2.2. Sự hỗ tương giữa đức tin và các bí tích đức tin
a) Ánh sáng từ con đường đức tin của các môn đệ
42. [Tăng trưởng đức tin]. Thánh Phêrô, với tư cách là người phát ngôn của các môn đệ, khi trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu, đã phát biểu câu tuyên xưng đức tin : “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8: 29 và các câu song song). Tuy nhiên, Thánh Phêrô phải làm cho đức tin ban đầu này trưởng thành vì khi Chúa Giêsu bắt đầu giải thích rằng Người là Đấng Thiên Sai theo cung cách Con Người chịu đau khổ, một Đấng Thiên Sai sẽ bị đóng đinh, Thánh Phêrô đã bác bỏ Người và Chúa Giêsu đã trách mắng ngài một cách nghiêm khắc (Mc 8:31 -33). Do đó, Thánh Phêrô phải nhận ra con đường để lớn lên trong đức tin, kết hợp việc ngài gắn bó vô điều kiện với Chúa Giêsu như Đấng Kitô với việc hiểu biết khía cạnh tín lý mà sự gắn bó này vốn hàm ngụ. Điều này không những chỉ liên quan đến Thánh Phêrô, mà còn phản ánh thực tại của mỗi tín hữu. Chính các tông đồ cũng đã chỉ cho chúng ta con đường qua lời thỉnh cầu của các ngài với Chúa; “Xin thầy gia tăng đức tin của chúng con” (Lk 17: 5). Thánh Phaolô cảnh báo cho ta về sự tăng trưởng dần dần này và phải trông cậy vào nó, vì nó đề cập đến “mức đức tin mà Thiên Chúa vốn ban cho từng người” (Rm 12: 3; xem 12: 6). Ngài cũng khuyên bảo các Kitô hữu ở Côrintô, những người được ngài coi như “con cái Chúa Kitô”, đen đến cho họ “sữa” thay vì thức ăn đặc (xem 1 Cr 3: 1-2). Thư gửi người Do Thái lặp lại điều này bằng cách nói với các thành viên của cộng đồng Kitô giáo (x. Dt 5: 11-14). Vượt quá các khái niệm sơ đẳng của tín lý và đức tin Kitô giáo, thức ăn đặc dành cho những tín hữu nào, trong đời sống Kitô hữu, biết thực hiện sự biện phân thiện và ác, những người mà toàn bộ cuộc sống được soi sáng bởi ánh sáng đức tin [47].
43. Các môn đệ và những người ái mộ khác của Chúa Giêsu, tức đám đông, đã nắm bắt được một điều đặc biệt trong con người của Chúa Giêsu trước Lễ Vượt Qua. Chúng ta được nghe nói tới “đức tin” một cách đặc biệt trong bối cảnh các vụ chữa lành. Các hiện tượng chúng ta thấy khá đa dạng: Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ nhưng không minh nhiên đề cập tới đức tin (thí dụ: Mc 1: 14-45; 3: 1-6; 6: 33-44); nhờ đức tin của những người cầu thay cho người khác (Mc 2: 5; Lc 7: 28-29); dù chỉ có một đức tin yếu kém (Mc 9: 24); hay đúng là nhờ đức tin (Mc 5:34). Bằng nhiều cách, các môn đệ được khuyến khích lớn lên trong đức tin (Mt 6:30; 8:26; 14:31; 16: 8; 17:20), trong đức tin vào Thiên Chúa và vào quyền năng của Người (Mc 12:24) và trong việc hiểu tư thế độc đáo của Chúa Giêsu trong chương trình của Thiên Chúa (Ga 14: 1).
44. Cái chết của Chúa Giêsu khiến việc gắn bó ban đầu này của các môn đệ bị thử thách. Tất cả đều tản tác và chạy trốn (Mc 14:50). Các phụ nữ đến ngôi mộ rất sớm vào buổi sáng dự định xức xác Chúa (Mc 16: 1-2). Tuy nhiên, với tin mới lạ của phục sinh và hồng ơn Chúa Thánh Thần được hứa ban (Ga 14: 16-17, 26), đức tin của các môn đệ được củng cố, đến mức họ đã có thể khai tâm nhiều người khác và củng cố họ trong đức tin (Ga 21: 15-18; Lc 22,32). Lễ Ngũ tuần đánh dấu đỉnh cao cuộc hành trình đức tin của các môn đệ. Không những hoàn toàn gắn bó với Chúa Giêsu, chết và sống lại, như Chúa và là Con của Thiên Chúa hằng sống, mà các ngài còn trở thành những nhân chứng can đảm, đầy sự mạnh bạo (parresia), có khả năng nói về các công trình của Thiên Chúa và thông truyền đức tin bằng mọi ngôn ngữ, nhờ Chúa Thánh Thần. Giờ đây, các ngài sẽ là các nhân chứng, thậm chí là các vị tử đạo, tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Xức Dầu bị đóng đinh sống lại, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa tể kẻ sống và kẻ chết. Trong hình tượng đức tin này, việc gắn bó đầy tin tưởng vào Chúa Giêsu bao gồm nội dung tín lý về phục sinh và việc triển khai ý nghĩa của nó. Theo các nguồn hiện có, đoạn văn nói về đức tin vào sự phục sinh này không dễ hiểu cũng không tự động, nhất là đối với những người, như chúng ta, không có lợi điểm được Đấng Phục sinh hiện ra (Thánh Tôma: Ga 20: 24-29). Tình tiết Emmaus (Lc 24: 13-35) cung cấp một số manh mối quý giá để khai tâm người khác trên con đường đức tin [48]. Nhịp bước với những người, dù thất vọng, vẫn bày tỏ một quan tâm nào đó. Lắng nghe các mối quan tâm của họ và hoan nghinh họ. Tương phản họ một cách kiên nhẫn bằng ánh sáng của lịch sử cứu rỗi đuợc phản ảnh trong Kinh thánh, kích thích mong ước được biết nhiều hơn và tốt hơn kế hoạch của Thiên Chúa. Điều này mở đường cho một đức tin trưởng thành trong các chiều kích bí tích và giáo hội vốn của riêng đức tin.
