Nhân bài giảng mới đây của Đức Bênêđíctô XVI tại Aosta, Ý, tập san Công Giáo America, số ngày 17 tháng Tám vừa qua có bài bình luận như sau:
Xem ra Giáo Hội vẫn luôn ôm hôn những người từng bị Giáo Hội nghi ngại. Galileo Galilei, nhà thiên văn học người Ý, là người nổi tiếng nhất trong số này. Nhưng còn nhiều người khác như Thomas Aquinas, Joan thành Arc và Ignatius thành Loyola. Ứng viên được phục hồi gần đây nhất phải kể là nhà cổ sinh vật học, nhà triết học biến hóa và văn sĩ linh đạo Dòng Tên, Pierre Teilhard de Chardin. Quả vậy, các nhà quan sát Vatican từng chú ý tới lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc đến Teilhard lúc đọc Kinh Chiều vào ngày 24 tháng Bẩy vừa qua tại Aosta, Ý Đại Lợi, coi nó như một tái đánh giá đối với vị linh mục này và tư tưởng của ngài. Trích dẫn “tầm nhìn vĩ đại” của Teilhard, Đức Giáo Hoàng thúc giục ta “truyền phép thế giới để nó hóa thành bánh thánh sống động”, một kiểu nói khiến ta nhớ đến nền thần học thánh thể của vị tu sĩ Dòng Tên người Pháp này, trong đó, toàn bộ sáng thế trở thành hiến lễ dâng lên Thiên Chúa.
Teilhard nói lên cái nhìn trên trong một cuộc thám hiểm tại Sa Mạc Ordos ở Nội Mông vào năm 1923. Thiếu các yếu tố bánh không men và rượu nho để cử hành Thánh Lễ, ngài đã soạn ra một lời nguyện đầy thơ mộng tựa là “Thánh Lễ Thế Giới” (đăng trong Ca Khúc Vũ Trụ, Harper 1961), dâng toàn bộ sáng thế trong lịch sử biến hóa của nó làm bánh thánh lên Thiên Chúa. Trước đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng ca ngợi chiều hướng phụng vụ vũ trụ nơi các Giáo Hội Đông Phương. Việc Đức Giáo Hoàng nhắc đến Teilhard quả có góp phần làm vang dội lại cách rõ ràng tầm nhìn của nhà thần học Pháp này: một vũ trụ biến hóa trong thời gian và càng ngày càng được các kiếm tìm khoa học biết tới nhiều hơn; một diễn trình linh đạo đang dần xuất hiện trong ý thức nhân loại, một nhân loại mà nền linh đạo được tìm thấy cả trong tác động lẫn thụ động; và một nhân loại được kêu mời không những sống trong thế gian mà còn để biến đổi nó.
Quả thực, lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới bổn phận của chúng ta phải “biến đổi thế giới”. Khi đưa ra chủ đề này, tư tưởng của ngài xem ra đã được khai triển dọc theo một đường phóng như đường phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau Công Đồng Vatican II, cả hai vị đều tỏ ra không mấy hài lòng đối với âm sắc lạc quan theo kiểu Teilhard của “Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” vì nó quá chú trọng tới Chúa Kitô vũ trụ và việc nó khẳng định sức mạnh biến đổi của phục sinh trong lịch sử. Đức cha Karol Wojtyla lúc ấy than phiền rằng Chúa Kitô Cứu Chuộc đã bị lu mờ bởi Chúa Kitô vinh quang. Trong tư cách Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã duyệt lại quan điểm của ngài trong thông điệp Về Quan Tâm Xã Hội (1987). Cũng thế, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mỗi ngày mỗi viết nhiều hơn về sự biến đổi của trái đất, coi nó như ơn gọi của Kitô giáo. Trong Bác Ái trong Chân Lý, chẳng hạn, “hoạt động trần thế của con người, khi được đức ái gợi hứng và nâng đỡ, sẽ góp phần vào việc xây dựng kinh thành phổ quát của Thiên Chúa, vốn là mục tiêu của lịch sử gia đình nhân loại” (Số 7). Rõ ràng, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng kiểu nhậy cảm Teilhard có được là thuộc sự triển nở toàn bộ của bản nhiên con người. Với một trình độ thật bất ngờ, ngài tỏ lòng tin tưởng đối với khả năng đầy ơn phúc của con người trong việc biến đổi thế giới và khi làm như thế, họ đã biến thế giới ấy thành của lễ xứng đáng hơn dâng lên Thiên Chúa.
