PHẦN III: GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ

Có một điều mọi người đều công nhận, chữ quốc ngữ là một sự nghiệp tập thể của một số người, thuộc nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có người Ý, người Pháp, người Bồ Đào Nha. Thế nhưng vì những tác phẩm in để lại cho chúng ta ngày nay đều là những sách do Đắc Lộ đã soạn và cho ấn hành tại Roma 1651, cho nên có một số người nói hơi quá đáng với những từ ngữ vang rền: Đắc Lộ là ông tổ chữ quốc ngữ, Đắc Lộ thủy tổ chữ quốc ngữ, Đắc Lộ sáng tạo ra chữ quốc ngữ, mặc dầu trong lời tựa của cuốn Từ điển Việt Bồ La, ông viết bằng tiếng Latinh và cho biết: sở dĩ ông soạn được Từ điển này là nhờ vào ba sự việc: thứ nhất là ông đã được học tiếng Việt với giáo sĩ De Pina là một người rất tinh thông tiếng Việt, người Bồ thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên, thứ hai ông đã sử dụng hai tác phẩm viết tay, một Từ điển Việt Bồ của Gaspar d’Amaral và một Từ điển Bồ Việt của Barbosa, hai ông này đã mất sớm, thứ ba ông đã lưu trú tại Việt Nam cả thảy 12 năm.

Thực ra nếu trừ những cuộc hành trình đi đi về về hoặc tạm trú ngụ tại Phi Luật Tân hay Macao, thì thời gian ông sống ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài chừng tám năm rưỡi. Vì năm 1651 là năm phát hành ba tác phẩm quốc ngữ của Đắc Lộ, trước đây và sau đây không có tác phẩm in nào, cho nên người ta đã lấy năm 1651 làm cái mốc để kháo cứu về chữ quốc ngữ và phân chia các thời kì thành lập: tiền Đắc Lộ và hậu Đắc Lộ.

Chúng tôi không nói tới những biên khảo của nhiều tác giả Pháp cũng như Việt từ trước cho tới những năm 1960. Chúng tôi phải để ý tới công trình sáng lạn của Đỗ Quang Chính, năm 1972 đã cho phát hành cuốn Lịch sử chữ quốc ngữ ở Sàigòn. Theo Đỗ quân thì có thể Gaspar d’Amaral giỏi hơn Đắc Lộ, Đỗ quân còn khẳng định là khác.

Điều này làm cho chúng tôi suy nghĩ tìm tòi thêm, nhất là suy nghĩ. Và chúng tôi thấy phải đặt lại vấn đề và sau đây là lai lịch những sự kiện và những chứng cớ chúng tôi sẽ đưa ra khi nói sơ lược về những tác phẩm của Đắc Lộ về chữ quốc ngữ.

I. Tiếng Đàng Trong và tiếng Đàng Ngoài

Nước Việt Nam chỉ là một, và tiếng Việt Nam cũng chỉ là một, chung cho cả Nam Bắc. Thế nhưng vào thế kỉ 17, Đất Nước bị chia đôi do hai nhà họ Trịnh và họ Nguyễn tranh giành nhau, viện cớ phò nhà Lê. Đó là một, nhưng về ngôn ngữ thì có hai cách phát âm khác nhau, giọng Đàng Trong và giọng Đàng Ngoài, đó là hai. Vì thế chúng tôi tạm dùng "tiếng Đàng Trong, tiếng Đàng Ngoài" cho dễ diễn giải.

Lớp giáo sĩ Dòng Tên đầu tiên tới xứ ta thì đã đến Đàng Trong dưới thời Nguyễn Phúc Nguyên năm 1615, Nguyễn Hoàng mất năm 1613. Cha Buzomi người Ý cùng đi với một thày trợ sĩ người Nhật. Cha đã học rất tinh thông tiếng Nhật chủ ý đi truyền giáo ở Nhật, nhưng vì có cấm đạo rất ngặt nên cha mới được phái tới Đàng Trong. Cũng phải nói là ở Macao Dòng Tên đã nghiên cứu tiếng Nhật và cũng đã dùng tự mẫu Latinh để phiên âm tiếng Nhậtm tiếng Nhật. Các sách viết bằách viết bằng thứ tiếng này được ng này được gọi là "romaji", vi"romaji", viết bằng chữ "Roma", cuốn Yếu lí cơ bản in năm 1592.

