúng ta gìn giữ đặc sủng ấy để nhìn sứ vụ của mình trước hết như một món quà, và rồi như một việc phục vụ. Đừng phá huỷ nó và đừng biến mình thành những người thầu khoán, những kẻ lái buôn thừa tác vụ. Có nhiều thứ làm chúng ta rời xa việc chiêm ngắm đặc sủng và rời xa cả Thiên Chúa, Đấng đã ban đặc sủng thừa tác ấy cho chúng ta. Xin Chúa thương ban điều ấy cho tất cả chúng ta, nhất là những ai mừng lễ kỷ niệm 25 năm linh mục hôm nay.
2. Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa
Lòng trắc ẩn giống như “lăng kính của trái tim” giúp chúng ta hiểu được các chiều kích của thực tại. Đó cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa, còn nhiều khi ngôn ngữ của con người là thờ ơ. Đức Thánh Cha đã nói như thế trong Thánh lễ sáng thứ Ba, 17 tháng Chín, tại nhà nguyện Santa Marta.
Hãy mở con tim cho lòng thương xót và đừng khép mình lại trong sự thờ ơ. Đây là lời mời rất mạnh mẽ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói sáng nay trong bài giảng Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Lòng trắc ẩn đưa ta đến với nẻo đường “công chính thực sự”, và giải thoát ta khỏi việc khép kín nơi chính mình.
Đức Thánh Cha bắt đầu những suy tư của ngài dựa trên đoạn Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay (Lc 7: 11-17), kể về Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với bà góa thành Nain. Bà đang khóc thương vì đứa con trai duy nhất của mình đã chết và đang được đưa đến huyệt mộ. Tác giả Tin Mừng không nói rằng Chúa Giêsu có lòng trắc ẩn nhưng ngài nói “Lòng trắc ẩn đã chộp lấy Đức Giêsu”, như thể nói rằng “Người là nạn nhân của lòng thương xót vậy.” Có cả một đám đông theo Người, lại cũng có một đoàn người đi cùng bà ấy nhưng Chúa Giêsu nhìn thấy thực tại của bà: từ hôm nay, bà chỉ còn ở một mình, cô đơn và lẻ loi cho đến cuối đời, bà đã là một goá phụ mà nay lại mất đứa con duy nhất. Chính lòng trắc ẩn và thương xót giúp người ta hiểu thực tại cách sâu sắc.
Lòng trắc ẩn giúp ta nhìn thực tại như chúng là; lòng trắc ẩn giống như lăng kính của trái tim vậy. Nó giúp ta thực sự hiểu được các chiều kích của cuộc sống. Trong các Tin mừng, Chúa Giêsu thường hành động theo lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Không phải chỉ với Chúa Giêsu, Kinh Thánh mới bắt đầu nói về lòng thương xót. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa đã nói với Mô-sê: “Ta thấy nỗi đau khổ của dân Ta” (Xh 3: 7); Đó chính là lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, Đấng sai Môsê đến cứu dân Người. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa từ bi và nhân hậu. Chúng ta có thể nói rằng đó là điểm yếu của Thiên Chúa, nhưng cũng là sức mạnh của Người. Đó chính là điều tốt nhất dành cho chúng ta: vì chính lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Người gửi Ngôi Hai đến với chúng ta. Lòng thương xót chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Thương xót “không phải là cảm giác đau đớn”, ví dụ, khi người ta nhìn thấy một con chó chết trên đường: “thật tội nghiệp, chúng ta cảm thấy hơi nhức nhối”. Nhưng thương xót là “liên đới với vấn đề của người khác, và đó là liều mình với cuộc sống”. Trong thực tế, Thiên Chúa liều mình với cuộc đời và đi đến đó.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ khác rút ra từ Tin Mừng về việc hoá bánh ra nhiều. Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy cho dân chúng ăn, trong khi các môn đệ lại muốn đuổi họ đi. Đúng là các môn đệ rất thận trọng. Nhưng khi xét đến câu trả lời của Người: “Chính anh em hãy cho họ ăn”, tôi tin rằng ngay tại thời điểm đó, tận thâm tâm, hẳn Chúa Giêsu đã giận lắm.
Người mời gọi các ông hãy chịu trách nhiệm với dân chúng, chứ đừng nghĩ rằng sau một ngày như thế họ có thể đi tới các làng để mua bánh. Bản văn Tin Mừng thuật lại: Chúa động lòng thương vì Người thấy dân chúng như đoàn chiên không người chăn dắt. Trái ngược với cử chỉ và lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu là thái độ ích kỷ của các môn đệ, chỉ tìm giải pháp chứ không muốn nhúng tay vào, như thể nói rằng dân chúng tự sắp xếp lấy vậy.