Giống Teilhard, Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc chúng ta nhớ rằng thế giới mà chúng ta biến đổi bằng lao công, bằng sở học và bằng óc sáng tạo của mình đang góp phần vào của lễ vĩ đại Chúa Kitô dâng lên cho Chúa Cha. Đức Giáo Hoàng chỉ ra một loạt các vấn đề đang chờ được giải quyết và biến đổi: việc bảo vệ sự sống con người và môi sinh, việc mở rộng “trách nhiệm bảo vệ” để bao gồm việc cung cấp lương thực và nước uống cho người dân nghèo, và việc tạo ra các cấu trúc quốc tế để giải quyết nạn đầu cơ trên thị trường tài chánh cũng như quản trị nền kinh tế hoàn cầu. Liệu người Công Giáo có thừa cơ hội này, đứng lên để lãnh đạo người công dân đồng đạo của mình giáp mặt với các thách đố trên bằng nhiều sáng kiến mới nhân danh gia đình nhân loại? Hay vẫn tiếp tục thu mình dưới bóng các ngẫu thần tự cao tự đại, tự tiêu khiển vui chơi của nền văn hóa ngày nay?
Thoái hóa sẽ là tương lai nền văn minh của chúng ta nếu việc phục hồi khỏi cơn khủng hoảng tài chánh hoàn cầu lại trở về với phong thói tiêu thụ của hậu bán thế kỷ 20. Tiêu thụ có chỗ đứng của nó trong việc tạo ra phúc lợi vật chất. Nhưng sau một giới hạn nào đó, nó trở thành phá phách đối với linh hồn và xã hội. Biến đổi thế giới chắc chắn bao hàm việc mở rộng thị trường; tuy nhiên, không chủ yếu dành cho người giầu mà là dành cho người nghèo. Đàng khác, óc sáng tạo nhân bản cần được điều hướng bởi các khát vọng trọn vẹn hơn chứ không hẳn chỉ là việc cải thiện phúc lợi vật chất mà thôi, vì con người nhân bản mỗi ngày một nhiều và thèm khát nhiều hơn: cả về thẩm mỹ, tri thức, thể thao, môi sinh, và tôn giáo. Bất cứ trong lãnh vực cố gắng biến đổi thế giới nào, khoa học, kỹ thuật, truyền thông, kinh doanh hay nghệ thuật, ta đều phải nhắm mục tiêu cổ vũ cho bằng được một loại phát triển có thể duy trì được, có tính nhân bản trọn vẹn để nâng mức phúc lợi lên cho từng người và mọi người. Cuối cùng, khi việc biến đổi trên đạt tới sự viên mãn của nó, như Teilhard từng viết, thì “sự hiện diện của Chúa Kitô, một hiện diện vốn âm thầm tích lũy nơi sự vật, sẽ đột nhiên được mạc khải, giống làn chớp sáng từ cực này tới cực kia”.
Hoài nghi
Có độc giả không tin độ chính xác trong lời trích được gán cho Đức Bênêđíctô XVI trên đây. Vì theo ông, ý niệm của Teilhard cho rằng thế giới luôn luôn tự cải thiện chính mình hướng tới “điểm Omega”, lúc việc biến đổi nó đạt tới viên mãn và lúc đó Chúa Kitô sẽ thình lình xuất hiện, là một ý niệm không hề có căn bản trong Thánh Kinh và thần học.
Ngoại trừ có ai đó dám cho rằng Teilhard từng nhận được mạc khải tư, điều mà độc giả này cho là chưa hề nghe thấy, thì việc vị linh mục này tiên đoán về ngày tận cùng của thế giới, tuy rất vui tai, nhưng quả trái với chính các lời của Chúa Kitô, như lời này chẳng hạn: “khi Con Người xuất hiện, liêu Người còn thấy được dù chỉ là 10 người có đức tin hay không?”. Người đâu có nói Người sẽ trở lại khi thế giới đã trở nên hoàn hảo? Ý niệm cho rằng nhân loại sa ngã đến lúc nào đó sẽ trở nên hoàn thiện ở bên này nấm mồ chỉ là một ý niệm ngây ngô.
Thật ra, năm 1981, Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ mà sau đó mấy tháng, Đức HỒng Y Ratzinger sẽ đứng đầu, từng nhắc lại lời cảnh cáo (monitum) mà Bộ Văn Phòng Thánh (Holy Office), tiền thân của Bộ Giáo Lý Đức Tin, từng ban hành năm 1962, liên quan đến các trước tác của linh mục Teilhard de Chardin. Lời cảnh cáo đó như sau: “Một số công trình của Cha Pierre Teilhard de Chardin, trong đó có những công trình được xuất bản sau khi ngài qua đời, đang được biên tập và đang gặt hái được nhiều thành công. Không phê phán về những điểm liên quan tới các khoa học thực chứng, nhưng rõ ràng các công trình trên có khá nhiều mơ hồ và còn lầm lẫn nghiêm trọng nữa đến có thể xúc phạm tới học thuyết Công Giáo. Chính vì lý do này, các Đấng Bậc lỗi lạc nhất và đáng kính nhất thuộc Văn Phòng Thánh khuyên các Đấng Bản Quyền cũng như các vị bề trên các dòng tu, các vị giám đốc các chủng viện và các vị chủ tịch các đại học, hãy hữu hiệu che chở các tâm trí, nhất là tâm trí giới trẻ, tránh xa các nguy hiểm do các công trình của Cha Teilhard de Chardin và các môn đệ của ngài trình bày. Làm tại Rôma, từ điện Văn Phòng Thánh, ngày 30 tháng Sáu năm 1962”.
