Tâm lý tái khám phá ra sức mạnh của sự tha thứ (Phần 2)
Lược trích bài phỏng vấn với Tiến Sĩ Robert Enright về ý nghĩa của việc chữa lành
MADISON, Wisconsin (Zenit.org).- Sự tha thứ chính là một thông điệp chính của Phúc Âm. Nó cũng là nền tảng chính của Học Viện Tâm Lý.
Tiến Sĩ Robert Enright, một nhà tâm lý học, đã bắt đầu Học Viện Tha Thứ Quốc Tế (International Forgiveness Institute) vào năm 1994 như là cách để đem ra áp dụng những năm dài nghiên cứu về cách thức thực hiện sự tha thứ. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách có nhan đề “Giúp Các Khách Hàng Biết Tha Thứ: Một Hướng Dẫn Thực Nghiệm về việc Giải Tỏa Nổi Bực Tức và Hồi Phục Lại Niềm Hy Vọng” (Helping Clients Forgive: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope). Sách do Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ xuất bản vào năm 2000.
Tiến Sĩ đã chia sẽ với hãng tin Zenit nghiên cứu và kinh nghiệm của Ông về tính hiệu quả của việc tha thứ để giúp chữa lành cá nhân và duy trì nền hòa bình trên thế giới.
Hỏi (H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ đã học biết được gì về trẻ em và sự tha thứ?
Tiến Sĩ Enright (T): Thưa, trẻ em dường như có được những trái tim nồng ấm và cởi mở để hướng đến sự tha thứ. Chính vì thế, việc giáo dục về sự tha thứ, là một điều vốn dĩ đễ thực hiện nơi các em. Cùng lúc đó, tôi nghĩ rằng trẻ em cũng khó mà có thể tha thứ, nếu như chung quanh các em là những người thích giễu cợt, lập dị, lãnh đạm đối với sự tha thứ. Chính vì thế, việc giáo dục về sự tha thứ là điều tối quan trọng.
Các đồng nghiệp của tôi là Cô Jeanette Knutson, Anh Anthony Holter, và tôi đã từng làm việc tại những trường học Công Giáo và những trường học công lập ở Belfast, Bắc Aí Nhĩ Lan, trong vòng ba năm qua, để đưa sự tha thứ vào trong chương trình giảng dạy ngay từ lớp một đến lớp ba. Rồi chúng tôi cũng huấn luyện các thầy cô giáo, để họ có thể dạy cho các em biết được về sự tha thứ.
Tôi cũng vừa mới cho xuất bản ra một cuốn sách về truyện tranh dành cho các trẻ em có liên quan đến sự tha thứ. Cuốn sách có nhan đề “Vượt Qua Khỏi Đám Mây Giông Bão” (Rising Above the Storm Clouds) dành cho các em có độ tuổi từ 4 đến 10 tuổi, mà chúng tôi sử dụng trong chương trình giảng dạy cho lớp ba. Năm này chúng tôi sẽ chú trọng vào lớp năm, rồi năm sau đó, thì lớp 6 và cứ thế.
Chúng tôi đã tìm thấy rằng các em ở độ tuổi từ 6 trở xuống có thể học biết về sự tha thứ và bằng cách thực hành về sự tha thứ, nó đã giúp cho các em biết kìm chế đi sự giận dữ. Chúng tôi có mặt ở Belfast để đem món quà đến cho các em, hiện đang sống trong một quốc gia có sự tranh chiến tương tàn, đó chính là những bài học về lòng tha thứ. Chúng tôi hy vọng rằng, qua dòng thời gian, các em sẽ trở thành những người biết tha thứ cả theo cách của thần học, triết học, và tâm lý học.
Bằng việc trang bị cho các em rất nhiều kiến thức sâu sắc về sự tha thứ, hy vọng rằng khi các em trưởng thành, các em sẽ giúp kiến tạo ra một nền hòa bình đích thực cho cộng đồng của các em, hơn là những cha ông của các em.
Cả hai Đức Giáo Hoàng, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả và giờ đây Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giảng dạy cho chúng ta rằng: tha thứ chính là con đường duy nhất để đem đến sự hòa bình trên thế giới này. Công việc của chúng tôi tại Belfast chỉ đơn giản là hành động dựa trên sự thông thái này mà thôi.
