KONIGSTEIN. Giáo Hội Công Giáo tại Belarus cảm thấy cuộc sống càng ngày càng khó khăn hơn một thập niên trước đây.
"Mặc dù chúng tôi cung ứng nhiều dịch vụ cho dân chúng Belarus, chúng tôi vẫn tiếp tục phải sống bên lề luật pháp", cha Sergiusz Gajek, giám quản tông tòa của người Công Giáo nghi lễ Đông Phương tại Belarus đã cho biết như trên trong chuyến viếng thăm đại bản doanh tại Đức của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Cuối năm 1993, khi Tòa Thánh gởi vị giám quản tông tòa đến Minsk, với một giải pháp tạm thời để đặt các nền móng cho Giáo Hội Công Giáo tại đó, nhiều hy vọng đã trào dâng. Các khảo sát xã hội một năm trước đó cho thấy có khoảng 100,000 người xưng mình là Công Giáo nghi lễ Đông Phương.
Tuy nhiên, với sự lên nắm quyền của Alexander Lukashenko và các nhân vật Tân Cộng Sản, tất cả những cố gắng để tái lập một giáo phận tại quốc gia này đều bị trở ngại.
Giám Mục cuối cùng của Belarus được tấn phong năm 1939. Từ đó cho đến nay, Belarus vẫn chưa có thêm một Giám Mục nào. Được biết, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương của Belarus vẫn luôn hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh trong hơn 400 năm nay.
Tất cả các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Belarus đã bị cộng sản tịch thu và giao cho Chính Thống Giáo quản lý, trừ ra một nhà nguyện nhỏ tại Mogilev.
Hiện nay, chỉ có 6 linh mục và tối đa là 5000 tín hữu Công Giáo tích cực trong 20 giáo xứ với cơ sở vật chất tồi tàn. Cũng có khoảng 10,000 người Công Giáo khác sinh hoạt ở các miền quê xa xăm, không có nơi thờ phượng. Họ không có cơ hội để thông phần với đời sống Giáo Hội. Tất cả việc giữ đạo gói gọn trong các tư gia mà đôi khi được biến thành nhà nguyện nhờ sự trợ giúp của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Tại Minsk, thủ đô của Belarus, thánh lễ của người Công Giáo Đông Phương được cử hành trong một nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ La Tinh và dưới tầng hầm của một tòa nhà.
Khoảng 2000 người Công Giáo Belarus thường xuyên nhận được báo Công Giáo Carkva. Người Công Giáo Belarus đặc biệt quý cuốn Kinh Thánh bằng hình bằng tiếng Belarus do Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ấn hành vì các ấn bản Công Giáo bằng tiếng Belarus còn rất thiếu thốn. Những người trẻ Công Giáo Belarus thì may mắn hơn vì họ có thể nhận được tin tức và tài liệu qua mạng Internet.
Hiện nay Belarus có 10 chủng sinh. Tuy nhiên, họ phải học ở Ukraine hay Ba Lan. Cũng có hai nhà dòng tại Polatsk hoạt động dưới sự tài trợ của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Theo lý thuyết, các giáo xứ có quyền nộp đơn xin cất nhà thờ nhưng các đơn ấy không bao giờ được cứu xét.
Cha Gajek cho biết "Năm nay chúng tôi muốn bắt tay xây dựng nhà thờ kính thánh Josaphat, nơi ngài đã anh dũng tử đạo tại Vitebsk".
Điều này nếu làm được sẽ thỏa mãn ước vọng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được chính ngài đề cập dịp kỷ niệm 380 năm ngày sinh của vị thánh người Ukraine này.
Trong tổng số 10 triệu dân, Belarus có 80% dân là chính cống Belarus (Bạch Nga), 12% là dân Nga, 4% dân gốc Ba Lan, 2.5% gốc Ukraine và 1% gốc Do Thái.
Về tôn giáo, 43% theo Chính Thống Giáo Nga, 24% theo Tin Lành và 15% theo Công Giáo.