Ấy thế, nhưng trong buổi kinh chiều tại Aosta, Đức Bênêđíctô XVI đã nói nguyên văn như sau: “Với trọn vẹn con người, chúng ta phải là sự thờ lạy và lễ hy
sinh, và sau khi biến đổi thế giới, phải trả nó lại cho Thiên Chúa. Vai trò của chức linh mục là truyền phép thế giới để nó trở nên bánh thánh sống động, trở nên một phụng vụ: đến độ phụng vụ không còn là điều sóng đôi với thực tại thế giới, nhưng chính thế giới phải trở nên bánh thánh sống động, một thứ phụng vụ. Đó cũng là cái nhìn vĩ đại của Teilhard de Chardin: cuối cùng, ta sẽ thực hiện được một phụng vụ có tính vũ trụ đúng nghĩa, trong đó vũ trụ trở thành bánh thánh sống động. Ta hãy cầu xin để Chúa giúp chúng ta trở nên các linh mục theo nghĩa đó, biết góp phần vào việc biến đổi thế giới thành người thờ lạy Thiên Chúa, khởi sự từ chính con người chúng ta. Để cuộc sống ta biết nói về Chúa, để cuộc đời ta trở thành một phụng vụ thực sự, một loan báo về Thiên Chúa, một cánh cửa qua đó Thiên Chúa xa xăm trở thành Thiên Chúa hiện diện, và là một hiến mình đúng nghĩa cho Thiên Chúa”.
Biến đổi thế giới
Thành ra phải hiểu lời của Đức Bênêđícgtô XVI trong ngữ cảnh biến đổi thế giới, trong đó có cả chúng ta, thành bánh thánh trong một phụng vụ vũ trụ. Và biến đổi nó về đủ mọi phương diện như nhận định trên đây của tập san America. Tư tưởng của Teilhard còn có thể bị tranh cãi, nhưng theo quan điểm cánh chung Kitô giáo, cuối cùng mọi sự đều được đặt dưới chân Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Có người như John Allen Jr, một bỉnh bút của tờ National Catholic Register, đi hơi quá xa bằng cách gọi Đức Bênêđíctô XVI là “giáo hoàng xanh”: vị đầu tiên cho ráp hệ thống năng lượng mặt trời tại Vatican, vị đầu tiên kêu gọi một cuộc hồi tâm sinh thái. Do đó, ông ta bảo hình như vị giáo hoàng này đang có một cái nhìn mới “về vị thánh bổn mạng chưa công bố của sinh thái học Công Giáo, cố khoa học gia và triết gia Dòng Tên người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin”.
Theo Allen, người ta có thể đọc đoạn văn của Đức Bênêđíctô XVI trên đây theo nhiều bình diện khác nhau: hoặc như một bước xích lại gần các tu sĩ Dòng Tên hay như một cố gắng tìm ra điều gì tích cực để nói về các nhà tư tưởng vốn làm người ta e ngại, như ngài từng làm đối với nhà thần học nổi loạn và đồng nghiệp cũ là Hans Küng.
Dù gì, Allen cũng nhắc người ta nhớ ngữ cảnh lời ca ngợi Teilhard của Đức Bênêđíctô XVI: ngữ cảnh ấy chính là các suy niệm về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, trong đó, Thánh Phaolô viết rằng một ngày kia, chính thế giới cũng sẽ trở nên một hình thức thờ phượng sống động. Điều ấy khiến Đức Giáo Hoàng nhớ tới Teilhard và ngài lên tiếng: “Đó là cái nhìn vĩ đại mà sau này Teilhard de Chardin cũng đã có: cuối cùng, chúng ta sẽ có một nền phụng vụ có tính vũ trụ chân thực, trong đó, vũ trụ trở nên bánh thánh sống động. Ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trở nên các linh mục theo nghĩa này, biết góp phần vào việc biến đổi thế giới thành người thờ phượng Thiên Chúa, khởi sự từ chính chúng ta”.
