MỘT CƠN GIẬN THÁNH
“Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng ngày lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô, cách nào đó, khiến chúng ta sững sờ, Chúa Giêsu nổi giận; Ngài chắp dây thừng làm roi, hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế, đánh đuổi bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Thật là một cảnh tượng chưa từng thấy; thế nhưng, sự nổi giận của Chúa Giêsu lại cần thiết; ở đây, chúng ta chứng kiến ‘một cơn giận thánh’.
Điểm then chốt ở đây là chúng ta phải hiểu cơn giận của Chúa Giêsu thuộc xung năng nào. Nói đến giận dữ, chúng ta thường nghĩ đến một xung động không thể tự kìm chế và trên thực tế, nó điều khiển chúng ta; đó là sự mất kiểm soát và sẽ là một tội. Cơn giận của Chúa Giêsu không thuộc loại này, cơn giận của Ngài là ‘một cơn giận thánh’.
Rõ ràng, Chúa Giêsu trọn lành mọi đàng, vì vậy, phải hết sức cẩn thận để không đánh đồng cơn giận của Ngài với những trải nghiệm giận dữ bình thường của chúng ta. Phải, đó là một cảm xúc nơi Ngài, nhưng khác với những gì thường thấy nơi chúng ta. Cơn giận của Chúa Giêsu phát xuất từ một tình yêu hoàn hảo của một vị Thiên Chúa toàn thánh. Vì lẽ, đền thờ Giêrusalem là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người, Thiên Chúa muốn tiếp tục đồng hành với dân Người như xưa Người đã cùng đi với họ 40 năm trong lều tạm ở sa mạc; thế mà, giờ đây, Giêrusalem thành hang ổ trộm cướp. Vì thế, chính tình yêu dành cho kẻ lầm lạc và lòng khao khát họ ăn năn nơi Chúa Giêsu đã thúc bách Ngài bộc lộ một xung năng như thế. Cơn giận của Ngài nhắm đến tội lỗi của những ai đang mải mê với tiền bạc mà quên đi sự thánh thiêng của đền thờ cũng như sự thánh thiện trong tâm hồn; Ngài tấn công những gì xấu xa mà Ngài đang nhìn thấy. Điều đó có thể gây sốc, nhưng trong hoàn cảnh này, đó là cách hiệu quả nhất để Ngài kêu gọi con người ăn năn; “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi” đã dẫn Ngài đến ‘một cơn giận thánh’ đúng nghĩa. Cơn giận của Ngài là chính đáng, cần thiết; vì lẽ, nó luôn luôn để lại một cảm giác bình an và yêu thương cho ai bị quở trách kéo theo một lòng biết ơn thẳm sâu nơi họ. Thật bất ngờ!
Nhưng sẽ bất ngờ hơn khi nói rằng, có thể Chúa Giêsu cũng đang nổi giận với mỗi người chúng ta, Ngài muốn chúng ta hãy có ‘một cơn giận thánh’ với chính mình vì xem ra, chúng ta chưa thánh. Tâm hồn chúng ta vốn là đền thờ của Thiên Chúa, nơi suối nguồn thánh sủng của Thiên Chúa tuôn chảy đêm ngày như sách Êzêkiel mô tả, suối nguồn ấy lẽ ra phải đem sự sống cho tha nhân, cho thế giới; vậy mà đền thờ ấy xem ra đang bị hoen ố; dòng chảy ấy xem ra đang bị ô nhiễm. Mặt khác, Thiên Chúa muốn ngự giữa dân, đi đi lại lại giữa dân, không phải giữa những đền thờ gạch đá nhưng là chính tâm hồn mỗi người chúng ta; Thánh Phaolô quả quyết, “Anh em không biết, anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”. Vậy mà ở đó, xem ra cũng đang ngổn ngang nhiều thứ trái mắt Người. Chúa Giêsu nói, “Hãy phá huỷ đền thờ này đi”, nghĩa là hãy phá đi những gì nghịch lại với ân sủng, những gì vụ hình thức, những gì gian dối.
Ngày kia, một thiền sư dắt các đồ đệ đi lễ nửa đêm tại một đền thờ toạ lạc giữa một khu rừng. Dân chúng lũ lượt kéo đến, ai nấy mang theo đuốc sáng. Với ánh đuốc, họ làm sáng rực thánh thất và các vách tường vốn nổi bật bởi những hình tượng thiêng thánh. Sau buổi cử hành, đám đồ đệ tấm tắc khen ngợi cuộc lễ đầy ấn tượng, “Chúng con đã thấy sự hiện diện của Đấng Tối Cao”. Thiền sư mỉm cười bảo, “Ánh đuốc và các bức tường đã đánh lừa chúng con; ngày nào đó, khi ngọn đuốc của chúng con thiêu rụi tất cả những bức tường của đền thờ, chúng con sẽ thấy Đấng Tối Cao”.
