VIỆC THỜ PHƯỢNG TRONG KI-TÔ GIÁO
Trước hết thờ phượng ở đây chỉ tất cả các cử chỉ mà con người dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng mến yêu, thần phục, và vì thế, là một cơ cấu tổ chức các lễ nghi tôn thờ do con người cử hành để công nhận và chứng tỏ chủ quyền tuyệt đối của Người trên mọi loài thụ tạo. Đó là nét đặc trưng của nhân đức thờ phượng, một cách thế phát động và biểu dương những tâm tình và thái độ tôn thờ trong tôn giáo. Vì thế, thờ phượng và tôn giáo có liên hệ với nhau và khi thờ phượng là lúc con người đem tôn giáo ra thực thi.
Địa vị của đức thờ phương
Vậy đâu là vị trí của đức thờ phượng trong Ki-tô giáo?
Một số nhà thần học thuộc trường phái Pháp, vì đặt nặng tầm quan trọng và đề cao vai trò của nhân đức thờ phượng nên đã muốn coi nhân đức này như một nhân đức đối thần ngang hàng với đức tin, đức cậy và đức mến, thậm chí còn cho đó là tổng hợp ba nhân đức nói trên.
Thánh Tô-ma A-qui-nô đã không nghĩ như vậy. Ngài định nghĩa thờ phượng là một nhân đức làm cho con người tôn vinh Thiên Chúa cho xứng với địa vị Đấng Tạo Hoá. Cho xứng ở đây có ý hiểu về phía Thiên Chúa, nghĩa là Đấng Tạo Hoá phải được tôn thờ vì là Thiên Chúa. Bởi thế, ngài xếp nhân đức thờ phương vào loại các nhân đức thuộc đức công bình (Ila IIae, 80,1) theo nghĩa con người mắc nợ Thiên Chúa và phải đền đáp món nợ đó mới sòng phẳng. Nợ ở đây là nợ của thọ tạo đối với Đấng Hoá Công đã dựng nên mình cũng như nợ của con cái đối với cha mẹ.
Nhưng vì đối với Thiên Chúa, con người không thể trả nợ cho cân xứng được nên nhân đức thờ phượng không thể nói là thuộc đức công bình. Nói như vậy không có ý giảm giá, coi nhẹ hay cho đức thờ phượng là cái gì tuỳ thuộc, ít quan trọng mà chỉ có ý cho thấy nhân đức thờ phượng chưa thực hiện đầy đủ ý nghĩa của đức công bình mà thôi.
Chúng ta biết vai trò của nhân đức thờ phượng là điều chỉnh các mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng nó không phải là nhân đức đối thần như đức tin, cậy, mến (IIa IIae, q. 81) vì đối tượng của nó không phải là Thiên Chúa, nghĩa là nó không làm cho chúng ta nhận biết, ước ao và yêu mến Thiên Chúa vì Người và trong Người như ba nhân đức trên.
Khác với nhân đức đối thần, thờ phượng là một nhân đức luân lý cũng như các nhân đức luân lý khác, nhằm điều chỉnh cách ăn nết ở của con người đối với Thiên Chúa, nhưng xét về tầm quan trọng và giá trị thì nó lại đứng đầu trong bậc thang luân lý (IIa Iiae q. 81 a 6) vì các nhân đức luân lý khác thì điều chỉnh kỷ luật trong đời sống cá nhân, hoà hợp các mối tương quan với những người khác và hướng dẫn các hoạt động của lý trí trong phạm vi luân lý, còn riêng nhân đức thờ phượng thì diều chỉnh các mối liên quan của con người đối với Thiên Chúa, nên trổi vượt hơn cả trong phạm vi luân lý.
Tư thế trổi vượt này giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nhân đức thờ phượng đối với toàn thể các hành vi luân lý. Ngoài các hành vi luân lý riêng biệt, nhân đức thờ phượng còn có thể đảm nhận hành vi của các nhân đức khác, khiến cho những hành vi này có thêm ý hướng và giá trị thờ phượng. Vì thế, việc ăn chay tuy là một hành vi thuộc đức tiết độ, nhưng nhờ đức thờ phượng lại thêm giá trị tôn thờ dâng lên Thiên Chúa.
