Liên tiếp mấy tháng nay,Ủy Ban Thần Học Quốc tế, trực thuộc Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho công bố ba văn kiện quan trọng: Tính Đồng nghị trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo Hội (Vietcatholic 16-12-2018 tới 8-2-2019), Tự do Tôn Giáo (Vietcatholic 25-12-2019 tới 18-01-2020) và Tính Hỗ Tương giữa Đức Tin và Các Bí Tích trong Nhiệm Cục Bí Tích (đầu tháng 3, 2020).
Lý do của văn kiện
Nhân cơ hội công bố văn kiện sau cùng, Edward Pentin đã phỏng vấn linh mục Thomas Weinandy, thuộc Tiểu Ban soạn thảo văn kiện. Linh mục cho biết các lý lẽ đứng đàng sau văn kiện. Hiện đang có vấn đề nghiêm trọng trong Giáo Hội: những người tham dự các bí tích thường có rất ít hay không có đức tin nào cả; các cha mẹ muốn con cái được rửa tội nhưng chính mình thì rất ít đức tin và thỉnh thoảng lắm mới tới nhà thờ. Họ chỉ là Công Giáo cho có tên.
Cha gọi họ là các người Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, chỉ tham dự Thánh Lễ vào 2 dịp lễ trọng này và rước lễ, nhưng không bao giờ xưng tội.
Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là các cặp muốn cưới nhau trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải là những người Công Giáo thực hành đạo. Họ không bao giờ được dưỡng dục thành người Công Giáo và biết rất ít hay không biết gì cả về đức tin của mình.
Thường thì các cặp trên chỉ muốn một nhà thờ hoành tráng trong đó, cô dâu tha thướt trong bộ áo cưới diễn hành từ cuối nhà thờ lên bàn thờ giữa tiếng nhạc du dương. Đôi khi làm thế chẳng phải vì họ thích cho bằng làm vui lòng cha mẹ.
Chính vì các lý do trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế quyết định nghiên cứu mối liên hệ giữa đức tin và các bí tích. Ủy Ban nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin trong mối tương quan với các bí tích. Mối tương quan này có tính cố hữu: đức tin và các bí tích gắn bó mật thiết với nhau. Cha cho rằng chỉ khi nào ta thực sự tin vào đức tin của Giáo Hội trong tín lý và luân lý, việc nhận lãnh các bí tích mới có ơn ích thực sự.
Tính thành hiệu và tính hữu hiệu của bí tích
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng đây là một văn kiện phong phú, nắm rất vững ý nghĩa các bí tích, nhất là bí tích hôn phối và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
Cũng như Cha Weinandy, Tiến sĩ cho rằng ngày nay, rõ ràng có cuộc khủng hoảng về cách tri nhận và lãnh nhận các bí tích: tâm thức hiện đại không có tầm nhìn bí tích về thực tại và số người Công Giáo lãnh nhận bí tích mà ít được hay không được huấn giáo về chúng hết sức đông đảo. Cộng hai khía cạnh ấy lại với nhau, ta có thể thấy sự kiện rất thông thường này là các bí tích được lãnh nhận mà không những không có sự hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa bí tích và tính hữu hiệu của chúng, mà bản thân còn ít hiểu biết và cam kết với chính đức tin nữa.
Thế nhưng, trong các bí tích, có sự nối kết giữa sức mạnh và ơn thánh của Chúa Kitô mà chúng trao ban, và đức tin mà với nó, chúng ta lãnh nhận chúng. Đức tin này là điều chủ yếu để ta lãnh nhận cách hữu hiệu bất cứ bí tích nào. Đó là điều Giáo Hội vốn coi là tính hữu hiệu (fruitfulness) do đức tin đem lại cho việc lãnh nhận các bí tích. Chứ thực ra, khi được cử hành đúng theo ý hướng của Giáo Hội, các bí tích thành hiệu (valid), bất kể đức tin của người cử hành và lãnh nhận có ra sao.
