Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 về Trí tuệ nhân tạo (AI)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới về Trí tuệ nhân tạo dưới sự chủ trì của chủ nhà, nước Ý.
(Tin Vatican)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu (26/4/2024) xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Puglia, miền nam nước Ý trong phiên họp bàn về Trí tuệ nhân tạo (AI).
Việc xác nhận sự tham dự của Đức Thánh Cha vào Hội nghị thượng đỉnh, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 tại Borgo Egnazia ở Puglia, sau khi bà Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni công bố.
Thủ tướng nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo hoàng tham gia vào công việc của Hội nghị thượng đỉnh G7”, đồng thời cho biết thêm rằng ĐTC sẽ tham dự “phiên họp” dành cho khách mời tại cuộc họp thượng đỉnh G7 sắp tới.
Hội nghị thượng đỉnh (G7) với sự tham gia của Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản.
Đóng góp mang tính quyết định về mặt đạo đức cho Trí tuệ nhân tạo (AI)
“Tôi chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha vì đã nhận lời mời của đại diện Ý. Sự hiện diện của ngài là một vinh dự cho đất nước chúng ta và toàn thể G7”, Bà Meloni cho hay đồng thời nhấn mạnh cách chính phủ Ý dự định tăng cường sự đóng góp của Tòa thánh về vấn đề trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trước “Lời kêu gọi của Rome về Đạo đức AI vào năm 2020,” được thúc đẩy bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống, trong một quá trình “dẫn đến việc áp dụng cụ thể khái niệm đạo đức thuật toán (algorithmic ethics), cụ thể là đưa đạo đức vào các thuật toán”.
Bà nói thêm: “Tôi tin chắc rằng sự hiện diện của Giáo hoàng sẽ mang lại sự đóng góp mang tính quyết định trong việc xác định khuôn khổ pháp lý, đạo đức và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo, bởi vì trên cơ sở này, trong hiện tại và tương lai của công nghệ này, năng lực của chúng ta sẽ được đo lường, khả năng của cộng đồng quốc tế để thực hiện điều mà một vị Giáo hoàng tiền nhiệm, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã nói vào ngày 2 tháng 10 năm 1979, trong bài phát biểu nổi tiếng của ngài trước Liên Hợp Quốc.”
Bà Meloni trích dẫn: “Hoạt động chính trị, dù ở cấp quốc gia hay quốc tế, đều xuất phát từ con người, do con người thực hiện và vì con người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành trọn Thông điệp của mình về Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 57, ngày 1 tháng 1 năm 2024 cho Trí tuệ nhân tạo và Hòa bình, ngài kêu gọi nhân loại trau dồi trí tuệ của trái tim mà theo ngài, có thể giúp chúng ta “đưa các hệ thống trí tuệ nhân tạo vào việc phục vụ một cách đầy đủ qua những giao tế của con người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới về Trí tuệ nhân tạo dưới sự chủ trì của chủ nhà, nước Ý.
(Tin Vatican)
Văn phòng Báo chí Tòa Thánh hôm thứ Sáu (26/4/2024) xác nhận rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Puglia, miền nam nước Ý trong phiên họp bàn về Trí tuệ nhân tạo (AI).
Việc xác nhận sự tham dự của Đức Thánh Cha vào Hội nghị thượng đỉnh, sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 tại Borgo Egnazia ở Puglia, sau khi bà Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni công bố.
Thủ tướng nói: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một vị Giáo hoàng tham gia vào công việc của Hội nghị thượng đỉnh G7”, đồng thời cho biết thêm rằng ĐTC sẽ tham dự “phiên họp” dành cho khách mời tại cuộc họp thượng đỉnh G7 sắp tới.
Hội nghị thượng đỉnh (G7) với sự tham gia của Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản.
Đóng góp mang tính quyết định về mặt đạo đức cho Trí tuệ nhân tạo (AI)
“Tôi chân thành cảm ơn Đức Thánh Cha vì đã nhận lời mời của đại diện Ý. Sự hiện diện của ngài là một vinh dự cho đất nước chúng ta và toàn thể G7”, Bà Meloni cho hay đồng thời nhấn mạnh cách chính phủ Ý dự định tăng cường sự đóng góp của Tòa thánh về vấn đề trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trước “Lời kêu gọi của Rome về Đạo đức AI vào năm 2020,” được thúc đẩy bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống, trong một quá trình “dẫn đến việc áp dụng cụ thể khái niệm đạo đức thuật toán (algorithmic ethics), cụ thể là đưa đạo đức vào các thuật toán”.
Bà nói thêm: “Tôi tin chắc rằng sự hiện diện của Giáo hoàng sẽ mang lại sự đóng góp mang tính quyết định trong việc xác định khuôn khổ pháp lý, đạo đức và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo, bởi vì trên cơ sở này, trong hiện tại và tương lai của công nghệ này, năng lực của chúng ta sẽ được đo lường, khả năng của cộng đồng quốc tế để thực hiện điều mà một vị Giáo hoàng tiền nhiệm, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã nói vào ngày 2 tháng 10 năm 1979, trong bài phát biểu nổi tiếng của ngài trước Liên Hợp Quốc.”
Bà Meloni trích dẫn: “Hoạt động chính trị, dù ở cấp quốc gia hay quốc tế, đều xuất phát từ con người, do con người thực hiện và vì con người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành trọn Thông điệp của mình về Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 57, ngày 1 tháng 1 năm 2024 cho Trí tuệ nhân tạo và Hòa bình, ngài kêu gọi nhân loại trau dồi trí tuệ của trái tim mà theo ngài, có thể giúp chúng ta “đưa các hệ thống trí tuệ nhân tạo vào việc phục vụ một cách đầy đủ qua những giao tế của con người.”