1. Ý tưởng kỳ quái: Hãng Rapper Lil Nas X sản xuất "Giày Satan" đã dấy nên một luồng chống đối nơi những người theo đạo Thiên Chúa giáo bảo thủ.

(Church Pop 29/3/2021)

Đôi giày Nike Air Max có chứa một giọt máu người, trong một ngôi sao năm cánh và trích câu Phúc âm Luca 10:18 lời Chúa Giê su phán: “Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như cơn sét!”. Đôi giày này giá bán ra là $ 1,018 đô một đôi và được bán hết trong vòng chưa đầy một phút.

Hãng Rapper đã sản xuất 666 đôi, mỗi đôi đều có số riêng biệt. Bao bì hộp đựng có in đầy hình ảnh satan và được quảng cáo trên trang web có ghi chú cả bản văn Kinh thánh Công Giáo.

Tuy thế, hãng Nike nói với các thông tấn xã tin tức rằng họ không can dự gì vào việc sản xuất này. Hãng đã đệ đơn kiện hãng Lil Nas X và MSCHF, những người làm ra các sản phẩm này.

Đơn kiện hãng Rapper và MSCHF vì đã sản xuất những đôi giày này "mà không có sự chấp thuận hoặc phép của Công ty Nike và Nike không có liên hệ gì với việc sản xuất này."

Giầy được quảng cáo như sau:

- Giầy Satan - Hiệu MSCHF x Lil Nas X

- Mẫu Nike Air Max '97

- Chứa 60cc mực và 1 giọt máu người

- Chỉ sản xuất 666 đôi

- Mỗi đôi đều được đánh số riêng

- Giá mỗi đôi $ 1,018

- Ngày sản xuất 29 tháng 3 năm 2021

3. Hơn 500 người biểu tình ôn hòa đã bị quân đội đảo chánh Myanmar giết chết!

Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án mạnh mẽ các tướng lãnh của cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, giết chết hơn 500 người dân vô tội biểu tình ôn hòa đòi tôn trọng một chính phủ dân sự hợp hiến!

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Hơn 500 người đã thiệt mạng ở Myanmar trong các cuộc đàn áp tàn nhẫn của quân đội đối với những người biểu tình ôn hòa kể từ ngày 1 tháng 2 do quân đội đảo chánh chính phủ dân sự được bầu ra và do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Tính đến ngày 29 tháng 3, 510 người được xác nhận là đã thiệt mạng vì bị lực lượng an ninh quân đội giết hại, trong số đó có “Trẻ em, sinh viên, thanh niên và thường dân bị thiệt mạng vì biểu tình ôn hòa chống lại cuộc đảo chính của quân đội!” Thông tấn xã AAPP cho biết con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Các cuộc đột kích, bắt giữ, giam giữ, trát bắt và đe dọa vẫn tiếp tục không ngừng...

Các cuộc biểu tình hàng ngày trên khắp Myanmar của những người biểu tình không vũ trang đã phải đối diện với hơi cay, đạn cao su và đạn thật. Trong số 14 thường dân thiệt mạng hôm thứ Hai, AAPP cho biết ít nhất 8 người ở quận Dagon của thủ đô Yangon, một thành phố đông dân nhất. Thông tấn xã AAPP cho hay các lực lượng an ninh trong khu vực đã bắn một loại vũ khí nặng hơn bình thường vào những người biểu tình đang trú ẩn sau hàng rào bao cát...

Truyền hình nhà nước cho biết lực lượng an ninh đã xử dụng "vũ khí chống bạo động" để giải tán đám đông mà họ mô tả là "những kẻ khủng bố bạo lực". Một người dân địa phương cho biết lực lượng an ninh đã trấn áp khu vực này cả đêm lẫn ngày, khiến cho có thêm người tử vong. Người dân đã chứng kiến quân đội chở một thi thể bị bỏng nặng trên đường phố vào buổi sáng.

Vào thứ Bảy, khi quân đội đánh dấu Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm với cuộc diễu hành và biểu dương sức mạnh quân sự đã dẫn đến một trong những cuộc tắm máu tồi tệ nhất mà nội trong ngày có ít nhất 107 người thiệt mạng, trong đó có 7 trẻ em.

Lên án

Khi số thường dân thiệt mạng vượt qua con số 500 người, các cường quốc trên thế giới đã mạnh mẽ lên án sự tàn nhẫn của quân đội chống lại phong trào khôi phục dân chủ và đòi trả tự do cho bà Suu Kyi.

Washington đã đình chỉ một hiệp định thương mại với Myanmar và Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres kêu gọi một mặt trận toàn cầu để gây áp lực lên chính quyền quân đội sau khi hơn 100 người biểu tình thiệt mạng trong một vụ đàn áp đẫm máu vào cuối tuần qua.