Ở đây có thể thấy, nếu ngôn ngữ của Thiên Chúa là lòng trắc ẩn, thì thường khi, ngôn ngữ của con người là thờ ơ. Chỉ chịu trách nhiệm đến đây thôi, chứ không nghĩ điều gì khác nữa. Đó chính là thói thờ ơ. Một trong những nhiếp ảnh gia của chúng tôi tại tờ Quan sát viên Roma đã chụp được một bức ảnh hiện đang ở Sở Từ Thiện, được gọi là “Sự thờ ơ”. Tôi đã nói về điều này một vài lần rồi. Vào một đêm đông, trước một nhà hàng sang trọng, một người phụ nữ sống bên vệ đường chìa tay ra hướng tới một người phụ nữ khác đang bước ra khỏi nhà hàng. Người phụ nữ ấy ăn mặc rất ấm áp, che chắn rất kỹ càng nhưng lại ngoảnh đi phía khác. Đó chính là sự thờ ơ, sự thờ ơ của chúng ta. Đã bao lần chúng ta ngoảnh mặt, nhìn đi hướng khác. .. Và thế là chúng ta đóng cánh cửa đối với lòng thương xót và trắc ẩn. Chúng ta có thể làm một cuộc xét mình xem: tôi có hay ngoảnh nhìn đi hướng khác không? Hay tôi để Chúa Thánh Thần dẫn bước tôi đi trên con đường thương xót? Đó là một đức tính của Thiên Chúa
Để kết luận, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài rất cảm động vì một lời trong đoạn Tin mừng hôm nay khi Chúa Giêsu nói với người mẹ này: “Đừng khóc”. Đó là một sự âu yếm và trìu mến của lòng trắc ẩn. Chúa Giêsu chạm vào quan tài, và bảo cậu bé đứng dậy. Sau đó, cậu bé đã ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đoạn cuối khi Chúa Giêsu “trao cậu lại cho mẹ của cậu.”
Đó là một hành động của công lý và chính trực. Từ “trao lại” này được sử dụng trong công lý. Lòng trắc ẩn đưa chúng ta đến con đường của công lý thực sự. Chúng ta phải luôn trao lại cho người khác một quyền lợi nhất định. Điều này sẽ luôn giải gỡ chúng ta khỏi sự ích kỷ, thờ ơ và khép kín nơi chính mình. Chúng ta tiếp tục thánh lễ hôm nay bằng lời này: “Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn”. Ước gì Người cũng tỏ lòng trắc ẩn đối với mỗi chúng ta: chúng ta cần điều ấy.
3. Câu Chuyện Chiếc áo Đức Bà cứu một linh mục thoát chết như thế nào?
Tác giả Philip Kosloski của tờ Aleteia, nghĩa là Chân lý Tỏ tường, có kể lại một câu chuyện với tựa đề “This priest was saved from a bullet by wearing his Brown Scapular” – “Một linh mục được cứu mạng nhờ mặc áo Đức Bà.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời kể của Như Ý.
Một sát thủ đã cố ý bắn chết một linh mục ở cự ly rất gần trong khi ngài đang cử hành thánh lễ, nhưng một điều gì đó đã xảy ra khiến mọi người đều kinh ngạc.
Đôi khi, Chúa cứu chúng ta một cách kỳ diệu khỏi cái chết, và điều này có thể xảy ra theo bất kỳ cách nào. Ngài làm như theo thánh ý của mình và thường là để làm nổi bật đức tin của một cá nhân.
Một câu chuyện được tìm thấy trong tập sách Garment of Grace – Y phục mang đến ân sủng, đã kể lại trường hợp một linh mục được Chúa cứu thoát nhờ mặc áo Đức Bà. Đó là một dải ru băng có hai hình vuông bằng vải màu nâu, một bên in hình Chúa, một bên in hình Đức Mẹ, và được nhiều vị Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo khuyến khích các tín hữu đeo trên vai.
Một ngày nọ, một linh mục người Pháp đang đi bộ đến nhà thờ địa phương để cử hành thánh lễ. Khi đến gần nhà thờ, vị linh mục nhận ra mình đã quên một điều gì đó.
Trong khi mặc quần áo vào buổi sáng, vị linh mục đã quên mất chiếc áo Đức Bà thường đeo bên dưới lớp áo của mình.
Điều này làm ngài băn khoăn. Ngài không nghĩ đến việc có thể dâng thánh lễ mà không tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với Áo Đức Bà. Tuy nhiên, ngài sẽ bị trễ lễ nếu trở về chỗ ở của mình.
Cuối cùng, vị linh mục quyết định chạy về nhà và choàng lên vai chiếc Áo Đức Bà, trước khi hối hả chạy đến nhà thờ.
Cuốn Garment of Grace thuật lại những gì xảy ra tiếp theo như sau.
Sau đó, khi ngài đang dâng Thánh lễ, một người đàn ông trẻ tiến đến bàn thờ, rút súng ra và bắn vào lưng linh mục.
Xin được chú thích thêm cho dễ hiểu là vào thời đó các linh mục vẫn cử hành thánh lễ trong tư thế Ad orientem. Ad orientem là tiếng Latinh, nếu dịch sát theo tiếng Việt thì có nghĩa là “hướng về phía Đông”. Thánh Clêmentê thành Alexandia từng viết: “Vì bình minh là hình ảnh của một ngày mới, và từ thời điểm đó, ánh sáng ban đầu tỏa ra từ bóng tối dần xua tan màn đêm, chiếu tỏa trên những ai đang sống trong bóng tối một ngày mới hiểu biết về chân lý. Tương ứng với cách thức mặt trời mọc, những lời cầu nguyện nên được thực hiện hướng về phía đông.” Ngày nay, từ Ad orientem có một nghĩa rộng hơn ý nghĩa địa lý ban đầu và có nghĩa là quay lưng về phía giáo dân, hướng nhìn lên bàn thờ, hướng nhìn về Chúa.