Allen cho rằng nói tới việc phục hồi đối với Teilhard chỉ là một lối giải thích quá đáng (overinterpretation). Tuy nhiên, ít nhất nó cũng cho người ta cảm tưởng rằng việc thăm dò các ý tưởng của vị tu sĩ Dòng Tên quá cố, mà có người gọi là “Darwin Công Giáo” này, là việc nên làm. Dường như phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, đã củng cố cảm tưởng này, khi ngài phát biểu: “Từ nay, không ai còn dám nói rằng [Teilhard] là một tác giả bất chính thống mà ta không nên nghiên cứu”.
Học trò lỗi lạc nhất của Teilhard, hiện còn sống tại Ý, là nhà thần học giáo dân Vito Mancuso, nói với các phóng viên rằng ông “ngạc nhiên một cách thích thú” vì lời phát biểu của Đức Bênêđíctô XVI vì chúng có một “tầm quan trọng lớn lao”.
Cha Teilhard, người qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một tu sĩ Dòng Tên người Pháp. Cha nghiên cứu cổ sinh vật học và trong thập niên 1920, từng tham gia vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” tại Trung Hoa, một khám phá xem ra đã xác nhận diễn trình phát triển tiệm tiến của giống người. Dựa trên các công trình khoa học của mình, Teilhard khai triển ra nền thần học biến hóa cho rằng toàn bộ sáng thế đều phát triển hướng về “Điểm Omega” mà ngài cho là chính Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa. Trong chiều hướng ấy, Teilhard mở rộng quan niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các cá thể nhân bản và nền văn hóa của con người, mà cả toàn bộ vũ trụ. Nhìn khái quát, tư tưởng của Teilhard trở thành điểm khởi hành cho bất cứ tác phong Công Giáo nào về môi sinh.
Tuy nhiên, ngay từ đầu, nền thần học của ngài đã bị nhiều chức sắc cả trong Dòng Tên lẫn Vatican hoài nghi. Bên cạnh nhiều điều khác, các vị này lo ngại rằng lối đọc thiên nhiên đầy lạc quan của ngài có thể đi ngược lại giáo huấn cổ truyền của Giáo Hội về tội tổ tông. Chính vì thế, 7 năm sau khi ngài qua đờ, tức năm 1962 mới có lời cảnh cáo của Văn Phòng Thánh như trên đã nói. Năm 1981, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Teilhard, bỗng có lời đồn đại là ngài được phục hồi. Lời đồn đại này thực ra có cơ sở nhờ lá thư đăng trên tờ L'Osservatore Romano, của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, Agostino Casaroli. Lá thư này ca ngợi “tính vang dội đầy ngạc nhiên trong tìm tòi nghiên cứu, cũng như tính sáng chói trong nhân cách và tính phong phú trong tư duy của ngài”. Đức Hồng Y Casaroli quả quyết rằng Teilhard đã tiên phong cho lời kêu gọi “đừng sợ” của Đức Gioan Phaolô II trong việc tiếp nhận “văn hóa, văn minh và tiến bộ”.
Tuy nhiên, để cân bằng phần nào tác dụng của lá thư trên, Tòa Thánh cũng tuyên bố rằng phán quyết năm 1962 về Teilhard vẫn còn giá trị. Về phần bản thân Đức Bênêđíctô XVI, năm 1968, lúc còn là thần học gia Ratzinger, ngài từng viết trong Nhập Môn Kitô Giáo (Introduction to Christianity) rằng chiều kích “vũ trụ và siêu hình” của Kitô Giáo được Phương Đông lượng giá sâu sắc hơn là Phương Tây, nhưng Phương Tây xem ra cũng đang phục hồi được chiều kích ấy “đặc biệt nhờ sự kích thích trong công trình của Teilhard”. Ngài cho rằng Teilhard đã nói lên cách chính xác nền Kitô học của Thánh Phaolô. Khi lên ngôi giáo hoàng, thỉnh thoảng ngài có dùng một ngôn ngữ rõ ràng phản ảnh tư tưởng của Teilhard. Trong bài giảng Lễ Phục Sinh năm 2006, ngài có nhắc tới lý thuyết biến hóa, mô tả việc Phục Sinh như “biến dịch vĩ đại nhất, tuyệt đối là bước nhẩy vọt chủ yếu nhất vào một chiều kích hoàn toàn mới mẻ chưa từng có trong lịch sử lâu dài của sự sống và việc phát triển của nó”.
Ấy thế nhưng đôi khi thần học gia Ratzinger cũng khá mơ hồ về Teilhard. Trong một bình luận về khóa họp sau cùng của Công Đồng Vatican II (1962-1965), nhà thần học trẻ tuổi này từng than phiền rằng hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng đã coi nhẹ thực tại của tội lỗi vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Pháp, nhất là tư tưởng Teilhard. Xem ra, Đức Bênêđíctô XVI rất thích cái nhìn vũ trụ của Teilhard, nhưng cũng lo ngại trước những giải thích không phù hợp với niềm tin chính thống.