45. [Cần biện phân một cách kiên nhẫn]. Kinh thánh, việc suy tư về lịch sử cứu rỗi, trình bầy vô số tình huống trong đó đức tin, như một thực tại năng động và quan yếu với đủ các tiến độ và thụt lùi, tự thấy nó trong nhiều vị thế, từ việc tìm kiếm lợi ích trông thấy, chỉ nhằm duy nhất lợi ích bản thân, tới việc cực kỳ quảng đại của tình yêu tuyên tín. Chúa Giêsu đã tuyệt đối bác bỏ thứ đạo đức giả hình (thí dụ, Mc 8:15), kêu gọi hoán cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1: 15), nhưng Người đã nghinh đón cách hảo tâm rất nhiều người đến với Người mong được ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cách nào đó. Vì lý do này, người ta phải đánh giá cao giá trị của đức tin chớm nở, đức tin đang trên đường chín mùi, tin rằng trong khao khát được biết Thiên Chúa không có việc loại bỏ các vấn nạn và các do dự chưa được giải quyết, đức tin không hoàn hảo gặp khó khăn trong việc gắn bó với tính tổng thể của nội dung mà Giáo hội vốn coi là mặc khải. Nhiệm vụ của mọi tác nhân mục vụ là giúp vào việc tăng trưởng đức tin, bất kể ở giai đoạn nào, để nó có thể khám phá toàn bộ khuôn mặt của Chúa Kitô và toàn bộ các yếu tố tín lý, vốn bao gồm việc gắn bó tin tưởng vào Chúa đã chết và đã sống lại. Vì sự đa dạng này, không đòi phải có cùng một đức tin cho mọi bí tích hoặc trong cùng những hoàn cảnh sống.
b) Các biến điệu (modulations) của đức tin
46. [Cần một số soi sáng]. Suy tư cổ điển về đức tin và các bí tích đã làm nổi bật việc nói tới cả tính bất khả thu hồi của hồng phúc Chúa Kitô (ex opere operato) lẫn các chuẩn bị (dispositions) cần thiết cho việc lãnh nhận thành hiệu và hữu hiệu các bí tích. Những điều khoản này sẽ bị hiểu lầm tận gốc rễ nếu chúng được coi như một loại trở ngại tùy tiện áp đặt để ngăn cản hoặc làm cho việc tiếp cận các bí tích trở nên khó khăn hơn. Chúng cũng không có bất cứ điều gì liên quan với “chủ nghĩa ưu tuyển” (elitism), một chủ nghĩa coi thường đức tin của người tầm thường. Nó chỉ đơn giản làm nổi bật các chuẩn bị nội tâm để các tín hữu lãnh nhận điều Chúa Kitô tự do ban cho chúng ta trong các bí tích. Nghĩa là, điều được biểu lộ trong các việc chuẩn bị này là việc điều chỉnh thỏa đáng giữa đức tin và các bí tích của đức tin: bởi chính bản chất của chúng, các bí tích của đức tin đòi phải có loại đức tin nào? Không mất đi những lợi ích đã thu lượm được trong diễn trình suy tư thần học, điều đáng làm là trình bầy các khía cạnh đa dạng của đức tin bản thân, và sau đó, trong các chương sau, biện phân cách chúng dự phần ra sao vào việc cử hành bí tích được hiểu như một cuộc gặp gỡ có tính đối thoại.
47. [Chiều kích thần học]. Nét đặc biệt của đức tin hệ ở sự kiện: nó được khắc ghi rõ ràng trong mối tương quan với Thiên Chúa. Thần học phân biệt các khía cạnh khác nhau bên trong một hành vi đức tin [49]. Đây là điểm khác nhau giữa việc “credere Deum”, tin Thiên Chúa, có ý nói đến yếu tố nhận thức (cognitive) của đức tin, nói đến điều được tin (fides quae). Điều thích đáng đối với đức tin là hướng về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao đức tin có đặc tính qui thiên (theo-centric). Trong khi “Credere Deo”, tin vào Thiên Chúa, nói lên khía cạnh chính thức, lý do cho sự thuận ý tin theo. Thiên Chúa cũng là nguyên nhân khiến người ta tin (fides qua), vì vậy, đức tin có đặc tính thần học (theo-logical). Do đó, Thiên Chúa là đối tượng được tin và là lý do cho đức tin. Tuy nhiên, với những khía cạnh căn bản này, hành vi đức tin không được phản ảnh trong tính toàn vẹn của nó. Ngoài ra còn có việc “Credere in Deum”, tin đối với [toward] Thiên Chúa. Ở đây, khía cạnh ý chí (volitional) được biểu lộ rõ ràng hơn, với sự tích hợp hai khoảnh khắc trên đây; đức tin cũng bao gồm một ước muốn và một chuyển động hướng về Thiên Chúa, khởi đầu của một hành trình hướng về Thiên Chúa, một hành trình sẽ được hoàn thành trong cuộc gặp gỡ cánh chung với Người trong cuộc sống vĩnh cửu. Vì lý do này, đức tin có chiều kích thần-cánh chung (theo-eschatological). Hành vi đức tin trong tính toàn vẹn của nó giả thiết phải hội tụ cả ba khía cạnh. Điều này đặc biệt xảy ra trong thuật ngữ “in Deum", vốn bao gồm cả hai lãnh vực kia.