Cũng như tất cả những gì thuộc con người đều do Thiên Chúa mà đến, và do đấy phải tuỳ thuộc Thiên Chúa thì tất cả những gì thuộc phạm vi luân lý cũng đều có thể quy về đức thờ phượng, do đức thờ phượng đảm nhận để dâng lên Thiên Chúa. Như vậy, dức thờ phượng là một nhân đức chung (dù xếp theo các hành vi riêng biệt, nó vẫn là một nhân đức riêng (IIa Iiae q. 81 a 1 ad 1um; a 4 ad 11um)
Tư thế trổi vượt này còn làm cho đức thờ phượng rất gần với các nhân đức đối thần. Thánh Tô-ma dạy rằng trong phạm vi siêu nhiên, các nhân đức đối thần đảm nhận các hành vi của đức thờ phượng và làm cho những hành vi này nên sâu sắc và tạo cho chúng một quy chế đích thật (Iia IIae q. 81 a 5 ad 1um). Như thế, các việc thuộc đức thờ phượng và các nhân đức đối thần cụ thể không thể tách rời nhau, thí dụ không thể cầu nguyện thật mà không có đức tin, đức cậy, đức mến (In Boetio, De Trinitate q. 3 a 2). Vì vậy, thánh Tô-ma viết : “Thiên Chúa được tôn thờ bằng đức tin, đức cậy và đức mến (Deus colitur fide, spe et caritate, Enchiridion 3, PL 40, 232). Nhưng dù vậy, các việc thuộc đức thờ phượng và ba nhân đức đối thần vẫn khác biệt nhau, tuy trong thực tế phù hợp với nhau.
Vì đức thờ phượng phải quy hướng tất cả về Thiên Chúa để thành lễ phẩm dâng lên Đấng Hoá Công, nên bao gồm những hành vi bên trong là dâng ý mình làm của lễ cho Thiên Chúa mà thánh Tô-ma gọi là lòng sùng kính, hiểu theo nghĩa mạnh là hiến dâng, hiến thánh.
Những hành vi bên ngoài là dâng thân xác, của cải diễn ra bằng những cử chỉ tôn thờ hay những lễ vật dâng kính. Tuy vậy, những việc bên trong mới là chính và tự chúng mới là những việc thuộc đức thờ phượng. Chính những việc bên trong mới làm cho những việc bên ngoài có giá trị và những việc bên ngoài chỉ là những cách thế biểu lộ, thúc đẩy và phát động lòng sùng kính ở bên trong (IIa IIae q. 87 a 7).
Nhưng những việc bên ngoài cũng đích thật là những việc thờ phượng và lễ tế là điểm cao nhất trong sinh hoạt tôn giáo.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o,p.
Đức thờ phượng và các tôn giáo
Cần phân biệt đức thờ phượng với các tôn giáo. Trong các tôn giáo tự nhiên, cung cách tôn giáo và việc thờ phượng phát triển theo hướng bên ngoài. Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác biệt, ở bên ngoài con người và bên trên thế giới. Vì thế, mọi nỗ lực tôn giáo ngay từ căn bản là một cuộc tìm kiếm để gặp gỡ, giao cảm với thần linh.
Bởi vậy, xét theo lịch sử, cung cách tôn giáo gắn liền với quan niệm về sự thiêng thánh. Đối lập với thiêng thánh là trần tục, là thông thường, thuộc nhân tình thế thái, còn thiêng thánh là cái được đặt riêng ra, là một phần của cái thông thường, là cái đã được rút ra khỏi thế giới này để trở thành ngoại tại tính của thần linh và là cứ điểm giao cảm với thần linh.
Tất cả mọi việc thờ phượng đều theo quan niệm thiêng thánh này. Vì thế mới có những nơi dành riêng, những khoảng thời gian vượt ra ngoài khuôn khổ sinh hoạt thông thường, những con người được hiến thánh, được đặt riêng ra, nhất là những nghi thức đặc biệt, nghĩa là những cái đi từ phạm vi trần tục đến chỗ thiêng thánh. Bởi vậy, thường khi làm lễ tế, người ta để riêng một sự vật ra ngoài, tránh không cho sự vật ấy trở về chỗ phàm tục nữa, thậm chí có khi còn thiêu huỷ ngay cả vật được dâng hiến.
Nghĩ về đạo cũ trong Cựu Ước
Nếu xét như một tôn giáo thì căn bản Cựu Ước cũng chẳng khác gì những đạo khác. Đạo cũ dựa theo luật Mô-sê được tổ chức rất cặn kẽ tỉ mỉ với các lễ nghi liên quan đến sự thiêng thánh (như phải tẩy uế, giữ luật ngày sa-bát rất chặt chẽ, tôn trọng Đền Thờ, chấp hành các nghi thức tế tự v.v…) Nhưng khác với các đạo khác ở chỗ không dừng lại ở bên ngoài mà thôi mà còn đi xa hơn, tiến tới chỗ nôi tâm và thiêng liêng hoá việc thờ phượng như một số đoạn văn của các ngôn sứ và các thánh vịnh cho thấy, khi kết án các lề lối hành đạo vụ hình thức và đòi phải biến đổi tâm hồn, chú trọng dến việc giữ luật bác ái yêu thương, công bình chính trực.