Theo Allen, dù gì, lời nhận định ngày 24 tháng Bẩy tại Aosta của ngài về Teilhard cũng phản ảnh thành tích của ngài về môi sinh, được nhiều người coi là nét độc đáo nhất trong giáo huấn xã hội của ngài. Gần đây nhất, Đức Bênêđíctô XVI đã dành cả một phần trong thông điệp Đức Ái trong Chân Lý để mời gọi ta hãy thâm hậu hóa điều được ngài gọi là “giao ước giữa con người nhân bản và môi sinh, một giao ước phải phản ảnh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa”.
Trong cuốn sách tựa là “Mười Điều Răn về Môi Sinh: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI Lên Tiếng Bênh Vực Sáng Thế và Công Lý” (Ten Commandments for the Environment: Pope Benedict XVI Speaks Out for Creation and Justice), nhà nữ văn sĩ Công Giáo Woodeene Koenig-Bricker mô tả ngài là “vị giáo hoàng xanh bậc nhất trong lịch sử” vì cho rằng không những đề cập tới các vấn đề môi sinh, ngài còn mang chúng vào áp dụng nữa.
Xem ra Giáo Hội vẫn luôn ôm hôn những người từng bị Giáo Hội nghi ngại. Galileo Galilei, nhà thiên văn học người Ý, là người nổi tiếng nhất trong số này. Nhưng còn nhiều người khác như Thomas Aquinas, Joan thành Arc và Ignatius thành Loyola. Ứng viên được phục hồi gần đây nhất phải kể là nhà cổ sinh vật học, nhà triết học biến hóa và văn sĩ linh đạo Dòng Tên, Pierre Teilhard de Chardin. Quả vậy, các nhà quan sát Vatican từng chú ý tới lời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhắc đến Teilhard lúc đọc Kinh Chiều vào ngày 24 tháng Bẩy vừa qua tại Aosta, Ý Đại Lợi, coi nó như một tái đánh giá đối với vị linh mục này và tư tưởng của ngài. Trích dẫn “tầm nhìn vĩ đại” của Teilhard, Đức Giáo Hoàng thúc giục ta “truyền phép thế giới để nó hóa thành bánh thánh sống động”, một kiểu nói khiến ta nhớ đến nền thần học thánh thể của vị tu sĩ Dòng Tên người Pháp này, trong đó, toàn bộ sáng thế trở thành hiến lễ dâng lên Thiên Chúa.
Teilhard de Chardin S.J. |
Quả thực, lời cầu xin của Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tới bổn phận của chúng ta phải “biến đổi thế giới”. Khi đưa ra chủ đề này, tư tưởng của ngài xem ra đã được khai triển dọc theo một đường phóng như đường phóng của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Sau Công Đồng Vatican II, cả hai vị đều tỏ ra không mấy hài lòng đối với âm sắc lạc quan theo kiểu Teilhard của “Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay” vì nó quá chú trọng tới Chúa Kitô vũ trụ và việc nó khẳng định sức mạnh biến đổi của phục sinh trong lịch sử. Đức cha Karol Wojtyla lúc ấy than phiền rằng Chúa Kitô Cứu Chuộc đã bị lu mờ bởi Chúa Kitô vinh quang. Trong tư cách Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngài đã duyệt lại quan điểm của ngài trong thông điệp Về Quan Tâm Xã Hội (1987). Cũng thế, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI mỗi ngày mỗi viết nhiều hơn về sự biến đổi của trái đất, coi nó như ơn gọi của Kitô giáo. Trong Bác Ái trong Chân Lý, chẳng hạn, “hoạt động trần thế của con người, khi được đức ái gợi hứng và nâng đỡ, sẽ góp phần vào việc xây dựng kinh thành phổ quát của Thiên Chúa, vốn là mục tiêu của lịch sử gia đình nhân loại” (Số 7). Rõ ràng, Đức Giáo Hoàng nhìn nhận rằng kiểu nhậy cảm Teilhard có được là thuộc sự triển nở toàn bộ của bản nhiên con người. Với một trình độ thật bất ngờ, ngài tỏ lòng tin tưởng đối với khả năng đầy ơn phúc của con người trong việc biến đổi thế giới và khi làm như thế, họ đã biến thế giới ấy thành của lễ xứng đáng hơn dâng lên Thiên Chúa.