(H): Thưa Tiến Sĩ, lời khuyên nào mà Tiến Sĩ có thể đưa ra cho công chúng về cách thức thực hành sự tha thứ trong đời sống hằng ngày của họ?
(T): Thưa, trước tiên, chính Thiên Chúa, là Đấng đã đưa ra khái niệm về sự tha thứ, và do đó, chúng ta không thể nào nghĩ hay cho rằng sự tha thứ chỉ thuần tuý là một kỷ thuật của tâm lý học không hơn, không kém. Để tha thứ chính là việc biết bước vào mầu nhiệm về sự chết của Chúa Kitô trên cây thập giá.
Kế đến, những ai tha thứ cần phải biết được tha thứ là gì, và trường hợp nào không phải là sự tha thứ. Tha thứ chính là trao ban một tình yêu vô điều kiện đến cho người đã lỗi phạm đến mình. Hành động đó không phải là một hành động suy nhược hay yếu kém. Khi một người tha thứ, thì người đó có thể kiếm tìm công lý. Nếu có một ai đó, tự dưng đập nát chiếc xe hơi của James, chẳng hạn, thì James có thể tha thứ cho kẻ đó, và rồi James sẽ đưa hóa đơn sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng đó cho kẻ đã phá hỏng chiếc xe của James.
Thứ ba, sự tha thứ được gắn bó mật thiết với ơn huệ của Thiên Chúa và lời cầu nguyện, bằng việc lãnh nhận các phép bí tích, và phó thác cho Thiên Chúa, vì những gì mà Thiên Chúa tác động trong trái tim của nhân loại, thì tất cả đó là một phần của sự tha thứ.
Đối với những ai tự đặt mình ra khỏi những ơn huệ của Thiên Chúa, thì tôi vẫn thường hay nói rằng chúng ta khó có thể mà hiểu hết cho được về những gì mà Thiên Chúa sẽ làm trong họ. Điều đó vẫn còn là một sự ngạc nhiên lớn đối với tôi sau gần hơn 20 năm thực hành và nghiên cứu về sự tha thứ. Tôi đã từng chứng kiến, những kẻ tự nhìn nhận họ là vô thần, và những người Công Giáo sốt mến, chân chính; thì khi họ tha thứ, thì sự tha thứ của họ có kết quả rất cao. Chính vì thế, điểm mấu chốt chính là hãy biết rộng mở tấm lòng để hướng về mầu nhiệm tha thứ của Chúa Kitô cho dẫu nguồn gốc của bạn có là thế nào đi chăng nữa.
(H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ có một lời khuyên nào cho những ai khó có thể tha thứ cho những người khác, chẳng hạn như những người đã mất đi người thân yêu của họ qua biến cố 9/11 vừa qua?
(T): Thưa, việc tha thứ cho người khác, không phải là việc tha thứ chỉ có một lần, hoặc nó giống như cái công tắc điện, khi mở khi tắt. Đối với hầu hết chúng ta, việc tha thứ chính là một hành trình vác thập giá của chúng ta cho những ai đã xúc phạm hay làm tổn thương đến chúng ta. Điều này đòi hỏi sự nhẹ nhàng và lòng kiên nhẫn với chính chúng ta và thời gian. Chúng ta sẽ học biết được nhiều khi chúng ta biết chấp nhận sức nặng và nổi đau của thập giá.
Chính vì thế, đối với những ai, không thể tha thứ, thì tôi sẽ hỏi họ câu này: “Bạn đã sẳn sàng để khám phá ra đâu là sự tha thứ, và đâu không phải là sự tha thứ chưa?” Thì câu hỏi như vậy, chưa hẳn là yêu cầu người đó phải tha thứ, mà là để tìm hiểu xem, tha thứ chính là gì.
Nếu một người nào đó đã khám phá ra mọi chiều kích của lòng tha thứ, tôi sẽ hỏi tiếp họ câu: “Thế bạn đã sẵn sàng để xét nghiệm sự tha thứ trong khía cạnh cơ bản nhất của nó là hướng về người đã làm bạn tổn thương chưa? Thế bạn có quyết tâm là sẽ không làm hại người đó không?” Hãy lưu ý rằng, câu hỏi này, không đòi hỏi người đó phải yêu thương kẻ đã xúc phạm đến mình, mà là dằn lại những tiêu cực, kìm hãm lại việc làm hại đến người đó theo những cách tinh tế nhất.
