Những điều bí ẩn và những điều mầu nhiệm

Điều có ích giáo huấn là khảo sát về phương diện lịch sử các do dự khác nhau dần dần được khai triển và chống lại điều người ta có thể gọi là Thiên Chúa của triết học phê phán và Thiên Chúa của các Kitô hữu. Một đàng, người ta không thể hiểu lầm việc thanh lọc do các tâm trí vĩ đại và các linh hồn tôn giáo ở cả bên ngoài bất cứ Mạc Khải nào thực hiện đối với các niềm tin thô thiển, tự phát. Nhưng theo mức độ các đòi hỏi của lý trí tiếp tục tiến hành chống lại điều xem ra đã dứt khoát thâu đạt sự khôn ngoan triết lý, một giai đoạn mới, một giai đoạn mà chúng ta trợ giúp, đã bắt đầu và tự khai triển ngay nơi nhiều nhà tư tưởng hiện thời. Chính như thế, chủ nghĩa duy thần tự nhiên (déisme), một chủ nghĩa xem ra đã lành mạnh hóa ý niệm Thiên Chúa, đã dần dần lấn tới để tránh bất cứ thứ nhân hình thuyết (anthropomorphisme) nào, đến độ đã giản lược, một số người cho là để cổ vũ, Thiên Chúa đích thực duy nhất thành một “phạm trù lý tưởng”, một thể thuần túy đang trở thành (un pur devenir), một Thiên Chúa tự làm cho mình từ từ trở thành trong lịch sử và nhờ một siêu nhân tính [surhumanité] trong biến hóa muôn thuở. Người ta đi xa đến chỗ chủ trương rằng Thiên Chúa duy nhất đích thực là Đấng không hiện hữu và việc “hoán cải” triết lý tối cao là thứ đạo tiến bộ của chủ nghĩa duy tương đối khoa học, xa lạ đối với bất cứ điều gì không hề là phát minh liên tục, là các phương pháp và khám phá của kỹ thuật, là sự vô tổ chức độc quyền của bất cứ luật lệ cố định nào thuộc bất cứ trật tự nào.



Chống lại lối siêu phê phán này của các hậu duệ truyền thống tư tưởng từ lâu vốn chiến đấu cho một chủ nghĩa duy linh (spiritualisme) được coi như đã thoát khỏi mọi ràng buộc tuyên tín và mọi tín điều khác ngoài thứ “tôn giáo tự nhiên”, lương tâm quần chúng, bất chấp nhiều khiếm khuyết, vẫn duy trì được một lòng trung thành, ít nhiều có tính bản năng, ít nhiều có tính di truyền, đối với sự tiến bộ có tính lịch sử này, một tiến bộ luôn hệ ở việc thanh tẩy, thăng hoa ý niệm về Đấng người ta gọi là Thiên Chúa tốt lành. Do đó, nếu không có cao vọng tín lý, đâu là các ý niệm, các đòi hỏi, mà cả người dân thường cũng vốn gọi là ý niệm Thiên Chúa? Thành thử ở đây, ta nên xác định các nghĩa mở rộng tự phát do danh từ riêng này gợi ý, mà không nhận định việc tới mức nào danh từ này, dùng ở số ít và kết hợp nhiều thuộc tính xem ra nhất quán, nêu lên những mâu thuẫn không tài nào giải quyết đối với một suy tư thực sự có tính phê phán.

Trước nhất ta thấy có các ý niệm tầm thường, các thuộc tính liên hệ mà thoạt nhìn, người ta không thấy sự bất nhất sâu xa; sau đó, cần phải làm xuất hiện các trở ngại khó tháo gỡ do việc trình bầy xem ra tự nhiên và hoàn toàn khách quan.

Một Thiên Chúa duy nhất? Đúng, chủ nghĩa đa thần (polythéisme) không còn khách hàng được thừa nhận nào trong nền văn minh của chúng ta. Sự hợp nhất thần linh? Đó là điều nhất thiết. Một Thiên Chúa có bản vị? Không có vậy, sẽ không phải là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa khôn ngoan và công chính? Không còn điều gì tối thiết hơn đối với ý thức ta. Một Thiên Chúa vô cùng đáng yêu? Đúng, chính ở đây sự do dự gia tăng và việc khẳng định về một sự tốt lành hoàn toàn, liên quan tới con người, và trong cả Thiên Chúa nữa, nêu lên một nghi vấn xem ra có cơ sở kép; vì tính duy nhất [unicité] của Thiên Chúa gợi lên ý niệm một đấng cô độc, một đấng vị kỷ không tìm được người giống như mình để yêu thương và dường như tự gạt bỏ mình trong cảnh bất di bất dịch tự ngắm nghía chính sự hoàn hảo của mình. Một Thiên Chúa vô cùng tốt lành? Đúng, nhưng làm thế nào Người có thể như thế nếu Người là một Đấng độc nhất, một Đấng cô lập, trên mọi loài không hoàn thiện đến nỗi chúng không hề xứng đáng được Người đoái nhìn và thương yêu và do đó, Người tự thu mình vào tính vị kỷ? Hơn nữa, như thế phải coi là quá đáng, và chính ý niệm một ý thức về mình trong cảnh tự ngắm mình một cách bất di bất dịch và đơn độc há không phải là một mâu thuẫn, chỉ tự giải quyết nhờ một thứ niết bàn trong đó mọi nhận thức tách biệt về một hiện hữu riêng biến mất hay sao? Vậy phải chăng đó là điều phải gọi là Thiên Chúa tốt lành?

