Dịch Lại Thần Học Thân Xác (Phần 1)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Học Giả Michael Waldstein
GAMING, Áo Quốc (Zenit.org).- Việc khám phá ra những bản văn bằng tiếng Ba Lan trước thời gian bắt đầu triều đại giáo hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mở ra một ánh sáng mới về giáo lý của Ngài có liên quan đến tình yêu và tính dục, đó là lời nhận xét của một học giả hàng đầu.
Michael Waldstein, vị chủ tịch sáng lập của Viện Nghiên Cứu Thần Học Quốc Tế về Hôn Nhân và Gia Đình (International Theological Institute for Studies on Marriage and the Family), và cũng là thành viên của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Gia Đình, đã thay đổi quan điểm của Ông về Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị sau khi đã khám phá ra những bản văn.
Tiến Sĩ Waldstein, người đang chờ để cho xuất bản ra bản dịch mới của Ông về các hàng loạt chủ đề có liên quan đến Thần Học Thân Xác vào Tháng 9/2006 tới, đã chia sẽ những quan điểm của Ông về công trình giáo lý này với hãng tin Zenit trong cuộc phỏng vấn được chia ra làm hai phần sau đây.
Hỏi (H): Thưa Ông, đâu là sự cần thiết để cho xuất bản ra một bản dịch mới về Thần Học Thân Xác của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị?
Ông Waldstein (T): Thưa, có rất nhiều vấn đề tồn tại trong các bản dịch hiện nay. Lấy ví dụ như, khái niệm chính “signigicato sponsale del corpo” (tức ý nghĩa hôn nhân của thân xác) mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị sử dụng đến 117 lần, thì lại được dịch ra theo tám kiểu khác nhau. Đây là lý do thật dễ hiểu.
Vào bất kỳ ngày Thứ Tư nào đó khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đưa ra một trong những bài giảng dạy giáo lý của Ngài trong buổi tiếp kiến chung, thì phiên bản bằng tiếng Ý sẽ được gởi cho tờ báo L’Osservatore Romano (Người Quan Sát Viên Rôma), và bất kỳ ai đang trực tại bàn để dịch nó sang tiếng Anh. Những người dịch thuật này không phải có trọn một công trình trước mặt họ, mà họ dịch ra từng bài giáo lý riêng lẻ. Do đó, có những sự mâu thuẩn trái ngược nhau rất nhiều này là ám chỉ cho thấy rằng có rất nhiều người dịch thuật.
Và một khi đã khám phá ra những sai lầm đó, thì những người dịch thuật này không thể nào lấy lại bản dịch để sửa chửa, vì rằng nó đã được xuất bản rồi. Phiên bản của Nhà Xuất Bản và Truyền Thông của Dòng Phaolô (Pauline Books and Media) chỉ đơn giản là một sự biên soạn lại của những bài dịch này mà thôi. Và do đó, cần phải có một hệ thống dịch thuật xem công trình đó dưới mặt tổng thể quan để quyết định ra cách dịch thuật ra cho những cụm từ ngữ nhất định dưới ánh sáng tổng quan của cả công trình dịch thuật.
Tôi đã bắt đầu dịch lại các trang mà tôi cần cho quyển sách có liên quan đến Thần Học Thân Xác mà tôi đã từng dùng trong suốt hơn năm năm qua. Vào một thời điểm nhất định nào đó, quyết định dịch lại toàn bộ bản văn đã trở thành một bước logic kế tiếp, do đó tôi liền tiếp xúc với Nhà Xuất Bản và Truyền Thông của Dòng Phaolô.
Trông có vẽ như đó là một phút giây được tiền định vì rằng các Nữ Tu của Dòng Phaolô càng ngày càng ý thức được rằng cần phải có một bản dịch mới, và đang cầu nguyện mong Chúa chỉ ra cho họ tìm được cách nào đó để bản dịch được trở thành hiện thực. Thật là vui và tuyệt vời khi cùng làm việc với các Nữ Tu. Họ đều là những Nữ Tu chuyên nghiệp có trình độ cao và được khích động bởi tình yêu dành cho vị Giáo Hoàng quá cố.
Có thêm lý do thứ hai cho thấy tại sao chúng ta phải cần một phiên bản mới, và rằng đây chính là lý do quan trọng hơn cả.