Tiếp đến là câu hỏi như: “Bạn có muốn người đó được mạnh khỏe và bằng an không?” Lưu ý rằng, câu hỏi này chuyển việc tập trung sang điều tích cực, tức chí ích là hướng người đó đến một sự mong ước, đó không phải là một hành động chủ tâm, nhưng là chú trọng đến sự bình an và sức khỏe của kẻ đã làm hại mình.
Thì tất cả những câu hỏi trên là nhằm mục đích hướng người đã bị xúc phạm gần đến tình yêu một chút. Nếu người đó vẫn từ chối tha thứ, thì chúng ta phải nhìn nhận rằng việc họ nhấn mạnh “không” trong ngày hôm nay, không đơn thuần đó là từ ngữ cuối cùng của họ, vì rằng, ngày mai, có thể họ sẽ thay đổi.
(H): Thưa Tiến Sĩ, làm thế nào mà khía cạnh của đức tin và việc bắt chước giống như Chúa Giêsu, giúp chúng ta hiểu biết thêm về sự tha thứ?
(T): Thưa, Chúa Kitô chính là tình yêu. Sự tha thứ chính là một phần về hành động tình yêu của chúng ta. Bất cứ khi nào con người tha thứ, cho dẫu họ có chú ý hay không, thì họ đang bước vào tình yêu của Chúa Kitô, như Ngài đã làm gương bằng cái chết của Ngài trên thập giá.
Đồng nghiệp của tôi là Cô Jeanette Knutson cuối cùng đã giúp cho tôi hiểu ra được chiều kích đó. Qua nhiều năm, tôi đã nhận ra được về một mầu nhiệm vĩ đại, như đã được đưa ra trong công trình của Đức Gioan Phaolô Cả qua Tông Thư “Salvifici Dolores” (tức về Ý Nghĩa Kitô Giáo của Việc Con Người Chịu Đau Khổ), rằng tha thứ chính là việc bước vào sự đau khổ cứu rỗi (redemptive suffering) cho người khác.
Chúng ta cùng kết hiệp với Chúa Kitô trên cây thập giá, Đấng đã cứu chuộc chúng ta vì những tội lỗi mà chúng ta xúc phạm đến Ngài. Bằng việc chủ động trả lời “Yes” của Ngài, thì đây chính là một niềm vui lớn, mặc cho mọi sự khổ đau. Tha thứ chính là biết cho đi một cách cao cả, nổi khổ đau mà mình đã phải gánh chịu vì tội lỗi của kẻ khác.
Đúng ra, việc tuân theo những lời giảng dạy của Đức Hồng Y Kasper trong cuốn sách của Ngài có nhan đề “Bí Tích Hiệp Nhất” (Sacrament of Unity), chúng ta không chỉ bắt chước Chúa Kitô khi chúng ta tha thứ mà thôi, mà chúng ta còn bước vào một sự kết liên mới với Ngài. Một lần nữa, mầu nhiệm vĩ đại này cũng giống với việc hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo Hội của Ngài nơi trần gian. Khi chúng ta tha thứ, chúng ta cảm nghiệm được sự kết liên này với Ngài vì người khác.
Chính vì thế, bằng sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Ngài đã sắp đặt ra rất nhiều phương cách để chúng ta có thể cùng kết đoàn với Người Con Một của Ngài: qua thân mình của Ngài chính là Giáo Hội, qua Phép Thánh Thể, và qua sự tha thứ vô điều kiện và đầy tình yêu thương dành cho những người khác.
Chúng ta cần phải đề cập đến điểm này một cách thường xuyên và rõ ràng hơn đối với những ai muốn học biết cách để có thể tha thứ.
(H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ hiện đang có những dự án nào tại Học Viện Tha Thứ của Tiến Sĩ?
(T): Thưa, trong khoảng một hay hai thập kỷ tới, chúng tôi sẽ làm việc với các em đã bị tổn thương trong những quốc gia nội chiến tương tàn; trong những môi trường đầy tính bạo lực, bằng những chương trình giáo dục về sự tha thứ nơi các trường học, các ngôi nhà, các cộng đồng và những nơi thờ tự.