Nhưng có nhiều điều cần phải làm nổi bật chống lại vị Thiên Chúa cô độc của chủ nghĩa độc thần khô khan này. Và lý trí của chúng ta, một khi bị sự nghi ngờ này làm cho lạnh giá, há không buộc phải thâm hậu hóa sự phê phán của nó và nêu lên những khó khăn mới còn triệt để hơn nữa, mà vẫn không thành công trong việc hiểu các khó khăn này và giải quyết chúng một cách đỡ đần và soi sáng? Quả thực, nếu chúng ta biết lưu ý tới chính nhân cách riêng của chúng ta để soi sáng các thuộc tính chúng ta vừa qui cho Thiên Chúa, chúng ta sẽ cảm thấy bị bó buộc phải trở lại với những nhượng bộ quá dễ hiểu của lương tri. Vì tính duy nhất (unicité) hữu vị thậm chí không thể nào quan niệm được nếu ý thức không phải là ý thức về phi bản vị [impersonnel](6). Theo kiểu nói của Leibniz, nếu Thiên Chúa chỉ là một “solipse” nghĩa là một thể đơn độc tuyệt đối và như thể kín cổng cao tường trong chính mình, thì Người không xứng đáng với tước hiệu Tốt Lành tối cao đối với các hữu thể khác. Để vượt qua thế bí này, há không phải thừa nhận rằng Thiên Chúa đã hình thành thế giới để có ý thức về mình và có những hữu thể khác để yêu thương đó sao? Nhưng một giải đáp như thế ghê tởm đối với lý trí ta, còn hơn cả các cố gắng khác nhằm gán cho Thiên Chúa khả thể biết mình và các giá trị luân lý. Vì như thế là nô dịch Đấng người ta đã đặt lên trên mọi tạo vật, những tạo vật không bao giờ ngang bằng với Người hay chỉ phản chiếu các hoàn thiện của Người bằng một hình ảnh méo mó và luôn luôn bất cập so với vẻ đẹp riêng của Người như thể Người phải tùy thuộc việc cần được nhìn thấy trong một hình ảnh nhất định thiếu sót. Một trốn tránh như thế, thay vì giải quyết vấn đề Thiên Chúa, đã làm mất bản tính của Người một cách tuyệt đối; và qua những cách trốn tránh như thế, người ta không hề làm cho việc dùng tới một chiếc gương luôn ít nhiều méo mó như thế có thể chấp nhận được, cũng như không hề đem lại cho thế giới tạo vật một sự biện minh xứng với lòng tốt của Thiên Chúa; vì làm thế nào biện minh được kế sách của một sự Quan Phòng khi sự Quan Phòng này chỉ có thể kích thích các hữu thể khác bằng một nhu cầu vị kỷ của Đấng Tạo Dựng và vì sự đau khổ của các tạo vật bị giản lược vào việc phục vụ một Thiên Chúa tự ý thức mình vị kỷ? Như thế, xem ra há các đòi hỏi của tư tưởng phê phán không nhất thiết dẫn nó tới việc tự nuốt chửng lấy mình và làm cho Thiên Chúa trở thành không thể suy tưởng được đó sao? Và do đó, há chúng ta không sẵn sàng tìm thấy trong mạc khải Kitô giáo phương thế duy nhất để cứu Thiên Chúa khỏi bất cứ bất khả siêu hình học và luân lý học nào hay sao?