Giống Teilhard, Đức Bênêđíctô XVI muốn nhắc chúng ta nhớ rằng thế giới mà chúng ta biến đổi bằng lao công, bằng sở học và bằng óc sáng tạo của mình đang góp phần vào của lễ vĩ đại Chúa Kitô dâng lên cho Chúa Cha. Đức Giáo Hoàng chỉ ra một loạt các vấn đề đang chờ được giải quyết và biến đổi: việc bảo vệ sự sống con người và môi sinh, việc mở rộng “trách nhiệm bảo vệ” để bao gồm việc cung cấp lương thực và nước uống cho người dân nghèo, và việc tạo ra các cấu trúc quốc tế để giải quyết nạn đầu cơ trên thị trường tài chánh cũng như quản trị nền kinh tế hoàn cầu. Liệu người Công Giáo có thừa cơ hội này, đứng lên để lãnh đạo người công dân đồng đạo của mình giáp mặt với các thách đố trên bằng nhiều sáng kiến mới nhân danh gia đình nhân loại? Hay vẫn tiếp tục thu mình dưới bóng các ngẫu thần tự cao tự đại, tự tiêu khiển vui chơi của nền văn hóa ngày nay?
Thoái hóa sẽ là tương lai nền văn minh của chúng ta nếu việc phục hồi khỏi cơn khủng hoảng tài chánh hoàn cầu lại trở về với phong thói tiêu thụ của hậu bán thế kỷ 20. Tiêu thụ có chỗ đứng của nó trong việc tạo ra phúc lợi vật chất. Nhưng sau một giới hạn nào đó, nó trở thành phá phách đối với linh hồn và xã hội. Biến đổi thế giới chắc chắn bao hàm việc mở rộng thị trường; tuy nhiên, không chủ yếu dành cho người giầu mà là dành cho người nghèo. Đàng khác, óc sáng tạo nhân bản cần được điều hướng bởi các khát vọng trọn vẹn hơn chứ không hẳn chỉ là việc cải thiện phúc lợi vật chất mà thôi, vì con người nhân bản mỗi ngày một nhiều và thèm khát nhiều hơn: cả về thẩm mỹ, tri thức, thể thao, môi sinh, và tôn giáo. Bất cứ trong lãnh vực cố gắng biến đổi thế giới nào, khoa học, kỹ thuật, truyền thông, kinh doanh hay nghệ thuật, ta đều phải nhắm mục tiêu cổ vũ cho bằng được một loại phát triển có thể duy trì được, có tính nhân bản trọn vẹn để nâng mức phúc lợi lên cho từng người và mọi người. Cuối cùng, khi việc biến đổi trên đạt tới sự viên mãn của nó, như Teilhard từng viết, thì “sự hiện diện của Chúa Kitô, một hiện diện vốn âm thầm tích lũy nơi sự vật, sẽ đột nhiên được mạc khải, giống làn chớp sáng từ cực này tới cực kia”.
Hoài nghi
Có độc giả không tin độ chính xác trong lời trích được gán cho Đức Bênêđíctô XVI trên đây. Vì theo ông, ý niệm của Teilhard cho rằng thế giới luôn luôn tự cải thiện chính mình hướng tới “điểm Omega”, lúc việc biến đổi nó đạt tới viên mãn và lúc đó Chúa Kitô sẽ thình lình xuất hiện, là một ý niệm không hề có căn bản trong Thánh Kinh và thần học.
Ngoại trừ có ai đó dám cho rằng Teilhard từng nhận được mạc khải tư, điều mà độc giả này cho là chưa hề nghe thấy, thì việc vị linh mục này tiên đoán về ngày tận cùng của thế giới, tuy rất vui tai, nhưng quả trái với chính các lời của Chúa Kitô, như lời này chẳng hạn: “khi Con Người xuất hiện, liêu Người còn thấy được dù chỉ là 10 người có đức tin hay không?”. Người đâu có nói Người sẽ trở lại khi thế giới đã trở nên hoàn hảo? Ý niệm cho rằng nhân loại sa ngã đến lúc nào đó sẽ trở nên hoàn thiện ở bên này nấm mồ chỉ là một ý niệm ngây ngô.
Thật ra, năm 1981, Bộ Giáo Lý Đức Tin, Bộ mà sau đó mấy tháng, Đức HỒng Y Ratzinger sẽ đứng đầu, từng nhắc lại lời cảnh cáo (monitum) mà Bộ Văn Phòng Thánh (Holy Office), tiền thân của Bộ Giáo Lý Đức Tin, từng ban hành năm 1962, liên quan đến các trước tác của linh mục Teilhard de Chardin. Lời cảnh cáo đó như sau: “Một số công trình của Cha Pierre Teilhard de Chardin, trong đó có những công trình được xuất bản sau khi ngài qua đời, đang được biên tập và đang gặt hái được nhiều thành công. Không phê phán về những điểm liên quan tới các khoa học thực chứng, nhưng rõ ràng các công trình trên có khá nhiều mơ hồ và còn lầm lẫn nghiêm trọng nữa đến có thể xúc phạm tới học thuyết Công Giáo. Chính vì lý do này, các Đấng Bậc lỗi lạc nhất và đáng kính nhất thuộc Văn Phòng Thánh khuyên các Đấng Bản Quyền cũng như các vị bề trên các dòng tu, các vị giám đốc các chủng viện và các vị chủ tịch các đại học, hãy hữu hiệu che chở các tâm trí, nhất là tâm trí giới trẻ, tránh xa các nguy hiểm do các công trình của Cha Teilhard de Chardin và các môn đệ của ngài trình bày. Làm tại Rôma, từ điện Văn Phòng Thánh, ngày 30 tháng Sáu năm 1962”.