Việc tha thứ đã bị rơi vào quên lãng trong hầu hết các tiến trình hòa bình, vì chưng, nếu không có sự tha thứ, thì không thể nào có được một sự hòa bình trường cữu được. Vì cần phải có thời gian để học biết và trân trọng về sự tha thứ, do thế, chúng tôi bắt đầu với các trẻ em, hòng giúp các em biết hiện thực những gì đã học được về sự tha thứ.
Chính vì thế, chúng tôi cố tìm cách thuyết phục những nhà bác ái, từ tâm (philanthropists) rằng sự tha thứ, đặc biệt chú trọng vào các em, phải là một phần nổ lực trong bất kỳ mọi tiến trình hòa bình nào. Thì đó là một việc làm không dễ. Vì dự án đó có liên quan đến các trẻ em, do vậy, chúng tôi cũng phải giúp đỡ các bậc làm cha mẹ, để họ có thể hiểu và thực hành sự tha thứ.
Vẫn thường tại những quốc gia bị sâu xé bởi chiến tranh, con người bước vào hôn nhân với đầy lòng thương tổn và giận dữ qua rất nhiều thế hệ. Chúng tôi muốn có những chương trình giáo dục về sự tha thứ cho các bậc làm cha mẹ để họ có thể vơi đi sự giận dữ mà không truyền nó cho các thế hệ con cái của họ.
Chủ yếu là chúng tôi muốn biến các ngôi nhà, các trường học, các nơi thờ tự của họ như là những “cộng đồng của sự tha thứ,” ở đó người ta khích lệ nhau trong mầu nhiệm về sự tha thứ của Thiên Chúa. Liệu chúng tôi có thể hiện thực hóa được điều này không?
Muốn tìm hiểu thêm về những công trình nghiên cứu của Giáo Sư Tiến Sĩ Robert Enright - Trưởng Khoa Tâm Lý Học của trường Đại Học Wisconsin, xin mời Quý Vị hãy vào trang web của Tiến Sĩ Enright tại địa chỉ: http://www.soemadison.wisc.edu/edpsych/facstaff/enright.htm
(Hết.)
Lược trích bài phỏng vấn với Tiến Sĩ Robert Enright về ý nghĩa của việc chữa lành
MADISON, Wisconsin (Zenit.org).- Sự tha thứ chính là một thông điệp chính của Phúc Âm. Nó cũng là nền tảng chính của Học Viện Tâm Lý.
Tiến Sĩ Robert Enright, một nhà tâm lý học, đã bắt đầu Học Viện Tha Thứ Quốc Tế (International Forgiveness Institute) vào năm 1994 như là cách để đem ra áp dụng những năm dài nghiên cứu về cách thức thực hiện sự tha thứ. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách có nhan đề “Giúp Các Khách Hàng Biết Tha Thứ: Một Hướng Dẫn Thực Nghiệm về việc Giải Tỏa Nổi Bực Tức và Hồi Phục Lại Niềm Hy Vọng” (Helping Clients Forgive: An Empirical Guide for Resolving Anger and Restoring Hope). Sách do Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ xuất bản vào năm 2000.
Tiến Sĩ đã chia sẽ với hãng tin Zenit nghiên cứu và kinh nghiệm của Ông về tính hiệu quả của việc tha thứ để giúp chữa lành cá nhân và duy trì nền hòa bình trên thế giới.
Hỏi (H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ đã học biết được gì về trẻ em và sự tha thứ?
Tiến Sĩ Enright (T): Thưa, trẻ em dường như có được những trái tim nồng ấm và cởi mở để hướng đến sự tha thứ. Chính vì thế, việc giáo dục về sự tha thứ, là một điều vốn dĩ đễ thực hiện nơi các em. Cùng lúc đó, tôi nghĩ rằng trẻ em cũng khó mà có thể tha thứ, nếu như chung quanh các em là những người thích giễu cợt, lập dị, lãnh đạm đối với sự tha thứ. Chính vì thế, việc giáo dục về sự tha thứ là điều tối quan trọng.