Đáng kể hơn cả là luồng gió tin tưởng cậy trông đã thổi qua lịch sử Do Thái trông chờ một Đấng Cứu Tinh sẽ đến giải thoát họ và thiết lập một chế độ mới, một hệ thống pháp luật không tạc trên bia hay ghi trong sách mà ăn sâu vào lòng người (Gr 31, 33).
Việc thờ phượng từ khi Đức Giê-su ra đời
Tình trạng này hoàn toàn thay đổi khi Đức Giê-su ra đời. Khi Người xuống thế làm người thì Thiên Chúa thôi không còn ở xa loài người nữa. Con người cũng không phải ra ngoài thế giới để bắt gặp Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa đến cư ngụ giữa loài người. Biến cố này đã gây nên một cuộc đảo lộn hoàn toàn. Quan niệm về sự thiêng thánh là phải xếp riêng ra ngoài không còn ý nghĩa nũa, hay đúng ra những cử chỉ thông thường trong đời sống hàng ngày đã trở thành những cử chỉ của Thiên Chúa, tất cả cái phàm tục trở nên cái thiêng thánh hay ít ra đang trở thành như thế.
Đó là ý nghĩa Đức Ki-tô mặc cho những thứ đó. Do thái độ và những lời Người nói trong Tin Mừng khiến người Pha-ri-sêu phải lấy làm khó chịu. Người chủ ý lỗi ngày sa-bát. Người và các môn đệ đã coi thường luật buộc rửa tay trước khi ăn uống v.v… Nếu chỉ nhìn thấy trong nhũng bản văn này lời kết án những cách thức hành đạo của người Do Thái hay một lời đòi hỏi phải sống đạo tại tâm, hay lấy tinh thần bên trong mà linh hoat hoá những cử chỉ bên ngoài thì e rằng chúng ta sẽ làm giảm bớt tầm quan trọng của những bản văn này. Thiết tưởng thái độ của Đức Giê-su không nguyên chỉ có tác dụng sửa đổi mà còn có giá trị mặc khải nữa.
Việc thờ phượng hiểu theo nghĩa các tôn giáo tự nhiên, kể cả Do Thái giáo đã bị bãi bỏ. Phải hiểu những lời Đức Giê-su nói với người thiếu phụ xứ Sa-ma-ri : “Này chị, hãy tin tôi, đã đến giờ người ta thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem “ (Ga 4, 21) và những lời quả quyết của thánh Phao-lô : “Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện dồ ăn thức uống hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sa-bát. Tất cả những cái đó chỉ là hình bóng (báo trước) những điều sắp tới, nhưng thực tại là thân mình Đức Ki-tô” (Cl 2, 16-17)
Hiểu theo nghĩa này thì Ki-tô giáo không phải là một thứ đạo. Khi thánh Phao-lô coi nhẹ cách thế thờ phượng và những lễ nghi như thế thì chúng ta có thể hiểu được rằng đó là người từ chối tất cả những việc thờ phượng chỉ có hình thức bên ngoài để chú trọng đến cách thờ phượng bên trong với tất cả tinh thần và tâm hồn mà thánh Tô-ma gọi là devotio. Từ này quen được dịch là sùng kính, nhưng sùng kính chưa lột tả được hết ý nghĩa của vovere nghĩa là dâng hiến, thánh hiến mà devotio phát xuất tù đó và cũng vì thế xem ra Dức Ki-tô như từ chối kinh phụng vụ mà chỉ nhận lời cầu nguyện riêng tư khi nói : “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng đứng cầu nguyện trong các hội đường cho người ta thấy. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6, 5-6). Và xem ra đó cũng là ý nghĩa tự nhiên của những lời Đức Giê-su nới với thiếu phụ xứ Sa-ma-ri : “Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây : những người thờ phượng Chúa đích thật sẽ thờ phượng Chúa trong thần khí và sự thật” (1 Cr 10, 31)
Nhưng ngoài thiêng liêng hoá việc thờ phượng, còn phải đi xa hơn nữa. Có hai sự kiện khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm. Việc thờ phượng bên ngoài của Do Thái giáo xem ra như bị Đức Ki-tô kết án và loại trừ, nhưng lại được duy trì trong Hội Thánh sau này, mà cả trong Tân Ước nữa. Đó là một trong những mâu thuẫn hay xẩy ra trong Tin Mừng : cái bị phế bỏ sau lại được lấy lại và sử dụng. Trong Công Vụ Tông Đồ, chúng ta thấy các tín hữu đầu tiên siêng năng dự lễ bẻ bánh, cầu nguyện chung và hay lui tới Đền Thờ. Thánh Phao-lô cũng nhiều lần nói đến các cộng đoàn hội họp nhau để cử hành phụng vụ và lễ tạ ơn.