Giáo lý ấy vốn đã được Giáo Hội giảng dạy từ trước đến nay. Điều văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn nhấn mạnh là: không thể nói tới một đức tin chỉ có tính chủ quan (thần học gọi là fides qua) mà không có sự nối kết nội tại với chân lý của Thiên Chúa (thần học gọi là fides quae) từng được lưu truyền trong mặc khải và được giữ gìn trong Giáo Hội.
Bởi thế, có “một sự hợp nhất sâu xa giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung mà chúng ta nhất trí với... Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ tới đức tin mà không có việc phát biểu bằng bí tích (chống lại việc tư riêng hóa hoàn toàn có tính duy chủ quan), cũng không có thực hành bí tích mà thiếu đức tin của Giáo Hội (chống chủ nghĩa duy nghi thức). Khi đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa với việc tuyên xưng [tuyên đọc kinh tin kính] và đời sống Giáo Hội, đức tin này không còn là việc hội nhập vào Chúa Kitô nữa (số 51).
Tiến sĩ Mirus lưu ý đặc biệt đến phép rửa tội trẻ em, là phép không đòi đức tin tích cực tức khắc của người được rửa tội. Về việc này, của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế giải thích như sau: “Phép rửa trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời xa xưa. Nó được biện minh trong ước muốn của cha mẹ, những người muốn cho con cái họ được tham dự vào ơn thánh bí tích, được kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô và Giáo Hội, trở nên thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa vì chúng vốn thuộc gia đình, vì phép rửa là phương tiện hữu hiệu của ơn cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, bắt đầu với tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh” (số 91).
Nhưng làm sao hữu hiệu nếu không có đức tin tích cực?
Ủy ban trả lời rằng đứa trẻ không ký nhận một cách hữu thức tư cách thành viên của nó trong gia đình tự nhiên... [nhưng] nếu việc xã hội hóa diễn biến bình thường, nó sẽ làm điều đó khi lớn lên, với lòng biết ơn. Với phép rửa trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin trong đó chúng ta chịu phép rửa là đức tin của Giáo Hội, việc chúng ta lớn lên trong đức tin diễn ra nhờ việc được lồng vào cái "chúng tôi" của cộng đồng... Dịp này, cha mẹ hành động như các đại diện của Giáo Hội; chính Giáo Hội đón nhận các trẻ em này vào lòng mình. Vì thế, phép rửa trẻ em được biện minh do trách nhiệm giáo dục trong đức tin được cha mẹ và ông bà cam kết, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phạm vi khác của cuộc sống (số 91).
Vấn đề ở đây là trên thực tế có quá nhiều người lớn mang con đến rửa tội chỉ là để đánh dấu một biến cố đáng mừng vui trong đời, mà không hề có đủ đức tin để sống thực trách nhiệm họ đảm nhận.
Vấn đề quan tâm của ba vị giáo hoàng gần đây nhất
Tiến sĩ Mirus không trưng dẫn đoạn nào của văn kiện để giải đáp trường hợp trên. Tuy nhiên, ông chú ý nhiều hơn đến việc văn kiện này nói về mối tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối. Đây là phần dài nhất của văn kiện, đề cập đến khía cạnh phức tạp nhất của mối tương quan, tức tính thành hiệu của bí tích này trong thời kỳ có quá nhiều người tìm cách tuyên bố hôn nhân vô hiệu: nhân tố nào, nếu thiếu, sẽ vô hiệu hóa cuộc hôn nhân đã cử hành, tức cuộc hôn nhân đã cử hành được tuyên bố là vô hiệu.
Một cách cụ thể, văn kiện đề cập tới cuộc hôn nhân của các “người đã rửa tội nhưng không còn tin nữa”, những người mà Cha Weinandy gọi là Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh (xuân thu nhị kỳ). Đây là vấn đề từng làm bận tâm ba vị giáo hoàng liên tiếp: Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Đương Kim Phanxicô.