Các đồng nghiệp của tôi là Cô Jeanette Knutson, Anh Anthony Holter, và tôi đã từng làm việc tại những trường học Công Giáo và những trường học công lập ở Belfast, Bắc Aí Nhĩ Lan, trong vòng ba năm qua, để đưa sự tha thứ vào trong chương trình giảng dạy ngay từ lớp một đến lớp ba. Rồi chúng tôi cũng huấn luyện các thầy cô giáo, để họ có thể dạy cho các em biết được về sự tha thứ.
Tôi cũng vừa mới cho xuất bản ra một cuốn sách về truyện tranh dành cho các trẻ em có liên quan đến sự tha thứ. Cuốn sách có nhan đề “Vượt Qua Khỏi Đám Mây Giông Bão” (Rising Above the Storm Clouds) dành cho các em có độ tuổi từ 4 đến 10 tuổi, mà chúng tôi sử dụng trong chương trình giảng dạy cho lớp ba. Năm này chúng tôi sẽ chú trọng vào lớp năm, rồi năm sau đó, thì lớp 6 và cứ thế.
Chúng tôi đã tìm thấy rằng các em ở độ tuổi từ 6 trở xuống có thể học biết về sự tha thứ và bằng cách thực hành về sự tha thứ, nó đã giúp cho các em biết kìm chế đi sự giận dữ. Chúng tôi có mặt ở Belfast để đem món quà đến cho các em, hiện đang sống trong một quốc gia có sự tranh chiến tương tàn, đó chính là những bài học về lòng tha thứ. Chúng tôi hy vọng rằng, qua dòng thời gian, các em sẽ trở thành những người biết tha thứ cả theo cách của thần học, triết học, và tâm lý học.
Bằng việc trang bị cho các em rất nhiều kiến thức sâu sắc về sự tha thứ, hy vọng rằng khi các em trưởng thành, các em sẽ giúp kiến tạo ra một nền hòa bình đích thực cho cộng đồng của các em, hơn là những cha ông của các em.
Cả hai Đức Giáo Hoàng, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả và giờ đây Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã giảng dạy cho chúng ta rằng: tha thứ chính là con đường duy nhất để đem đến sự hòa bình trên thế giới này. Công việc của chúng tôi tại Belfast chỉ đơn giản là hành động dựa trên sự thông thái này mà thôi.
(H): Thưa Tiến Sĩ, lời khuyên nào mà Tiến Sĩ có thể đưa ra cho công chúng về cách thức thực hành sự tha thứ trong đời sống hằng ngày của họ?
(T): Thưa, trước tiên, chính Thiên Chúa, là Đấng đã đưa ra khái niệm về sự tha thứ, và do đó, chúng ta không thể nào nghĩ hay cho rằng sự tha thứ chỉ thuần tuý là một kỷ thuật của tâm lý học không hơn, không kém. Để tha thứ chính là việc biết bước vào mầu nhiệm về sự chết của Chúa Kitô trên cây thập giá.
Kế đến, những ai tha thứ cần phải biết được tha thứ là gì, và trường hợp nào không phải là sự tha thứ. Tha thứ chính là trao ban một tình yêu vô điều kiện đến cho người đã lỗi phạm đến mình. Hành động đó không phải là một hành động suy nhược hay yếu kém. Khi một người tha thứ, thì người đó có thể kiếm tìm công lý. Nếu có một ai đó, tự dưng đập nát chiếc xe hơi của James, chẳng hạn, thì James có thể tha thứ cho kẻ đó, và rồi James sẽ đưa hóa đơn sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng đó cho kẻ đã phá hỏng chiếc xe của James.
Thứ ba, sự tha thứ được gắn bó mật thiết với ơn huệ của Thiên Chúa và lời cầu nguyện, bằng việc lãnh nhận các phép bí tích, và phó thác cho Thiên Chúa, vì những gì mà Thiên Chúa tác động trong trái tim của nhân loại, thì tất cả đó là một phần của sự tha thứ.
Đối với những ai tự đặt mình ra khỏi những ơn huệ của Thiên Chúa, thì tôi vẫn thường hay nói rằng chúng ta khó có thể mà hiểu hết cho được về những gì mà Thiên Chúa sẽ làm trong họ. Điều đó vẫn còn là một sự ngạc nhiên lớn đối với tôi sau gần hơn 20 năm thực hành và nghiên cứu về sự tha thứ. Tôi đã từng chứng kiến, những kẻ tự nhìn nhận họ là vô thần, và những người Công Giáo sốt mến, chân chính; thì khi họ tha thứ, thì sự tha thứ của họ có kết quả rất cao. Chính vì thế, điểm mấu chốt chính là hãy biết rộng mở tấm lòng để hướng về mầu nhiệm tha thứ của Chúa Kitô cho dẫu nguồn gốc của bạn có là thế nào đi chăng nữa.