Trở lại câu chuyện này.
Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, vị linh mục tiếp tục Kinh Nguyện Thánh Thể như không có gì xảy ra. Lúc đầu, người ta cho rằng viên đạn đã bỏ lỡ mục tiêu một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, khi kiểm tra, viên đạn đã được tìm thấy dính ngay trên chiếc áo Đức Bà của vị linh mục.
Đây không phải là lần đầu tiên một người nào đó được cứu khỏi một viên đạn nhờ một vật thánh mà họ đang mang trên người. Một người lính trong Thế chiến thứ nhất đã được cứu mạng nhờ cuốn Kinh thánh trong túi là một ví dụ.
Những câu chuyện như thế không nhằm đưa ra một bảo đảm rằng cứ mang những mặc vật thánh trên người là chắc chắn sẽ tránh được những nguy hiểm, nhưng những câu chuyện ấy củng cố thêm nhu cầu có một niềm tin đích thực vào Chúa, tin rằng Ngài sẽ bảo vệ chúng ta trong những thời khắc hiểm nguy. Thật thế, nếu chúng ta có một niềm tin đích thực vào Chúa, bất cứ điều gì cũng có thể.
4. Hãy cầu nguyện cho các nhà cầm quyền để họ biết cầu nguyện cho dân của mình
Sau kỳ hè, Đức Thánh Cha tiếp tục những bài giảng của mình trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Được gợi hứng từ bài đọc thứ nhất của thánh Phaolo tông đồ gửi tín hữu Timôthê trong phụng vụ hôm thứ Hai 16 tháng 9, Đức Thánh Cha khuyến khích việc cầu nguyện cả cho các cấp chính quyền, cho những người cai trị đất nước. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt hỏi người dân Ý, những người đang phải sống trong cuộc khủng hoảng chính trị rằng họ đã cầu nguyện cho những ai được kêu gọi để lãnh đạo đất nước hay chưa. Cuối cùng ngài khuyến khích chúng ta hãy cầu nguyện cho các chính trị gia, những nhà cầm quyền, để họ có thể thực hiện ơn gọi phù hợp với phẩm giá của mình.
Suy ngẫm về đoạn thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Ti-mô-thê, Đức Thánh Cha đề cập đến cách thánh Phaolô thúc giục tất cả dân Chúa cầu nguyện, một lời cầu nguyện mang tính phổ quát: đừng oán hờn và cạnh tranh, nhưng hãy cầu xin, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn cho mọi người, cả cho vua chúa, và tất cả những bậc vị vọng, những nhà cầm quyền để họ được sống bằng yên, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch, xứng hợp và sốt sắng.
Thánh Phao-lô nhấn mạnh đến lời chuyển cầu khi ngài nói: “anh chị em hãy cầu nguyện cho mọi người, để chúng ta có thể sống một cuộc sống bình an, trong trang nghiêm và sốt sắng”. Cầu nguyện để điều này có thể xảy ra. Nhưng có một điều tôi muốn dừng lại thêm. Thánh Phaolô nói: “Lời cầu nguyện dành cho tất cả mọi người”, rồi ngài lại thêm vào: “cho cả các vị vua và cho tất cả những bậc vị vọng, những người nắm quyền”. Vì thế, đó là lời cầu nguyện cho những người cai trị, cho các chính trị gia, cho những người có trách nhiệm điều hành một thể chế chính trị, một quốc gia, hay một tỉnh thành.
Ngay cả với những người có suy nghĩ khác mình, chúng ta cũng nên cầu nguyện cho họ. Đức Thánh Cha nói:
Có những chính trị gia nhưng cũng có các linh mục và giám mục, bị xúc phạm và lăng mạ, hay có người nói “họ đáng bị như vậy”. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng điều ấy “đã trở thành một thói quen”. Khi ngài nhắc lại điều ngài gọi là “chuỗi tràng hạt của những lời lăng mạ và những lời chửi rủa”. Nhưng ai là người trong chính phủ “có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, còn chúng ta, chúng ta để người ấy lẻ loi, và không khẩn cầu Thiên Chúa ban phúc lành cho người ấy?
“Tôi chắc chắn rằng chúng ta không cầu nguyện cho những người cai trị, mà ngược lại, dường như lời cầu nguyện cho họ được thay bằng những lời “xúc phạm”. Và đó là cách chúng ta tương quan với những nhà cầm quyền. Nhưng thánh Phaolô đã giải thích rất “rõ ràng” khi yêu cầu chúng ta phải “cầu nguyện cho mỗi người trong số họ để họ có thể tiếp tục một cuộc sống bình yên và xứng với phẩm giá giữa dân của mình”.
