Hình ảnh hạt lúa
Theo lịch sử, từ thời cổ đại xa xưa bên vùng văn hóa Hy Lạp và Roma con người đã cày cấy gieo trồng lúa mì làm thực phẩm cho đời sống. Hạt lúa vì thế trở nên hình ảnh biểu tượng cho sự phát triển sinh sôi nẩy nở khi được gieo vãi xuống nền thửa đất.
Các quốc gia đất nước bên vùng văn hóa Âu châu, Mỹ châu cấy trồng lúa mì, trên nền đất không cần nhiều nước, làm thực phẩm chính. Đang khi các quốc gia đất nước vùng bên Phi châu và Á châu trồng loại hạt lúa gạo, trên ruộng đồng cần nhiều nước ngập, làm thực phẩm chính.
Nhưng hai loại lúa đều có hạt hình bầu dục cỡ 12 mm. được bao bọc bởi lớp vỏ tra cứng nháp màu vàng bên ngoài, nhân hạt lúa ở bên trong màu trắng. Khi một hạt lúa được gieo xuống nền đất gặp nước nó sẽ thay đổi biến dạng, vỏ trấu bọc sẽ thối mục vỡ tan như chết trong đất. Nhưng nhân hạt lúa từ từ nhú nẩy mầm bung ra. Và theo thời gian cùng thời tiết hòa lẫn trong đất và nước phát triển lớn lên thành một cụm cây lúa có lá xanh tươi tốt với chùm rễ to lan tỏa ăn sâu xuống nền đất ruộng, và sinh đẻ thêm nhiều nhánh nữa.
Mỗi nhánh cây cụm cây lúa lớn lên mang một chuỗi dài bông hoa rồi kết thành những hạt lúa to nhỏ no tròn. Có những nhánh phát triển tốt có tới hai hay ba chùm bông nặng trĩu những hạt lúa mẩy căng tròn. Theo thời gian sau khi những bông hạt lúa chín vàng sẽ được cắt gặt hái mang về làm thực phẩm chính cho đời sống con người.
Từ một hạt lúa nhỏ bé được gieo vãi trong lòng đất biến dạng vỏ trấu tan rã mục nát rồi phát triển sinh sôi nẩy nở thành ra vài chục, vài trăm hạt lúa mới khác.
Một hình ảnh biến đổi rất âm thầm ẩn kín sâu trong lòng đất đen tối gần như vô hình, nhưng lại chất chứa tràn đầy mầm sức sống phát triển nẩy nở vươn lên cao!
Có hình ảnh như thế trong đời sống và trong đức tin đạo giáo tinh thần không?
Đời sống con người xưa nay ai cũng có ngày khởi đầu sinh ra ở đời trên trần gian, rồi cũng có ngày tận cùng kết thúc, thân xác trở về lòng đất, như Thiên Chúa đã ấn định : Từ bụi đất con người được tạo thành và ngày sau cùng con người sẽ trở về với bụi đất.( ST 3,19).
Như vậy có sự sống khác nữa sau khi chết không? Không ai là con người có thể qủa quyết được điều này. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa nguồn sự sống nói cho biết: Phải, còn có sự sống thần linh ở đời sau, khi đời sống trên trần gian chấm dứt với sự chết!
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, với sứ mạng đem ơn cứu độ sự sống thánh thiêng cho con người. Ngài biết số phận đời sống con người trần gian trong thung lũng nước mắt đau khổ với bệnh tật thể xác cũng như tinh thần, và sau cùng phải chết. Và chính Ngài cũng chấp nhận phải chết như vậy. Nhưng với Ngài như thế chưa phải là tận cùng là chấm dứt. Trái lại sự sống còn tiếp tục nối tiếp nữa.
Ngài dùng hình ảnh hạt lúa trong thiên nhiên sau quá trình mục nát tan biến chết đi, nó sẽ phát triển lên thành cụm lúa mới có đầy sức sống tươi tốt mãnh liệt mang đến nhiều hoa quả là những hạt lúa mới thịnh vượng tươi tốt khác nữa.