48. [Chiều kích Ba Ngôi]. Trong đức tin Kitô giáo, tin vào Thiên Chúa ngụ ý tin vào Chúa Giêsu Kitô như Chúa Con, nhờ Chúa Thánh Thần. Một cách đặc trưng, kinh tin kính lặp đi lặp lại ba lần “in Deum”, có ý chỉ mỗi một trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cho thấy chiều kích Ba Ngôi. Công thức đề cập đến sự khác biệt với bất cứ hành vi nào khác của sự tin tưởng tương tự, thí dụ, tin tưởng ở một con người phàm trần [50]. Mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi được phân biệt với mối tương quan vốn được Người phát sinh hoặc tạo ra. In Deum credere nói lên hình tượng hoàn hảo của mối tương quan bản vị; nó bao gồm hy vọng và tình yêu [51], hoặc như Thánh Augustinô mô tả nó: “Hãy gắn bó bằng cách tin Thiên Chúa, Đấng làm điều tốt, để làm điều tốt bằng cách hợp tác với Người” [52]. Đây là hình thức đức tin chân thực, một đức tin bao gồm hai chiều kích đã được đề cập: tin Thiên Chúa và tin vào Thiên Chúa (Credere Deum và Credere Deo) [53]. Công thức “credo in Deum” không bị giản lược vào việc tuyên xưng và lời xác tín, nhưng là diễn trình hoán cải và phó thác, con đường đức tin của tín hữu. Chính chiều kích bản thân này đem lại cho kinh tin kính và các điều khác nhau của nó sự gắn bó. Điều này đặc biệt diễn ra một cách thâm hậu trong các cử hành bí tích, phù hợp với nhiệm cục của Chúa Thánh Thần [54], trong đó người ta tri nhận điều này: đức tin luôn luôn mang tính giáo hội [55]:
Trong việc cử hành các bí tích, Giáo hội truyền lại ký ức của mình đặc biệt qua việc tuyên xưng đức tin. Kinh tin kính không những chỉ liên quan đến việc tỏ sự thuận tình của mình đối với một bộ các sự thật trừu tượng; đúng hơn, khi được đọc lên, cả cuộc đời bị cuốn vào một hành trình hướng đến việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta có thể nói rằng trong kinh tin kính, các tín hữu được mời gọi đi vào mầu nhiệm được họ tuyên xưng và được biến đổi bởi nó [56].
49. Trong đức tin Ba Ngôi có ngụ ý mối tương quan bản thân của tín hữu với mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự hiểu biết toàn bộ sự thật (Ga 16: 12-13). Không ai có thể tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa trừ trong Chúa Thánh Thần (1 Cô 12: 3). Do đó, Chúa Thánh Thần ngự trong tín hữu và ban năng lực để họ bước đi trong Chúa Thánh Thần hướng về Thiên Chúa, làm chứng cho đức tin của mình, truyền bá đức ái Kitô giáo, sống trong hy vọng, đạt tới sự chín mùi của tính viên mãn tín hữu, theo thước đo của Chúa Kitô (xem thư Êphêsô 4:13). Do đó, Chúa Thánh Thần hành động trong tín hữu cả trong chính hành vi tin có tính chủ quan, cũng như trong các nội dung được tin và, dĩ nhiên, trong năng động tính quan trọng mà đức tin đã in dấu nơi tín hữu. Tính năng động này ngụ ý một sự chiếm hữu sâu sắc hơn các Mối Phúc, một họa ảnh trái tim của Chúa Kitô và, do đó, của môn đệ [57]. Bằng các ơn phúc của Người, Chúa Thánh Thần củng cố tín hữu cá thể [58] và toàn thể Giáo hội. Nhờ đức tin, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Con Thiên Chúa hằng sống; chúng ta trở thành môn đệ của Người, tiến bước trong sự phù hợp với Người (x. Rm 8, 29). Nhờ đức tin, và nhờ sự trung gian của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta biết kế hoạch của Thiên Chúa Cha, chúng ta bước vào tương quan với Người, chúng ta ca ngợi Người, chúng ta tán tụng Người và chúng ta vâng lời Người như những đứa con yêu dấu. Chúng ta lên đường thực hiện ý muốn của Người dành cho chúng ta, cho lịch sử và cho sáng thế.
50. [Phong trào Cải cách và ảnh hưởng của nó]. Cuộc Cải cách đã tạo ra một ảnh hưởng phải được đánh giá cao về tính trổi vượt của hành vi đức tin cá nhân so với việc tuyên xưng đức tin của giáo hội. Các đặc tính độc đáo nổi bật là việc tập trung đức tin vào việc công chính hóa riêng bản thân người ta, việc định phẩm hành vi đức tin như một sự chiếm hữu ơn thánh, và việc đồng nhất hóa sự chắc chắn của đức tin với sự chắc chắn của ơn cứu rỗi. Việc chủ quan hóa chân lý có xu hướng này cũng đã ảnh hưởng tới một phần của nền thần học về đức tin trong đạo Công Giáo gần đây, khi, dưới nhãn hiệu chủ nghĩa nhân vị, nó đã tiếp nhận xu hướng duy chủ quan đơn phương. Chính vì thế, trong những cách tiếp cận này, đức tin được mô tả ít như việc tuyên xưng hơn là mối tương quan bản thân của tín thác (tin vào một ai đó), và, ít nhất là về mặt xu hướng, trái ngược với đức tin tín lý (tin vào một điều gì đó).
