Ngày Trái đất: Vươn tới mọi nơi trên thế giới vì một tương lai tươi sáng

Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất nói về tầm quan trọng của Ngày đối với tất cả các thành viên trong xã hội và về cách thức giáo dục thực sự về vấn đề này có thể giúp đưa mọi người thoát khỏi cảnh đói nghèo và bước vào nền kinh tế xanh.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Ngày Trái đất, được tổ chức hàng năm vào ngày 22 tháng 4 bởi hàng tỷ người trên khắp thế giới, vừa là điểm khởi đầu của phong trào môi trường vừa là điểm xác thực cho những ai mừng Ngày Trái đất, (hoặc mừng một Tuần hoặc một Tháng) để làm thăng tiến môi trường sống.

Phát biểu với đài Vatican, bà Kathleen Rogers, Chủ tịch Mạng lưới Ngày Trái đất, nhấn mạnh rằng vì những lý do trên mà tổ chức phải tổ chức “hàng ngày”.

Một ngày cho tất cả

Từ những bài học về môi trường đến các sự kiện công cộng, các cuộc biểu dương, các đơn thỉnh nguyện, Ngày Trái đất tạo nên một khoảng thời gian đặc biệt cho cuộc sống của mọi người. Những người tham gia vào ngày này bao gồm trẻ em trong các trường học đến các vị lãnh đạo của các phường xã và thành thị, và như chúng ta ý thức qua những lời kêu gọi nhất quán của Đức Thánh Cha Phanxicô, đến các nhà lãnh đạo thế giới, tất cả đều tham gia hàng ngày vào cuộc đấu tranh để bảo vệ và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

Cho nên bà Roberts phát biểu: “Vì vậy, ngày này thực sự dành cho tất cả mọi người,” đồng thời cho biết thêm rằng tầm quan trọng của Ngày này chính là vẻ đẹp của việc có thể tham gia vào một điều lớn lao hơn nhiều so với các việc làm của cá nhân bản thân của mỗi người!”

Sự cổ súy và hành động của Đức Thánh Cha Phanxicô

Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành phần lớn thời gian của triều đại giáo hoàng của ngài để nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải hành động chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và với tông huấn Laudato si' của ngài, đã được học hỏi và nghiên cứu bởi người Công Giáo, và bởi mọi người trên thế giới, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh sự đóng góp to lớn mà ĐTC đã thực hiện, với tư cách là người lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, cho việc cứu lấy khí hậu.

Bà Kathleen Rogers nói đóng góp của ĐTC vô cùng to lớn, đồng thời lưu ý rằng mặc dù Đức Jorge Mario Bergoglio đã quan tâm đến hành tinh này từ rất lâu trước khi ngài được bầu vào chức vụ Kế vị thánh Phêrô, và “một khi ngài được nâng lên địa vị quan trọng này, thì ngài đã làm cho cả thế giới cũng ý thức được việc này”.

Bà Kathleen Rogers nói tiếp: “ĐTC không chỉ nêu ra chính sách mà ngài còn nêu ra vô vàn phương cách và lợi dụng nhiều cơ hội để gây ảnh hưởng đến mọi người, và với gần 1,5 tỷ người Công Giáo trên thế giới, những gì ĐTC nói, hành động và sống, mang một thông điệp quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên hành tinh này!”

Sức lan tỏa

Khi nói về sự khác biệt giữa chủ nghĩa bảo vệ môi trường Công Giáo và chủ nghĩa tích cực bảo vệ môi trường thế tục, bà Kathleen Rogers cho hay mục tiêu của Ngày Trái đất là “mời gọi và tiếp cận mọi người”.

Bà giải thích rằng “chúng tôi không tập trung vào cộng đồng môi trường hay những người sống vào thiên nhiên”; nhưng với mục tiêu to lớn là “thu hút mọi cộng đồng để có thể tiếp cận với mọi người nhiều hơn”.

Nhiệm vụ

Giáo Hội Công Giáo có ảnh hưởng rất lớn vì là một tôn giáo đông nhất. Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh: “Đây là một tôn giáo có tiếng nói mạnh mẽ về các giá trị công cộng, về việc bác ái yêu thương”, và Tông huấn ‘Laudato Si’ có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài các thành viên của Giáo hội, “đây là một thực tại”.

Vì lý do này, bà Rogers tiếp tục, chúng tôi đặc biệt biết ơn ĐTC và những người Công Giáo ở khắp mọi nơi đã tham gia vào phong trào "bởi vì họ mang thông điệp đó như một nền tảng đạo đức cũng như một nền tảng 'cho hành động'".

Tầm quan trọng là giáo dục

Bà Kathleen Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của Ngày Trái đất làmột cơ hội để giáo dục. Như bà đã nêu nên rằng nếu bạn nhìn vào tất cả các nhóm trên thế giới, thì “hầu như không có tổ chức nào chú trọng vào việc giáo dục hơn Giáo Hội Công Giáo”.

Bà nói tiếp, nhờ có Đức Thánh Cha Phanxicô, việc giáo dục khí hậu đã trở nên quan trọng không chỉ là một môn học, “mà còn hơn nữa nó là dấu chỉ của hy vọng và kêu mời mọi người tham gia và làm thăng tiến qua việc đổi mới, phát minh và kinh doanh”.

Về vấn đề này, bà giải thích rằng nền kinh tế xanh, giống như Cách mạng Công nghiệp đã làm, "sắp lật ngược mọi thứ và thay đổi mọi thứ" - "Cuộc cách mạng này lớn hơn so với cuộc Cách mạng Công nghiệp, bởi vì nó bao hàm tất cả mọi năng lượng của trái đất và vũ trụ chúng ta đang sống".

Điều này, bà Kathleen Rogers nhấn mạnh, chỉ có thể xảy ra nếu mọi người được giáo dục và sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh doanh, lãnh đạo của chính phủ, của xã hội, của Giáo Hội và của các nhóm tôn giáo khác nhau...