Thực vậy, Đức Gioan Phaolô II dạy rằng nội tại cuộc hôn nhân trong Giáo Hội vốn có đặc tính của một thực tại siêu nhiên mà Kitô hữu nhất thiết thuộc về, không cần tham chiếu ý thức của họ về nó. Như thế, xem ra không có cơ sở nào trong việc lấy việc thiếu đức tin để tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu, và dù sao, một việc thiếu như thế cũng rất khó có thể chứng minh. Trong một bài diễn từ với Tòa Tối Cao Rôma năm 2003, ngài cho hay: Giáo Hội không khước từ cử hành cuộc hôn nhân cho những người có thiên hướng tốt chỉ vì họ “được chuẩn bị không đầy đủ theo quan điểm siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng đúng trong việc kết hôn phù hợp với thực tại tự nhiên của hôn nhân”.
Ngài nói thêm : “Thực vậy, bên cạnh cuộc hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình hôn nhân Kitô giáo khác, với các đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt”. Ngài còn nhấn mạnh rằng đòi hỏi đức tin nơi cô dâu chú rể tương lai như một đòi hỏi tối thiểu là trái với thánh truyền.
Trong khi đó, lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Bênêđíctô XVI sau này) đã tìm cách làm sáng tỏ việc có phải mọi cuộc hôn nhân giữa 2 người đã chịu phép rửa tự động (ipso facto) là một cuộc hôn nhân bí tích hay không, và liệu “việc thiếu đức tin” làm cho cuộc hôn nhân chưa hiện hữu hay không. Khi làm Giáo Hoàng, ngài kết luận rằng đức tin bản thân không bị đòi hỏi như điều kiện tối thiều cần thiết. Đòi hỏi duy nhất là “ý định làm điều Giáo Hội làm”. Tuy nhiên, vấn đề vẫn làm ngài suy nghĩ rất nhiều và ngài thấy cần phải nghiên cứu nó nhiều hơn nữa.
Đức Phanxicô cũng nhiều lần nhắc đến khó khăn này và đã đưa ra lời kêu gọi phải nghiên cứu thêm trong 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình. Tuy nhiên, với thời gian, ngài nói rõ với Tòa Tối Cao Rôma: “yếu tố chủ chốt trong ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta” mà đúng hơn, tính thành hiệu của bí tích, theo chiều hướng này, chỉ có thể bị xâm hại “trên bình diện tự nhiên”. Thành thử “thiếu việc đào tạo về đức tin và sai lầm liên quan đến tính độc nhất, tính bất khả tiêu và tính bí tích của hôn nhân chỉ làm vô hiệu sự ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta”.
Tất cả các điều trên được bàn chi tiết trong tiết 4.2 của bản văn, tức các số 143-182. Điều tiết này muốn nói là: vấn đề liên quan tới án vô hiệu không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà là cái hiểu và cam kết (ý chí) không siêu nhiên đối với ý nghĩa chân thực tự nhiên của hôn nhân nhân bản; hôn nhân này chính là thực tại mà bí tích được ban cho để ban ơn thánh và thăng hoa.
Điều đó trở nên sắc cạnh trong một nền văn hóa bất phân phái tính, quan niệm ra đủ thứ “hôn nhân” với đủ lối sống và thời gian kéo dài, một nền văn hóa đánh mất hết ý thức về bản chất nội tại của hôn nhân nhân bản như đã được ban cho chúng ta trong chính bản nhiên của nó.
Tóm lại, các cơ sở để tuyên bố hôn nhân vô hiệu chỉ có nếu một hay cả hai không hiểu hôn nhân là gì và do đó không cam kết trên bình diện nhân bản, một điều, lẽ dĩ nhiên, rất thông thường trong thời đại ta. Trí khôn con người ra tối tăm và ý chí của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền văn hóa đến nỗi họ không muốn bước vào cuộc hôn nhân như nó được hiểu về mặt tự nhiên, điều này có thể là cơ sở để tuyên bố vô hiệu. Hơn nữa, đây là điều có thể thiết lập được qua cuộc điều tra nhân bản, không giống như “phẩm chất” đức tin của người ta, một điều xét cho cùng dấu kín, thiêng liêng và nội thẳm, trong mối tương quan với Thiên Chúa.
