Phải chăng Chúa Giêsu không có chổ đứng trong nền văn hóa Giáng Sinh của Hoa Kỳ?
Denver (CNA) - Khi Giáo Hội Công Giáo đang tiến gần đến phân nửa còn lại của Mùa Vọng, và với Ngày Lễ Giáng Sinh sắp đến, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của TGP Denver tự hỏi: có phải chăng Chúa Kitô không còn chổ đứng nào trong nền văn hóa Hoa Kỳ... hay chỉ đơn giản đó chỉ là một hình thức phô trương trần tục hóa về Ngày Sinh Nhật của Ngài?
Ngài bắt đầu bài viết của Ngài, được đăng trên tờ báo của TGP là tờ Denver Catholic Register vào hôm thứ 4 vừa qua, bằng cách trích dẫn lại bài viết năm 1995 của tác giả và nhà biện giải Kitô Giáo là Ông C.S. Lewis, người được minh họa trong bộ phim Chronicles of Narnia (Biên Sử Narnia), vốn được trình chiếu tại các rạp chiếu bóng trong tuần này.
Ông Lewis cụ thể viết về những phong tục ngày lễ của quốc gia huyền thoại Anh Quốc, vốn tổ chức hai sự kiện cùng lúc của ngày lễ hội mùa Đông đó là "Exmas" và "Crissmas."
Trong suốt lễ hội Exmas, Ông Lewis viết, mọi người "thì ngũ lì trên giường mãi cho đến tận trưa," vì họ đã mỏi mệt chuẩn bị cho ngày lễ hội, "thế nhưng vào ban tối, thì họ lại ăn gấp 5 lần so với những ngày bình thường," họ "tự đội trên đầu họ những vương miện bằng giấy," và "trở nên say sưa." Còn vào ngày sau lễ hội Exmas, Ông viết "họ rất mệt mõi, vì bị chứng rối loạn các chức năng bên trong vì đã ăn uống quá nhiều, và không biết kể đến là họ đã chi phí biết bao nhiêu tiền vào các món quà và rượu chè."
Trong khi đó, vào ngày lễ hội Crissmas ít nổi tiếng và rầm rộ hơn, thì "họ lại thức dậy sớm, với những gương mặt sáng sủa và đi đến các đền thờ trước khi mặt trời mọc là nơi mà họ cùng chia sẽ, và dự phần vào bữa tiệc Thánh."
Đức Tổng Giám Mục Chaput nhận thấy câu chuyện ngụ ngôn của Ông Lewis chính là một phỏng đoán bóng gió về nền văn hóa tân thời.
Ngài nêu ra rằng: "Có quá nhiều người Hoa Kỳ thật sự không tổ chức Giáng Sinh. Có lẽ, họ nghĩ là họ có tổ chức, thế nhưng sự thật là không. Thật ra, họ tổ chức Exmas, chứ không phải Crissmas."
Đức Tổng Giám Mục thách đố mọi người tín hữu hãy biết dành thời gian còn lại của Mùa Vọng "để biết dâng thời gian của họ lên" cho Thiên Chúa, để cùng ngồi lặng lẽ với Ngài, và cho phép "Ngài được lấp tràn mọi hành động và sự chọn lựa của họ với Người Con Một của Ngài, và để Ngài hình thành nên trong họ những người nam và những người nữ mà Ngài cần đến."
Đức Tổng Giám Mục cũng đã kêu than qua rất nhiều cách rằng: "Hoa Kỳ đã không còn có một nền văn hóa Kitô Giáo nữa."
Ngài nhấn mạnh rằng sự kiện này có thể thay đổi, khi Ngài nêu ra rằng: "vẫn còn có rất nhiều người Công Giáo và những người Kitô Giáo tốt khác, vẫn còn sống và hành động đúng với tinh thần của Mùa Vọng." Ngài nói tiếp, nếu mọi người ai nấy cũng đều thật sự hiểu và hành động đúng với tinh thần của Mùa Vọng, thì "thế giới này sẽ trở thành một nơi khác hẳn."
Mùa Vọng đang đến, và "cái thật sự đang đến," theo Đức Tổng Giám Mục, "trong hiện thực của Ngày Giáng Sinh chính là một sự xâm chiến (invasion), ngập tràn. Thế giới cần đến sự xâm chiếm, ngập tràn này, dẫu rằng nó không muốn có. Sự xâm chiếm đó chính là một sự xâm nhập của con người và tất cả mọi tạo vật do bởi Con Một Thiên Chúa tạo dựng ra, bằng chính sự thánh thiện của Đấng Tạo Dựng."