Chính Đức Ki-tô đã thiết lập các nghi thức tượng trưng cho bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể, không phải chỉ để làm cho sáng tỏ tương quan thiêng liêng với Thiên Chúa mà còn coi đó là những cử chỉ cần thiết như Người nói : “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và thần khí “ (Ga 3, 53); “Nếu không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình “ (Ga 6, 53).
Nhưng như vậy không phải là phủ nhận những điều đã quả quyết về việc xóa bỏ cung cách thờ phượng xưa. Nếu có một nền thờ phượng và thờ phượng bằng các lễ nghi bên ngoài thì đó là một nền thờ phượng mới không còn ý nghĩa và cùng một phạm vi như xưa. Việc thờ phượng mới là việc thờ phượng của Đức Ki-tô do chính Người cử hành như thánh Phao-lô nói : “Tất cả những nghi thức đó báo trước những sự việc sẽ xẩy ra sau này, nhưng thực tế là mình Đức Ki-tô và như chính Người nói trong Tin Mừng : “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2, 19).
Nơi thờ phượng, nghi thức thiêng thánh, linh mục được đặt riêng ra khỏi dân thường, tất cả đều được Mình Chúa Ki-tô thay thế. Nếu có một nền thờ phượng bên ngoài thì không phải chỉ là để diễn tả và thúc đẩy sự thờ phượng bên trong mà trước hết chính vì Ngôi Lời đã nhập thể, có xác và linh hồn như chúng ta. Vì là việc thờ phượng của Đức Ki-tô nên việc thờ phượng trong Ki-tô giáo không giống như việc thờ phượng trong các tôn giáo khác. Đó không còn phải là hành động của con người đi ra khỏi thế gian để gặp Thiên Chúa nữa, mà chính Thiên Chúa đến trần gian để thi hành việc thờ phượng của con người. Theo tinh thần phụng vụ mới thì phải thờ Chúa trong thần khí và sự thật. Thần khí ở đây phải hiểu về Chúa Thánh Thần, nghĩa là Chúa Thánh Thần cử hành, thôi thúc và phát động. Trong nền thờ phượng này, cái thiêng thánh không còn là cái tách biệt đặt riêng ra mà là điểm xuất phát, hiến thánh toàn bộ cái phàm tục. Vì thế việc thờ phượng trong Ki-tô giáo là hiến thánh trần gian và thánh hoá những cái thông thường trong đời sống hàng ngày. Hiến thánh không còn nghĩa tiêu cực nữa, không còn phải là rời xa, tách biệt, mà có nghĩa tích cực, cái gì được hiến thánh thì phải đóng vai trò là men, chìm ngập trong thế gian, nội tại trong thế gian. Hiến thánh bây giờ có nghĩa là chuyển hiện từ thế gian cũ sang thế gian mới không phải chỉ là một thực tại toàn thiêng liêng mà là những nỗ lực kéo dài, nối tiếp thân mình Đức Ki-tô phục sinh. Thế giới mới đã được thực sự hình thành nơi thân mình Đức Ki-tô. Tất cả mọi sự hiến thánh đều là mầm mống khai mở một thế giới mới để dần dà xâm chiếm và thay thế cho thế giới cũ. Các sự vật được hiến thánh, các nghi thức thờ phượng, đặc biệt các bí tích, chỉ là diểm xuất phát của thế giới mới này mà thôi. Nhưng tất cả đều qui tụ về việc xây dựng thế giới mới này bằng đức ái, nhờ ân sủng Thiên Chúa ban cho. Tất cả những cái đó đều là công việc của Chúa Thánh Thần.