Nói tóm lại, theo Tiến sĩ Mirus, dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không có kết luận nào về việc đức tin của người ta có thể tạo nên cơ sở để tuyên bố vô hiệu, nhưng Ủy ban có đề nghị: Giáo Hội nên “bác bỏ bí tích hôn nhân cho những người yêu cầu nó dưới các điều kiện này” (số 181). Các điều kiện này, như việc thiếu khả năng hay việc từ khước cam kết đối với cái hiểu đúng đắn về hôn nhân, có thể và phải được xác định thấu đáo trước việc cử hành bí tích.
Khía cạnh nhập thể đối thoại của bí tích
Christopher Wells của Vatican News thì đọc thấy khía cạnh nhập thể, hay khía cạnh đối thoại (dialogical) của bí tích trong Văn Kiện: nghĩa là, trong kế hoạch cứu rỗi của Người, Thiên Chúa đưa ra sáng kiến, nhưng con người cũng phải đáp ứng sáng kiến ấy. Ở đây của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có ý tránh cả quan niệm “mây khói” về đức tin muốn tách biệt nó khỏi các bí tích lẫn quan niệm coi bí tích tách biệt khỏi đức tin.
Về bí tích hôn nhân, theo Wells, văn kiện đề xuất luận đề cho rằng việc hoàn toàn không có đức tin bản thân làm cho tính thành hiệu của hôn nhân bí tích thành đáng hoài nghi nếu thiếu cái hiểu đúng đắn về bản chất của hôn nhân nhân bản. Nghĩa là việc thiếu sự hiểu biết này có thể xâm hại ý định tối thiểu muốn ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, trong trường hợp này, bí tích cũng có thể đã không diễn ra.
Với luận đề trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn tránh các sai lạc của “chủ nghĩa tự động bí tích” (sacramental automatism) coi thường đức tin bản thân; và chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) có những đòi hỏi quá trớn đối với mức độ đức tin cần thiết cho việc lãnh nhận bí tích một cách thành hiệu.
Cindy Wooden của tạp chí Crux lưu ý đến tính “hỗ tương”, cho rằng tính hỗ tương này có ý nói đến việc giáo huấn Công Giáo dạy rằng người ta phải có một mức độ đức tin nào đó mới có thể lãnh nhận hữu hiệu các bí tích, nhưng các bí tích cũng củng cố và làm phong phú đức tin.
Cần quan tâm hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về bí tích và đức tin
Cô cũng cho rằng mặc dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không cho rằng họ hoàn toàn giải quyết vấn đề thành hiệu của hôn nhân bí tích khi thiếu đức tin, nhưng họ nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về ý nghĩa của đức tin, ý nghĩa bí tích và ý nghĩa của hôn nhân.
Cindy cũng lưu ý tới điều Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhấn mạnh “các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo Hội vì chúng được trao phó cho Giáo Hội. Trong mọi và mỗi bí tích, đức tin của Giáo Hội đi trước đức tin của các tín hữu cá thể”.
Vì đức tin của Giáo Hội hoạt động trong các bí tích, nên Giáo Hội chủ trương rằng “đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn phối”. Nhưng, đồng thời, “việc thiếu đức tin bản thân có thể xâm hại tính thành hiệu của bí tích”.
Đó là vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân của những người tuy đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nữa như trên đã nói. Họ thuộc hai loại: những người chịu phép rửa lúc còn thơ, nhưng sau đó không thực hành bất cứ hành vi đức tin bản thân nào, và những người chịu phép rửa nhưng cố ý bác bỏ đức tin một cách minh nhiên và không còn coi mình là Công Giáo hay Kitô hữu nữa.
Một cách cụ thể, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế kết luận rằng các linh mục không nên chấp nhận lời yêu cầu làm đám cưới trong nhà thờ do những người đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nào minh nhiên bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu và mục đích của hôn nhân.
Lý do của văn kiện
Nhân cơ hội công bố văn kiện sau cùng, Edward Pentin đã phỏng vấn linh mục Thomas Weinandy, thuộc Tiểu Ban soạn thảo văn kiện. Linh mục cho biết các lý lẽ đứng đàng sau văn kiện. Hiện đang có vấn đề nghiêm trọng trong Giáo Hội: những người tham dự các bí tích thường có rất ít hay không có đức tin nào cả; các cha mẹ muốn con cái được rửa tội nhưng chính mình thì rất ít đức tin và thỉnh thoảng lắm mới tới nhà thờ. Họ chỉ là Công Giáo cho có tên.