51. [Fides qua: fides quae]. Nếu cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người có bản chất bí tích, một bản chất bao trùm trọn bộ mặc khải, thì đáp ứng, bằng đức tin, cũng phải có một luận lý học bí tích, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và làm cho khả hữu. Không thể có việc hiểu biết chủ quan về một mình đức tin (fides qua), không liên hệ gì tới chân lý đích thực về Thiên Chúa (fides quae), được lưu truyền trong mặc khải và được bảo tồn trong Giáo hội. Do đó, có một sự “thống nhất sâu sắc giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung được chúng ta thuận tình tin. Thánh tông đồ Phaolô giúp chúng ta đi vào thực tại này khi ngài viết: “Người ta tin bằng trái tim và họ tuyên xưng bằng miệng” (xem Rm 10:10) [59]. Chính các dấu hiệu bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới và lịch sử đã truyền cảm hứng, phát biểu và giữ gìn đức tin. Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ đến một đức tin mà không có việc phát biểu bí tích (đối đầu với việc tư riêng hóa duy chủ quan [subjectivist privatization]), cũng không thể có việc thực hành bí tích khi không có đức tin giáo hội (chống lại chủ thuyết duy nghi thức [ritualism]). Nơi nào đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa giữa việc tuyên xưng và đời sống của Giáo hội, đức tin này không còn là sự hòa nhập vào Chúa Kitô nữa. Đức tin bị tư riêng hóa và bất nhập thể của phái Ngộ đạo vốn hiện hữu xuyên suốt lịch sử Kitô giáo như một cơn cám dỗ [60]. Nhưng cũng thường có khuynh hướng ngược lại, tức một đức tin hướng ngoại, gắn bó bằng lời với việc tuyên xưng đức tin mà không chiếm hữu nó thông qua việc hiểu biết hoặc cầu nguyện bản thân. Việc tư riêng hóa duy chủ quan và chủ nghĩa duy nghi lễ là hai mối nguy hiểm mà đức tin Kitô giáo phải vượt qua bằng mọi giá [61].
52. [Bình đẳng căn bản của mọi tín hữu trong đức tin]. Đức tin bản thân của mỗi tín hữu có thể có các mức độ khác nhau cả về cường độ trong mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi lẫn mức độ nội dung của nó được làm cho minh nhiên. Vì là một mối tương quan có bản chất bản thân, đức tin vốn thuộc về năng động lực riêng của nó, tức khả năng phát triển trong cả hai chiều kích: trong kiến thức và việc chiếm hữu các sự thật của đức tin và tính nhất quán bên trong của nó, một mặt, và mặt khác, sự tự tin và quyết tâm định hướng trọn cuộc sống dựa vào mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa [62].
53. Trong lịch sử thần học, vấn đề mức tối thiểu không thể thiếu đã được nêu ra liên quan đến kiến thức phản chiếu nội dung của đức tin, cũng như vai trò của điều gọi là “đức tin mặc nhiên”. Các nhà thần học kinh viện đã cho thấy một việc đánh giá cao đối với đức tin của những người tầm thường (simplices, minores [đơn sơ, nhỏ bé]). Theo Thánh Tôma Aquinô, không phải ai cũng nên được yêu cầu phải có cùng một mức độ minh nhiên như nhau trong việc biết cách phản ảnh nội dung đức tin [63]. Sự khác biệt giữa đức tin “mặc nhiên” và đức tin “minh nhiên” có ý nói tới một số nội dung đức tin nào đó một là được bao gồm trong cùng một đức tin và, theo nghĩa đó, được an vị trong hành vi tin – tức mặc nhiên-; hoặc là được tin một cách đáng tin cậy và có ý thức (Actu cogitatum credere) – tức minh nhiên. Các tín hữu tầm thường không cần phải biết cách cung cấp một giải thích tri thức chi tiết về các phát triển Ba Ngôi hoặc cứu thế học. Đức tin mặc nhiên bao gồm thiên hướng nền tảng (fundamental predisposition) sẵn sàng đồng nhất hóa với đức tin của Giáo hội và hợp nhất với đức tin này [64].
54. [Kinh Tin Kính: Nội dung tối thiểu của đức tin]. Theo Thánh Tôma, mọi người đã được rửa tội có nghĩa vụ phải tin một cách minh nhiên các điều khoản của Kinh Tin Kính [65]. Do đó, sẽ không đủ nếu chỉ tin vào ý chí cứu rỗi chung của Thiên Chúa, nhưng còn phải tin vào sự nhập thể, vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, một điều chỉ có thể khả hữu nhờ đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là đức tin “mà trong đó mọi người đạt được sự sống mới”, trong đó mọi Kitô hữu đều được rửa tội [66]. Vào thời các Giáo Phụ, quy tắc đức tin đóng một vai trò tương tự: đối với mọi tín hữu, nó có chức năng như một bản tóm tắt nội dung căn bản, cũng như hướng dẫn việc chứng thực các yếu tố ràng buộc của đức tin [67]. Thánh Tôma lập luận rằng kiến thức đức tin này không giả thiết phải có các kiến thức có trước, nhưng những người tầm thường cũng có thể tiếp cận được; hơn nữa, nhờ các lễ hội của năm phụng vụ, nội dung của nó được trình bày cho mọi người. Nghĩa vụ mọi chi thể của Giáo Hội phải có một đức tin minh nhiên vào kinh tin kính, xét về mặt tương liên, có nghĩa là sự công nhận phẩm giá bình đẳng của mọi Kitô hữu.
55. [Ghi chú về việc thiếu đức tin]. Trái ngược với đức tin không phải là việc ít kiến thức, mà là việc cố chấp bác bỏ một số sự thật của đức tin [68] và sự thờ ơ. Trong đường hướng này, Hugh thành St. Victor phân biệt rõ ràng hai nhóm. Có những tín hữu ít hiểu biết về đức tin và cũng không nổi bật về mối tương quan bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, tuy nhiên, họ vẫn bám vào việc thuộc về cộng đồng giáo hội và đem đức tin của họ ra thực hành trong cuộc sống của họ [69]. Tuy nhiên, những người khác, chỉ là những tín hữu "cho có tên và theo tập quán". Những người này “nhận lãnh các bí tích cùng với các tín hữu khác, nhưng không hề nghĩ gì tới các thiện ích của đời sau” [70]. Ở đây, có ý nói tới một yếu tố quan trọng của đức tin Kitô giáo: liệu “các thiện ích đời sau có được mong đợi hay không” (xem Dt 11: 1), và liệu niềm hy vọng đầy tin tưởng này có đủ mạnh để hướng dẫn hành động của con người hay không.