(H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ có một lời khuyên nào cho những ai khó có thể tha thứ cho những người khác, chẳng hạn như những người đã mất đi người thân yêu của họ qua biến cố 9/11 vừa qua?
(T): Thưa, việc tha thứ cho người khác, không phải là việc tha thứ chỉ có một lần, hoặc nó giống như cái công tắc điện, khi mở khi tắt. Đối với hầu hết chúng ta, việc tha thứ chính là một hành trình vác thập giá của chúng ta cho những ai đã xúc phạm hay làm tổn thương đến chúng ta. Điều này đòi hỏi sự nhẹ nhàng và lòng kiên nhẫn với chính chúng ta và thời gian. Chúng ta sẽ học biết được nhiều khi chúng ta biết chấp nhận sức nặng và nổi đau của thập giá.
Chính vì thế, đối với những ai, không thể tha thứ, thì tôi sẽ hỏi họ câu này: “Bạn đã sẳn sàng để khám phá ra đâu là sự tha thứ, và đâu không phải là sự tha thứ chưa?” Thì câu hỏi như vậy, chưa hẳn là yêu cầu người đó phải tha thứ, mà là để tìm hiểu xem, tha thứ chính là gì.
Nếu một người nào đó đã khám phá ra mọi chiều kích của lòng tha thứ, tôi sẽ hỏi tiếp họ câu: “Thế bạn đã sẵn sàng để xét nghiệm sự tha thứ trong khía cạnh cơ bản nhất của nó là hướng về người đã làm bạn tổn thương chưa? Thế bạn có quyết tâm là sẽ không làm hại người đó không?” Hãy lưu ý rằng, câu hỏi này, không đòi hỏi người đó phải yêu thương kẻ đã xúc phạm đến mình, mà là dằn lại những tiêu cực, kìm hãm lại việc làm hại đến người đó theo những cách tinh tế nhất.
Tiếp đến là câu hỏi như: “Bạn có muốn người đó được mạnh khỏe và bằng an không?” Lưu ý rằng, câu hỏi này chuyển việc tập trung sang điều tích cực, tức chí ích là hướng người đó đến một sự mong ước, đó không phải là một hành động chủ tâm, nhưng là chú trọng đến sự bình an và sức khỏe của kẻ đã làm hại mình.
Thì tất cả những câu hỏi trên là nhằm mục đích hướng người đã bị xúc phạm gần đến tình yêu một chút. Nếu người đó vẫn từ chối tha thứ, thì chúng ta phải nhìn nhận rằng việc họ nhấn mạnh “không” trong ngày hôm nay, không đơn thuần đó là từ ngữ cuối cùng của họ, vì rằng, ngày mai, có thể họ sẽ thay đổi.
(H): Thưa Tiến Sĩ, làm thế nào mà khía cạnh của đức tin và việc bắt chước giống như Chúa Giêsu, giúp chúng ta hiểu biết thêm về sự tha thứ?
(T): Thưa, Chúa Kitô chính là tình yêu. Sự tha thứ chính là một phần về hành động tình yêu của chúng ta. Bất cứ khi nào con người tha thứ, cho dẫu họ có chú ý hay không, thì họ đang bước vào tình yêu của Chúa Kitô, như Ngài đã làm gương bằng cái chết của Ngài trên thập giá.
Đồng nghiệp của tôi là Cô Jeanette Knutson cuối cùng đã giúp cho tôi hiểu ra được chiều kích đó. Qua nhiều năm, tôi đã nhận ra được về một mầu nhiệm vĩ đại, như đã được đưa ra trong công trình của Đức Gioan Phaolô Cả qua Tông Thư “Salvifici Dolores” (tức về Ý Nghĩa Kitô Giáo của Việc Con Người Chịu Đau Khổ), rằng tha thứ chính là việc bước vào sự đau khổ cứu rỗi (redemptive suffering) cho người khác.