Kết luận
Phải nắm vững bậc thang giá trị này và nhìn nhận rằng tất cả những cái đó đều tuỳ thuộc vào công việc của Chúa Thánh Thần và ơn Chúa hoạt động nơi mỗi người và trong thế gian thì mới thấy tầm quan trọng của bí tích và phụng vụ trong nền phụng tự Ki-tô giáo.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
Trước hết thờ phượng ở đây chỉ tất cả các cử chỉ mà con người dâng lên Thiên Chúa để tỏ lòng mến yêu, thần phục, và vì thế, là một cơ cấu tổ chức các lễ nghi tôn thờ do con người cử hành để công nhận và chứng tỏ chủ quyền tuyệt đối của Người trên mọi loài thụ tạo. Đó là nét đặc trưng của nhân đức thờ phượng, một cách thế phát động và biểu dương những tâm tình và thái độ tôn thờ trong tôn giáo. Vì thế, thờ phượng và tôn giáo có liên hệ với nhau và khi thờ phượng là lúc con người đem tôn giáo ra thực thi.
Địa vị của đức thờ phương
Vậy đâu là vị trí của đức thờ phượng trong Ki-tô giáo?
Một số nhà thần học thuộc trường phái Pháp, vì đặt nặng tầm quan trọng và đề cao vai trò của nhân đức thờ phượng nên đã muốn coi nhân đức này như một nhân đức đối thần ngang hàng với đức tin, đức cậy và đức mến, thậm chí còn cho đó là tổng hợp ba nhân đức nói trên.
Thánh Tô-ma A-qui-nô đã không nghĩ như vậy. Ngài định nghĩa thờ phượng là một nhân đức làm cho con người tôn vinh Thiên Chúa cho xứng với địa vị Đấng Tạo Hoá. Cho xứng ở đây có ý hiểu về phía Thiên Chúa, nghĩa là Đấng Tạo Hoá phải được tôn thờ vì là Thiên Chúa. Bởi thế, ngài xếp nhân đức thờ phương vào loại các nhân đức thuộc đức công bình (Ila IIae, 80,1) theo nghĩa con người mắc nợ Thiên Chúa và phải đền đáp món nợ đó mới sòng phẳng. Nợ ở đây là nợ của thọ tạo đối với Đấng Hoá Công đã dựng nên mình cũng như nợ của con cái đối với cha mẹ.
Nhưng vì đối với Thiên Chúa, con người không thể trả nợ cho cân xứng được nên nhân đức thờ phượng không thể nói là thuộc đức công bình. Nói như vậy không có ý giảm giá, coi nhẹ hay cho đức thờ phượng là cái gì tuỳ thuộc, ít quan trọng mà chỉ có ý cho thấy nhân đức thờ phượng chưa thực hiện đầy đủ ý nghĩa của đức công bình mà thôi.
Chúng ta biết vai trò của nhân đức thờ phượng là điều chỉnh các mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, nhưng nó không phải là nhân đức đối thần như đức tin, cậy, mến (IIa IIae, q. 81) vì đối tượng của nó không phải là Thiên Chúa, nghĩa là nó không làm cho chúng ta nhận biết, ước ao và yêu mến Thiên Chúa vì Người và trong Người như ba nhân đức trên.
Khác với nhân đức đối thần, thờ phượng là một nhân đức luân lý cũng như các nhân đức luân lý khác, nhằm điều chỉnh cách ăn nết ở của con người đối với Thiên Chúa, nhưng xét về tầm quan trọng và giá trị thì nó lại đứng đầu trong bậc thang luân lý (IIa Iiae q. 81 a 6) vì các nhân đức luân lý khác thì điều chỉnh kỷ luật trong đời sống cá nhân, hoà hợp các mối tương quan với những người khác và hướng dẫn các hoạt động của lý trí trong phạm vi luân lý, còn riêng nhân đức thờ phượng thì diều chỉnh các mối liên quan của con người đối với Thiên Chúa, nên trổi vượt hơn cả trong phạm vi luân lý.
Tư thế trổi vượt này giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nhân đức thờ phượng đối với toàn thể các hành vi luân lý. Ngoài các hành vi luân lý riêng biệt, nhân đức thờ phượng còn có thể đảm nhận hành vi của các nhân đức khác, khiến cho những hành vi này có thêm ý hướng và giá trị thờ phượng. Vì thế, việc ăn chay tuy là một hành vi thuộc đức tiết độ, nhưng nhờ đức thờ phượng lại thêm giá trị tôn thờ dâng lên Thiên Chúa.