Bản dịch hiện tại không có chứa những phần mở đầu riêng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Hãy tưởng tượng việc đọc bản dịch hiện tại cũng giống như việc đọc “Chỉ Trích Lý Lẽ Thuần Tuý” (Critique of Pure Reason) của Kant vậy với các phần tiêu đề biến mất hết. Rồi bạn sẽ bị lạc cũng giống như một người nào đó lạc vào sương mù vậy. Bạn sẽ không biết được hiện bạn đang ở đâu, và bạn sẽ đi đến đâu. Các phần tiêu đề giúp tổ chức ra cả công trình dưới mặt tổng thể.
(H): Thưa Ông, tại sao những phiên bản trước lại không có các phần tiêu đề? Thế Ông tìm những phần tiêu đề đó ở đâu ra vậy?
(T): Thưa, tôi đã tìm thấy chúng trong văn khố của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại Rôma. Đó đúng là một sự khám phá tuyệt vời. Cũng giống như nhiều người, khi tôi bắt đầu đọc “Thần Học Thân Xác” tôi cảm thấy bị mất phương hướng. Một kiểu lý luận sâu sắc dường như được triển khai ra, mà cấu trúc tổng thể thì lại không rõ ràng cho lắm đối với tôi.
Một số người nói “Thần Học Thân Xác” là như thế này: vì Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là một nhà hiện tượng học (phenomenologist) hơn là một nhà Thomist, hay một ảo thuật gia hơn là một thần học gia, hoặc một người Xlavơ [tức nhóm dân tộc ở vùng Đông và Trung Âu – ND] hơn là một người thuộc về phần Phía Tây của Châu Âu. Trong công trình đối với cuốn sách dịch thuật của tôi, tôi nghĩ là tôi đã gặt hái được một số tiến triển thật sự trong việc hiểu về cấu trúc tổng quan.
Và tôi vẫn còn muốn hiểu xem là chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nghĩ như thế nào về điều đó. Tôi chắc chắc rằng Ngài phải có một phần phác thảo chung khi Ngài viết ra công trình này. Vì thế, khoảng hơn ½ năm trước đây, tôi đã đến Dom Polski, một Nhà Dành Cho Khách Hành Hương Ba Lan tại Rôma, cùng với một người bạn Ba Lan của tôi, tại Via Cassia, và đó cũng là nơi mà Toàn Bộ Văn Khố Lưu Trữ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị được cất giữ.
Chúng tôi mới nhìn qua tất cả các tài liệu bằng tiếng Ý, nhưng không tìm thấy tài liệu nào cả. Chúng tôi thất vọng, thế nhưng vẫn quyết định hỏi xem vị Giám Đốc Kho Văn Khố xem là Ông còn những tài liệu nào khác không. Ông trả lời có, chúng tôi có các tài liệu được dịch ra bằng tiếng Ba Lan, nhưng các Ông sẽ không tìm thấy bất cứ tài liệu nào mà không phải là tiếng Ý, vì tiếng Ý là tiếng được dùng trong bản văn gốc.
Sau đó, chúng tôi quyết định xem qua và đã tìm thấy một bản văn bằng tiếng Ba Lan, có năm phần phân chia riêng biệt cùng với các tiêu đề mà trước đây tôi chưa hề nhìn qua. Thì hóa ra rằng Đức Cố Hồng Y Wojtyla đã viết ra Thần Học Thân Xác bằng tiếng Ba Lan trước khi Ngài được bầu chọn làm Giáo Hoàng vào năm 1978. Trông có vẽ như nó đang chuẩn bị để cho xuất bản ra vậy.
Chúng tôi chỉ hoàn toàn chắc chắc về tính ưu tiên của bản văn bằng tiếng Ba Lan chỉ khi nào chúng tôi tiếp xúc được vị nữ tu, người đã thực sự đánh máy bản viết tay tại Krakow trước khi Đức Wojtyla được bầu chọn làm Giáo Hoàng. Và sự thật đúng như vậy.
Trong văn khố, chúng tôi cũng tìm ra một chú thích viết tay từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gởi cho vị thư ký của Ngài giải thích về cấu trúc của Thần Học Thần Xác phải nên chính xác y chang, nhưng việc Ngài đem giảng dạy chúng ra trong nhiều loạt bài về giáo lý.
Việc có được những phần tiêu đề này đúng là một sự khải huyền. Nó mở ra bản văn theo nhiều cách lý thú khác nhau. Từ đó chúng ta có thể thấy được việc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị viết một cách chắc chắn, rõ ràng, và mạch lạc đến như thế nào.