Chúng ta cùng kết hiệp với Chúa Kitô trên cây thập giá, Đấng đã cứu chuộc chúng ta vì những tội lỗi mà chúng ta xúc phạm đến Ngài. Bằng việc chủ động trả lời “Yes” của Ngài, thì đây chính là một niềm vui lớn, mặc cho mọi sự khổ đau. Tha thứ chính là biết cho đi một cách cao cả, nổi khổ đau mà mình đã phải gánh chịu vì tội lỗi của kẻ khác.
Đúng ra, việc tuân theo những lời giảng dạy của Đức Hồng Y Kasper trong cuốn sách của Ngài có nhan đề “Bí Tích Hiệp Nhất” (Sacrament of Unity), chúng ta không chỉ bắt chước Chúa Kitô khi chúng ta tha thứ mà thôi, mà chúng ta còn bước vào một sự kết liên mới với Ngài. Một lần nữa, mầu nhiệm vĩ đại này cũng giống với việc hôn nhân của Chúa Kitô với Giáo Hội của Ngài nơi trần gian. Khi chúng ta tha thứ, chúng ta cảm nghiệm được sự kết liên này với Ngài vì người khác.
Chính vì thế, bằng sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Ngài đã sắp đặt ra rất nhiều phương cách để chúng ta có thể cùng kết đoàn với Người Con Một của Ngài: qua thân mình của Ngài chính là Giáo Hội, qua Phép Thánh Thể, và qua sự tha thứ vô điều kiện và đầy tình yêu thương dành cho những người khác.
Chúng ta cần phải đề cập đến điểm này một cách thường xuyên và rõ ràng hơn đối với những ai muốn học biết cách để có thể tha thứ.
(H): Thưa Tiến Sĩ, Tiến Sĩ hiện đang có những dự án nào tại Học Viện Tha Thứ của Tiến Sĩ?
(T): Thưa, trong khoảng một hay hai thập kỷ tới, chúng tôi sẽ làm việc với các em đã bị tổn thương trong những quốc gia nội chiến tương tàn; trong những môi trường đầy tính bạo lực, bằng những chương trình giáo dục về sự tha thứ nơi các trường học, các ngôi nhà, các cộng đồng và những nơi thờ tự.
Việc tha thứ đã bị rơi vào quên lãng trong hầu hết các tiến trình hòa bình, vì chưng, nếu không có sự tha thứ, thì không thể nào có được một sự hòa bình trường cữu được. Vì cần phải có thời gian để học biết và trân trọng về sự tha thứ, do thế, chúng tôi bắt đầu với các trẻ em, hòng giúp các em biết hiện thực những gì đã học được về sự tha thứ.
Chính vì thế, chúng tôi cố tìm cách thuyết phục những nhà bác ái, từ tâm (philanthropists) rằng sự tha thứ, đặc biệt chú trọng vào các em, phải là một phần nổ lực trong bất kỳ mọi tiến trình hòa bình nào. Thì đó là một việc làm không dễ. Vì dự án đó có liên quan đến các trẻ em, do vậy, chúng tôi cũng phải giúp đỡ các bậc làm cha mẹ, để họ có thể hiểu và thực hành sự tha thứ.
Vẫn thường tại những quốc gia bị sâu xé bởi chiến tranh, con người bước vào hôn nhân với đầy lòng thương tổn và giận dữ qua rất nhiều thế hệ. Chúng tôi muốn có những chương trình giáo dục về sự tha thứ cho các bậc làm cha mẹ để họ có thể vơi đi sự giận dữ mà không truyền nó cho các thế hệ con cái của họ.
Chủ yếu là chúng tôi muốn biến các ngôi nhà, các trường học, các nơi thờ tự của họ như là những “cộng đồng của sự tha thứ,” ở đó người ta khích lệ nhau trong mầu nhiệm về sự tha thứ của Thiên Chúa. Liệu chúng tôi có thể hiện thực hóa được điều này không?
Muốn tìm hiểu thêm về những công trình nghiên cứu của Giáo Sư Tiến Sĩ Robert Enright - Trưởng Khoa Tâm Lý Học của trường Đại Học Wisconsin, xin mời Quý Vị hãy vào trang web của Tiến Sĩ Enright tại địa chỉ: http://www.soemadison.wisc.edu/edpsych/facstaff/enright.htm
(Hết.)