Anh Chị em,
“Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”, thiêu đốt những gì không thuộc về Chúa nơi tôi, để tôi có một con tim tinh ròng và một tình yêu cháy bỏng như Chúa Giêsu. Tôi mong có một nhà thờ khang trang đẹp đẽ làm sao thì Thiên Chúa cũng muốn linh hồn tôi tinh tuyền xinh đẹp thể ấy. Lửa Thánh Thần cũng phải thiêu rụi tất cả những gì bất xứng trong tâm hồn tôi như lửa phải thiêu đốt các bức tường của đền thờ giữa khu rừng; nhờ đó, tôi mới có thể chiêm ngắm dung mạo đích thực của Thiên Chúa tối cao.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con dễ giận người khác nhưng quá nhu mì với chính mình; xin gieo vào con ‘một cơn giận thánh’ của Chúa để con cũng được thanh luyện bởi lửa Thánh Thần. Từ đó, có thể sống một đời sống trong ân sủng Chúa và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng ngày lễ Cung hiến Thánh đường Latêranô, cách nào đó, khiến chúng ta sững sờ, Chúa Giêsu nổi giận; Ngài chắp dây thừng làm roi, hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế, đánh đuổi bọn họ cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Thật là một cảnh tượng chưa từng thấy; thế nhưng, sự nổi giận của Chúa Giêsu lại cần thiết; ở đây, chúng ta chứng kiến ‘một cơn giận thánh’.
Điểm then chốt ở đây là chúng ta phải hiểu cơn giận của Chúa Giêsu thuộc xung năng nào. Nói đến giận dữ, chúng ta thường nghĩ đến một xung động không thể tự kìm chế và trên thực tế, nó điều khiển chúng ta; đó là sự mất kiểm soát và sẽ là một tội. Cơn giận của Chúa Giêsu không thuộc loại này, cơn giận của Ngài là ‘một cơn giận thánh’.
Rõ ràng, Chúa Giêsu trọn lành mọi đàng, vì vậy, phải hết sức cẩn thận để không đánh đồng cơn giận của Ngài với những trải nghiệm giận dữ bình thường của chúng ta. Phải, đó là một cảm xúc nơi Ngài, nhưng khác với những gì thường thấy nơi chúng ta. Cơn giận của Chúa Giêsu phát xuất từ một tình yêu hoàn hảo của một vị Thiên Chúa toàn thánh. Vì lẽ, đền thờ Giêrusalem là biểu tượng sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người, Thiên Chúa muốn tiếp tục đồng hành với dân Người như xưa Người đã cùng đi với họ 40 năm trong lều tạm ở sa mạc; thế mà, giờ đây, Giêrusalem thành hang ổ trộm cướp. Vì thế, chính tình yêu dành cho kẻ lầm lạc và lòng khao khát họ ăn năn nơi Chúa Giêsu đã thúc bách Ngài bộc lộ một xung năng như thế. Cơn giận của Ngài nhắm đến tội lỗi của những ai đang mải mê với tiền bạc mà quên đi sự thánh thiêng của đền thờ cũng như sự thánh thiện trong tâm hồn; Ngài tấn công những gì xấu xa mà Ngài đang nhìn thấy. Điều đó có thể gây sốc, nhưng trong hoàn cảnh này, đó là cách hiệu quả nhất để Ngài kêu gọi con người ăn năn; “Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi” đã dẫn Ngài đến ‘một cơn giận thánh’ đúng nghĩa. Cơn giận của Ngài là chính đáng, cần thiết; vì lẽ, nó luôn luôn để lại một cảm giác bình an và yêu thương cho ai bị quở trách kéo theo một lòng biết ơn thẳm sâu nơi họ. Thật bất ngờ!
Ngày kia, một thiền sư dắt các đồ đệ đi lễ nửa đêm tại một đền thờ toạ lạc giữa một khu rừng. Dân chúng lũ lượt kéo đến, ai nấy mang theo đuốc sáng. Với ánh đuốc, họ làm sáng rực thánh thất và các vách tường vốn nổi bật bởi những hình tượng thiêng thánh. Sau buổi cử hành, đám đồ đệ tấm tắc khen ngợi cuộc lễ đầy ấn tượng, “Chúng con đã thấy sự hiện diện của Đấng Tối Cao”. Thiền sư mỉm cười bảo, “Ánh đuốc và các bức tường đã đánh lừa chúng con; ngày nào đó, khi ngọn đuốc của chúng con thiêu rụi tất cả những bức tường của đền thờ, chúng con sẽ thấy Đấng Tối Cao”.
Anh Chị em,
“Sự nhiệt thành vì nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi”, thiêu đốt những gì không thuộc về Chúa nơi tôi, để tôi có một con tim tinh ròng và một tình yêu cháy bỏng như Chúa Giêsu. Tôi mong có một nhà thờ khang trang đẹp đẽ làm sao thì Thiên Chúa cũng muốn linh hồn tôi tinh tuyền xinh đẹp thể ấy. Lửa Thánh Thần cũng phải thiêu rụi tất cả những gì bất xứng trong tâm hồn tôi như lửa phải thiêu đốt các bức tường của đền thờ giữa khu rừng; nhờ đó, tôi mới có thể chiêm ngắm dung mạo đích thực của Thiên Chúa tối cao.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con dễ giận người khác nhưng quá nhu mì với chính mình; xin gieo vào con ‘một cơn giận thánh’ của Chúa để con cũng được thanh luyện bởi lửa Thánh Thần. Từ đó, có thể sống một đời sống trong ân sủng Chúa và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời con”, Amen.
(Tgp. Huế)