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.”(Ga 12,20-33)
Hình ảnh so sánh này vừa nói lên rõ ý nghĩa sự hy sinh cố gắng chịu đựng làm việc bổn phận của con người để xây dựng đời sống hằng ngày thuộc về đời sống cùng là điều hữu ích cần thiết, như dân gian có phương châm: Gieo trong đau thương sẽ về giữa vui mừng!
Hình ảnh so ví này cũng làm rõ nét gía trị ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tập luyện nhân đức: qua đau khổ đạt tới thành công vinh quang.
Hình ảnh dụ ngôn này phát tỏa ánh sáng niềm hy vọng cho đời sống không phải chỉ có sự sống ở trần gian đời này thôi, mà còn có cả ở đời sau bên kia nữa: Chúa Giesu đoan hứa Thầy là sự sống lại. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Hình ảnh hạt lúa còn truyền đi tín hiệu quý báu nữa: Lớp vỏ trấu khô cứng nháp rặm gây ngứa ngáy bên ngoài bao bọc nhân hạt lúa trắng bên trong chất chứa mầm sự sống thiên nhiên, là thực phẩm có giá trị rất cao quý cho đời sống nhân loại.
Đức giáo oàng Benedicto 16. trong buổi tiếp kiến các vị Giám mục Malaysia, Singapor và Brunei, khi đề cập việc Phúc âm hóa đã dùng hình ảnh hạt lúa để so sánh cắt nghĩa:
“ Khi nói về chân lý của tình yêu quý Đức cha có thể giúp cho người dân của mình biết phân biệt hạt lúa của Phúc Âm với vỏ thóc của chủ nghĩa duy vật và thuyết tương đối.
"Bằng cách nhấn mạnh đặc tính hoàn vũ của nhân quyền, dựa trên phẩm giá của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, quý Đức cha có thể thi hành trọng trách Phúc Âm hoá lớn lao, vì lối giảng dậy này là một sắc thái thiết yếu của Phúc Âm." (Giáo hoàng Benedicto 16., Roma ngày 06.06.2008).
Theo lịch sử, từ thời cổ đại xa xưa bên vùng văn hóa Hy Lạp và Roma con người đã cày cấy gieo trồng lúa mì làm thực phẩm cho đời sống. Hạt lúa vì thế trở nên hình ảnh biểu tượng cho sự phát triển sinh sôi nẩy nở khi được gieo vãi xuống nền thửa đất.
Các quốc gia đất nước bên vùng văn hóa Âu châu, Mỹ châu cấy trồng lúa mì, trên nền đất không cần nhiều nước, làm thực phẩm chính. Đang khi các quốc gia đất nước vùng bên Phi châu và Á châu trồng loại hạt lúa gạo, trên ruộng đồng cần nhiều nước ngập, làm thực phẩm chính.
Nhưng hai loại lúa đều có hạt hình bầu dục cỡ 12 mm. được bao bọc bởi lớp vỏ tra cứng nháp màu vàng bên ngoài, nhân hạt lúa ở bên trong màu trắng. Khi một hạt lúa được gieo xuống nền đất gặp nước nó sẽ thay đổi biến dạng, vỏ trấu bọc sẽ thối mục vỡ tan như chết trong đất. Nhưng nhân hạt lúa từ từ nhú nẩy mầm bung ra. Và theo thời gian cùng thời tiết hòa lẫn trong đất và nước phát triển lớn lên thành một cụm cây lúa có lá xanh tươi tốt với chùm rễ to lan tỏa ăn sâu xuống nền đất ruộng, và sinh đẻ thêm nhiều nhánh nữa.
Mỗi nhánh cây cụm cây lúa lớn lên mang một chuỗi dài bông hoa rồi kết thành những hạt lúa to nhỏ no tròn. Có những nhánh phát triển tốt có tới hai hay ba chùm bông nặng trĩu những hạt lúa mẩy căng tròn. Theo thời gian sau khi những bông hạt lúa chín vàng sẽ được cắt gặt hái mang về làm thực phẩm chính cho đời sống con người.
