ĐỘNG LỰC THỰC
“Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”.
“Tình yêu vươn tới những tổn thương và có những bước đi táo bạo không vụ lợi. Nó có thể đạt được những điều không tưởng; bởi lẽ, những gì được gọi là “tư lợi”, đối với nó, quá vô nghĩa! Với nó, chính tình yêu là động lực thực!” - Calvin Miller.
Kính thưa Anh Chị em,
Một lần nữa, Tin Mừng hôm nay cho thấy, tình yêu là ‘động lực thực!’. Marcô ghi lại câu nói khá trần trụi của Phêrô, “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”; nghĩa là, ‘Theo Thầy, chúng con được gì?’. Tuy nhiên, một câu hỏi khác còn quan trọng hơn, đâu là ‘động lực thực’ để Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta bỏ tất cả để theo Chúa?
Bối cảnh câu hỏi của Phêrô là sau khi người thanh niên giàu có bỏ đi, vì ‘giá cả’ Chúa Giêsu chào mời xem ra quá ngất ngưởng! Rồi Ngài cho biết, người giàu có khó vào Nước Trời như lạc đà chui qua lỗ kim. Trước hoả mù đó, Phêrô không biết nói gì ngoài trăn trở của mình. Và chủ nghĩa thực dụng hiện nguyên hình; câu nói của Phêrô phần nào nhuốm mùi ‘duy vật’, vì điều này vô tình tiết lộ động lực dâng hiến của ông! Tuy nhiên, Chúa Giêsu trấn an, “Chúng con sẽ nhận được gấp trăm ở đời này” về nhà cửa, đất đai, người thân ‘vì lợi ích của Thầy và của Phúc Âm’. Nhưng cũng thật tréo ngoe, ‘cùng sự bắt bớ’ và ‘đời sau được sự sống đời đời’.
Phần thưởng cho sự từ bỏ của chúng ta đã bắt đầu trong cuộc sống này và sẽ lên đến đỉnh điểm trong cuộc sống mai ngày! Sự khác biệt giữa người này và người kia là những cuộc ‘bách hại’ theo nghĩa rộng; như vậy, trong cuộc sống, chúng ta được hưởng cả tình yêu của Chúa Kitô và chịu cả những ‘bắt bớ’ cách này cách khác vì Ngài. Bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, chúng ta sẽ hưởng cuộc sống thiên quốc với Chúa Kitô trong vĩnh cửu. Và đó là ‘động lực thực’ để chúng ta từ bỏ mọi sự! Có lẽ đã trải nghiệm phần nào việc đi theo Chúa, Phêrô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng, “Anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em”. Ân sủng sẽ ban là ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay hôm nay và mai ngày, thật đúng với tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ!”.
Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”. Chúa Giêsu biết rõ động lực của mỗi người chúng ta hơn chúng ta biết nó! Ngài đã cứu chúng ta bởi động lực của một tình yêu nhưng không và trọn vẹn, một tình yêu ‘không cần ngã giá’. Ngài mong chúng ta từ bỏ mọi sự, đi theo Ngài cũng bằng chính động lực ấy mà không cần bận tâm với giá cả; bởi lẽ, Ngài là Thiên Chúa, là Cha nhân lành, sẽ chăm bẵm mọi sự cho chúng ta! Hãy tận dụng những khoảnh khắc hiện tại để gột rửa những ý hướng không trong sáng của mình, giũ bỏ bản thân để có một tình yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài. Không có tình yêu dành cho Ngài, chúng ta sẽ không có ‘động lực thực’ để từ bỏ; có chăng, cũng chỉ là những động lực ‘như thực’ trá hình nhuốm mùi thế gian.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con làm bất cứ điều gì mà không có tình yêu. Nó sẽ vô hồn, nhạt nhẽo và hời hợt vì bản chất của nó là ích kỷ, vụ lợi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”.
“Tình yêu vươn tới những tổn thương và có những bước đi táo bạo không vụ lợi. Nó có thể đạt được những điều không tưởng; bởi lẽ, những gì được gọi là “tư lợi”, đối với nó, quá vô nghĩa! Với nó, chính tình yêu là động lực thực!” - Calvin Miller.