Như thế có nghĩa là cha Buzomi và thày trợ sĩ người Nhật đã biết tới cách dùng chữ Latinh để phiên âm tiếng Nhật. Vì tuổi tác đã cao, nên cha Buzomi không học được tiếng Việt đến nơi đến chốn, cha vẫn phải dùng tới thông dịch viên để giảng. Mà thông dịch viên người Việt lúc đó cũng chỉ biết qua loa vài ba tiếng Bồ mà thôi. Cho nên mới có câu ngộ nghĩnh hỏi người ta có muốn theo đạo Kitô thế này: "con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lan chăng?". Thấy vậy, Bề trên ở Macao phái lớp giáo sĩ trẻ tuổi hơn. Năm 1617 De Pina được phái tới Đàng Trong. De Pina cũng đã tinh thông tiếng Nhật, nhưng vì còn trẻ nên học rất nhanh và đã giảng mà không cần thông dịch viên. Năm 1618 khi cha Borri tới thì đã thấy De Pina giảng trực tiếp cho người Việt. Borri rất thán phục và nhắc tới sự việc này. Còn Borri biết tiếng Việt, nhưng khi phải dạy giáo lí, thì vẫn còn lúng túng. Borri cũng là người đầu tiên viết về những nhận xét về tiếng Việt Theo Tường Trình của Gaspar Luis viết từ Macao năm 1621 thì người ta được biết ở Đàng Trong đã có một cuốn toát yếu giáo lí soạn bằng tiếng Đàng Trong. Hẳn cuốn này được viết bằng chữ nôm và hẳn cũng có bản quốc ngữ tiện cho các giáo sĩ ngoại quốc. Chắc chắn là De Pina đã làm việc này vì ngoài ông ra không ai thông thạo bằng. Năm 1624 khi Đắc Lộ tới Đàng Trong thì cũng nhận thấy De Pina rất giỏi tiếng Việt. Đắc Lộ rất ca ngợi người đồng nghiệp này và công nhận De Pina là người Bồ đầu tiên, người ngoại quốc đầu tiên giảng mà không cần thông dịch viên. Chính De Pina dạy tiếng Việt cho Đắc Lộ (chứ làm gì có trường như bây giờ, kẻ đi trước dạy người đi sau mà thôi). Đắc Lộ cũng học với một cậu bé người Đàng Trong sau này theo đạo lấy tên là Raphael Rhode (chính là tên Đắc Lộ). Đắc Lộ vừa là thày dạy tiếng Latinh và tiếng Bồ cho Raphael, vừa là học trò học tiếng Việt với Raphael. Đắc Lộ có kể rõ trong Hành Trình và Truyền Giáo. Cũng năm 1624 (hoặc 1625) có giáo sĩ Gaspar Luis, người đã soạn Tường Trình khi ở Macao như đã nói ở trên.

Có một nghi vấn chúng tôi đặt ra, khi Maracci viết Tường Trình năm 1649 kể việc truyền giáo Đàng Ngoài mà lại nói:

"Cha Gaspar Luis người Bồ đã lâu năm ở trong khu truyền giáo này, cha đã soạn một cuốn ngữ vựng rất đầy đủ về ngôn ngữ này, nhưng cuốn sách đã mất trong một vụ đắm tàu vì người ta gửi sách đó từ Xứ Đàng Ngoài về Macao, và nay không còn bản nào đầy đủ hơn".

Điều nghi vấn là Gaspar Luis không ở Đàng Ngoài. Ông tới Đàng Trong năm 1625 và bỏ Đàng Trong năm 1639. Vậy thì cứ nhận là ở Đàng Trong với De Pina, với Gaspar Luis sau này, đã có cuốn từ vựng Đàng Trong kể từ thời kì này rồi. Năm 1626 khi Đắc Lộ được gọi ra Đàng Ngoài thì ông đã rất thông thạo tiếng Đàng Trong và ngày 19 tháng 3 năm 1627 khi cập bến cửa Bạng ở Thanh Hóa, lần đầu tiên, ngày hôm ấy, ông đã dùng tiếng Đàng Trong giảng cho người Đàng Ngoài. Rồi từ 1627 tới 1630 Đắc Lộ vừa được tiếp xúc với Kẻ Chợ và học hỏi thêm, vừa dùng tiếng Đàng Trong để giảng cho người Đàng Ngoài. Người ta không dễ dàng một sớm một chiều thay được giọng nói, nhất là đối với một người ngoại quốc.

Cuối năm 1629 khi Đắc Lộ bị Trịnh Tráng ra lệnh trục xuất thì có giáo sĩ Gaspar d’Amaral tới "cứu viện" nhưng để rồi cả hai cùng về Macao năm 1630. Cho tới năm 1631 Gaspar d’Amaral mới chính thức tới Kẻ Chợ và hoạt động cho tới năm 1638 thì về Macao. D’Amaral đã mất trong vụ đắm tàu, tàu chở đoàn giáo sĩ từ Macao tới Đàng Ngoài: đó là ngày 23-12-1645.

Như vậy Gaspar d’Amaral đã có hai cái thuận lợi, một là được hưởng cái vốn liếng học hỏi tiếng Đàng Trong từ 15 năm trước đây ở Đàng Trong với những Buzomi, Borri, De Pina, Đắc Lộ, Gaspar Luis..., hai là được học trực tiếp ở Kẻ Chợ thủ đô. Tiếng nói ở đây không phải như tiếng nói (đúng hơn giọng nói), miền Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định. Cho nên cách ghi âm, phiên âm phần nào cũng dễ dàng hơn, dứt khoát hơn. Cho nên khi cho người này giỏi hơn người kia hoặc Gaspar d’Amaral giỏi hơn Đắc Lộ thì chưa xác đáng. Nếu xem ra bản viết tay của D’Amaral năm 1632 khá hơn bản viết tay của Đắc Lộ năm 1636, thì cũng không thể khẳng định là D’Amaral giỏi hơn Đắc Lộ, bởi vì Đắc Lộ đã học tiếng Đàng Trong với lớp người đã học tiếng Đàng Trong từ 1615 như Buzomi (1615), De Pina (1617), Borri (1618), với một cậu bé Đàng Trong là Raphael (1624). Cuốn Từ điển Bồ Việt của Gaspar d’Amaral đã thất lạc, thủ bút của D’Amaral còn quá ít ỏi, không cho phép chúng ta khẳng định như thế. Chúng tôi nói "thất lạc", chứ nếu nói "tiêu diệt" thì lên án một ý đồ mà không có bằng chứng. Dẫu sao, cũng còn phải có trong tay tác phẩm của D’Amaral đã, để ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của ông, còn về việc cho ông giỏi hơn Đắc Lộ thì cũng chưa có bằng cớ xác đáng. Bởi vì không những Đắc Lộ soạn Từ điển nhờ vào tác phẩm của D’Amaral, mà còn viết một cuốn Ngữ pháp tiếng Việt và một Phép giảng tám ngày nữa, chúng tôi sẽ vắn tắt bàn giải sau đây.