"Mặc dù chúng tôi cung ứng nhiều dịch vụ cho dân chúng Belarus, chúng tôi vẫn tiếp tục phải sống bên lề luật pháp", cha Sergiusz Gajek, giám quản tông tòa của người Công Giáo nghi lễ Đông Phương tại Belarus đã cho biết như trên trong chuyến viếng thăm đại bản doanh tại Đức của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Cuối năm 1993, khi Tòa Thánh gởi vị giám quản tông tòa đến Minsk, với một giải pháp tạm thời để đặt các nền móng cho Giáo Hội Công Giáo tại đó, nhiều hy vọng đã trào dâng. Các khảo sát xã hội một năm trước đó cho thấy có khoảng 100,000 người xưng mình là Công Giáo nghi lễ Đông Phương.
Tuy nhiên, với sự lên nắm quyền của Alexander Lukashenko và các nhân vật Tân Cộng Sản, tất cả những cố gắng để tái lập một giáo phận tại quốc gia này đều bị trở ngại.
Giám Mục cuối cùng của Belarus được tấn phong năm 1939. Từ đó cho đến nay, Belarus vẫn chưa có thêm một Giám Mục nào. Được biết, Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương của Belarus vẫn luôn hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh trong hơn 400 năm nay.
Tất cả các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Belarus đã bị cộng sản tịch thu và giao cho Chính Thống Giáo quản lý, trừ ra một nhà nguyện nhỏ tại Mogilev.
Hiện nay, chỉ có 6 linh mục và tối đa là 5000 tín hữu Công Giáo tích cực trong 20 giáo xứ với cơ sở vật chất tồi tàn. Cũng có khoảng 10,000 người Công Giáo khác sinh hoạt ở các miền quê xa xăm, không có nơi thờ phượng. Họ không có cơ hội để thông phần với đời sống Giáo Hội. Tất cả việc giữ đạo gói gọn trong các tư gia mà đôi khi được biến thành nhà nguyện nhờ sự trợ giúp của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Tại Minsk, thủ đô của Belarus, thánh lễ của người Công Giáo Đông Phương được cử hành trong một nhà thờ Công Giáo theo nghi lễ La Tinh và dưới tầng hầm của một tòa nhà.
Khoảng 2000 người Công Giáo Belarus thường xuyên nhận được báo Công Giáo Carkva. Người Công Giáo Belarus đặc biệt quý cuốn Kinh Thánh bằng hình bằng tiếng Belarus do Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ ấn hành vì các ấn bản Công Giáo bằng tiếng Belarus còn rất thiếu thốn. Những người trẻ Công Giáo Belarus thì may mắn hơn vì họ có thể nhận được tin tức và tài liệu qua mạng Internet.
Hiện nay Belarus có 10 chủng sinh. Tuy nhiên, họ phải học ở Ukraine hay Ba Lan. Cũng có hai nhà dòng tại Polatsk hoạt động dưới sự tài trợ của Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.
Theo lý thuyết, các giáo xứ có quyền nộp đơn xin cất nhà thờ nhưng các đơn ấy không bao giờ được cứu xét.
Cha Gajek cho biết "Năm nay chúng tôi muốn bắt tay xây dựng nhà thờ kính thánh Josaphat, nơi ngài đã anh dũng tử đạo tại Vitebsk".
Điều này nếu làm được sẽ thỏa mãn ước vọng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã được chính ngài đề cập dịp kỷ niệm 380 năm ngày sinh của vị thánh người Ukraine này.
Trong tổng số 10 triệu dân, Belarus có 80% dân là chính cống Belarus (Bạch Nga), 12% là dân Nga, 4% dân gốc Ba Lan, 2.5% gốc Ukraine và 1% gốc Do Thái.
Về tôn giáo, 43% theo Chính Thống Giáo Nga, 24% theo Tin Lành và 15% theo Công Giáo.