Lý do tại sao những bản dịch khác không có những phần tiêu đề này, đã khiến cho những phần diễn dịch giáo lý của họ trông có vẽ như là những phần giáo lý tách biệt, đơn lẽ, không ăn nhập gì với nhau cả. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giảng dạy chúng từng phần từng phần một, và dĩ nhiên, là không phải lấy bất kỳ phần nào ra để mà giảng dạy, vì đó thật là khó hiểu. Khi Ngài hoàn thành xong, thì trọn bài giáo lý được thâu thập và tích lũy lại, thế nhưng kiến thức về cấu trúc tổng quan của toàn bài giáo lý đã bị mất đi. Chỉ có những người cộng sự Ba Lan của Đức Cố Giáo Hoàng có được kiến thức này mà thôi. Tôi không biết tại sao nó không vượt qua rào cản của ngôn ngữ để đến với tiếng Ý cả.
(H): Thưa Ông, đâu là những lý do mà Ông có thể đưa ra trước sự thu hút ngày càng tăng của rất nhiều người về Thần Học Thân Xác?
(T): Thưa, đối với tất cả những người nam và nữ, thân thể của riêng họ rất là quý giá, và những gì xảy ra với thân thể đó, đặc biệt là trong tình yêu, trong mối quan hệ tình dục, là rất quan trọng. Không có ai lại có thể bàng quan trước dục tính được. Để cho dục tính trở nên có ý nghĩa, có ý nghĩa sâu sắc, có ý nghĩa sâu lắng ẩn chứa bên trong để cho thấy được vẽ đẹp về sự hiệp kết giữa những người nam và nữ, và cũng như vẽ đẹp của đời sống độc thân, thì đó đúng là một nổ lực rất đáng giá.
Đây chính là phần thưởng chính cho việc leo lên một ngọn núi cao của Thần Học Thân Xác. Từ đó, các bạn sẽ nhìn về thân thể của riêng mình theo một cách hoàn toàn khác biệt. Các bạn sẽ nhìn thấy trọn thể ý nghĩa của nó. Thì đây chính là cảm nghiệm của tôi và cảm nghiệm của rất nhiều sinh viên khác mà họ đã cùng với tôi nghiên cứu về Thần Học Thân Xác ngay tại Áo Quốc này.
(Còn Tiếp…)
Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Học Giả Michael Waldstein
GAMING, Áo Quốc (Zenit.org).- Việc khám phá ra những bản văn bằng tiếng Ba Lan trước thời gian bắt đầu triều đại giáo hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã mở ra một ánh sáng mới về giáo lý của Ngài có liên quan đến tình yêu và tính dục, đó là lời nhận xét của một học giả hàng đầu.
Tiến sĩ Michael Waldstein |
Tiến Sĩ Waldstein, người đang chờ để cho xuất bản ra bản dịch mới của Ông về các hàng loạt chủ đề có liên quan đến Thần Học Thân Xác vào Tháng 9/2006 tới, đã chia sẽ những quan điểm của Ông về công trình giáo lý này với hãng tin Zenit trong cuộc phỏng vấn được chia ra làm hai phần sau đây.
Hỏi (H): Thưa Ông, đâu là sự cần thiết để cho xuất bản ra một bản dịch mới về Thần Học Thân Xác của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị?
Ông Waldstein (T): Thưa, có rất nhiều vấn đề tồn tại trong các bản dịch hiện nay. Lấy ví dụ như, khái niệm chính “signigicato sponsale del corpo” (tức ý nghĩa hôn nhân của thân xác) mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị sử dụng đến 117 lần, thì lại được dịch ra theo tám kiểu khác nhau. Đây là lý do thật dễ hiểu.
Vào bất kỳ ngày Thứ Tư nào đó khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đưa ra một trong những bài giảng dạy giáo lý của Ngài trong buổi tiếp kiến chung, thì phiên bản bằng tiếng Ý sẽ được gởi cho tờ báo L’Osservatore Romano (Người Quan Sát Viên Rôma), và bất kỳ ai đang trực tại bàn để dịch nó sang tiếng Anh. Những người dịch thuật này không phải có trọn một công trình trước mặt họ, mà họ dịch ra từng bài giáo lý riêng lẻ. Do đó, có những sự mâu thuẩn trái ngược nhau rất nhiều này là ám chỉ cho thấy rằng có rất nhiều người dịch thuật.