Kỳ sau: c) Tính hỗ tương giữa Đức tin và các Bí tích
a) Ánh sáng từ con đường đức tin của các môn đệ
42. [Tăng trưởng đức tin]. Thánh Phêrô, với tư cách là người phát ngôn của các môn đệ, khi trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu, đã phát biểu câu tuyên xưng đức tin : “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8: 29 và các câu song song). Tuy nhiên, Thánh Phêrô phải làm cho đức tin ban đầu này trưởng thành vì khi Chúa Giêsu bắt đầu giải thích rằng Người là Đấng Thiên Sai theo cung cách Con Người chịu đau khổ, một Đấng Thiên Sai sẽ bị đóng đinh, Thánh Phêrô đã bác bỏ Người và Chúa Giêsu đã trách mắng ngài một cách nghiêm khắc (Mc 8:31 -33). Do đó, Thánh Phêrô phải nhận ra con đường để lớn lên trong đức tin, kết hợp việc ngài gắn bó vô điều kiện với Chúa Giêsu như Đấng Kitô với việc hiểu biết khía cạnh tín lý mà sự gắn bó này vốn hàm ngụ. Điều này không những chỉ liên quan đến Thánh Phêrô, mà còn phản ánh thực tại của mỗi tín hữu. Chính các tông đồ cũng đã chỉ cho chúng ta con đường qua lời thỉnh cầu của các ngài với Chúa; “Xin thầy gia tăng đức tin của chúng con” (Lk 17: 5). Thánh Phaolô cảnh báo cho ta về sự tăng trưởng dần dần này và phải trông cậy vào nó, vì nó đề cập đến “mức đức tin mà Thiên Chúa vốn ban cho từng người” (Rm 12: 3; xem 12: 6). Ngài cũng khuyên bảo các Kitô hữu ở Côrintô, những người được ngài coi như “con cái Chúa Kitô”, đen đến cho họ “sữa” thay vì thức ăn đặc (xem 1 Cr 3: 1-2). Thư gửi người Do Thái lặp lại điều này bằng cách nói với các thành viên của cộng đồng Kitô giáo (x. Dt 5: 11-14). Vượt quá các khái niệm sơ đẳng của tín lý và đức tin Kitô giáo, thức ăn đặc dành cho những tín hữu nào, trong đời sống Kitô hữu, biết thực hiện sự biện phân thiện và ác, những người mà toàn bộ cuộc sống được soi sáng bởi ánh sáng đức tin [47].
43. Các môn đệ và những người ái mộ khác của Chúa Giêsu, tức đám đông, đã nắm bắt được một điều đặc biệt trong con người của Chúa Giêsu trước Lễ Vượt Qua. Chúng ta được nghe nói tới “đức tin” một cách đặc biệt trong bối cảnh các vụ chữa lành. Các hiện tượng chúng ta thấy khá đa dạng: Chúa Giêsu thực hiện các phép lạ nhưng không minh nhiên đề cập tới đức tin (thí dụ: Mc 1: 14-45; 3: 1-6; 6: 33-44); nhờ đức tin của những người cầu thay cho người khác (Mc 2: 5; Lc 7: 28-29); dù chỉ có một đức tin yếu kém (Mc 9: 24); hay đúng là nhờ đức tin (Mc 5:34). Bằng nhiều cách, các môn đệ được khuyến khích lớn lên trong đức tin (Mt 6:30; 8:26; 14:31; 16: 8; 17:20), trong đức tin vào Thiên Chúa và vào quyền năng của Người (Mc 12:24) và trong việc hiểu tư thế độc đáo của Chúa Giêsu trong chương trình của Thiên Chúa (Ga 14: 1).
44. Cái chết của Chúa Giêsu khiến việc gắn bó ban đầu này của các môn đệ bị thử thách. Tất cả đều tản tác và chạy trốn (Mc 14:50). Các phụ nữ đến ngôi mộ rất sớm vào buổi sáng dự định xức xác Chúa (Mc 16: 1-2). Tuy nhiên, với tin mới lạ của phục sinh và hồng ơn Chúa Thánh Thần được hứa ban (Ga 14: 16-17, 26), đức tin của các môn đệ được củng cố, đến mức họ đã có thể khai tâm nhiều người khác và củng cố họ trong đức tin (Ga 21: 15-18; Lc 22,32). Lễ Ngũ tuần đánh dấu đỉnh cao cuộc hành trình đức tin của các môn đệ. Không những hoàn toàn gắn bó với Chúa Giêsu, chết và sống lại, như Chúa và là Con của Thiên Chúa hằng sống, mà các ngài còn trở thành những nhân chứng can đảm, đầy sự mạnh bạo (parresia), có khả năng nói về các công trình của Thiên Chúa và thông truyền đức tin bằng mọi ngôn ngữ, nhờ Chúa Thánh Thần. Giờ đây, các ngài sẽ là các nhân chứng, thậm chí là các vị tử đạo, tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Xức Dầu bị đóng đinh sống lại, Con Thiên Chúa hằng sống, Chúa tể kẻ sống và kẻ chết. Trong hình tượng đức tin này, việc gắn bó đầy tin tưởng vào Chúa Giêsu bao gồm nội dung tín lý về phục sinh và việc triển khai ý nghĩa của nó. Theo các nguồn hiện có, đoạn văn nói về đức tin vào sự phục sinh này không dễ hiểu cũng không tự động, nhất là đối với những người, như chúng ta, không có lợi điểm được Đấng Phục sinh hiện ra (Thánh Tôma: Ga 20: 24-29). Tình tiết Emmaus (Lc 24: 13-35) cung cấp một số manh mối quý giá để khai tâm người khác trên con đường đức tin [48]. Nhịp bước với những người, dù thất vọng, vẫn bày tỏ một quan tâm nào đó. Lắng nghe các mối quan tâm của họ và hoan nghinh họ. Tương phản họ một cách kiên nhẫn bằng ánh sáng của lịch sử cứu rỗi đuợc phản ảnh trong Kinh thánh, kích thích mong ước được biết nhiều hơn và tốt hơn kế hoạch của Thiên Chúa. Điều này mở đường cho một đức tin trưởng thành trong các chiều kích bí tích và giáo hội vốn của riêng đức tin.