Cha gọi họ là các người Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh, chỉ tham dự Thánh Lễ vào 2 dịp lễ trọng này và rước lễ, nhưng không bao giờ xưng tội.
Vấn đề nghiêm trọng hơn nữa là các cặp muốn cưới nhau trong Giáo Hội Công Giáo, nhưng không phải là những người Công Giáo thực hành đạo. Họ không bao giờ được dưỡng dục thành người Công Giáo và biết rất ít hay không biết gì cả về đức tin của mình.
Thường thì các cặp trên chỉ muốn một nhà thờ hoành tráng trong đó, cô dâu tha thướt trong bộ áo cưới diễn hành từ cuối nhà thờ lên bàn thờ giữa tiếng nhạc du dương. Đôi khi làm thế chẳng phải vì họ thích cho bằng làm vui lòng cha mẹ.
Chính vì các lý do trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế quyết định nghiên cứu mối liên hệ giữa đức tin và các bí tích. Ủy Ban nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin trong mối tương quan với các bí tích. Mối tương quan này có tính cố hữu: đức tin và các bí tích gắn bó mật thiết với nhau. Cha cho rằng chỉ khi nào ta thực sự tin vào đức tin của Giáo Hội trong tín lý và luân lý, việc nhận lãnh các bí tích mới có ơn ích thực sự.
Tính thành hiệu và tính hữu hiệu của bí tích
Tiến sĩ Jeff Mirus cho rằng đây là một văn kiện phong phú, nắm rất vững ý nghĩa các bí tích, nhất là bí tích hôn phối và việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu.
Cũng như Cha Weinandy, Tiến sĩ cho rằng ngày nay, rõ ràng có cuộc khủng hoảng về cách tri nhận và lãnh nhận các bí tích: tâm thức hiện đại không có tầm nhìn bí tích về thực tại và số người Công Giáo lãnh nhận bí tích mà ít được hay không được huấn giáo về chúng hết sức đông đảo. Cộng hai khía cạnh ấy lại với nhau, ta có thể thấy sự kiện rất thông thường này là các bí tích được lãnh nhận mà không những không có sự hiểu biết rõ ràng về ý nghĩa bí tích và tính hữu hiệu của chúng, mà bản thân còn ít hiểu biết và cam kết với chính đức tin nữa.
Thế nhưng, trong các bí tích, có sự nối kết giữa sức mạnh và ơn thánh của Chúa Kitô mà chúng trao ban, và đức tin mà với nó, chúng ta lãnh nhận chúng. Đức tin này là điều chủ yếu để ta lãnh nhận cách hữu hiệu bất cứ bí tích nào. Đó là điều Giáo Hội vốn coi là tính hữu hiệu (fruitfulness) do đức tin đem lại cho việc lãnh nhận các bí tích. Chứ thực ra, khi được cử hành đúng theo ý hướng của Giáo Hội, các bí tích thành hiệu (valid), bất kể đức tin của người cử hành và lãnh nhận có ra sao.
Giáo lý ấy vốn đã được Giáo Hội giảng dạy từ trước đến nay. Điều văn kiện của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn nhấn mạnh là: không thể nói tới một đức tin chỉ có tính chủ quan (thần học gọi là fides qua) mà không có sự nối kết nội tại với chân lý của Thiên Chúa (thần học gọi là fides quae) từng được lưu truyền trong mặc khải và được giữ gìn trong Giáo Hội.
Bởi thế, có “một sự hợp nhất sâu xa giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung mà chúng ta nhất trí với... Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ tới đức tin mà không có việc phát biểu bằng bí tích (chống lại việc tư riêng hóa hoàn toàn có tính duy chủ quan), cũng không có thực hành bí tích mà thiếu đức tin của Giáo Hội (chống chủ nghĩa duy nghi thức). Khi đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa với việc tuyên xưng [tuyên đọc kinh tin kính] và đời sống Giáo Hội, đức tin này không còn là việc hội nhập vào Chúa Kitô nữa (số 51).