Ông Guterres phát biểu trong một cuộc họp báo: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc bạo lực chống lại người dân vô tội như vậy, khiến nhiều người thiệt mạng”. Ông nói: “Chúng ta cần đoàn kết và đồng lòng lên án để gây áp lực nhằm đảm bảo rằng tình hình một chính phủ dân sự hợp hiến phải được phục hồi.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp vào thứ Tư (31/3/2021) để thảo luận về tình hình tại Myanmar.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Hai đã thông báo rằng Hiệp định Thương mại và Đầu tư được ký kết vào năm 2013, sẽ bị đình hoãn cho đến khi nền dân chủ được phục hồi...

Bãi rác

Một chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội đang làm tê liệt nền kinh tế quốc gia, kêu gọi dân chúng đình công việc thu rác và hãy vứt rác ra vùng Kyeemyindaing, phía tây Yangon. "Cuộc đình không hốt rác này nhằm mục đích phản đối chính quyền! và chiến dịch này được mọi người tham gia." Những hình ảnh đăng tải trên mạng cho thấy những đống rác chồng chất trong thành phố.

Thái Lan đẩy người tị nạn về lại Myanmar

Các nhóm nhân đạo hôm thứ Hai cáo buộc Thái Lan đã đẩy hàng nghìn người đã chạy trốn trước những đàn áp của quân đội Myanmar. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm thứ Ba đã bác bỏ cáo buộc này, ông cho rằng dân chúng tự nguyện trở về nhà. Tuy nhiên, ông cho biết, đất nước của ông sẵn sàng mở vòng tay giúp bất cứ ai chạy thoát khỏi vùng chiến tranh, như đất nước Thái đã từng làm trong những thập niên gần đây.

Các cuộc không kích như để trả đũa cho một cuộc tấn công của du kích Quân Giải phóng Quốc gia Karen vào một đồn quân sự của chính phủ, đã giết chết 10 binh sĩ và bắt sống 8 người. Đây là nhóm tranh đấu đòi quyền tự trị cho người Karen. Theo một số cơ quan cứu trợ nhân đạo đã làm việc với người Karen hôm Chủ nhật cho hay nhóm này có khoảng 2.500-3.000 người tị nạn đã vượt qua Thái Lan hôm Chủ nhật.

Sự áp đảo quân sự Myanmar

Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, đã chịu đựng một thời gian dài dưới sự cai trị độc tài của một chính quyền quân sự từ năm 1962 đến năm 2011. Trong gần 5 thập kỷ, hầu như những người bất đồng chính kiến bị thủ tiêu, khiến quốc tế phải lên án và trừng phạt. Quá trình tự do hóa dần dần được bắt đầu vào những năm 2010, dẫn đến các cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 và chính phủ do bà Suu Kyi lãnh đạo được thành hình vào năm sau đó.

Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của quân đội bắt giữ những người lãnh đạo trong chính phủ dân sự do bà Suu Kyi lãnh đạo. Quân đội cho rằng có sự gian lận trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Suu Kyi giành được chiến thắng.

Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả cuộc đảo chính quân sự và đàn áp, nhưng cho đến nay những áp lực ngoại giao này vẫn chưa thuyết phục được các tướng lĩnh nhượng bộ! Các biện pháp trừng phạt và lên án dường như không có ảnh hưởng và hiệu quả gì trên chính quyền quân đội độc tài Myanmar cả!

4. Đức Thánh Cha mời gọi các linh mục và các sinh viên hãy hiệp nhất với Chúa Kitô

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rôma rằng những thách đố ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa và tháp nhập vào tình yêu Chúa. ĐTC nhấn mạnh tới sự dịu hiền, hòa giải và hiệp nhất là những yếu tố cần thiết để đối phó với những thử thách ngày nay.

(Tin Vatican)

Thứ Hai 29/3/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các linh mục và sinh viên Học viện Giáo hoàng Mexico ở Rome.

Phát biểu trước những người hiện diện, Đức Thánh Cha nhắc lại những cuộc gặp gỡ mà ngài đã thực hiện trong chuyến Tông du Mexico năm 2016, hàng năm ĐTC vẫn nhớ tới trong dịp lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe tại Vương cung thánh đường thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha cũng thừa nhận những thách đố trong việc truyền giáo ở Mexico và toàn châu lục Mỹ Châu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoàng hành, mà cha Viện trưởng Victor Ulises Vasquez Moreno, thay mặt cho những người hiện diện đã nêu ra trong bài phát biểu.

Ánh mắt yêu thương, dịu hiền Chúa

Trước vô số thách đố, Đức Thánh Cha Phanxicô nói các vấn đề ngày nay đòi hỏi các linh mục phải trung thành với Chúa, mặc lấy cái nhìn của tình yêu mà Chúa dành cho chúng ta.

Đức Thánh Cha nói: “Rập khuôn theo cái nhìn của Chúa biến đổi chúng ta nên dịu dàng, tha thứ và sống tình huynh đệ.”

