CHÚA NHẬT XXXI TN (A)
Lễ Các Thánh Nam Nữ
Khải huyền. 7: 2-4, 9-14; T.vịnh 23; I Gioan 3:1-3; Mátthêu 5:1-12

Tôi đang học năm thứ 2 ở Đại học, và đang dự thánh lễ kính các Thánh trong nhà nguyện của trường Đại học. Tôi nghe các bài đọc trích từ Kinh Thánh được đọc trong thánh lễ và tôi cảm thấy bối rối. Tôi mong muốn có thể bày tỏ sự bối rối đó của tôi về một thần học sâu sắc. Nhưng tôi mới có 19 tuổi và cũng như các bạn cùng lớp với tôi không đủ kiến thức suy hiểu về những ý nghĩ thiêng liêng hay về thần học. Sau khi nghe bài đọc trích từ sách Khải Huyền, tôi rất bối rối trước câu trả lời cho câu hỏi của một vị Kỳ mục nói về tính chất của nhiều người được nói đến trong bài đọc; họ mặc áo choàng trắng: “từ mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi chủng tộc, và mọi ngôn ngữ”.

Vị Kỳ mục tự trả lời câu hỏi của ông ta "Đây là những người đã đến, sau khi trãi qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo choàng của mình trong máu Con Chiên". Và đó là nguồn gốc cho câu hỏi của tôi: làm sao có thể giặt áo choàng trong máu và chúng trở nên trắng tinh được? Mãi đến những năm học sau năm thứ 2, tôi mới quyết định đi tìm sự khó hiểu của bài sách mà tôi nghe đó.

Sách Khải Huyền cho chúng ta nhiều thị kiến sơ phác về tòa án ở thiên đàng. Trước đó, trong chương thứ 4, cho thấy hình ảnh một Thiên Chúa đang ngự trên ngai. Xung quanh Ngài có 24 Kỳ mục. Các Kỳ mục cầm hình ảnh của Con Chiên Thiên Chúa bị giết có "phú quý và quyền năng, khôn ngoan và sức mạnh, danh dự và vinh quang hiền hậu” (Kh 5:12)

Trong bài đọc hôm nay, một số rất đông dân chúng cùng với những người đó, "từ mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ”(c.9). Đó là một số người mặc áo choàng trắng, cầm nhành lá thiên tuế. Những người đó được lãnh nhận áo choàng trắng vì họ là những người đã tử vì đạo. Nhành lá thiên tuế họ cầm là tượng trưng cho sự được tung hô, dấu chỉ của dịp lễ. Họ đến từ nhiều ngôn ngữ và sắc dân được xác định trong sách khải huyền; “Đây là những người đã vượt qua cơn thử thách lớn lao”.

Vì thế mà áo choàng họ đã được giặt trong máu Con Chiên Thiên Chúa. Họ đã tử vị đạo trong cuộc bách hại lớn vì niềm tin của họ nơi chiên con của Đức Chúa. Và bây giờ các "nhân chứng" này (nghĩa là những người tử đạo), được cứu khỏi những đau đớn, đói khát và bắt bớ. Có phải họ là những người Chúa Giêsu diển tả trong bài Các Mối Phúc, những người đã chịu đựng đau khổ vì đức tin của họ "họ sẽ được ủi an vì… sẽ đước đất hứa… sẽ được hài lòng v.v…" chăng?

Trước kia, lễ các Thánh chỉ mừng những ai bị tử vì đạo trong những thời kỳ bị bách hại. Trong Giáo Hội Tiên Khởi, và trong các giáo hội thời nay, cụm từ "các Thánh" là tên gọi dành cho những người Kitô Hữu (Cr.1:2,14:33). Hôm nay chúng ta ghi nhớ, mừng vui và cam đoan với nhau rằng: "Hãy nhìn thấy điều gì Thiên Chúa đã làm cho những người bình thường! Để họ trở nên những vị Thánh, và chúng ta cũng vậy. Hãy luôn sửa soạn: "Để bây giờ chúng ta nên thánh! Hãy ca ngợi Chúa".

Nếu hôm nay chúng ta có mặt ở nhà thờ (hay tham dự thánh lễ trực tuyến) chúng ta sẽ thấy gì? Lẽ cố nhiên có nhiều điều được trích trong Kinh Thánh được đọc làm chúng ta để ý đến phần đầu của thánh lễ. Sau khi nghe Lời Chúa. chúng ta quay về bàn thờ với bánh và rượu, chúng ta sẽ dâng lên để được thánh hóa. Nhưng, trong lúc chúng ta hướng nhìn về bàn thờ, có thể mắt chúng ta sẽ nhìn thấy các thánh xung quanh chúng ta là các bức tượng và các bức tranh gắn trên tường.