Vậy chúng ta hãy kết luận: đối với ý thức và lý trí, điều hợp lý và thậm chí thuần lý đối với nhà triết học đòi hỏi nhất, há không phải là bác bỏ Thiên Chúa hay sao? Không. Phải chăng đó là một hoài nghi tiên quyết, duy tín, bất khả tri? Không. Phải chăng là việc tìm kiếm các phương thức phi lý để đạt tới “một nhận thức cấm đoán” và bằng sự lôi kéo của các giác quan và kinh nghiệm khai tâm huyền bí (mystagogiques)? Không. Và, trong thất bại, phải chăng là làm thất vọng mọi cố gắng của con người, khả thể ân cần và mạc khải Thiên Chúa kích thích và tưởng thưởng việc tìm kiếm và tiếp nhận của các tinh thần biết tìm kiếm ánh sáng mà chính họ không phải là nguồn gốc? Không. Điều mà nay ta phải chứng minh, đó là một giáo huấn đồng thời cũng là một ơn gọi phải đáp ứng ra sao đối với lời kêu gọi trọn linh hồn phải hướng về một số phận cao hơn số phận của một bản tính hợp lý. Như thế, do đà đưa đẩy của lý trí sinh ra cho vô hạn và nghèo khó trong cảnh khốn quẫn bẩm sinh và khiếm khuyết, đặc tính của bản tính thiêng liêng của chúng ta là vượt quá con người họ được tạo ra trong thực tế. Đó chính là điều sẽ chỉ cho chúng ta thấy diễn tiến của lịch sử này, luôn đồng thời có tính siêu hình lẫn tôn giáo trong đó các mầu nhiệm mang lại cho những điều khó hiểu do lý trí gợi lên các nghĩa vụ, các giải pháp và nguồn lực dẫn con người tới cùng đích tối hậu của họ (La Philosophie et l’Esprit chrétien, t. I, p. 8-12, p. 30-31).

Cám dỗ dạy dỗ, chứ không phải tội lỗi

Quả thực, nếu việc tiết lộ các điều bí mật mà trái tim con người vốn chất chứa trong những điều thấp hèn và cao cả của họ được coi là tốt, thì đừng quên qui luật của Scupoli trong cuốn Cuộc chiến Tâm linh của ngài, qui luật không những là một giới huấn khôn ngoan mà còn là một định luật của chân lý: có một cách để mô tả, để thách thức đặc biệt, để “thanh tẩy”, theo nghĩa Aristốt của từ ngữ, mọi đam mê, trừ một đam mê mà người ta chỉ thực sự biết bằng cách tránh không đối đầu với nó, kể cả trong trí tưởng tượng, cái rắc rối của xác thịt, một rắc rối làm đui mù tinh thần và khép lại mọi chân trời cao cả. Người ta chẳng làm gì được: họ không thể sống cùng một lúc mọi cuộc sống; theo nghĩa người ta thường hiểu, “sống cuộc sống mình”, nghĩa là tự khép mình khỏi đời sống của các người khác, sự sống phổ quát và sáng láng. Từ trên cao, người ta thấy bên dưới; từ bên dưới, người ta thực sự không thấy trên cao. Đến nỗi, dưới danh nghĩa chân lý và “chủ nghĩa toàn bộ” (totalisme), mô tả các kinh nghiệm tồi tệ và thực hành các phóng đãng tồi tệ, thực ra là sai lầm và xuyên tạc cũng như suy sụp và đồi bại. Cả trong “việc thưởng ngoạn tội lỗi” lẫn trong cái dung nham (lave) hắc ám và trí chí của ngọn lửa xác thịt, người ta không tìm được khoa học nào về con người kể cả con người xác thịt. “Chủ nghĩa toàn bộ” thực sự, không, nó không nằm trong chủ nghĩa tiểu luận (essayisme) sa đoạ; nó nằm trong kinh nghiệm của linh hồn lành mạnh biết định phẩm trật và khai triển nhịp nhàng mọi khả năng của mình và nhờ cám dỗ biết đủ đâu là bùn nhơ và cũng biết rõ như thế chân lý sâu xa về con người mà từ trên cao cái nhìn xuống sâu vực thẳm hơn. Mundi vident [thế giới nhìn rõ]. Nghịch lý của tôi, có tính truyền thống nhất, là chủ nghĩa duy thực chân chính không có kẻ thù nham hiểm nào hơn tính tò mò vô độ: khoa học của hiền nhân, về cả tội lỗi, thì vô cùng chính xác và trọn vẹn hơn khoa học của kẻ tội lỗi; và nơi nào cơn rắc rối thú vật khuấy động đều không có cả nghệ thuật lẫn chân lý. Vì “chân lý” luôn thuộc tinh thần (Itinéraire philosophique, p. 24).

Ghi chú:

{1} Giám đốc Cao đẳng Sư phạm đã liên tục khuyến cáo Blondel kể từ khi lấy bằng tiến sĩ - trái với các ý kiến khác – đừng yêu cầu một chức vụ trong ngành giáo dục trung học, ông này đã yêu cầu ông gửi cho ông ta một bản tóm tắt về "ý nghĩa và tầm quan trọng của luận án của ông" để chính ông ta thông tri cho Giám đốc Giáo dục Cao đẳng, Louis Liard.

