Rượu Mới Của Tình Yêu
Lời Hứa Không Chối Từ Được Của Tình Yêu về Sự Hạnh Phúc
Lần kia, tôi đang bấm nút “tìm kiếm” (seek) nơi hệ thống radio trong xe của tôi nhằm tìm kiếm một bài hát có nội dung đúng đắn.
Bật đến Đài 1 thì nghe được những câu hát sau: “yêu em, yêu em, hãy nói rằng em yêu anh….”
Đến Đài 2 thì: “Anh yêu ơi..ơi..ơi..ơi…, thế giới của em đang đứng lặng yên khi em ở với anh…anh….”
Đài 3 thì: “Anh sẽ giữ em mãi mãi và lúc nào cũng thế, chúng ta sẽ ở cùng với nhau suốt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta…..”
Và đến Đài 4 thì nghe: “Yêu…hãy yêu…em đi…, anh biết là em vẫn mãi thương anh mà…..yêu….hãy yêu em đi….”
Trong ngần ấy các bài hát hòng kiếm tìm hay ca tụng tình yêu, thì tôi được nhắc nhớ đến một điều gì đó mà Đức Thánh Cha Biển Đức đã từng nói đến trong Thông Điệp đầu tay của Ngài “Thiên Chúa Là Tình Yêu.” Ngài quan sát rằng trong “tình yêu giữa người nam và người nữ dành cho nhau….nhân loại có được cái nhìn thoáng qua về một lời hứa rõ ràng không thể nào chối từ được của niềm hạnh phúc” (Mục Số 2).
Thế tại sao, lúc đó, liệu chúng ta cũng có những bài hát trên đài phát thanh như “Tình Yêu Có Mùi Khó Chịu” (Love Stinks) của ban nhạc J. Geils hay của bất kỳ ai đó không? Làm thế nào mà một lời hứa hẹn như niềm hạnh phúc chẳng hạn lại thường hay dẫn đến khổ đau và nổi tuyệt vọng vậy? Có phải chúng ta đã sai lầm để kiếm tìm hạnh phúc trong tình yêu giữa người nam và người nữ không? Ánh sáng nào của Phúc Âm rọi chiếu cho chúng ta về bất kỳ điều nào như đã kể trên?
Khi một số người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về ý nghĩa của hôn nhân, họ gợi lại cho Chúa Giêsu biết rằng Mosê đã cho phép họ họ ly dị. Lời đáp trả của Chúa Giêsu giúp cho chúng ta hiểu rõ được một trong những điểm chính yếu trong việc hiểu rõ được Phúc Âm. Chúa Giêsu đáp: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Máthêu 19: 8). Thực chất mà nói, Chúa Giêsu đang nói về điều giống như thế này: “Con nghĩ là tất cả sự căng thẳng, xung đột, và đau tim trong mối quan hệ nam-nữ là chuyện bình thường sao? Thưa, đó không phải là chuyện bình thường. Đó cũng chẳng phải là cách mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên như vậy. Một điều gì đó đã hoàn toàn sai lệch đi tất.”
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy cho chúng ta biết rằng: “sự mất trật tự mà chúng ta ý thức được một cách đau thương [trong mối quan hệ nam-nữ] không phải xuất phát từ bản tính tự nhiên của cả người nam lẫn người nữ, lẫn từ bản chất tự nhiên của các mối quan hệ của họ, nhưng là từ tội lỗi.
Như là một sự bẻ gảy với Thiên Chúa, tội nguyên tổ có những hậu quả làm gián đoạn đi sự giao tiếp nguyên thủy giữa người nam và người nữ” (CCC, Mục Số 1607). Quả thật, thì đó đúng là một tin xấu rồi! Thế nhưng, tin tốt lành chính là ở chổ: “Chúa Giêsu đến để khôi phục sự tạo dựng để đưa nó trở về tình trạng nguyên thủy như thưở ban đầu (CCC, Mục Số 2336). Chính vì thế, bằng việc ‘theo Chúa Kitô, để từ bỏ chính bản thân của cả người nam lẫn nữ, và vác lấy thập giá của nhau….thì các cặp vợ-chồng có thể ‘đón nhận’ trở lại ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân, và sống trong tính nguyên thủy thanh khiết đó của tình vợ-chồng với sự giúp đỡ của Chúa Kitô” (CCC, Mục Số 1615).