Họ là những người được chúc phúc được mô tả trong phúc âm hôm nay. Họ là những người có tâm hồn nghèo khó, họ là những kẻ đã sầu khổ, họ là những người đã hiền lành, họ là những kẻ khao khát điều công chính, họ là những người đã bị sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa vì Thiên Chúa, họ là những ai đã bị tử đạo vì đức tin, họ là những ai đã xót thương người, họ là những người xây dựng hòa bình, họ là những người con trung kiên và sống động của Chúa Thánh Thần. Sau khi nhớ đến những việc lớn lao của Thiên Chúa đã thực hiện nơi các Thánh, chúng ta có lý do cảm tạ. Linh mục chủ tế sẽ dâng lời cầu nguyện bí tích Thánh Thể: "Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa, Chúa chúng ta" rồi chúng ta đáp lại "Thật là chính đáng". Thật thế, nhưng còn có nhiều điều nữa để cảm tạ, nhiều đấng thánh, không chỉ trong quá khứ, nhưng có cả những người đang đứng xung quanh chúng ta đây, Họ là ai? Làm thế nào để đời sống của họ phản ánh được sự thánh thiện của Thiên Chúa? Tạ ơn Chúa vì họ đã làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa chúng ta, họ đã làm những gì Thiên Chúa đã làm qua Con Ngài và các thánh qua các thời đại.

Trên bàn làm việc của tôi, có một hiện vật để nhắc tôi nhớ hoạt động của Thiên Chúa trong Thánh Thần của Ngài. Đó là cuốn sách "Các Thánh" của tác giả Robert Ellsberg. Trong đó tác giả viết một bản sơ phác về tiểu sử của các thánh đã được công nhận trong Giáo Hội Công Giáo, và cũng có đời sống của các Kitô Hữu trong các giáo hội khác, cũng như người Hồi Giáo, Do thái giáo, và ngay cả những người vô tín ngưỡng với phong tục khác biệt. Đó là điều mà sách Khải Huyền nhắc nhở chúng ta hôm nay: "Sau đó tôi có thị kiến một đoàn người đông đảo mà không ai có thể đếm được, từ mọi dân tộc, mọi chủng tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ.

Lễ các Thánh là lễ của Chúa Thánh Thần. Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người để cứu giúp chúng ta. Ngôi thứ Ba là Chúa Thánh Thần, Ngài là Thiên Chúa đang hoạt động ở giữa chúng ta, đem chương trình của Thiên Chúa thực hiện trong xác thân hèn yếu của chúng ta. Chúa Thánh Thần hoạt động dưới nhiều hình thức, nhưng, dấu chỉ có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần là sức sống cộng đoàn. Thánh Linh là máng thông ơn của Thiên Chúa tuôn đổ sự sống của Thiên Chúa xuống cho chúng ta, phàm nhân chúng ta là những người thường bị lạc lối, Thần khí Chúa làm cho chúng ta trở nên một dân tộc để đi theo đường lối của Thiên Chúa.

Theo thị kiến trong sách Khải Huyền cho chúng ta biết hôm nay "Sau đó tôi có thị kiến một đám rất đông mà không ai có thể đếm được, từ mọi dân, từ mọi chủng tộc, từ mọi nước, và mọi ngôn ngữ". Chúa Thánh Thần liên kết tất cả mọi người thông qua tình yêu thương toàn diện của Thiên Chúa. Vậy thì các thánh bởi đâu mà ra? Nhờ sự làm việc liên lỉ của Chúa Thánh Linh. Điều đó xảy ra khi nào và ở đâu? Trên mọi đất nước, và qua mọi thời đại. Nhờ Chúa Thánh Thần, ngay bây giờ đây, chúng ta đang được liên kết với Thiên Chúa và với nhau. Tôi thích truyền thống của vài giáo hội, một số nhóm giáo dân hay bắt đầu phụng vụ với lời chào đón nhau với câu "Xin chào các thánh".

Vậy phải chăng đó là điều chúng ta mừng trong ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động ban ơn thánh sủng của Ngài cho chúng ta nên một cộng đoàn thánh thiện, một cộng đoàn các thánh phải không?