Dù rằng người Ý gần đây đã trải qua “một cuộc khủng hoảng chính trị”, nhưng ai trong chúng ta cầu nguyện cho những người cai trị? Ai trong chúng ta cầu nguyện cho các nghị sĩ? Ai cầu nguyện cho họ đi tới đồng thuận để tiếp tục dẫn dắt dân tộc mình tiến triển? Phải chăng tinh thần dân tộc không hướng tới lời cầu nguyện? Mà lại hướng tới sự thù hận và cãi vã, và tinh thần dân tộc sẽ kết thúc như thế. Thánh Phaolô đã nhấn mạnh: hãy cầu nguyện trong mọi nơi, hãy giơ lên hai tay thanh sạch, không oán hờn và cạnh tranh.” Chúng ta phải thảo luận và đây là chức năng của quốc hội, chúng ta cần phải thảo luận nhưng đừng phá huỷ điều khác. Ngược lại, chúng ta phải cầu nguyện cho người khác, nhất là cho những người có ý kiến khác với mình.
Trước những ai nghĩ rằng chính trị gia này “tham nhũng” hoặc chính trị gia kia “quá cộng sản”, Đức Thánh Cha trích dẫn Tin mừng thánh Luca hôm nay. Ngài không đặt vấn đề về “việc thảo luận chính trị” nhưng ngài nhấn mạnh đến việc cầu nguyện. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến việc có những người nói rằng “chính trị là thứ bẩn thỉu”, nhưng sau đó ngài nhấn mạnh rằng chính Thánh Giáo Hoàng Phao-lô VI đã tin rằng chính trị là “hình thức cao nhất của đức ái”:
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chính trị có thể bẩn thỉu cũng như bất kỳ ngành nghề nào,... Chúng ta chính là những người làm một thứ nào đó trở nên bẩn chứ chính nó không phải là thứ bẩn thỉu. Tôi tin rằng chúng ta phải sám hối và cầu nguyện cho các chính trị gia, cho tất cả họ! Hãy cầu nguyện cho những người điều hành và cai trị. Đó là những gì thánh Phao-lô yêu cầu chúng ta.
Khi nghe Lời Chúa, tôi nghĩ đến một điều rất đẹp của Tin Mừng hôm nay, người cai trị cầu nguyện cho một người cấp dưới của mình, viên đại đội trưởng cầu nguyện cho một thuộc hạ của ông. Cũng thế, những người cai trị cũng phải cầu nguyện cho người dân của mình. Viên đại đội trưởng này đã khẩn cầu cho một đầy tớ, cũng có thể là người hầu của ông. “Đó là người hầu của tôi, tôi có trách nhiệm trên anh ta.” Những người cai trị chịu trách nhiệm cho cuộc sống của cả một đất nước, một dân tộc. Thật tuyệt vời khi nghĩ rằng nếu mọi người dân cầu nguyện cho những người cai trị mình, và những người cai trị cũng có thể cầu nguyện cho mọi người dân của mình, giống như viên đại đội trưởng này cầu nguyện cho người đầy tớ của mình vậy.
Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu các đề tài sau:
• Các Giám Mục và linh mục phải gần gũi với dân Chúa
• Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa
• Hãy cầu nguyện cho các nhà cầm quyền để họ biết cầu nguyện cho dân của mình
Bên cạnh đó là Câu Chuyện Chiếc áo Đức Bà cứu một linh mục thoát chết như thế nào?
1. Các Giám Mục và linh mục phải gần gũi với dân Chúa
Thừa tác vụ tư tế là một đặc sủng và quà tặng của Thiên Chúa, Đấng nhìn chúng ta và gọi: Hãy theo thầy. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong bài giảng thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta hôm thứ Năm, 19 tháng 9, trước sự hiện diện của rất nhiều giám mục và linh mục đồng tế. Trong bài giảng, ngài cũng nhắc đến lễ kỷ niệm của những ai mừng ngân khánh, 25 năm linh mục và Đức Hồng Y Edoardo, tổng giám mục Ancona, trong dịp ngài tròn 80 tuổi. Đức Thánh Cha mời mọi người, và ngay cả chính ngài, suy ngẫm về Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi Ti-mô-thê trong phụng vụ hôm nay. Ngài tập trung vào chữ “đặc sủng và quà tặng”, về thừa tác vụ như một món quà để chiêm ngẫm, theo lời khuyên của thánh Phao-lô dành cho Timôthê - người môn đệ trẻ: “Đừng thờ ơ với đặc sủng và món quà đang có nơi anh”.
Thừa tác vụ không phải là một hợp đồng lao động: tôi có nhiệm vụ này, tôi phải làm việc kia … Công việc ở hàng thứ hai thôi. Tôi phải biết đón nhận đặc sủng ấy và giữ gìn nó như quà tặng. Và rồi mọi sự bắt nguồn từ đó, trong việc chiêm ngắm đặc sủng ấy. Khi quên điều này, chúng ta chiếm hữu đặc sủng ấy, biến nó thành một dịch vụ, đánh mất trọng tâm của thừa tác vụ và không còn sống dưới ánh nhìn của thầy Giêsu – Đấng đã nhìn tất cả chúng ta và gọi: hãy theo Thầy. Chúng ta đánh mất luôn tính nhưng không của quà tặng và ơn kêu gọi.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng:
Vì thế, có một nguy cơ mà chúng ta cần đề phòng:
Thiếu chiêm ngắm đặc sủng thừa tác vụ hoặc không còn xem thừa tác vụ ấy là quà tặng sẽ dẫn tới những lệch lạc mà ta đã biết, đi từ những điều tồi tệ nhất, khủng khiếp nhất đến những điều bình thường nhất. Nó khiến ta tự đặt mình làm trung tâm của thừa tác vụ, không còn lòng biết ơn vì ân sủng và tình yêu của Đấng đã ban tặng cho chúng ta món quà ấy, món quà của thừa tác vụ.