Những người nam và những người nữ không hẳn là hoàn toàn sai lạc để tìm kiếm sự hạnh phúc trong mối quan hệ tình dục của nhau. Thế nhưng, thần ái tình (eros) không có khả năng để mang lại sự hạnh phúc mà nó hứa ban nếu như nó bị cắt đi khỏi tình yêu hy sinh của Thiên Chúa (agape).
Thế Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ đầu tiên của Ngài ở đâu và đó chính là phép lạ gì vậy? Cặp vợ-chồng mới cưới tại Cana đã hết rượu và Chúa Giêsu đã khôi phục lại rượu với trọn sự dư đầy. Cái “rượu mới” mà Chúa Kitô tặng ra trong buổi cử hành tiệc cưới này chính là một biểu tượng mạc khải cho chúng ta biết được trọng tâm chính trong sứ vụ của Ngài chính là: Chúa Giêsu đến để khôi phục lại trật tự của tình yêu trong một thế giới vốn bị méo mó một cách trầm trọng bởi tội lỗi. Và sự hiệp kết của hai giới, lúc nào cũng vậy, lệ thuộc vào nền tảng về “trật tự của tình yêu” nhân loại.
Rượu chính là một biểu tượng thánh kinh về tình yêu của Thiên Chúa luôn mãi tuôn đổ xuống cho tất cả chúng ta. Ngay từ thưở ban đầu lúc chưa có tội, người nam và người nữ, luôn mãi “say mèn” trong tình yêu của Thiên Chúa, thành thật mà nói đúng là như vậy! Tình yêu của Thiên Chúa tuôn chảy từ bên trong họ và giữa họ như rượu vậy. Tuy nhiên, kể từ lúc có bóng đêm của tội lỗi bao phủ, tất cả chúng ta “đều đã cạn hết rượu” rồi. Chúng ta không có lấy được một chút cơ sở và nền tảng tốt đẹp nào đó để có thể yêu nhau một cách thật sự như là sự mách bảo chân tình trong trái tim của chúng ta.
Và do đó, mối quan hệ giữa người nam-người nữ đưa ra “lời hứa thệ không thể nào chống nổi của niềm hạnh phúc,” nhưng vì thiếu vắng đi thứ “rượu” của Thiên Chúa, lời hứa thệ đó đã không thể trở thành hiện thực được, hay nói cách khác, chỉ mãi là một lời hứa suôn, mang tính sáo rỗng mà thôi.
Hay là như cách hát của ban nhạc J. Geils, vốn hát lên rằng, thiếu vắng đi “rượu” của Thiên Chúa, thì “tình yêu trở nên hôi thối,” hay “tình yêu là có mùi hôi thối” mà thôi.
Đó là lý do tại sao mà phép lạ tại tiệc cưới Cana chính là duyên cớ cho sự mừng vui và khải hoàn, vì Chúa Kitô đã đến thế giới để khôi phục lại thứ “rượu” trong mối quan hệ của người nam và người nữ - tức để khống chế và kiểm soát đi thần tình ái bằng chính tình yêu hy sinh hiến dâng của riêng Ngài.
Khi chúng ta uống vào thật sâu thứ “rượu mới” này, chúng ta có thể tự cho phép chính chúng ta để yêu thương như là việc chúng ta được kêu gọi để yêu thương. Điều đó không có nghĩa là nó biến cho tình yêu trở nên một cách dễ dàng đi - vì rằng tình yêu thật sự lúc nào cũng phải trải qua con đường thập tự giá - thế nhưng nó có thể làm cho một tình yêu thật sự có cơ may được nên hình, nên vóc.