ĐTC lưu ý chúng ta cần phải có "cái nhìn của sự dịu hiền" như Chúa để nhận ra những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội, bao gồm "bạo lực, bất bình đẳng xã hội và kinh tế, chia rẽ, tham nhũng và thất vọng, đặc biệt nơi những người trẻ."

Về vấn đề này, Đức Thánh Cha cho biết Đức Trinh Nữ Maria là một tấm gương, phản ánh tình yêu dịu hiền của Chúa, Mẹ mời gọi tất cả hãy chạy tới tình mẫu hiền của Mẹ.

Đức Thánh Cha nói: “Nhìn lên Vị Mục Tử Nhân Lành mời gọi các linh mục hãy có lòng trắc ẩn đích thực, đối với những người được giao phó cho các ngài và những người lầm lạc!” Có hòa nhập tâm tình của Chúa như vậy, thì tình yêu mục vụ mới được phát triển và không loại trừ ai chạy tới kêu cầu Giáo hội.

Hơn nữa “điều này không cho phép chúng ta ung dung tại nhà, trong văn phòng hoặc sống theo sở thích riêng của mình, mà đòi hỏi chúng ta đi ra gặp gỡ mọi người trong xã hội”.

Đối chiếu

Trước những khó khăn của xã hội, những khác biệt to lớn và nạn tham nhũng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc hòa giải.

ĐTC lưu ý rằng điều này khiến chúng ta “tận dụng các khả năng để đan kết những sợi giây đã bị suy yếu hoặc bị cắt ra khỏi tấm vải, muôn màu sắc của các nền văn hóa được kết tụ lại thành một xã hội, tôn giáo, quốc gia, và trên hết, cần tập chú vào những người bị loại bỏ ra khỏi nguồn gốc bản địa của họ hoặc tôn giáo cụ thể của họ. "

Đức Thánh Cha nhấn mạnh cho các mục tử được mời gọi để xây dựng lại các mối quan hệ quan yếu và cấp thiết này giữa các cá nhân, các nhóm và các nền văn hóa trong xã hội, mời gọi mọi người “hãy hòa giải với Thiên Chúa” và cam kết dấn thân cho công lý.

Tình huynh đệ

“Thời điểm hiện tại thúc giục chúng ta hãy có một tầm nhìn về tình huynh đệ,” Đức Thánh Cha nói. “Những thách thức mà chúng ta phải đối diện bao trùm cả cấu trúc xã hội và trên thực tế việc toàn cầu hóa kêu mời tất cả kết nối với nhau qua mạng xã hội và các phương tiện truyền thông.”

Chính vì lý do này, “cùng với Chúa Kitô, Người Tôi Tớ và Mục Tử Nhân Lành, chúng ta phải có cái nhìn tổng thể và sự hiệp nhất, thúc đẩy chúng ta liên kết với nhau trong tình huynh đệ và cho phép chúng ta kết nối và liên đới với nhau trong yêu thương qua các nền văn hóa và cộng đồng Giáo hội. "

Tầm nhìn này cũng tạo điều kiện cho sự hiệp thông và sự tham gia huynh đệ, hướng dẫn các tín hữu tôn trọng ngôi nhà chung của chúng ta, và trở thành những người xây dựng một thế giới mới, cộng tác với những người thiện tâm...

Để có thể có cái nhìn này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “chúng ta cần chạy tới ánh sáng niềm tin, sự khôn ngoan của những kẻ biết dũ bỏ mọi sự để chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa, và từ khía cạnh này, để đọc được những dấu chỉ thời đại.” Đồng thời, chúng ta cần nhận thức những thiếu sót cá nhân và cộng đồng, những lỗi lầm để chúng ta chấn chỉnh cuộc sống của chính mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh để việc này có thể xảy ra, “điều thiết yếu là phải có sự hài hòa của các ngành học thuật, tâm linh, nhân bản và mục vụ.”

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta được cảnh tỉnh đừng đánh giá thấp những quyến rũ trần thế, hầu chúng ta có thể kín múc từ các kinh nghiệm cá nhân, những tham chiếu, chủ nghĩa tiêu dùng và nhiều hình thức khác nhau trong đời sống chúng ta,”

Đào sâu thêm niềm tin, lòng sùng mộ Đức Mẹ

Kết thúc bài chia sẻ, Đức Thánh Cha khuyến khích mọi người hãy đào sâu căn tính đức tin mà họ đã nhận được trong các Giáo hội cụ thể khác nhau của họ, vốn đã được trải qua một tiến trình hội nhập Phúc âm hóa.

ĐTC nhắc nhớ cho tất cả rằng hình ảnh Đức Mẹ Guadalupe, được tôn kính trong nhà nguyện tại của Học viện Giáo Hoàng Mexico này…