Đặc sủng mà Thánh Phaolô nói đến là đặc sủng Thiên Chúa đã ban nhờ lời ngôn sứ, cùng với việc đặt tay của hàng kỳ mục cũng có giá trị đối với các giám mục và với tất cả các linh mục. Điều quan trọng là biết chiêm ngắm thừa tác vụ ấy như một đặc sủng, chứ không như một dịch vụ. Chúng ta phải làm điều mình phải làm với ý hướng ngay lành, với sự sáng suốt, dù có cả mánh khoé, nhưng luôn để bảo vệ đặc sủng này.
Việc quên mất trung tâm tính của một đặc sủng, một món quà là điều rất đỗi bình thường của một con người, như ông Pha-ri-siêu trong Tin mừng thánh Luca chẳng hạn. Ông mời Chúa Giêsu đến nhà mình, mà lại không quan tâm đến “rất nhiều quy tắc chào đón”. Ông bỏ qua những món quà. Chúa Giêsu chỉ cho ông thấy điều đó khi Người chỉ ra rằng người phụ nữ đã trao tặng tất cả những gì ông đã quên dành cho vị khách của mình: nước để rửa chân, một nụ hôn chào đón, và cả dầu ô-liu xức trên đầu.
Ông ấy là người tốt, một người Pha-ri-siêu tốt bụng, nhưng ông đã quên mất món quà của sự tử tế và lịch sự, món quà của sự chung sống cũng là một món quà. Những món quà luôn bị lãng quên khi có một lợi ích đằng sau, khi tôi muốn làm điều này, làm điều kia… Chúng ta, những linh mục phải làm nhiều việc, nhưng việc đầu tiên là loan báo Tin Mừng, nhưng chúng ta cần phải giữ đặc sủng và quà tặng nhưng không mà Chúa ban cho chúng ta như là trung tâm và nguồn gốc mà sứ vụ này phát xuất.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha kết thúc với lời cầu nguyện:
Xin Thiên Chúa giúp chúng ta gìn giữ đặc sủng ấy để nhìn sứ vụ của mình trước hết như một món quà, và rồi như một việc phục vụ. Đừng phá huỷ nó và đừng biến mình thành những người thầu khoán, những kẻ lái buôn thừa tác vụ. Có nhiều thứ làm chúng ta rời xa việc chiêm ngắm đặc sủng và rời xa cả Thiên Chúa, Đấng đã ban đặc sủng thừa tác ấy cho chúng ta. Xin Chúa thương ban điều ấy cho tất cả chúng ta, nhất là những ai mừng lễ kỷ niệm 25 năm linh mục hôm nay.
2. Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa
Lòng trắc ẩn giống như “lăng kính của trái tim” giúp chúng ta hiểu được các chiều kích của thực tại. Đó cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa, còn nhiều khi ngôn ngữ của con người là thờ ơ. Đức Thánh Cha đã nói như thế trong Thánh lễ sáng thứ Ba, 17 tháng Chín, tại nhà nguyện Santa Marta.
Hãy mở con tim cho lòng thương xót và đừng khép mình lại trong sự thờ ơ. Đây là lời mời rất mạnh mẽ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói sáng nay trong bài giảng Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Lòng trắc ẩn đưa ta đến với nẻo đường “công chính thực sự”, và giải thoát ta khỏi việc khép kín nơi chính mình.
Đức Thánh Cha bắt đầu những suy tư của ngài dựa trên đoạn Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay (Lc 7: 11-17), kể về Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với bà góa thành Nain. Bà đang khóc thương vì đứa con trai duy nhất của mình đã chết và đang được đưa đến huyệt mộ. Tác giả Tin Mừng không nói rằng Chúa Giêsu có lòng trắc ẩn nhưng ngài nói “Lòng trắc ẩn đã chộp lấy Đức Giêsu”, như thể nói rằng “Người là nạn nhân của lòng thương xót vậy.” Có cả một đám đông theo Người, lại cũng có một đoàn người đi cùng bà ấy nhưng Chúa Giêsu nhìn thấy thực tại của bà: từ hôm nay, bà chỉ còn ở một mình, cô đơn và lẻ loi cho đến cuối đời, bà đã là một goá phụ mà nay lại mất đứa con duy nhất. Chính lòng trắc ẩn và thương xót giúp người ta hiểu thực tại cách sâu sắc.