Thì đây mới chính là một tin vui thật sự trong một thế giới gồm toàn những người “thương phế binh” của tình yêu, hay một thứ tình yêu bị phế tàn, bị đau thương và mất mát vì những đam mê, vì những dục vọng thấp hèn của chúng ta!
Lời Hứa Không Chối Từ Được Của Tình Yêu về Sự Hạnh Phúc
Lần kia, tôi đang bấm nút “tìm kiếm” (seek) nơi hệ thống radio trong xe của tôi nhằm tìm kiếm một bài hát có nội dung đúng đắn.
Bật đến Đài 1 thì nghe được những câu hát sau: “yêu em, yêu em, hãy nói rằng em yêu anh….”
Đến Đài 2 thì: “Anh yêu ơi..ơi..ơi..ơi…, thế giới của em đang đứng lặng yên khi em ở với anh…anh….”
Đài 3 thì: “Anh sẽ giữ em mãi mãi và lúc nào cũng thế, chúng ta sẽ ở cùng với nhau suốt mọi ngày trong cuộc sống của chúng ta…..”
Và đến Đài 4 thì nghe: “Yêu…hãy yêu…em đi…, anh biết là em vẫn mãi thương anh mà…..yêu….hãy yêu em đi….”
Tình yêu lứa đôi |
Thế tại sao, lúc đó, liệu chúng ta cũng có những bài hát trên đài phát thanh như “Tình Yêu Có Mùi Khó Chịu” (Love Stinks) của ban nhạc J. Geils hay của bất kỳ ai đó không? Làm thế nào mà một lời hứa hẹn như niềm hạnh phúc chẳng hạn lại thường hay dẫn đến khổ đau và nổi tuyệt vọng vậy? Có phải chúng ta đã sai lầm để kiếm tìm hạnh phúc trong tình yêu giữa người nam và người nữ không? Ánh sáng nào của Phúc Âm rọi chiếu cho chúng ta về bất kỳ điều nào như đã kể trên?
Khi một số người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu về ý nghĩa của hôn nhân, họ gợi lại cho Chúa Giêsu biết rằng Mosê đã cho phép họ họ ly dị. Lời đáp trả của Chúa Giêsu giúp cho chúng ta hiểu rõ được một trong những điểm chính yếu trong việc hiểu rõ được Phúc Âm. Chúa Giêsu đáp: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Máthêu 19: 8). Thực chất mà nói, Chúa Giêsu đang nói về điều giống như thế này: “Con nghĩ là tất cả sự căng thẳng, xung đột, và đau tim trong mối quan hệ nam-nữ là chuyện bình thường sao? Thưa, đó không phải là chuyện bình thường. Đó cũng chẳng phải là cách mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên như vậy. Một điều gì đó đã hoàn toàn sai lệch đi tất.”
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy cho chúng ta biết rằng: “sự mất trật tự mà chúng ta ý thức được một cách đau thương [trong mối quan hệ nam-nữ] không phải xuất phát từ bản tính tự nhiên của cả người nam lẫn người nữ, lẫn từ bản chất tự nhiên của các mối quan hệ của họ, nhưng là từ tội lỗi.
Như là một sự bẻ gảy với Thiên Chúa, tội nguyên tổ có những hậu quả làm gián đoạn đi sự giao tiếp nguyên thủy giữa người nam và người nữ” (CCC, Mục Số 1607). Quả thật, thì đó đúng là một tin xấu rồi! Thế nhưng, tin tốt lành chính là ở chổ: “Chúa Giêsu đến để khôi phục sự tạo dựng để đưa nó trở về tình trạng nguyên thủy như thưở ban đầu (CCC, Mục Số 2336). Chính vì thế, bằng việc ‘theo Chúa Kitô, để từ bỏ chính bản thân của cả người nam lẫn nữ, và vác lấy thập giá của nhau….thì các cặp vợ-chồng có thể ‘đón nhận’ trở lại ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân, và sống trong tính nguyên thủy thanh khiết đó của tình vợ-chồng với sự giúp đỡ của Chúa Kitô” (CCC, Mục Số 1615).