45. [Cần biện phân một cách kiên nhẫn]. Kinh thánh, việc suy tư về lịch sử cứu rỗi, trình bầy vô số tình huống trong đó đức tin, như một thực tại năng động và quan yếu với đủ các tiến độ và thụt lùi, tự thấy nó trong nhiều vị thế, từ việc tìm kiếm lợi ích trông thấy, chỉ nhằm duy nhất lợi ích bản thân, tới việc cực kỳ quảng đại của tình yêu tuyên tín. Chúa Giêsu đã tuyệt đối bác bỏ thứ đạo đức giả hình (thí dụ, Mc 8:15), kêu gọi hoán cải và tin vào Tin Mừng (Mc 1: 15), nhưng Người đã nghinh đón cách hảo tâm rất nhiều người đến với Người mong được ơn cứu rỗi của Thiên Chúa cách nào đó. Vì lý do này, người ta phải đánh giá cao giá trị của đức tin chớm nở, đức tin đang trên đường chín mùi, tin rằng trong khao khát được biết Thiên Chúa không có việc loại bỏ các vấn nạn và các do dự chưa được giải quyết, đức tin không hoàn hảo gặp khó khăn trong việc gắn bó với tính tổng thể của nội dung mà Giáo hội vốn coi là mặc khải. Nhiệm vụ của mọi tác nhân mục vụ là giúp vào việc tăng trưởng đức tin, bất kể ở giai đoạn nào, để nó có thể khám phá toàn bộ khuôn mặt của Chúa Kitô và toàn bộ các yếu tố tín lý, vốn bao gồm việc gắn bó tin tưởng vào Chúa đã chết và đã sống lại. Vì sự đa dạng này, không đòi phải có cùng một đức tin cho mọi bí tích hoặc trong cùng những hoàn cảnh sống.
b) Các biến điệu (modulations) của đức tin
46. [Cần một số soi sáng]. Suy tư cổ điển về đức tin và các bí tích đã làm nổi bật việc nói tới cả tính bất khả thu hồi của hồng phúc Chúa Kitô (ex opere operato) lẫn các chuẩn bị (dispositions) cần thiết cho việc lãnh nhận thành hiệu và hữu hiệu các bí tích. Những điều khoản này sẽ bị hiểu lầm tận gốc rễ nếu chúng được coi như một loại trở ngại tùy tiện áp đặt để ngăn cản hoặc làm cho việc tiếp cận các bí tích trở nên khó khăn hơn. Chúng cũng không có bất cứ điều gì liên quan với “chủ nghĩa ưu tuyển” (elitism), một chủ nghĩa coi thường đức tin của người tầm thường. Nó chỉ đơn giản làm nổi bật các chuẩn bị nội tâm để các tín hữu lãnh nhận điều Chúa Kitô tự do ban cho chúng ta trong các bí tích. Nghĩa là, điều được biểu lộ trong các việc chuẩn bị này là việc điều chỉnh thỏa đáng giữa đức tin và các bí tích của đức tin: bởi chính bản chất của chúng, các bí tích của đức tin đòi phải có loại đức tin nào? Không mất đi những lợi ích đã thu lượm được trong diễn trình suy tư thần học, điều đáng làm là trình bầy các khía cạnh đa dạng của đức tin bản thân, và sau đó, trong các chương sau, biện phân cách chúng dự phần ra sao vào việc cử hành bí tích được hiểu như một cuộc gặp gỡ có tính đối thoại.
47. [Chiều kích thần học]. Nét đặc biệt của đức tin hệ ở sự kiện: nó được khắc ghi rõ ràng trong mối tương quan với Thiên Chúa. Thần học phân biệt các khía cạnh khác nhau bên trong một hành vi đức tin [49]. Đây là điểm khác nhau giữa việc “credere Deum”, tin Thiên Chúa, có ý nói đến yếu tố nhận thức (cognitive) của đức tin, nói đến điều được tin (fides quae). Điều thích đáng đối với đức tin là hướng về Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao đức tin có đặc tính qui thiên (theo-centric). Trong khi “Credere Deo”, tin vào Thiên Chúa, nói lên khía cạnh chính thức, lý do cho sự thuận ý tin theo. Thiên Chúa cũng là nguyên nhân khiến người ta tin (fides qua), vì vậy, đức tin có đặc tính thần học (theo-logical). Do đó, Thiên Chúa là đối tượng được tin và là lý do cho đức tin. Tuy nhiên, với những khía cạnh căn bản này, hành vi đức tin không được phản ảnh trong tính toàn vẹn của nó. Ngoài ra còn có việc “Credere in Deum”, tin đối với [toward] Thiên Chúa. Ở đây, khía cạnh ý chí (volitional) được biểu lộ rõ ràng hơn, với sự tích hợp hai khoảnh khắc trên đây; đức tin cũng bao gồm một ước muốn và một chuyển động hướng về Thiên Chúa, khởi đầu của một hành trình hướng về Thiên Chúa, một hành trình sẽ được hoàn thành trong cuộc gặp gỡ cánh chung với Người trong cuộc sống vĩnh cửu. Vì lý do này, đức tin có chiều kích thần-cánh chung (theo-eschatological). Hành vi đức tin trong tính toàn vẹn của nó giả thiết phải hội tụ cả ba khía cạnh. Điều này đặc biệt xảy ra trong thuật ngữ “in Deum", vốn bao gồm cả hai lãnh vực kia.