Cũng như tất cả những gì thuộc con người đều do Thiên Chúa mà đến, và do đấy phải tuỳ thuộc Thiên Chúa thì tất cả những gì thuộc phạm vi luân lý cũng đều có thể quy về đức thờ phượng, do đức thờ phượng đảm nhận để dâng lên Thiên Chúa. Như vậy, dức thờ phượng là một nhân đức chung (dù xếp theo các hành vi riêng biệt, nó vẫn là một nhân đức riêng (IIa Iiae q. 81 a 1 ad 1um; a 4 ad 11um)
Tư thế trổi vượt này còn làm cho đức thờ phượng rất gần với các nhân đức đối thần. Thánh Tô-ma dạy rằng trong phạm vi siêu nhiên, các nhân đức đối thần đảm nhận các hành vi của đức thờ phượng và làm cho những hành vi này nên sâu sắc và tạo cho chúng một quy chế đích thật (Iia IIae q. 81 a 5 ad 1um). Như thế, các việc thuộc đức thờ phượng và các nhân đức đối thần cụ thể không thể tách rời nhau, thí dụ không thể cầu nguyện thật mà không có đức tin, đức cậy, đức mến (In Boetio, De Trinitate q. 3 a 2). Vì vậy, thánh Tô-ma viết : “Thiên Chúa được tôn thờ bằng đức tin, đức cậy và đức mến (Deus colitur fide, spe et caritate, Enchiridion 3, PL 40, 232). Nhưng dù vậy, các việc thuộc đức thờ phượng và ba nhân đức đối thần vẫn khác biệt nhau, tuy trong thực tế phù hợp với nhau.
Vì đức thờ phượng phải quy hướng tất cả về Thiên Chúa để thành lễ phẩm dâng lên Đấng Hoá Công, nên bao gồm những hành vi bên trong là dâng ý mình làm của lễ cho Thiên Chúa mà thánh Tô-ma gọi là lòng sùng kính, hiểu theo nghĩa mạnh là hiến dâng, hiến thánh.
Những hành vi bên ngoài là dâng thân xác, của cải diễn ra bằng những cử chỉ tôn thờ hay những lễ vật dâng kính. Tuy vậy, những việc bên trong mới là chính và tự chúng mới là những việc thuộc đức thờ phượng. Chính những việc bên trong mới làm cho những việc bên ngoài có giá trị và những việc bên ngoài chỉ là những cách thế biểu lộ, thúc đẩy và phát động lòng sùng kính ở bên trong (IIa IIae q. 87 a 7).
Nhưng những việc bên ngoài cũng đích thật là những việc thờ phượng và lễ tế là điểm cao nhất trong sinh hoạt tôn giáo.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o,p.
Đức thờ phượng và các tôn giáo
Cần phân biệt đức thờ phượng với các tôn giáo. Trong các tôn giáo tự nhiên, cung cách tôn giáo và việc thờ phượng phát triển theo hướng bên ngoài. Thiên Chúa là Đấng hoàn toàn khác biệt, ở bên ngoài con người và bên trên thế giới. Vì thế, mọi nỗ lực tôn giáo ngay từ căn bản là một cuộc tìm kiếm để gặp gỡ, giao cảm với thần linh.
Bởi vậy, xét theo lịch sử, cung cách tôn giáo gắn liền với quan niệm về sự thiêng thánh. Đối lập với thiêng thánh là trần tục, là thông thường, thuộc nhân tình thế thái, còn thiêng thánh là cái được đặt riêng ra, là một phần của cái thông thường, là cái đã được rút ra khỏi thế giới này để trở thành ngoại tại tính của thần linh và là cứ điểm giao cảm với thần linh.
Tất cả mọi việc thờ phượng đều theo quan niệm thiêng thánh này. Vì thế mới có những nơi dành riêng, những khoảng thời gian vượt ra ngoài khuôn khổ sinh hoạt thông thường, những con người được hiến thánh, được đặt riêng ra, nhất là những nghi thức đặc biệt, nghĩa là những cái đi từ phạm vi trần tục đến chỗ thiêng thánh. Bởi vậy, thường khi làm lễ tế, người ta để riêng một sự vật ra ngoài, tránh không cho sự vật ấy trở về chỗ phàm tục nữa, thậm chí có khi còn thiêu huỷ ngay cả vật được dâng hiến.
Nghĩ về đạo cũ trong Cựu Ước
Nếu xét như một tôn giáo thì căn bản Cựu Ước cũng chẳng khác gì những đạo khác. Đạo cũ dựa theo luật Mô-sê được tổ chức rất cặn kẽ tỉ mỉ với các lễ nghi liên quan đến sự thiêng thánh (như phải tẩy uế, giữ luật ngày sa-bát rất chặt chẽ, tôn trọng Đền Thờ, chấp hành các nghi thức tế tự v.v…) Nhưng khác với các đạo khác ở chỗ không dừng lại ở bên ngoài mà thôi mà còn đi xa hơn, tiến tới chỗ nôi tâm và thiêng liêng hoá việc thờ phượng như một số đoạn văn của các ngôn sứ và các thánh vịnh cho thấy, khi kết án các lề lối hành đạo vụ hình thức và đòi phải biến đổi tâm hồn, chú trọng dến việc giữ luật bác ái yêu thương, công bình chính trực.