{2} Đây là cách sự sống động vật và bản năng của con người không phải là sự sống của động vật. Trí hiểu tự nó biểu lộ, không phải ở nơi tính tự động được kéo dài bởi bản năng, mà là ở nơi có sự lựa chọn các phương tiện và sự biện phân môi trường thuận lợi. Sự chắc chắn mà với nó bản năng giải quyết các vấn đề khó giải quyết đối với lý luận cho thấy, nếu những thể hiện vô thức là một hình ảnh trung thực của thế giới, thì các thể hiện hữu thức là một hình ảnh bị biến dạng bởi các đòi hỏi của tương phản. Ý thức phản tỉnh là trạng thái tương phản tối đa của các thể hiện vô thức.

{3} Như trước đây, tôi đã nói về các hiện tượng khách quan hoặc đời sống chủ quan mà không dành cho những từ ngữ này một tầm duy tâm, duy thực hay duy hiện tượng nào, tôi sẽ đề cập tới tự do, mà không lo lắng để biết liệu tôi đang nói về một thực tại, một ý tưởng hay một ảo tưởng. Ở đây, vẫn chưa phải là giải quyết vấn đề, như thế là đi quá xa hơn cả những nhà duy tiền định (deterministes) hoặc địch thủ của họ thường thấy.

{4} Tôi đã mô tả tính năng động tâm lý này ở trang 103 tới trang 149 của cuốn L’Action.

{5} “Luận lý học thiếu các phương tiện trực tiếp để đưa vào lý luận các tiền đề mà việc khẳng định chúng bàn đến tương lai. Tất cả các lý thuyết khẳng định và diễn dịch đều diễn tiến bằng việc phân tích sau cùng các phán đoán được nêu ra như đã có một ứng dụng thực sự hoặc thực sự đúng.»

RENOUVIER, Essais de critique générale. Traité de logique générale, II, 390, 2e éd. Há điều người ta gọi là "thực sự đúng" không phải là điều trừu tượng đơn giản, ở trong không khí và bên ngoài các điều kiện của thực tại hay sao?

{6} Để tránh mọi hiểu lầm và mọi lời chỉ trích vô cớ, ta nên nhớ rằng chữ tính ngôi vị (personalité) không có cùng một ý nghĩa khi áp dụng vào Thiên Chúa hay vào con người. Chính vì thế một trong các bản văn của tôi đã tạo cơ hội cho một lời trách móc có lệ hơn là có cơ sở. Để làm nổi bật theo nghĩa đen chân lý thiết yếu của tín điều Ba Ngôi, tôi đã khơi mào cuộc tranh luận bằng cách nói:

Thiên Chúa không phải là một ngôi vị... Người là ba Ngôi. Do đó có lời phàn nàn đã thành công thức: tác giả phủ nhận tính ngôi vị thần linh, để người ta không tính đến những khẳng định sau đây của tôi liên quan đến Thiên Chúa ba ngôi trong sự thống nhất bản thể của sự Hoàn thiện tối cao. Ngôi vị, trong chúng ta, không hoàn toàn biệt lập khỏi nhận thức về những ngôi vị khác và sự lập lờ nguy hiểm do các công thức đề cao tính ngôi vị của con người tạo ra, như thể nó là trung tâm của chính nó, đòi phải được xa tránh bằng việc không ngừng nhắc nhớ sự thật cấp thiết này: tính ngôi vị, một tính phải được hình thành và phong phú hóa trong chúng ta, chỉ có thể tồn tại và được biện minh nhờ sự phụ thuộc vào Thiên Chúa, và nhờ sự tận tâm và tôn trọng mọi ngôi vị khác, bằng cách ngày một nhận thức rõ hơn về lỗi lầm
ích kỷ và bổn phận đối với người khác. Do đó, có ý nghĩa chính xác của công thức sau đây của Paul Janet: ý thức bản vị là ý thức phi bản vị. Ý niệm về ngôi vị này đã được đào sâu và làm cho sinh động bởi sự thật của Kitô giáo này là triết học đã không thể dò xét một cách đầy đủ nếu không có một giáo huấn minh nhiên. Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô là một ngôi vị duy nhất, dù có hai bản tính, và hai bản tính mà Người mang trong mình, không thể lẫn lộn được (confusible) về phương diện bản thể - điều này cũng cho phép nhìn nhận trong Người một ý chí kép và công phúc, như chúng ta sẽ thấy sau đây, mang lại cho vai trò làm trung gian và lễ vật của Người một hiệu quả vô cùng phong phú và cảm động.