Những người nam và những người nữ không hẳn là hoàn toàn sai lạc để tìm kiếm sự hạnh phúc trong mối quan hệ tình dục của nhau. Thế nhưng, thần ái tình (eros) không có khả năng để mang lại sự hạnh phúc mà nó hứa ban nếu như nó bị cắt đi khỏi tình yêu hy sinh của Thiên Chúa (agape).
Thế Chúa Giêsu đã thực hiện phép lạ đầu tiên của Ngài ở đâu và đó chính là phép lạ gì vậy? Cặp vợ-chồng mới cưới tại Cana đã hết rượu và Chúa Giêsu đã khôi phục lại rượu với trọn sự dư đầy. Cái “rượu mới” mà Chúa Kitô tặng ra trong buổi cử hành tiệc cưới này chính là một biểu tượng mạc khải cho chúng ta biết được trọng tâm chính trong sứ vụ của Ngài chính là: Chúa Giêsu đến để khôi phục lại trật tự của tình yêu trong một thế giới vốn bị méo mó một cách trầm trọng bởi tội lỗi. Và sự hiệp kết của hai giới, lúc nào cũng vậy, lệ thuộc vào nền tảng về “trật tự của tình yêu” nhân loại.
Rượu chính là một biểu tượng thánh kinh về tình yêu của Thiên Chúa luôn mãi tuôn đổ xuống cho tất cả chúng ta. Ngay từ thưở ban đầu lúc chưa có tội, người nam và người nữ, luôn mãi “say mèn” trong tình yêu của Thiên Chúa, thành thật mà nói đúng là như vậy! Tình yêu của Thiên Chúa tuôn chảy từ bên trong họ và giữa họ như rượu vậy. Tuy nhiên, kể từ lúc có bóng đêm của tội lỗi bao phủ, tất cả chúng ta “đều đã cạn hết rượu” rồi. Chúng ta không có lấy được một chút cơ sở và nền tảng tốt đẹp nào đó để có thể yêu nhau một cách thật sự như là sự mách bảo chân tình trong trái tim của chúng ta.
Và do đó, mối quan hệ giữa người nam-người nữ đưa ra “lời hứa thệ không thể nào chống nổi của niềm hạnh phúc,” nhưng vì thiếu vắng đi thứ “rượu” của Thiên Chúa, lời hứa thệ đó đã không thể trở thành hiện thực được, hay nói cách khác, chỉ mãi là một lời hứa suôn, mang tính sáo rỗng mà thôi.
Hay là như cách hát của ban nhạc J. Geils, vốn hát lên rằng, thiếu vắng đi “rượu” của Thiên Chúa, thì “tình yêu trở nên hôi thối,” hay “tình yêu là có mùi hôi thối” mà thôi.
Đó là lý do tại sao mà phép lạ tại tiệc cưới Cana chính là duyên cớ cho sự mừng vui và khải hoàn, vì Chúa Kitô đã đến thế giới để khôi phục lại thứ “rượu” trong mối quan hệ của người nam và người nữ - tức để khống chế và kiểm soát đi thần tình ái bằng chính tình yêu hy sinh hiến dâng của riêng Ngài.
Khi chúng ta uống vào thật sâu thứ “rượu mới” này, chúng ta có thể tự cho phép chính chúng ta để yêu thương như là việc chúng ta được kêu gọi để yêu thương. Điều đó không có nghĩa là nó biến cho tình yêu trở nên một cách dễ dàng đi - vì rằng tình yêu thật sự lúc nào cũng phải trải qua con đường thập tự giá - thế nhưng nó có thể làm cho một tình yêu thật sự có cơ may được nên hình, nên vóc.
Thì đây mới chính là một tin vui thật sự trong một thế giới gồm toàn những người “thương phế binh” của tình yêu, hay một thứ tình yêu bị phế tàn, bị đau thương và mất mát vì những đam mê, vì những dục vọng thấp hèn của chúng ta!