Đáng kể hơn cả là luồng gió tin tưởng cậy trông đã thổi qua lịch sử Do Thái trông chờ một Đấng Cứu Tinh sẽ đến giải thoát họ và thiết lập một chế độ mới, một hệ thống pháp luật không tạc trên bia hay ghi trong sách mà ăn sâu vào lòng người (Gr 31, 33).
Việc thờ phượng từ khi Đức Giê-su ra đời
Tình trạng này hoàn toàn thay đổi khi Đức Giê-su ra đời. Khi Người xuống thế làm người thì Thiên Chúa thôi không còn ở xa loài người nữa. Con người cũng không phải ra ngoài thế giới để bắt gặp Thiên Chúa, vì chính Thiên Chúa đến cư ngụ giữa loài người. Biến cố này đã gây nên một cuộc đảo lộn hoàn toàn. Quan niệm về sự thiêng thánh là phải xếp riêng ra ngoài không còn ý nghĩa nũa, hay đúng ra những cử chỉ thông thường trong đời sống hàng ngày đã trở thành những cử chỉ của Thiên Chúa, tất cả cái phàm tục trở nên cái thiêng thánh hay ít ra đang trở thành như thế.
Đó là ý nghĩa Đức Ki-tô mặc cho những thứ đó. Do thái độ và những lời Người nói trong Tin Mừng khiến người Pha-ri-sêu phải lấy làm khó chịu. Người chủ ý lỗi ngày sa-bát. Người và các môn đệ đã coi thường luật buộc rửa tay trước khi ăn uống v.v… Nếu chỉ nhìn thấy trong nhũng bản văn này lời kết án những cách thức hành đạo của người Do Thái hay một lời đòi hỏi phải sống đạo tại tâm, hay lấy tinh thần bên trong mà linh hoat hoá những cử chỉ bên ngoài thì e rằng chúng ta sẽ làm giảm bớt tầm quan trọng của những bản văn này. Thiết tưởng thái độ của Đức Giê-su không nguyên chỉ có tác dụng sửa đổi mà còn có giá trị mặc khải nữa.
Việc thờ phượng hiểu theo nghĩa các tôn giáo tự nhiên, kể cả Do Thái giáo đã bị bãi bỏ. Phải hiểu những lời Đức Giê-su nói với người thiếu phụ xứ Sa-ma-ri : “Này chị, hãy tin tôi, đã đến giờ người ta thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem “ (Ga 4, 21) và những lời quả quyết của thánh Phao-lô : “Vậy đừng ai xét đoán anh em về chuyện dồ ăn thức uống hay về mục ngày lễ, ngày đầu tháng, ngày sa-bát. Tất cả những cái đó chỉ là hình bóng (báo trước) những điều sắp tới, nhưng thực tại là thân mình Đức Ki-tô” (Cl 2, 16-17)
Hiểu theo nghĩa này thì Ki-tô giáo không phải là một thứ đạo. Khi thánh Phao-lô coi nhẹ cách thế thờ phượng và những lễ nghi như thế thì chúng ta có thể hiểu được rằng đó là người từ chối tất cả những việc thờ phượng chỉ có hình thức bên ngoài để chú trọng đến cách thờ phượng bên trong với tất cả tinh thần và tâm hồn mà thánh Tô-ma gọi là devotio. Từ này quen được dịch là sùng kính, nhưng sùng kính chưa lột tả được hết ý nghĩa của vovere nghĩa là dâng hiến, thánh hiến mà devotio phát xuất tù đó và cũng vì thế xem ra Dức Ki-tô như từ chối kinh phụng vụ mà chỉ nhận lời cầu nguyện riêng tư khi nói : “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng đứng cầu nguyện trong các hội đường cho người ta thấy. Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6, 5-6). Và xem ra đó cũng là ý nghĩa tự nhiên của những lời Đức Giê-su nới với thiếu phụ xứ Sa-ma-ri : “Nhưng giờ đã đến và chính là lúc này đây : những người thờ phượng Chúa đích thật sẽ thờ phượng Chúa trong thần khí và sự thật” (1 Cr 10, 31)
Nhưng ngoài thiêng liêng hoá việc thờ phượng, còn phải đi xa hơn nữa. Có hai sự kiện khiến chúng ta phải suy nghĩ thêm. Việc thờ phượng bên ngoài của Do Thái giáo xem ra như bị Đức Ki-tô kết án và loại trừ, nhưng lại được duy trì trong Hội Thánh sau này, mà cả trong Tân Ước nữa. Đó là một trong những mâu thuẫn hay xẩy ra trong Tin Mừng : cái bị phế bỏ sau lại được lấy lại và sử dụng. Trong Công Vụ Tông Đồ, chúng ta thấy các tín hữu đầu tiên siêng năng dự lễ bẻ bánh, cầu nguyện chung và hay lui tới Đền Thờ. Thánh Phao-lô cũng nhiều lần nói đến các cộng đoàn hội họp nhau để cử hành phụng vụ và lễ tạ ơn.