Tiến sĩ Mirus lưu ý đặc biệt đến phép rửa tội trẻ em, là phép không đòi đức tin tích cực tức khắc của người được rửa tội. Về việc này, của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế giải thích như sau: “Phép rửa trẻ sơ sinh đã được chứng thực từ thời xa xưa. Nó được biện minh trong ước muốn của cha mẹ, những người muốn cho con cái họ được tham dự vào ơn thánh bí tích, được kết hợp chặt chẽ với Chúa Kitô và Giáo Hội, trở nên thành viên của cộng đồng con cái Thiên Chúa vì chúng vốn thuộc gia đình, vì phép rửa là phương tiện hữu hiệu của ơn cứu rỗi, tha thứ tội lỗi, bắt đầu với tội nguyên tổ, và thông truyền ơn thánh” (số 91).
Nhưng làm sao hữu hiệu nếu không có đức tin tích cực?
Ủy ban trả lời rằng đứa trẻ không ký nhận một cách hữu thức tư cách thành viên của nó trong gia đình tự nhiên... [nhưng] nếu việc xã hội hóa diễn biến bình thường, nó sẽ làm điều đó khi lớn lên, với lòng biết ơn. Với phép rửa trẻ sơ sinh, người ta nhấn mạnh rằng đức tin trong đó chúng ta chịu phép rửa là đức tin của Giáo Hội, việc chúng ta lớn lên trong đức tin diễn ra nhờ việc được lồng vào cái "chúng tôi" của cộng đồng... Dịp này, cha mẹ hành động như các đại diện của Giáo Hội; chính Giáo Hội đón nhận các trẻ em này vào lòng mình. Vì thế, phép rửa trẻ em được biện minh do trách nhiệm giáo dục trong đức tin được cha mẹ và ông bà cam kết, song song với trách nhiệm giáo dục chúng trong các phạm vi khác của cuộc sống (số 91).
Vấn đề ở đây là trên thực tế có quá nhiều người lớn mang con đến rửa tội chỉ là để đánh dấu một biến cố đáng mừng vui trong đời, mà không hề có đủ đức tin để sống thực trách nhiệm họ đảm nhận.
Vấn đề quan tâm của ba vị giáo hoàng gần đây nhất
Tiến sĩ Mirus không trưng dẫn đoạn nào của văn kiện để giải đáp trường hợp trên. Tuy nhiên, ông chú ý nhiều hơn đến việc văn kiện này nói về mối tương quan giữa đức tin và bí tích hôn phối. Đây là phần dài nhất của văn kiện, đề cập đến khía cạnh phức tạp nhất của mối tương quan, tức tính thành hiệu của bí tích này trong thời kỳ có quá nhiều người tìm cách tuyên bố hôn nhân vô hiệu: nhân tố nào, nếu thiếu, sẽ vô hiệu hóa cuộc hôn nhân đã cử hành, tức cuộc hôn nhân đã cử hành được tuyên bố là vô hiệu.
Một cách cụ thể, văn kiện đề cập tới cuộc hôn nhân của các “người đã rửa tội nhưng không còn tin nữa”, những người mà Cha Weinandy gọi là Công Giáo của Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh (xuân thu nhị kỳ). Đây là vấn đề từng làm bận tâm ba vị giáo hoàng liên tiếp: Đức Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Đương Kim Phanxicô.
Thực vậy, Đức Gioan Phaolô II dạy rằng nội tại cuộc hôn nhân trong Giáo Hội vốn có đặc tính của một thực tại siêu nhiên mà Kitô hữu nhất thiết thuộc về, không cần tham chiếu ý thức của họ về nó. Như thế, xem ra không có cơ sở nào trong việc lấy việc thiếu đức tin để tuyên bố một cuộc hôn nhân vô hiệu, và dù sao, một việc thiếu như thế cũng rất khó có thể chứng minh. Trong một bài diễn từ với Tòa Tối Cao Rôma năm 2003, ngài cho hay: Giáo Hội không khước từ cử hành cuộc hôn nhân cho những người có thiên hướng tốt chỉ vì họ “được chuẩn bị không đầy đủ theo quan điểm siêu nhiên, miễn là họ có ý hướng đúng trong việc kết hôn phù hợp với thực tại tự nhiên của hôn nhân”.