Denver (CNA) - Khi Giáo Hội Công Giáo đang tiến gần đến phân nửa còn lại của Mùa Vọng, và với Ngày Lễ Giáng Sinh sắp đến, Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của TGP Denver tự hỏi: có phải chăng Chúa Kitô không còn chổ đứng nào trong nền văn hóa Hoa Kỳ... hay chỉ đơn giản đó chỉ là một hình thức phô trương trần tục hóa về Ngày Sinh Nhật của Ngài?
Ngài bắt đầu bài viết của Ngài, được đăng trên tờ báo của TGP là tờ Denver Catholic Register vào hôm thứ 4 vừa qua, bằng cách trích dẫn lại bài viết năm 1995 của tác giả và nhà biện giải Kitô Giáo là Ông C.S. Lewis, người được minh họa trong bộ phim Chronicles of Narnia (Biên Sử Narnia), vốn được trình chiếu tại các rạp chiếu bóng trong tuần này.
Ông Lewis cụ thể viết về những phong tục ngày lễ của quốc gia huyền thoại Anh Quốc, vốn tổ chức hai sự kiện cùng lúc của ngày lễ hội mùa Đông đó là "Exmas" và "Crissmas."
Trong suốt lễ hội Exmas, Ông Lewis viết, mọi người "thì ngũ lì trên giường mãi cho đến tận trưa," vì họ đã mỏi mệt chuẩn bị cho ngày lễ hội, "thế nhưng vào ban tối, thì họ lại ăn gấp 5 lần so với những ngày bình thường," họ "tự đội trên đầu họ những vương miện bằng giấy," và "trở nên say sưa." Còn vào ngày sau lễ hội Exmas, Ông viết "họ rất mệt mõi, vì bị chứng rối loạn các chức năng bên trong vì đã ăn uống quá nhiều, và không biết kể đến là họ đã chi phí biết bao nhiêu tiền vào các món quà và rượu chè."
Trong khi đó, vào ngày lễ hội Crissmas ít nổi tiếng và rầm rộ hơn, thì "họ lại thức dậy sớm, với những gương mặt sáng sủa và đi đến các đền thờ trước khi mặt trời mọc là nơi mà họ cùng chia sẽ, và dự phần vào bữa tiệc Thánh."
Đức Tổng Giám Mục Chaput nhận thấy câu chuyện ngụ ngôn của Ông Lewis chính là một phỏng đoán bóng gió về nền văn hóa tân thời.
Ngài nêu ra rằng: "Có quá nhiều người Hoa Kỳ thật sự không tổ chức Giáng Sinh. Có lẽ, họ nghĩ là họ có tổ chức, thế nhưng sự thật là không. Thật ra, họ tổ chức Exmas, chứ không phải Crissmas."
Đức Tổng Giám Mục thách đố mọi người tín hữu hãy biết dành thời gian còn lại của Mùa Vọng "để biết dâng thời gian của họ lên" cho Thiên Chúa, để cùng ngồi lặng lẽ với Ngài, và cho phép "Ngài được lấp tràn mọi hành động và sự chọn lựa của họ với Người Con Một của Ngài, và để Ngài hình thành nên trong họ những người nam và những người nữ mà Ngài cần đến."
Đức Tổng Giám Mục cũng đã kêu than qua rất nhiều cách rằng: "Hoa Kỳ đã không còn có một nền văn hóa Kitô Giáo nữa."
Ngài nhấn mạnh rằng sự kiện này có thể thay đổi, khi Ngài nêu ra rằng: "vẫn còn có rất nhiều người Công Giáo và những người Kitô Giáo tốt khác, vẫn còn sống và hành động đúng với tinh thần của Mùa Vọng." Ngài nói tiếp, nếu mọi người ai nấy cũng đều thật sự hiểu và hành động đúng với tinh thần của Mùa Vọng, thì "thế giới này sẽ trở thành một nơi khác hẳn."
Mùa Vọng đang đến, và "cái thật sự đang đến," theo Đức Tổng Giám Mục, "trong hiện thực của Ngày Giáng Sinh chính là một sự xâm chiến (invasion), ngập tràn. Thế giới cần đến sự xâm chiếm, ngập tràn này, dẫu rằng nó không muốn có. Sự xâm chiếm đó chính là một sự xâm nhập của con người và tất cả mọi tạo vật do bởi Con Một Thiên Chúa tạo dựng ra, bằng chính sự thánh thiện của Đấng Tạo Dựng."