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


31st SUNDAY (A)
FEAST OF ALL SAINTS
Rev. 7: 2-4, 9-14; Psalm 24; I John 3:1-3; Matthew 5:1-12

I am a college sophomore attending Mass on the feast of All Saints at our University chapel. I hear the assigned Scriptures for the day and I am puzzled. I wish I could say my confusion was about a profound theological issue. But I’m 19 years old, not the age when I, or my classmates, pondered serious spiritual, or theological questions. After hearing the reading from the Book of Revelations I’m confused by the response to the question put by the elder about the identity of the innumerable people dressed in white robes: "from every nation, race, people and tongue."

The elder answers his own question: "These are the ones who have survived the time of great distress, they have washed their robes and made them white in the Blood of the Lamb." There is the source of my question: how can you wash robes in blood and have them come out white? It was not until years later that I decided to satisfy the quandary the reading raised in my sophomore mind.

Revelation presents us with several visions of the heavenly court. Earlier (chapter 4) it gave a vision of God sitting on a throne, surrounded by 24 elders. They are beholding the image of the slain Lamb of God, who has "power and wealth and wisdom and might and honor and glory and blessing" (5:12).

In today’s reading a vast number of people have joined the audience, "From every nation, from all tribes and peoples and languages" (v. 9). It is a white-robed throng holding palm branches. Their white robes are given them because they were martyred. Their palm branches are celebratory, signs of a feast. They are innumerable and the language that identifies them is apocalyptic, "These are the ones who survived the time of great distress."

That is how their robes were washed in the blood of the Lamb. They were martyred during the great persecutions for their faith in the Lamb of God. Now these "witnesses" (that’s what "martyrs" means) are saved from pain, hunger, thirst and persecution. Are they the people Jesus describes in the Beatitudes who, despite present afflictions for their faith in him, "will be comforted… will inherit the earth...will be satisfied, etc."?
Originally, All Saints Day celebrated those who had died as martyrs in persecutions. In the early church, and some churches today, "saints" was the name for Christians (Cor. 1:2; 14:33). Today we remember, celebrate, and assure one another, "See what God can do among ordinary people! Just as they are saints, so shall we be." Correction – "So are we now! Praise God!"

If we are in church today (or, possibly live streaming) what will we see? Of course, the Book of the Scriptures catches our attention during the first part of the Mass. After hearing God’s Word we turn to the altar and the bread and wine we will offer for consecration. But, as our eyes turn towards the altar, perhaps our gaze will fall on the images of the saints that surround us in statutes, paintings and mosaics on the walls.

There they are, those Beatitude people described in today’s gospel: once poor in spirit, mourning, lowly, justice-seekers, persecuted, martyred for their faith, merciful, peacemakers – God’s children whose lives reflected the animating and faith-sustaining presence of the Spirit. After such reminders of God’s great works in the lives of the saints, we have reason to give thanks. The presider will introduce the Eucharistic Prayer, "Let us give thanks to the Lord, our God." And we will respond, "It is right and just." True enough, but there is more to include in our thanks, more saints, not from the past. but those who are among us now. Who are they? How do their lives reflect the holiness of God? Thank you God for their witness to your presence among us, doing what you have done through your Son and his saints through the ages.

On my desk I have a reminder of God’s active and inclusive Spirit. It is Robert Ellsberg’s book, "All Saints" (New York: Crossroad, 1998). Ellsberg includes biographical sketches of those named saints by the Catholic Church. He also includes Christians from other denominations, as well as Muslims, Jews and even those without membership in any faith tradition. It is what the Book of Revelation reminds us today: "After this I had a vision of a great multitude, which no one could count, from every nation, race, people and tongue."

The feast of All Saints is a feast of the Holy Spirit. The second person of the Trinity took flesh to save us. The third person, the Holy Spirit, is God acting among us, bringing God’s plan for us humans to fulfillment. The Spirit works in many ways, but one sign of the Spirit’s presence is the creation of a community of life. The Spirit is God’s communication of grace, pouring the life of God into us limited humans, who often go astray, forming us into a people who are enabled to walk in God’s ways.

As the visionary of the Book of Revelation tells us today: "After this I had a vision of a great multitude which no one could count, from every nation, race, people and tongue." The Spirit links all humans through the universal love of God. How do saints come about? Through the limitless work of the Spirit. Where and when does this happen? In every land and every age. Through the Spirit we are, even now, being united to God and connected to one another. I like the tradition in some churches and denominations that begins prayer by greeting the gathered community with, "Good morning saints!"

And isn’t that what we celebrate today, the Spirit’s ongoing work of grace that forms us into a holy community, a community of saints?