Ngài nói thêm : “Thực vậy, bên cạnh cuộc hôn nhân tự nhiên, người ta không thể mô tả một mô hình hôn nhân Kitô giáo khác, với các đòi hỏi siêu nhiên chuyên biệt”. Ngài còn nhấn mạnh rằng đòi hỏi đức tin nơi cô dâu chú rể tương lai như một đòi hỏi tối thiểu là trái với thánh truyền.
Trong khi đó, lúc còn đứng đầu Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y Ratzinger (tức Đức Bênêđíctô XVI sau này) đã tìm cách làm sáng tỏ việc có phải mọi cuộc hôn nhân giữa 2 người đã chịu phép rửa tự động (ipso facto) là một cuộc hôn nhân bí tích hay không, và liệu “việc thiếu đức tin” làm cho cuộc hôn nhân chưa hiện hữu hay không. Khi làm Giáo Hoàng, ngài kết luận rằng đức tin bản thân không bị đòi hỏi như điều kiện tối thiều cần thiết. Đòi hỏi duy nhất là “ý định làm điều Giáo Hội làm”. Tuy nhiên, vấn đề vẫn làm ngài suy nghĩ rất nhiều và ngài thấy cần phải nghiên cứu nó nhiều hơn nữa.
Đức Phanxicô cũng nhiều lần nhắc đến khó khăn này và đã đưa ra lời kêu gọi phải nghiên cứu thêm trong 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình. Tuy nhiên, với thời gian, ngài nói rõ với Tòa Tối Cao Rôma: “yếu tố chủ chốt trong ưng thuận kết hôn không phải là phẩm chất đức tin của người ta” mà đúng hơn, tính thành hiệu của bí tích, theo chiều hướng này, chỉ có thể bị xâm hại “trên bình diện tự nhiên”. Thành thử “thiếu việc đào tạo về đức tin và sai lầm liên quan đến tính độc nhất, tính bất khả tiêu và tính bí tích của hôn nhân chỉ làm vô hiệu sự ưng thuận kết hôn nếu chúng ảnh hưởng đến ý chí người ta”.
Tất cả các điều trên được bàn chi tiết trong tiết 4.2 của bản văn, tức các số 143-182. Điều tiết này muốn nói là: vấn đề liên quan tới án vô hiệu không phải là phẩm chất đức tin của người ta, mà là cái hiểu và cam kết (ý chí) không siêu nhiên đối với ý nghĩa chân thực tự nhiên của hôn nhân nhân bản; hôn nhân này chính là thực tại mà bí tích được ban cho để ban ơn thánh và thăng hoa.
Điều đó trở nên sắc cạnh trong một nền văn hóa bất phân phái tính, quan niệm ra đủ thứ “hôn nhân” với đủ lối sống và thời gian kéo dài, một nền văn hóa đánh mất hết ý thức về bản chất nội tại của hôn nhân nhân bản như đã được ban cho chúng ta trong chính bản nhiên của nó.
Tóm lại, các cơ sở để tuyên bố hôn nhân vô hiệu chỉ có nếu một hay cả hai không hiểu hôn nhân là gì và do đó không cam kết trên bình diện nhân bản, một điều, lẽ dĩ nhiên, rất thông thường trong thời đại ta. Trí khôn con người ra tối tăm và ý chí của họ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền văn hóa đến nỗi họ không muốn bước vào cuộc hôn nhân như nó được hiểu về mặt tự nhiên, điều này có thể là cơ sở để tuyên bố vô hiệu. Hơn nữa, đây là điều có thể thiết lập được qua cuộc điều tra nhân bản, không giống như “phẩm chất” đức tin của người ta, một điều xét cho cùng dấu kín, thiêng liêng và nội thẳm, trong mối tương quan với Thiên Chúa.