Kính thưa Anh Chị em,
Một lần nữa, Tin Mừng hôm nay cho thấy, tình yêu là ‘động lực thực!’. Marcô ghi lại câu nói khá trần trụi của Phêrô, “Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!”; nghĩa là, ‘Theo Thầy, chúng con được gì?’. Tuy nhiên, một câu hỏi khác còn quan trọng hơn, đâu là ‘động lực thực’ để Phêrô, các môn đệ và cả chúng ta bỏ tất cả để theo Chúa?
Bối cảnh câu hỏi của Phêrô là sau khi người thanh niên giàu có bỏ đi, vì ‘giá cả’ Chúa Giêsu chào mời xem ra quá ngất ngưởng! Rồi Ngài cho biết, người giàu có khó vào Nước Trời như lạc đà chui qua lỗ kim. Trước hoả mù đó, Phêrô không biết nói gì ngoài trăn trở của mình. Và chủ nghĩa thực dụng hiện nguyên hình; câu nói của Phêrô phần nào nhuốm mùi ‘duy vật’, vì điều này vô tình tiết lộ động lực dâng hiến của ông! Tuy nhiên, Chúa Giêsu trấn an, “Chúng con sẽ nhận được gấp trăm ở đời này” về nhà cửa, đất đai, người thân ‘vì lợi ích của Thầy và của Phúc Âm’. Nhưng cũng thật tréo ngoe, ‘cùng sự bắt bớ’ và ‘đời sau được sự sống đời đời’.
Phần thưởng cho sự từ bỏ của chúng ta đã bắt đầu trong cuộc sống này và sẽ lên đến đỉnh điểm trong cuộc sống mai ngày! Sự khác biệt giữa người này và người kia là những cuộc ‘bách hại’ theo nghĩa rộng; như vậy, trong cuộc sống, chúng ta được hưởng cả tình yêu của Chúa Kitô và chịu cả những ‘bắt bớ’ cách này cách khác vì Ngài. Bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, chúng ta sẽ hưởng cuộc sống thiên quốc với Chúa Kitô trong vĩnh cửu. Và đó là ‘động lực thực’ để chúng ta từ bỏ mọi sự! Có lẽ đã trải nghiệm phần nào việc đi theo Chúa, Phêrô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay rằng, “Anh em hãy chuẩn bị lòng trí, hãy tỉnh thức, hãy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em”. Ân sủng sẽ ban là ơn cứu độ của Chúa Kitô ngay hôm nay và mai ngày, thật đúng với tâm tình Thánh Vịnh đáp ca, “Chúa đã biểu dương ơn Người cứu độ!”.
Anh Chị em,
“Tình yêu là ‘động lực thực!’”. Chúa Giêsu biết rõ động lực của mỗi người chúng ta hơn chúng ta biết nó! Ngài đã cứu chúng ta bởi động lực của một tình yêu nhưng không và trọn vẹn, một tình yêu ‘không cần ngã giá’. Ngài mong chúng ta từ bỏ mọi sự, đi theo Ngài cũng bằng chính động lực ấy mà không cần bận tâm với giá cả; bởi lẽ, Ngài là Thiên Chúa, là Cha nhân lành, sẽ chăm bẵm mọi sự cho chúng ta! Hãy tận dụng những khoảnh khắc hiện tại để gột rửa những ý hướng không trong sáng của mình, giũ bỏ bản thân để có một tình yêu tinh tuyền đối với Thiên Chúa và ơn cứu độ của Ngài. Không có tình yêu dành cho Ngài, chúng ta sẽ không có ‘động lực thực’ để từ bỏ; có chăng, cũng chỉ là những động lực ‘như thực’ trá hình nhuốm mùi thế gian.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con làm bất cứ điều gì mà không có tình yêu. Nó sẽ vô hồn, nhạt nhẽo và hời hợt vì bản chất của nó là ích kỷ, vụ lợi!”, Amen.
(Tgp. Huế)