Chính Đức Ki-tô đã thiết lập các nghi thức tượng trưng cho bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể, không phải chỉ để làm cho sáng tỏ tương quan thiêng liêng với Thiên Chúa mà còn coi đó là những cử chỉ cần thiết như Người nói : “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và thần khí “ (Ga 3, 53); “Nếu không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình “ (Ga 6, 53).
Nhưng như vậy không phải là phủ nhận những điều đã quả quyết về việc xóa bỏ cung cách thờ phượng xưa. Nếu có một nền thờ phượng và thờ phượng bằng các lễ nghi bên ngoài thì đó là một nền thờ phượng mới không còn ý nghĩa và cùng một phạm vi như xưa. Việc thờ phượng mới là việc thờ phượng của Đức Ki-tô do chính Người cử hành như thánh Phao-lô nói : “Tất cả những nghi thức đó báo trước những sự việc sẽ xẩy ra sau này, nhưng thực tế là mình Đức Ki-tô và như chính Người nói trong Tin Mừng : “Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại” (Ga 2, 19).
Nơi thờ phượng, nghi thức thiêng thánh, linh mục được đặt riêng ra khỏi dân thường, tất cả đều được Mình Chúa Ki-tô thay thế. Nếu có một nền thờ phượng bên ngoài thì không phải chỉ là để diễn tả và thúc đẩy sự thờ phượng bên trong mà trước hết chính vì Ngôi Lời đã nhập thể, có xác và linh hồn như chúng ta. Vì là việc thờ phượng của Đức Ki-tô nên việc thờ phượng trong Ki-tô giáo không giống như việc thờ phượng trong các tôn giáo khác. Đó không còn phải là hành động của con người đi ra khỏi thế gian để gặp Thiên Chúa nữa, mà chính Thiên Chúa đến trần gian để thi hành việc thờ phượng của con người. Theo tinh thần phụng vụ mới thì phải thờ Chúa trong thần khí và sự thật. Thần khí ở đây phải hiểu về Chúa Thánh Thần, nghĩa là Chúa Thánh Thần cử hành, thôi thúc và phát động. Trong nền thờ phượng này, cái thiêng thánh không còn là cái tách biệt đặt riêng ra mà là điểm xuất phát, hiến thánh toàn bộ cái phàm tục. Vì thế việc thờ phượng trong Ki-tô giáo là hiến thánh trần gian và thánh hoá những cái thông thường trong đời sống hàng ngày. Hiến thánh không còn nghĩa tiêu cực nữa, không còn phải là rời xa, tách biệt, mà có nghĩa tích cực, cái gì được hiến thánh thì phải đóng vai trò là men, chìm ngập trong thế gian, nội tại trong thế gian. Hiến thánh bây giờ có nghĩa là chuyển hiện từ thế gian cũ sang thế gian mới không phải chỉ là một thực tại toàn thiêng liêng mà là những nỗ lực kéo dài, nối tiếp thân mình Đức Ki-tô phục sinh. Thế giới mới đã được thực sự hình thành nơi thân mình Đức Ki-tô. Tất cả mọi sự hiến thánh đều là mầm mống khai mở một thế giới mới để dần dà xâm chiếm và thay thế cho thế giới cũ. Các sự vật được hiến thánh, các nghi thức thờ phượng, đặc biệt các bí tích, chỉ là diểm xuất phát của thế giới mới này mà thôi. Nhưng tất cả đều qui tụ về việc xây dựng thế giới mới này bằng đức ái, nhờ ân sủng Thiên Chúa ban cho. Tất cả những cái đó đều là công việc của Chúa Thánh Thần.
Kết luận
Phải nắm vững bậc thang giá trị này và nhìn nhận rằng tất cả những cái đó đều tuỳ thuộc vào công việc của Chúa Thánh Thần và ơn Chúa hoạt động nơi mỗi người và trong thế gian thì mới thấy tầm quan trọng của bí tích và phụng vụ trong nền phụng tự Ki-tô giáo.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.