Từ một hạt lúa nhỏ bé được gieo vãi trong lòng đất biến dạng vỏ trấu tan rã mục nát rồi phát triển sinh sôi nẩy nở thành ra vài chục, vài trăm hạt lúa mới khác.
Một hình ảnh biến đổi rất âm thầm ẩn kín sâu trong lòng đất đen tối gần như vô hình, nhưng lại chất chứa tràn đầy mầm sức sống phát triển nẩy nở vươn lên cao!
Có hình ảnh như thế trong đời sống và trong đức tin đạo giáo tinh thần không?
Đời sống con người xưa nay ai cũng có ngày khởi đầu sinh ra ở đời trên trần gian, rồi cũng có ngày tận cùng kết thúc, thân xác trở về lòng đất, như Thiên Chúa đã ấn định : Từ bụi đất con người được tạo thành và ngày sau cùng con người sẽ trở về với bụi đất.( ST 3,19).
Như vậy có sự sống khác nữa sau khi chết không? Không ai là con người có thể qủa quyết được điều này. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa nguồn sự sống nói cho biết: Phải, còn có sự sống thần linh ở đời sau, khi đời sống trên trần gian chấm dứt với sự chết!
Chúa Giesu, Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người, với sứ mạng đem ơn cứu độ sự sống thánh thiêng cho con người. Ngài biết số phận đời sống con người trần gian trong thung lũng nước mắt đau khổ với bệnh tật thể xác cũng như tinh thần, và sau cùng phải chết. Và chính Ngài cũng chấp nhận phải chết như vậy. Nhưng với Ngài như thế chưa phải là tận cùng là chấm dứt. Trái lại sự sống còn tiếp tục nối tiếp nữa.
Ngài dùng hình ảnh hạt lúa trong thiên nhiên sau quá trình mục nát tan biến chết đi, nó sẽ phát triển lên thành cụm lúa mới có đầy sức sống tươi tốt mãnh liệt mang đến nhiều hoa quả là những hạt lúa mới thịnh vượng tươi tốt khác nữa.
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.”(Ga 12,20-33)
Hình ảnh so sánh này vừa nói lên rõ ý nghĩa sự hy sinh cố gắng chịu đựng làm việc bổn phận của con người để xây dựng đời sống hằng ngày thuộc về đời sống cùng là điều hữu ích cần thiết, như dân gian có phương châm: Gieo trong đau thương sẽ về giữa vui mừng!
Hình ảnh so ví này cũng làm rõ nét gía trị ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tập luyện nhân đức: qua đau khổ đạt tới thành công vinh quang.
Hình ảnh dụ ngôn này phát tỏa ánh sáng niềm hy vọng cho đời sống không phải chỉ có sự sống ở trần gian đời này thôi, mà còn có cả ở đời sau bên kia nữa: Chúa Giesu đoan hứa Thầy là sự sống lại. Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Hình ảnh hạt lúa còn truyền đi tín hiệu quý báu nữa: Lớp vỏ trấu khô cứng nháp rặm gây ngứa ngáy bên ngoài bao bọc nhân hạt lúa trắng bên trong chất chứa mầm sự sống thiên nhiên, là thực phẩm có giá trị rất cao quý cho đời sống nhân loại.
Đức giáo oàng Benedicto 16. trong buổi tiếp kiến các vị Giám mục Malaysia, Singapor và Brunei, khi đề cập việc Phúc âm hóa đã dùng hình ảnh hạt lúa để so sánh cắt nghĩa:
“ Khi nói về chân lý của tình yêu quý Đức cha có thể giúp cho người dân của mình biết phân biệt hạt lúa của Phúc Âm với vỏ thóc của chủ nghĩa duy vật và thuyết tương đối.
"Bằng cách nhấn mạnh đặc tính hoàn vũ của nhân quyền, dựa trên phẩm giá của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, quý Đức cha có thể thi hành trọng trách Phúc Âm hoá lớn lao, vì lối giảng dậy này là một sắc thái thiết yếu của Phúc Âm." (Giáo hoàng Benedicto 16., Roma ngày 06.06.2008).