HUẾ -- Trước thềm năm mới Mậu Tý, trong sân chợ quê của làng Công Giáo An Vân thuộc giáo phận Huế, vào chiều cuối năm âm lịch, nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường, mọi người đang hớn hở trò chuyện, dán đèn lồng, đánh cờ tướng bên 21 thùng bánh tét đang bốc lửa để chờ đón Chúa Xuân.
Maria Thu Huyền 14 tuổi rất vui vì đã học được cách gói bánh tét cổ truyền qua các cô, chú, bác trong giáo xứ đã dạy cho em. Thu Huyền là một trong số 23 thanh thiếu nhi của giáo xứ không biết gói bánh tét.
Bánh tét, bánh chưng là món ăn quen thuộc của người Việt, đặc biệt trong các dịp lễ giỗ và tết cổ truyền của dân tộc, nhiều gia đình nông thôn Thừa Thiên Huế thường gói bánh tét.
Bà Maria Đặng Thị An, 65 tuổi cho biết để có một đòn bánh thơm, người gói bánh phải biết chọn loại nếp thơm, vo nước nhiều lần để bánh được giữ được lâu, nhân bánh được làm bằng đậu xanh thêm một chút mỡ để bánh được ngon.
Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh quản xứ An Vân cho biết, mục đích việc gói bánh tét chung với nhau là nhằm khuyến khích giáo dân sống Tin Mừng, vì tại đây mọi người biết giúp nhau để sống đoàn kết, yêu thương và tỏ lòng thảo kính biết ơn ông bà.
Ông Phaolô Đặng Đình Hoè 48 tuổi ngồi trên chỏng tre, thỉnh thoảng đi đi lại lại để đun củi, chêm nước cho những thùng bánh tét đang sôi, nói rằng ông rất vui vì được phục vụ mọi người, thay vì gói bánh ở nhà ông chỉ biết riêng thùng bánh của gia đình ông.
Chị Anna Nguyễn Thị Hiền cho biết, hằng năm chị phải mất 4 đến 5 ngày để đi gói bánh cho các gia đình không biết gói bánh tét, nhưng tại giáo xứ chỉ sau 2 khắc giờ mọi người đã giúp chị gói xong bánh.
Chị Hiền, 38 tuổi mẹ của 4 người con nói rằng nhờ gói bánh tập trung đã giúp chị tiết kiệm được thời gian để tham dự giờ tĩnh nguyện đền tạ cuối năm, vì giờ đó mỗi năm chị phải đi gói bánh cho các gia đình anh chị, bà con trong xóm.
Gia đình bà Têrêxa Nguyễn Thị Song Phước không có thùng để nấu bánh tét, bà phải đợi những gia đình hàng xóm nấu xong để mượn thùng, nhưng nhờ ngày hội này bà khỏi phải đi mượn thùng vì bánh của bà được gửi sang những thùng khác.
Cha Thanh, quản xứ nói rằng ngài không biết gói bánh nhưng ngài đã nhờ các thanh thiếu nhi vừa học vừa thực hành. Tuy nhiên, một em thú nhận rằng thật khó để có được một đòn bánh đẹp vì em chưa được thực tập nhiều lần.
Sau khi dạy các em cách gói bánh, một cụ già cho biết, ngày xưa để giáo dục một cháu trong gia đình có thói hư tật xấu, các cụ ta thường răn bảo:’’ nếu không nghe lời sẽ cho ăn một đòn bánh tét’’.
Trong thư chung 2007 về giáo dục Kitô Giáo của Hội đồng giám mục Việt Nam số 11 đề cập đến những mối quan ngại, lệch lạc trong quan niệm về giáo dục.
Các giám mục đã đưa ra nguyên nhân là do ảnh hưởng của não trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng. Vì phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không còn dành nhiều thì giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đình, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái vì thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đình, vốn được mệnh danh là’’mái ấm’’, không còn nồng nàn tình cảm như xưa.
Giáo dân tham gia ngày hội gói bánh tét |
Bánh tét, bánh chưng là món ăn quen thuộc của người Việt, đặc biệt trong các dịp lễ giỗ và tết cổ truyền của dân tộc, nhiều gia đình nông thôn Thừa Thiên Huế thường gói bánh tét.
Bà Maria Đặng Thị An, 65 tuổi cho biết để có một đòn bánh thơm, người gói bánh phải biết chọn loại nếp thơm, vo nước nhiều lần để bánh được giữ được lâu, nhân bánh được làm bằng đậu xanh thêm một chút mỡ để bánh được ngon.
LM Phan Xuân Thanh và chợ quê An Vân |
Ông Phaolô Đặng Đình Hoè 48 tuổi ngồi trên chỏng tre, thỉnh thoảng đi đi lại lại để đun củi, chêm nước cho những thùng bánh tét đang sôi, nói rằng ông rất vui vì được phục vụ mọi người, thay vì gói bánh ở nhà ông chỉ biết riêng thùng bánh của gia đình ông.
Chị Anna Nguyễn Thị Hiền cho biết, hằng năm chị phải mất 4 đến 5 ngày để đi gói bánh cho các gia đình không biết gói bánh tét, nhưng tại giáo xứ chỉ sau 2 khắc giờ mọi người đã giúp chị gói xong bánh.
Chị Hiền, 38 tuổi mẹ của 4 người con nói rằng nhờ gói bánh tập trung đã giúp chị tiết kiệm được thời gian để tham dự giờ tĩnh nguyện đền tạ cuối năm, vì giờ đó mỗi năm chị phải đi gói bánh cho các gia đình anh chị, bà con trong xóm.
Gia đình bà Têrêxa Nguyễn Thị Song Phước không có thùng để nấu bánh tét, bà phải đợi những gia đình hàng xóm nấu xong để mượn thùng, nhưng nhờ ngày hội này bà khỏi phải đi mượn thùng vì bánh của bà được gửi sang những thùng khác.
Các thiếu nhi sum họp bên mái tranh nghèo chờ bánh chín |
Sau khi dạy các em cách gói bánh, một cụ già cho biết, ngày xưa để giáo dục một cháu trong gia đình có thói hư tật xấu, các cụ ta thường răn bảo:’’ nếu không nghe lời sẽ cho ăn một đòn bánh tét’’.
Trong thư chung 2007 về giáo dục Kitô Giáo của Hội đồng giám mục Việt Nam số 11 đề cập đến những mối quan ngại, lệch lạc trong quan niệm về giáo dục.
Các giám mục đã đưa ra nguyên nhân là do ảnh hưởng của não trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng. Vì phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không còn dành nhiều thì giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đình, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái vì thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đình, vốn được mệnh danh là’’mái ấm’’, không còn nồng nàn tình cảm như xưa.