Nói tóm lại, theo Tiến sĩ Mirus, dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không có kết luận nào về việc đức tin của người ta có thể tạo nên cơ sở để tuyên bố vô hiệu, nhưng Ủy ban có đề nghị: Giáo Hội nên “bác bỏ bí tích hôn nhân cho những người yêu cầu nó dưới các điều kiện này” (số 181). Các điều kiện này, như việc thiếu khả năng hay việc từ khước cam kết đối với cái hiểu đúng đắn về hôn nhân, có thể và phải được xác định thấu đáo trước việc cử hành bí tích.
Khía cạnh nhập thể đối thoại của bí tích
Christopher Wells của Vatican News thì đọc thấy khía cạnh nhập thể, hay khía cạnh đối thoại (dialogical) của bí tích trong Văn Kiện: nghĩa là, trong kế hoạch cứu rỗi của Người, Thiên Chúa đưa ra sáng kiến, nhưng con người cũng phải đáp ứng sáng kiến ấy. Ở đây của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế có ý tránh cả quan niệm “mây khói” về đức tin muốn tách biệt nó khỏi các bí tích lẫn quan niệm coi bí tích tách biệt khỏi đức tin.
Về bí tích hôn nhân, theo Wells, văn kiện đề xuất luận đề cho rằng việc hoàn toàn không có đức tin bản thân làm cho tính thành hiệu của hôn nhân bí tích thành đáng hoài nghi nếu thiếu cái hiểu đúng đắn về bản chất của hôn nhân nhân bản. Nghĩa là việc thiếu sự hiểu biết này có thể xâm hại ý định tối thiểu muốn ký kết một cuộc hôn nhân tự nhiên, trong trường hợp này, bí tích cũng có thể đã không diễn ra.
Với luận đề trên, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế muốn tránh các sai lạc của “chủ nghĩa tự động bí tích” (sacramental automatism) coi thường đức tin bản thân; và chủ nghĩa ưu tuyển (elitism) có những đòi hỏi quá trớn đối với mức độ đức tin cần thiết cho việc lãnh nhận bí tích một cách thành hiệu.
Cindy Wooden của tạp chí Crux lưu ý đến tính “hỗ tương”, cho rằng tính hỗ tương này có ý nói đến việc giáo huấn Công Giáo dạy rằng người ta phải có một mức độ đức tin nào đó mới có thể lãnh nhận hữu hiệu các bí tích, nhưng các bí tích cũng củng cố và làm phong phú đức tin.
Cần quan tâm hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về bí tích và đức tin
Cô cũng cho rằng mặc dù Ủy Ban Thần Học Quốc Tế không cho rằng họ hoàn toàn giải quyết vấn đề thành hiệu của hôn nhân bí tích khi thiếu đức tin, nhưng họ nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục người Công Giáo về ý nghĩa của đức tin, ý nghĩa bí tích và ý nghĩa của hôn nhân.
Cindy cũng lưu ý tới điều Ủy Ban Thần Học Quốc Tế nhấn mạnh “các bí tích luôn được cử hành trong đức tin của Giáo Hội vì chúng được trao phó cho Giáo Hội. Trong mọi và mỗi bí tích, đức tin của Giáo Hội đi trước đức tin của các tín hữu cá thể”.
Vì đức tin của Giáo Hội hoạt động trong các bí tích, nên Giáo Hội chủ trương rằng “đức tin bản thân của các bên ký kết không tạo nên tính bí tích của hôn phối”. Nhưng, đồng thời, “việc thiếu đức tin bản thân có thể xâm hại tính thành hiệu của bí tích”.
Đó là vấn đề liên quan tới các cuộc hôn nhân của những người tuy đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nữa như trên đã nói. Họ thuộc hai loại: những người chịu phép rửa lúc còn thơ, nhưng sau đó không thực hành bất cứ hành vi đức tin bản thân nào, và những người chịu phép rửa nhưng cố ý bác bỏ đức tin một cách minh nhiên và không còn coi mình là Công Giáo hay Kitô hữu nữa.
Một cách cụ thể, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế kết luận rằng các linh mục không nên chấp nhận lời yêu cầu làm đám cưới trong nhà thờ do những người đã chịu phép rửa nhưng không còn tin nào minh nhiên bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu và mục đích của hôn nhân.