Lòng trắc ẩn giúp ta nhìn thực tại như chúng là; lòng trắc ẩn giống như lăng kính của trái tim vậy. Nó giúp ta thực sự hiểu được các chiều kích của cuộc sống. Trong các Tin mừng, Chúa Giêsu thường hành động theo lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn cũng là ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Không phải chỉ với Chúa Giêsu, Kinh Thánh mới bắt đầu nói về lòng thương xót. Trong Cựu Ước, chính Thiên Chúa đã nói với Mô-sê: “Ta thấy nỗi đau khổ của dân Ta” (Xh 3: 7); Đó chính là lòng trắc ẩn của Thiên Chúa, Đấng sai Môsê đến cứu dân Người. Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa từ bi và nhân hậu. Chúng ta có thể nói rằng đó là điểm yếu của Thiên Chúa, nhưng cũng là sức mạnh của Người. Đó chính là điều tốt nhất dành cho chúng ta: vì chính lòng trắc ẩn đã thúc đẩy Người gửi Ngôi Hai đến với chúng ta. Lòng thương xót chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Thương xót “không phải là cảm giác đau đớn”, ví dụ, khi người ta nhìn thấy một con chó chết trên đường: “thật tội nghiệp, chúng ta cảm thấy hơi nhức nhối”. Nhưng thương xót là “liên đới với vấn đề của người khác, và đó là liều mình với cuộc sống”. Trong thực tế, Thiên Chúa liều mình với cuộc đời và đi đến đó.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha lấy một ví dụ khác rút ra từ Tin Mừng về việc hoá bánh ra nhiều. Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy cho dân chúng ăn, trong khi các môn đệ lại muốn đuổi họ đi. Đúng là các môn đệ rất thận trọng. Nhưng khi xét đến câu trả lời của Người: “Chính anh em hãy cho họ ăn”, tôi tin rằng ngay tại thời điểm đó, tận thâm tâm, hẳn Chúa Giêsu đã giận lắm.
Người mời gọi các ông hãy chịu trách nhiệm với dân chúng, chứ đừng nghĩ rằng sau một ngày như thế họ có thể đi tới các làng để mua bánh. Bản văn Tin Mừng thuật lại: Chúa động lòng thương vì Người thấy dân chúng như đoàn chiên không người chăn dắt. Trái ngược với cử chỉ và lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu là thái độ ích kỷ của các môn đệ, chỉ tìm giải pháp chứ không muốn nhúng tay vào, như thể nói rằng dân chúng tự sắp xếp lấy vậy.
Ở đây có thể thấy, nếu ngôn ngữ của Thiên Chúa là lòng trắc ẩn, thì thường khi, ngôn ngữ của con người là thờ ơ. Chỉ chịu trách nhiệm đến đây thôi, chứ không nghĩ điều gì khác nữa. Đó chính là thói thờ ơ. Một trong những nhiếp ảnh gia của chúng tôi tại tờ Quan sát viên Roma đã chụp được một bức ảnh hiện đang ở Sở Từ Thiện, được gọi là “Sự thờ ơ”. Tôi đã nói về điều này một vài lần rồi. Vào một đêm đông, trước một nhà hàng sang trọng, một người phụ nữ sống bên vệ đường chìa tay ra hướng tới một người phụ nữ khác đang bước ra khỏi nhà hàng. Người phụ nữ ấy ăn mặc rất ấm áp, che chắn rất kỹ càng nhưng lại ngoảnh đi phía khác. Đó chính là sự thờ ơ, sự thờ ơ của chúng ta. Đã bao lần chúng ta ngoảnh mặt, nhìn đi hướng khác. .. Và thế là chúng ta đóng cánh cửa đối với lòng thương xót và trắc ẩn. Chúng ta có thể làm một cuộc xét mình xem: tôi có hay ngoảnh nhìn đi hướng khác không? Hay tôi để Chúa Thánh Thần dẫn bước tôi đi trên con đường thương xót? Đó là một đức tính của Thiên Chúa
Để kết luận, Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài rất cảm động vì một lời trong đoạn Tin mừng hôm nay khi Chúa Giêsu nói với người mẹ này: “Đừng khóc”. Đó là một sự âu yếm và trìu mến của lòng trắc ẩn. Chúa Giêsu chạm vào quan tài, và bảo cậu bé đứng dậy. Sau đó, cậu bé đã ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đoạn cuối khi Chúa Giêsu “trao cậu lại cho mẹ của cậu.”
Đó là một hành động của công lý và chính trực. Từ “trao lại” này được sử dụng trong công lý. Lòng trắc ẩn đưa chúng ta đến con đường của công lý thực sự. Chúng ta phải luôn trao lại cho người khác một quyền lợi nhất định. Điều này sẽ luôn giải gỡ chúng ta khỏi sự ích kỷ, thờ ơ và khép kín nơi chính mình. Chúng ta tiếp tục thánh lễ hôm nay bằng lời này: “Thiên Chúa đầy lòng trắc ẩn”. Ước gì Người cũng tỏ lòng trắc ẩn đối với mỗi chúng ta: chúng ta cần điều ấy.
3. Câu Chuyện Chiếc áo Đức Bà cứu một linh mục thoát chết như thế nào?
Tác giả Philip Kosloski của tờ Aleteia, nghĩa là Chân lý Tỏ tường, có kể lại một câu chuyện với tựa đề “This priest was saved from a bullet by wearing his Brown Scapular” – “Một linh mục được cứu mạng nhờ mặc áo Đức Bà.”
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời kể của Như Ý.
Một sát thủ đã cố ý bắn chết một linh mục ở cự ly rất gần trong khi ngài đang cử hành thánh lễ, nhưng một điều gì đó đã xảy ra khiến mọi người đều kinh ngạc.
Đôi khi, Chúa cứu chúng ta một cách kỳ diệu khỏi cái chết, và điều này có thể xảy ra theo bất kỳ cách nào. Ngài làm như theo thánh ý của mình và thường là để làm nổi bật đức tin của một cá nhân.