Và một khi đã khám phá ra những sai lầm đó, thì những người dịch thuật này không thể nào lấy lại bản dịch để sửa chửa, vì rằng nó đã được xuất bản rồi. Phiên bản của Nhà Xuất Bản và Truyền Thông của Dòng Phaolô (Pauline Books and Media) chỉ đơn giản là một sự biên soạn lại của những bài dịch này mà thôi. Và do đó, cần phải có một hệ thống dịch thuật xem công trình đó dưới mặt tổng thể quan để quyết định ra cách dịch thuật ra cho những cụm từ ngữ nhất định dưới ánh sáng tổng quan của cả công trình dịch thuật.
Tôi đã bắt đầu dịch lại các trang mà tôi cần cho quyển sách có liên quan đến Thần Học Thân Xác mà tôi đã từng dùng trong suốt hơn năm năm qua. Vào một thời điểm nhất định nào đó, quyết định dịch lại toàn bộ bản văn đã trở thành một bước logic kế tiếp, do đó tôi liền tiếp xúc với Nhà Xuất Bản và Truyền Thông của Dòng Phaolô.
Trông có vẽ như đó là một phút giây được tiền định vì rằng các Nữ Tu của Dòng Phaolô càng ngày càng ý thức được rằng cần phải có một bản dịch mới, và đang cầu nguyện mong Chúa chỉ ra cho họ tìm được cách nào đó để bản dịch được trở thành hiện thực. Thật là vui và tuyệt vời khi cùng làm việc với các Nữ Tu. Họ đều là những Nữ Tu chuyên nghiệp có trình độ cao và được khích động bởi tình yêu dành cho vị Giáo Hoàng quá cố.
Có thêm lý do thứ hai cho thấy tại sao chúng ta phải cần một phiên bản mới, và rằng đây chính là lý do quan trọng hơn cả.
Bản dịch hiện tại không có chứa những phần mở đầu riêng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Hãy tưởng tượng việc đọc bản dịch hiện tại cũng giống như việc đọc “Chỉ Trích Lý Lẽ Thuần Tuý” (Critique of Pure Reason) của Kant vậy với các phần tiêu đề biến mất hết. Rồi bạn sẽ bị lạc cũng giống như một người nào đó lạc vào sương mù vậy. Bạn sẽ không biết được hiện bạn đang ở đâu, và bạn sẽ đi đến đâu. Các phần tiêu đề giúp tổ chức ra cả công trình dưới mặt tổng thể.
(H): Thưa Ông, tại sao những phiên bản trước lại không có các phần tiêu đề? Thế Ông tìm những phần tiêu đề đó ở đâu ra vậy?
(T): Thưa, tôi đã tìm thấy chúng trong văn khố của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tại Rôma. Đó đúng là một sự khám phá tuyệt vời. Cũng giống như nhiều người, khi tôi bắt đầu đọc “Thần Học Thân Xác” tôi cảm thấy bị mất phương hướng. Một kiểu lý luận sâu sắc dường như được triển khai ra, mà cấu trúc tổng thể thì lại không rõ ràng cho lắm đối với tôi.
Một số người nói “Thần Học Thân Xác” là như thế này: vì Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là một nhà hiện tượng học (phenomenologist) hơn là một nhà Thomist, hay một ảo thuật gia hơn là một thần học gia, hoặc một người Xlavơ [tức nhóm dân tộc ở vùng Đông và Trung Âu – ND] hơn là một người thuộc về phần Phía Tây của Châu Âu. Trong công trình đối với cuốn sách dịch thuật của tôi, tôi nghĩ là tôi đã gặt hái được một số tiến triển thật sự trong việc hiểu về cấu trúc tổng quan.
Và tôi vẫn còn muốn hiểu xem là chính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị nghĩ như thế nào về điều đó. Tôi chắc chắc rằng Ngài phải có một phần phác thảo chung khi Ngài viết ra công trình này. Vì thế, khoảng hơn ½ năm trước đây, tôi đã đến Dom Polski, một Nhà Dành Cho Khách Hành Hương Ba Lan tại Rôma, cùng với một người bạn Ba Lan của tôi, tại Via Cassia, và đó cũng là nơi mà Toàn Bộ Văn Khố Lưu Trữ của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị được cất giữ.