Ấy thế, nhưng trong buổi kinh chiều tại Aosta, Đức Bênêđíctô XVI đã nói nguyên văn như sau: “Với trọn vẹn con người, chúng ta phải là sự thờ lạy và lễ hy
Thánh lễ Vũ Trụ |
Biến đổi thế giới
Thành ra phải hiểu lời của Đức Bênêđícgtô XVI trong ngữ cảnh biến đổi thế giới, trong đó có cả chúng ta, thành bánh thánh trong một phụng vụ vũ trụ. Và biến đổi nó về đủ mọi phương diện như nhận định trên đây của tập san America. Tư tưởng của Teilhard còn có thể bị tranh cãi, nhưng theo quan điểm cánh chung Kitô giáo, cuối cùng mọi sự đều được đặt dưới chân Chúa Kitô, Vua vũ trụ.
Có người như John Allen Jr, một bỉnh bút của tờ National Catholic Register, đi hơi quá xa bằng cách gọi Đức Bênêđíctô XVI là “giáo hoàng xanh”: vị đầu tiên cho ráp hệ thống năng lượng mặt trời tại Vatican, vị đầu tiên kêu gọi một cuộc hồi tâm sinh thái. Do đó, ông ta bảo hình như vị giáo hoàng này đang có một cái nhìn mới “về vị thánh bổn mạng chưa công bố của sinh thái học Công Giáo, cố khoa học gia và triết gia Dòng Tên người Pháp, Pierre Teilhard de Chardin”.
Theo Allen, người ta có thể đọc đoạn văn của Đức Bênêđíctô XVI trên đây theo nhiều bình diện khác nhau: hoặc như một bước xích lại gần các tu sĩ Dòng Tên hay như một cố gắng tìm ra điều gì tích cực để nói về các nhà tư tưởng vốn làm người ta e ngại, như ngài từng làm đối với nhà thần học nổi loạn và đồng nghiệp cũ là Hans Küng.
Dù gì, Allen cũng nhắc người ta nhớ ngữ cảnh lời ca ngợi Teilhard của Đức Bênêđíctô XVI: ngữ cảnh ấy chính là các suy niệm về Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, trong đó, Thánh Phaolô viết rằng một ngày kia, chính thế giới cũng sẽ trở nên một hình thức thờ phượng sống động. Điều ấy khiến Đức Giáo Hoàng nhớ tới Teilhard và ngài lên tiếng: “Đó là cái nhìn vĩ đại mà sau này Teilhard de Chardin cũng đã có: cuối cùng, chúng ta sẽ có một nền phụng vụ có tính vũ trụ chân thực, trong đó, vũ trụ trở nên bánh thánh sống động. Ta hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta trở nên các linh mục theo nghĩa này, biết góp phần vào việc biến đổi thế giới thành người thờ phượng Thiên Chúa, khởi sự từ chính chúng ta”.
Allen cho rằng nói tới việc phục hồi đối với Teilhard chỉ là một lối giải thích quá đáng (overinterpretation). Tuy nhiên, ít nhất nó cũng cho người ta cảm tưởng rằng việc thăm dò các ý tưởng của vị tu sĩ Dòng Tên quá cố, mà có người gọi là “Darwin Công Giáo” này, là việc nên làm. Dường như phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, đã củng cố cảm tưởng này, khi ngài phát biểu: “Từ nay, không ai còn dám nói rằng [Teilhard] là một tác giả bất chính thống mà ta không nên nghiên cứu”.
Người Bắc Kinh |
Cha Teilhard, người qua đời năm 1955 lúc 73 tuổi, là một tu sĩ Dòng Tên người Pháp. Cha nghiên cứu cổ sinh vật học và trong thập niên 1920, từng tham gia vào việc khám phá ra “Người Bắc Kinh” tại Trung Hoa, một khám phá xem ra đã xác nhận diễn trình phát triển tiệm tiến của giống người. Dựa trên các công trình khoa học của mình, Teilhard khai triển ra nền thần học biến hóa cho rằng toàn bộ sáng thế đều phát triển hướng về “Điểm Omega” mà ngài cho là chính Chúa Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa. Trong chiều hướng ấy, Teilhard mở rộng quan niệm lịch sử cứu rỗi để bao gồm không những các cá thể nhân bản và nền văn hóa của con người, mà cả toàn bộ vũ trụ. Nhìn khái quát, tư tưởng của Teilhard trở thành điểm khởi hành cho bất cứ tác phong Công Giáo nào về môi sinh.