Một câu chuyện được tìm thấy trong tập sách Garment of Grace – Y phục mang đến ân sủng, đã kể lại trường hợp một linh mục được Chúa cứu thoát nhờ mặc áo Đức Bà. Đó là một dải ru băng có hai hình vuông bằng vải màu nâu, một bên in hình Chúa, một bên in hình Đức Mẹ, và được nhiều vị Giáo Hoàng trong Giáo Hội Công Giáo khuyến khích các tín hữu đeo trên vai.
Một ngày nọ, một linh mục người Pháp đang đi bộ đến nhà thờ địa phương để cử hành thánh lễ. Khi đến gần nhà thờ, vị linh mục nhận ra mình đã quên một điều gì đó.
Trong khi mặc quần áo vào buổi sáng, vị linh mục đã quên mất chiếc áo Đức Bà thường đeo bên dưới lớp áo của mình.
Điều này làm ngài băn khoăn. Ngài không nghĩ đến việc có thể dâng thánh lễ mà không tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với Áo Đức Bà. Tuy nhiên, ngài sẽ bị trễ lễ nếu trở về chỗ ở của mình.
Cuối cùng, vị linh mục quyết định chạy về nhà và choàng lên vai chiếc Áo Đức Bà, trước khi hối hả chạy đến nhà thờ.
Cuốn Garment of Grace thuật lại những gì xảy ra tiếp theo như sau.
Sau đó, khi ngài đang dâng Thánh lễ, một người đàn ông trẻ tiến đến bàn thờ, rút súng ra và bắn vào lưng linh mục.
Xin được chú thích thêm cho dễ hiểu là vào thời đó các linh mục vẫn cử hành thánh lễ trong tư thế Ad orientem. Ad orientem là tiếng Latinh, nếu dịch sát theo tiếng Việt thì có nghĩa là “hướng về phía Đông”. Thánh Clêmentê thành Alexandia từng viết: “Vì bình minh là hình ảnh của một ngày mới, và từ thời điểm đó, ánh sáng ban đầu tỏa ra từ bóng tối dần xua tan màn đêm, chiếu tỏa trên những ai đang sống trong bóng tối một ngày mới hiểu biết về chân lý. Tương ứng với cách thức mặt trời mọc, những lời cầu nguyện nên được thực hiện hướng về phía đông.” Ngày nay, từ Ad orientem có một nghĩa rộng hơn ý nghĩa địa lý ban đầu và có nghĩa là quay lưng về phía giáo dân, hướng nhìn lên bàn thờ, hướng nhìn về Chúa.
Trở lại câu chuyện này.
Trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người, vị linh mục tiếp tục Kinh Nguyện Thánh Thể như không có gì xảy ra. Lúc đầu, người ta cho rằng viên đạn đã bỏ lỡ mục tiêu một cách kỳ lạ. Tuy nhiên, khi kiểm tra, viên đạn đã được tìm thấy dính ngay trên chiếc áo Đức Bà của vị linh mục.
Đây không phải là lần đầu tiên một người nào đó được cứu khỏi một viên đạn nhờ một vật thánh mà họ đang mang trên người. Một người lính trong Thế chiến thứ nhất đã được cứu mạng nhờ cuốn Kinh thánh trong túi là một ví dụ.
Những câu chuyện như thế không nhằm đưa ra một bảo đảm rằng cứ mang những mặc vật thánh trên người là chắc chắn sẽ tránh được những nguy hiểm, nhưng những câu chuyện ấy củng cố thêm nhu cầu có một niềm tin đích thực vào Chúa, tin rằng Ngài sẽ bảo vệ chúng ta trong những thời khắc hiểm nguy. Thật thế, nếu chúng ta có một niềm tin đích thực vào Chúa, bất cứ điều gì cũng có thể.
4. Hãy cầu nguyện cho các nhà cầm quyền để họ biết cầu nguyện cho dân của mình
Sau kỳ hè, Đức Thánh Cha tiếp tục những bài giảng của mình trong thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta. Được gợi hứng từ bài đọc thứ nhất của thánh Phaolo tông đồ gửi tín hữu Timôthê trong phụng vụ hôm thứ Hai 16 tháng 9, Đức Thánh Cha khuyến khích việc cầu nguyện cả cho các cấp chính quyền, cho những người cai trị đất nước. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt hỏi người dân Ý, những người đang phải sống trong cuộc khủng hoảng chính trị rằng họ đã cầu nguyện cho những ai được kêu gọi để lãnh đạo đất nước hay chưa. Cuối cùng ngài khuyến khích chúng ta hãy cầu nguyện cho các chính trị gia, những nhà cầm quyền, để họ có thể thực hiện ơn gọi phù hợp với phẩm giá của mình.
Suy ngẫm về đoạn thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Ti-mô-thê, Đức Thánh Cha đề cập đến cách thánh Phaolô thúc giục tất cả dân Chúa cầu nguyện, một lời cầu nguyện mang tính phổ quát: đừng oán hờn và cạnh tranh, nhưng hãy cầu xin, khẩn nguyện, kêu van và tạ ơn cho mọi người, cả cho vua chúa, và tất cả những bậc vị vọng, những nhà cầm quyền để họ được sống bằng yên, trong tinh thần đạo đức và thanh sạch, xứng hợp và sốt sắng.