48. [Chiều kích Ba Ngôi]. Trong đức tin Kitô giáo, tin vào Thiên Chúa ngụ ý tin vào Chúa Giêsu Kitô như Chúa Con, nhờ Chúa Thánh Thần. Một cách đặc trưng, kinh tin kính lặp đi lặp lại ba lần “in Deum”, có ý chỉ mỗi một trong Ba Ngôi Thiên Chúa, cho thấy chiều kích Ba Ngôi. Công thức đề cập đến sự khác biệt với bất cứ hành vi nào khác của sự tin tưởng tương tự, thí dụ, tin tưởng ở một con người phàm trần [50]. Mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi được phân biệt với mối tương quan vốn được Người phát sinh hoặc tạo ra. In Deum credere nói lên hình tượng hoàn hảo của mối tương quan bản vị; nó bao gồm hy vọng và tình yêu [51], hoặc như Thánh Augustinô mô tả nó: “Hãy gắn bó bằng cách tin Thiên Chúa, Đấng làm điều tốt, để làm điều tốt bằng cách hợp tác với Người” [52]. Đây là hình thức đức tin chân thực, một đức tin bao gồm hai chiều kích đã được đề cập: tin Thiên Chúa và tin vào Thiên Chúa (Credere Deum và Credere Deo) [53]. Công thức “credo in Deum” không bị giản lược vào việc tuyên xưng và lời xác tín, nhưng là diễn trình hoán cải và phó thác, con đường đức tin của tín hữu. Chính chiều kích bản thân này đem lại cho kinh tin kính và các điều khác nhau của nó sự gắn bó. Điều này đặc biệt diễn ra một cách thâm hậu trong các cử hành bí tích, phù hợp với nhiệm cục của Chúa Thánh Thần [54], trong đó người ta tri nhận điều này: đức tin luôn luôn mang tính giáo hội [55]:
Trong việc cử hành các bí tích, Giáo hội truyền lại ký ức của mình đặc biệt qua việc tuyên xưng đức tin. Kinh tin kính không những chỉ liên quan đến việc tỏ sự thuận tình của mình đối với một bộ các sự thật trừu tượng; đúng hơn, khi được đọc lên, cả cuộc đời bị cuốn vào một hành trình hướng đến việc hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta có thể nói rằng trong kinh tin kính, các tín hữu được mời gọi đi vào mầu nhiệm được họ tuyên xưng và được biến đổi bởi nó [56].
49. Trong đức tin Ba Ngôi có ngụ ý mối tương quan bản thân của tín hữu với mỗi Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhờ đức tin, Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến sự hiểu biết toàn bộ sự thật (Ga 16: 12-13). Không ai có thể tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa trừ trong Chúa Thánh Thần (1 Cô 12: 3). Do đó, Chúa Thánh Thần ngự trong tín hữu và ban năng lực để họ bước đi trong Chúa Thánh Thần hướng về Thiên Chúa, làm chứng cho đức tin của mình, truyền bá đức ái Kitô giáo, sống trong hy vọng, đạt tới sự chín mùi của tính viên mãn tín hữu, theo thước đo của Chúa Kitô (xem thư Êphêsô 4:13). Do đó, Chúa Thánh Thần hành động trong tín hữu cả trong chính hành vi tin có tính chủ quan, cũng như trong các nội dung được tin và, dĩ nhiên, trong năng động tính quan trọng mà đức tin đã in dấu nơi tín hữu. Tính năng động này ngụ ý một sự chiếm hữu sâu sắc hơn các Mối Phúc, một họa ảnh trái tim của Chúa Kitô và, do đó, của môn đệ [57]. Bằng các ơn phúc của Người, Chúa Thánh Thần củng cố tín hữu cá thể [58] và toàn thể Giáo hội. Nhờ đức tin, chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Con Thiên Chúa hằng sống; chúng ta trở thành môn đệ của Người, tiến bước trong sự phù hợp với Người (x. Rm 8, 29). Nhờ đức tin, và nhờ sự trung gian của Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng ta biết kế hoạch của Thiên Chúa Cha, chúng ta bước vào tương quan với Người, chúng ta ca ngợi Người, chúng ta tán tụng Người và chúng ta vâng lời Người như những đứa con yêu dấu. Chúng ta lên đường thực hiện ý muốn của Người dành cho chúng ta, cho lịch sử và cho sáng thế.
50. [Phong trào Cải cách và ảnh hưởng của nó]. Cuộc Cải cách đã tạo ra một ảnh hưởng phải được đánh giá cao về tính trổi vượt của hành vi đức tin cá nhân so với việc tuyên xưng đức tin của giáo hội. Các đặc tính độc đáo nổi bật là việc tập trung đức tin vào việc công chính hóa riêng bản thân người ta, việc định phẩm hành vi đức tin như một sự chiếm hữu ơn thánh, và việc đồng nhất hóa sự chắc chắn của đức tin với sự chắc chắn của ơn cứu rỗi. Việc chủ quan hóa chân lý có xu hướng này cũng đã ảnh hưởng tới một phần của nền thần học về đức tin trong đạo Công Giáo gần đây, khi, dưới nhãn hiệu chủ nghĩa nhân vị, nó đã tiếp nhận xu hướng duy chủ quan đơn phương. Chính vì thế, trong những cách tiếp cận này, đức tin được mô tả ít như việc tuyên xưng hơn là mối tương quan bản thân của tín thác (tin vào một ai đó), và, ít nhất là về mặt xu hướng, trái ngược với đức tin tín lý (tin vào một điều gì đó).