Chúng tôi mới nhìn qua tất cả các tài liệu bằng tiếng Ý, nhưng không tìm thấy tài liệu nào cả. Chúng tôi thất vọng, thế nhưng vẫn quyết định hỏi xem vị Giám Đốc Kho Văn Khố xem là Ông còn những tài liệu nào khác không. Ông trả lời có, chúng tôi có các tài liệu được dịch ra bằng tiếng Ba Lan, nhưng các Ông sẽ không tìm thấy bất cứ tài liệu nào mà không phải là tiếng Ý, vì tiếng Ý là tiếng được dùng trong bản văn gốc.
Sau đó, chúng tôi quyết định xem qua và đã tìm thấy một bản văn bằng tiếng Ba Lan, có năm phần phân chia riêng biệt cùng với các tiêu đề mà trước đây tôi chưa hề nhìn qua. Thì hóa ra rằng Đức Cố Hồng Y Wojtyla đã viết ra Thần Học Thân Xác bằng tiếng Ba Lan trước khi Ngài được bầu chọn làm Giáo Hoàng vào năm 1978. Trông có vẽ như nó đang chuẩn bị để cho xuất bản ra vậy.
Chúng tôi chỉ hoàn toàn chắc chắc về tính ưu tiên của bản văn bằng tiếng Ba Lan chỉ khi nào chúng tôi tiếp xúc được vị nữ tu, người đã thực sự đánh máy bản viết tay tại Krakow trước khi Đức Wojtyla được bầu chọn làm Giáo Hoàng. Và sự thật đúng như vậy.
Trong văn khố, chúng tôi cũng tìm ra một chú thích viết tay từ Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị gởi cho vị thư ký của Ngài giải thích về cấu trúc của Thần Học Thần Xác phải nên chính xác y chang, nhưng việc Ngài đem giảng dạy chúng ra trong nhiều loạt bài về giáo lý.
Việc có được những phần tiêu đề này đúng là một sự khải huyền. Nó mở ra bản văn theo nhiều cách lý thú khác nhau. Từ đó chúng ta có thể thấy được việc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị viết một cách chắc chắn, rõ ràng, và mạch lạc đến như thế nào.
Lý do tại sao những bản dịch khác không có những phần tiêu đề này, đã khiến cho những phần diễn dịch giáo lý của họ trông có vẽ như là những phần giáo lý tách biệt, đơn lẽ, không ăn nhập gì với nhau cả. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã giảng dạy chúng từng phần từng phần một, và dĩ nhiên, là không phải lấy bất kỳ phần nào ra để mà giảng dạy, vì đó thật là khó hiểu. Khi Ngài hoàn thành xong, thì trọn bài giáo lý được thâu thập và tích lũy lại, thế nhưng kiến thức về cấu trúc tổng quan của toàn bài giáo lý đã bị mất đi. Chỉ có những người cộng sự Ba Lan của Đức Cố Giáo Hoàng có được kiến thức này mà thôi. Tôi không biết tại sao nó không vượt qua rào cản của ngôn ngữ để đến với tiếng Ý cả.
(H): Thưa Ông, đâu là những lý do mà Ông có thể đưa ra trước sự thu hút ngày càng tăng của rất nhiều người về Thần Học Thân Xác?
(T): Thưa, đối với tất cả những người nam và nữ, thân thể của riêng họ rất là quý giá, và những gì xảy ra với thân thể đó, đặc biệt là trong tình yêu, trong mối quan hệ tình dục, là rất quan trọng. Không có ai lại có thể bàng quan trước dục tính được. Để cho dục tính trở nên có ý nghĩa, có ý nghĩa sâu sắc, có ý nghĩa sâu lắng ẩn chứa bên trong để cho thấy được vẽ đẹp về sự hiệp kết giữa những người nam và nữ, và cũng như vẽ đẹp của đời sống độc thân, thì đó đúng là một nổ lực rất đáng giá.
Đây chính là phần thưởng chính cho việc leo lên một ngọn núi cao của Thần Học Thân Xác. Từ đó, các bạn sẽ nhìn về thân thể của riêng mình theo một cách hoàn toàn khác biệt. Các bạn sẽ nhìn thấy trọn thể ý nghĩa của nó. Thì đây chính là cảm nghiệm của tôi và cảm nghiệm của rất nhiều sinh viên khác mà họ đã cùng với tôi nghiên cứu về Thần Học Thân Xác ngay tại Áo Quốc này.
(Còn Tiếp…)