Tuy nhiên, ngay từ đầu, nền thần học của ngài đã bị nhiều chức sắc cả trong Dòng Tên lẫn Vatican hoài nghi. Bên cạnh nhiều điều khác, các vị này lo ngại rằng lối đọc thiên nhiên đầy lạc quan của ngài có thể đi ngược lại giáo huấn cổ truyền của Giáo Hội về tội tổ tông. Chính vì thế, 7 năm sau khi ngài qua đờ, tức năm 1962 mới có lời cảnh cáo của Văn Phòng Thánh như trên đã nói. Năm 1981, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Teilhard, bỗng có lời đồn đại là ngài được phục hồi. Lời đồn đại này thực ra có cơ sở nhờ lá thư đăng trên tờ L'Osservatore Romano, của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, Agostino Casaroli. Lá thư này ca ngợi “tính vang dội đầy ngạc nhiên trong tìm tòi nghiên cứu, cũng như tính sáng chói trong nhân cách và tính phong phú trong tư duy của ngài”. Đức Hồng Y Casaroli quả quyết rằng Teilhard đã tiên phong cho lời kêu gọi “đừng sợ” của Đức Gioan Phaolô II trong việc tiếp nhận “văn hóa, văn minh và tiến bộ”.
Tuy nhiên, để cân bằng phần nào tác dụng của lá thư trên, Tòa Thánh cũng tuyên bố rằng phán quyết năm 1962 về Teilhard vẫn còn giá trị. Về phần bản thân Đức Bênêđíctô XVI, năm 1968, lúc còn là thần học gia Ratzinger, ngài từng viết trong Nhập Môn Kitô Giáo (Introduction to Christianity) rằng chiều kích “vũ trụ và siêu hình” của Kitô Giáo được Phương Đông lượng giá sâu sắc hơn là Phương Tây, nhưng Phương Tây xem ra cũng đang phục hồi được chiều kích ấy “đặc biệt nhờ sự kích thích trong công trình của Teilhard”. Ngài cho rằng Teilhard đã nói lên cách chính xác nền Kitô học của Thánh Phaolô. Khi lên ngôi giáo hoàng, thỉnh thoảng ngài có dùng một ngôn ngữ rõ ràng phản ảnh tư tưởng của Teilhard. Trong bài giảng Lễ Phục Sinh năm 2006, ngài có nhắc tới lý thuyết biến hóa, mô tả việc Phục Sinh như “biến dịch vĩ đại nhất, tuyệt đối là bước nhẩy vọt chủ yếu nhất vào một chiều kích hoàn toàn mới mẻ chưa từng có trong lịch sử lâu dài của sự sống và việc phát triển của nó”.
Ấy thế nhưng đôi khi thần học gia Ratzinger cũng khá mơ hồ về Teilhard. Trong một bình luận về khóa họp sau cùng của Công Đồng Vatican II (1962-1965), nhà thần học trẻ tuổi này từng than phiền rằng hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng đã coi nhẹ thực tại của tội lỗi vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Pháp, nhất là tư tưởng Teilhard. Xem ra, Đức Bênêđíctô XVI rất thích cái nhìn vũ trụ của Teilhard, nhưng cũng lo ngại trước những giải thích không phù hợp với niềm tin chính thống.
Theo Allen, dù gì, lời nhận định ngày 24 tháng Bẩy tại Aosta của ngài về Teilhard cũng phản ảnh thành tích của ngài về môi sinh, được nhiều người coi là nét độc đáo nhất trong giáo huấn xã hội của ngài. Gần đây nhất, Đức Bênêđíctô XVI đã dành cả một phần trong thông điệp Đức Ái trong Chân Lý để mời gọi ta hãy thâm hậu hóa điều được ngài gọi là “giao ước giữa con người nhân bản và môi sinh, một giao ước phải phản ảnh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa”.
Trong cuốn sách tựa là “Mười Điều Răn về Môi Sinh: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI Lên Tiếng Bênh Vực Sáng Thế và Công Lý” (Ten Commandments for the Environment: Pope Benedict XVI Speaks Out for Creation and Justice), nhà nữ văn sĩ Công Giáo Woodeene Koenig-Bricker mô tả ngài là “vị giáo hoàng xanh bậc nhất trong lịch sử” vì cho rằng không những đề cập tới các vấn đề môi sinh, ngài còn mang chúng vào áp dụng nữa.