51. [Fides qua: fides quae]. Nếu cuộc đối thoại của Thiên Chúa với con người có bản chất bí tích, một bản chất bao trùm trọn bộ mặc khải, thì đáp ứng, bằng đức tin, cũng phải có một luận lý học bí tích, được Chúa Thánh Thần thúc đẩy và làm cho khả hữu. Không thể có việc hiểu biết chủ quan về một mình đức tin (fides qua), không liên hệ gì tới chân lý đích thực về Thiên Chúa (fides quae), được lưu truyền trong mặc khải và được bảo tồn trong Giáo hội. Do đó, có một sự “thống nhất sâu sắc giữa hành vi nhờ đó chúng ta tin và nội dung được chúng ta thuận tình tin. Thánh tông đồ Phaolô giúp chúng ta đi vào thực tại này khi ngài viết: “Người ta tin bằng trái tim và họ tuyên xưng bằng miệng” (xem Rm 10:10) [59]. Chính các dấu hiệu bí tích về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới và lịch sử đã truyền cảm hứng, phát biểu và giữ gìn đức tin. Trong quan niệm Kitô giáo, không thể nghĩ đến một đức tin mà không có việc phát biểu bí tích (đối đầu với việc tư riêng hóa duy chủ quan [subjectivist privatization]), cũng không thể có việc thực hành bí tích khi không có đức tin giáo hội (chống lại chủ thuyết duy nghi thức [ritualism]). Nơi nào đức tin loại bỏ việc đồng nhất hóa giữa việc tuyên xưng và đời sống của Giáo hội, đức tin này không còn là sự hòa nhập vào Chúa Kitô nữa. Đức tin bị tư riêng hóa và bất nhập thể của phái Ngộ đạo vốn hiện hữu xuyên suốt lịch sử Kitô giáo như một cơn cám dỗ [60]. Nhưng cũng thường có khuynh hướng ngược lại, tức một đức tin hướng ngoại, gắn bó bằng lời với việc tuyên xưng đức tin mà không chiếm hữu nó thông qua việc hiểu biết hoặc cầu nguyện bản thân. Việc tư riêng hóa duy chủ quan và chủ nghĩa duy nghi lễ là hai mối nguy hiểm mà đức tin Kitô giáo phải vượt qua bằng mọi giá [61].
52. [Bình đẳng căn bản của mọi tín hữu trong đức tin]. Đức tin bản thân của mỗi tín hữu có thể có các mức độ khác nhau cả về cường độ trong mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi lẫn mức độ nội dung của nó được làm cho minh nhiên. Vì là một mối tương quan có bản chất bản thân, đức tin vốn thuộc về năng động lực riêng của nó, tức khả năng phát triển trong cả hai chiều kích: trong kiến thức và việc chiếm hữu các sự thật của đức tin và tính nhất quán bên trong của nó, một mặt, và mặt khác, sự tự tin và quyết tâm định hướng trọn cuộc sống dựa vào mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa [62].
53. Trong lịch sử thần học, vấn đề mức tối thiểu không thể thiếu đã được nêu ra liên quan đến kiến thức phản chiếu nội dung của đức tin, cũng như vai trò của điều gọi là “đức tin mặc nhiên”. Các nhà thần học kinh viện đã cho thấy một việc đánh giá cao đối với đức tin của những người tầm thường (simplices, minores [đơn sơ, nhỏ bé]). Theo Thánh Tôma Aquinô, không phải ai cũng nên được yêu cầu phải có cùng một mức độ minh nhiên như nhau trong việc biết cách phản ảnh nội dung đức tin [63]. Sự khác biệt giữa đức tin “mặc nhiên” và đức tin “minh nhiên” có ý nói tới một số nội dung đức tin nào đó một là được bao gồm trong cùng một đức tin và, theo nghĩa đó, được an vị trong hành vi tin – tức mặc nhiên-; hoặc là được tin một cách đáng tin cậy và có ý thức (Actu cogitatum credere) – tức minh nhiên. Các tín hữu tầm thường không cần phải biết cách cung cấp một giải thích tri thức chi tiết về các phát triển Ba Ngôi hoặc cứu thế học. Đức tin mặc nhiên bao gồm thiên hướng nền tảng (fundamental predisposition) sẵn sàng đồng nhất hóa với đức tin của Giáo hội và hợp nhất với đức tin này [64].
54. [Kinh Tin Kính: Nội dung tối thiểu của đức tin]. Theo Thánh Tôma, mọi người đã được rửa tội có nghĩa vụ phải tin một cách minh nhiên các điều khoản của Kinh Tin Kính [65]. Do đó, sẽ không đủ nếu chỉ tin vào ý chí cứu rỗi chung của Thiên Chúa, nhưng còn phải tin vào sự nhập thể, vào cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô, một điều chỉ có thể khả hữu nhờ đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là đức tin “mà trong đó mọi người đạt được sự sống mới”, trong đó mọi Kitô hữu đều được rửa tội [66]. Vào thời các Giáo Phụ, quy tắc đức tin đóng một vai trò tương tự: đối với mọi tín hữu, nó có chức năng như một bản tóm tắt nội dung căn bản, cũng như hướng dẫn việc chứng thực các yếu tố ràng buộc của đức tin [67]. Thánh Tôma lập luận rằng kiến thức đức tin này không giả thiết phải có các kiến thức có trước, nhưng những người tầm thường cũng có thể tiếp cận được; hơn nữa, nhờ các lễ hội của năm phụng vụ, nội dung của nó được trình bày cho mọi người. Nghĩa vụ mọi chi thể của Giáo Hội phải có một đức tin minh nhiên vào kinh tin kính, xét về mặt tương liên, có nghĩa là sự công nhận phẩm giá bình đẳng của mọi Kitô hữu.
55. [Ghi chú về việc thiếu đức tin]. Trái ngược với đức tin không phải là việc ít kiến thức, mà là việc cố chấp bác bỏ một số sự thật của đức tin [68] và sự thờ ơ. Trong đường hướng này, Hugh thành St. Victor phân biệt rõ ràng hai nhóm. Có những tín hữu ít hiểu biết về đức tin và cũng không nổi bật về mối tương quan bản thân sâu sắc với Thiên Chúa, tuy nhiên, họ vẫn bám vào việc thuộc về cộng đồng giáo hội và đem đức tin của họ ra thực hành trong cuộc sống của họ [69]. Tuy nhiên, những người khác, chỉ là những tín hữu "cho có tên và theo tập quán". Những người này “nhận lãnh các bí tích cùng với các tín hữu khác, nhưng không hề nghĩ gì tới các thiện ích của đời sau” [70]. Ở đây, có ý nói tới một yếu tố quan trọng của đức tin Kitô giáo: liệu “các thiện ích đời sau có được mong đợi hay không” (xem Dt 11: 1), và liệu niềm hy vọng đầy tin tưởng này có đủ mạnh để hướng dẫn hành động của con người hay không.
Kỳ sau: c) Tính hỗ tương giữa Đức tin và các Bí tích