Thánh Phao-lô nhấn mạnh đến lời chuyển cầu khi ngài nói: “anh chị em hãy cầu nguyện cho mọi người, để chúng ta có thể sống một cuộc sống bình an, trong trang nghiêm và sốt sắng”. Cầu nguyện để điều này có thể xảy ra. Nhưng có một điều tôi muốn dừng lại thêm. Thánh Phaolô nói: “Lời cầu nguyện dành cho tất cả mọi người”, rồi ngài lại thêm vào: “cho cả các vị vua và cho tất cả những bậc vị vọng, những người nắm quyền”. Vì thế, đó là lời cầu nguyện cho những người cai trị, cho các chính trị gia, cho những người có trách nhiệm điều hành một thể chế chính trị, một quốc gia, hay một tỉnh thành.
Ngay cả với những người có suy nghĩ khác mình, chúng ta cũng nên cầu nguyện cho họ. Đức Thánh Cha nói:
Có những chính trị gia nhưng cũng có các linh mục và giám mục, bị xúc phạm và lăng mạ, hay có người nói “họ đáng bị như vậy”. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng điều ấy “đã trở thành một thói quen”. Khi ngài nhắc lại điều ngài gọi là “chuỗi tràng hạt của những lời lăng mạ và những lời chửi rủa”. Nhưng ai là người trong chính phủ “có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, còn chúng ta, chúng ta để người ấy lẻ loi, và không khẩn cầu Thiên Chúa ban phúc lành cho người ấy?
“Tôi chắc chắn rằng chúng ta không cầu nguyện cho những người cai trị, mà ngược lại, dường như lời cầu nguyện cho họ được thay bằng những lời “xúc phạm”. Và đó là cách chúng ta tương quan với những nhà cầm quyền. Nhưng thánh Phaolô đã giải thích rất “rõ ràng” khi yêu cầu chúng ta phải “cầu nguyện cho mỗi người trong số họ để họ có thể tiếp tục một cuộc sống bình yên và xứng với phẩm giá giữa dân của mình”.
Dù rằng người Ý gần đây đã trải qua “một cuộc khủng hoảng chính trị”, nhưng ai trong chúng ta cầu nguyện cho những người cai trị? Ai trong chúng ta cầu nguyện cho các nghị sĩ? Ai cầu nguyện cho họ đi tới đồng thuận để tiếp tục dẫn dắt dân tộc mình tiến triển? Phải chăng tinh thần dân tộc không hướng tới lời cầu nguyện? Mà lại hướng tới sự thù hận và cãi vã, và tinh thần dân tộc sẽ kết thúc như thế. Thánh Phaolô đã nhấn mạnh: hãy cầu nguyện trong mọi nơi, hãy giơ lên hai tay thanh sạch, không oán hờn và cạnh tranh.” Chúng ta phải thảo luận và đây là chức năng của quốc hội, chúng ta cần phải thảo luận nhưng đừng phá huỷ điều khác. Ngược lại, chúng ta phải cầu nguyện cho người khác, nhất là cho những người có ý kiến khác với mình.
Trước những ai nghĩ rằng chính trị gia này “tham nhũng” hoặc chính trị gia kia “quá cộng sản”, Đức Thánh Cha trích dẫn Tin mừng thánh Luca hôm nay. Ngài không đặt vấn đề về “việc thảo luận chính trị” nhưng ngài nhấn mạnh đến việc cầu nguyện. Đức Thánh Cha cũng đề cập đến việc có những người nói rằng “chính trị là thứ bẩn thỉu”, nhưng sau đó ngài nhấn mạnh rằng chính Thánh Giáo Hoàng Phao-lô VI đã tin rằng chính trị là “hình thức cao nhất của đức ái”:
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói:
Chính trị có thể bẩn thỉu cũng như bất kỳ ngành nghề nào,... Chúng ta chính là những người làm một thứ nào đó trở nên bẩn chứ chính nó không phải là thứ bẩn thỉu. Tôi tin rằng chúng ta phải sám hối và cầu nguyện cho các chính trị gia, cho tất cả họ! Hãy cầu nguyện cho những người điều hành và cai trị. Đó là những gì thánh Phao-lô yêu cầu chúng ta.
Khi nghe Lời Chúa, tôi nghĩ đến một điều rất đẹp của Tin Mừng hôm nay, người cai trị cầu nguyện cho một người cấp dưới của mình, viên đại đội trưởng cầu nguyện cho một thuộc hạ của ông. Cũng thế, những người cai trị cũng phải cầu nguyện cho người dân của mình. Viên đại đội trưởng này đã khẩn cầu cho một đầy tớ, cũng có thể là người hầu của ông. “Đó là người hầu của tôi, tôi có trách nhiệm trên anh ta.” Những người cai trị chịu trách nhiệm cho cuộc sống của cả một đất nước, một dân tộc. Thật tuyệt vời khi nghĩ rằng nếu mọi người dân cầu nguyện cho những người cai trị mình, và những người cai trị cũng có thể cầu nguyện cho mọi người dân của mình, giống như viên đại đội trưởng này cầu nguyện cho người đầy tớ của mình vậy.