Michael Pakaluk, trên Catholic Thing, Thứ sáu, ngày 6 tháng 12 năm 2024, nhận định rằng: Những người đọc Ý tưởng về một Trường Đại học của Newman có lẽ đã bị phân tâm bởi hai lập luận mở đầu tuyệt vời của ngài đến nỗi họ không nhận ra những lập luận khác cũng quan trọng như vậy, chẳng hạn như tuyên bố của ngài rằng một trường đại học phải có các trường cao đẳng hoặc nền giáo dục đại học phải mang tính cổ điển.
Lập luận tuyệt vời đầu tiên của ngài là vì trường đại học là nơi học tập phổ quát, nên một trường đại học "thế tục", loại trừ ngành thần học, sẽ không phải là một trường đại học thực sự và sẽ phải chịu nhiều tác động xấu. Lập luận thứ hai của ngài là, vì trường đại học khác với viện nghiên cứu, mục đích chính của trường không phải là "sản xuất kiến thức" mà là hình thành các đức tính trí tuệ ở sinh viên - điều mà ngài mô tả là vẻ đẹp đặc biệt của tâm trí.
Newman có thể thấy rằng một quan niệm mới về trường đại học đang hình thành, như một nhà máy kiến thức do các môn học STEM (Science, technology, engineering, and mathematics như chúng ta gọi), phục vụ cho ngành công nghiệp và quân đội, bỏ qua lợi ích trí thức thực sự của sinh viên và không hướng đến bất cứ loại "khôn ngoan" nào. Bất cứ ai chấp nhận hai lập luận sáng suốt chính của ngài, sẽ bác bỏ quan niệm mới lạ này.
Tuy nhiên, lập luận của ngài rằng nền giáo dục đại học phải mang tính cổ điển rõ ràng cũng đi ngược lại quan niệm này. (Xem chương trong Ý tưởng, “Kitô giáo và Văn học”.
Lập luận này có điểm tương đồng với bài diễn văn nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Benedict tại Regensburg, nơi Đức Thánh Cha dạy rằng việc Kitô giáo tiếp thu tư tưởng Hy Lạp là do sự quan phòng, không phải ngẫu nhiên. Và do đó, thần học tất lạc đường nếu nó trở nên “phi Hy Lạp hóa”. Tương tự như vậy, Newman dạy rằng giáo dục đại học tất lạc đường nếu nó quay lưng lại với các tác phẩm Cổ điển.
Ngài cho bắt đầu bằng lập luận cho rằng có một điều gọi là “Nền văn minh”. Quan điểm của ngài rất tinh tế. Ngài thừa nhận các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ giáo, Aztec và Saracen, nhưng ngài nói rằng mỗi nền văn minh đều tách biệt với các nền văn minh khác và đứng ngoài một tổng thể riêng biệt khác, điều mà ngài suy ngẫm:
Vì vậy, tôi gọi cộng đồng này là Xã hội loài người, và trí tuệ của nó là Tâm trí con người, và các quyết định của nó là cảm thức của nhân loại, và tư thế có kỷ luật và được bồi dưỡng của nó là Nền văn minh trừu tượng, và lãnh thổ trên đó nó cư ngụ là orbis terrarum(vòm trái đất), hay Thế giới.
Người đọc sẽ thấy ngay rằng tất cả các cuộc tranh cãi “thức tỉnh” đều xoay quanh về câu hỏi này liệu đã có và hiện có Nền văn minh này hay không, như Newman khẳng định.
Bước tiếp theo của ngài là nói rằng Kitô giáo một khi xuất hiện thường trùng khớp với Nền văn minh này: "nhìn chung, cả hai đều chiếm cùng một orbis terrarum. Thực ra, chúng thường di chuyển pari passu [xét như nhau, không thiên vị], và mọi lúc đều tìm thấy mối liên hệ mật thiết nhất giữa chúng".
Những độc giả quen thuộc với Apologia pro Vita Sua [biện hộ đời mình] của Newman đều biết rằng quan niệm "thế giới nói chung phán xét như thế nào" cũng là trọng tâm trong việc ngài chấp nhận Đạo Công Giáo.
Từ mối liên hệ mật thiết này, Newman lập luận về sự tương đồng về cấu trúc và linh hứng: "Các tác phẩm cổ điển, các chủ đề tư tưởng và các nghiên cứu mà chúng tạo ra... nhìn chung, luôn là công cụ giáo dục mà orbis terrarum văn minh đã áp dụng; cũng như các tác phẩm được linh hứng, và cuộc đời của các vị thánh, và các điều khoản của đức tin, và giáo lý, luôn là công cụ giáo dục trong trường hợp của Ki-tô giáo.”
Ngài diễn giải bản năng của Đế quốc La Mã trong việc sao chép người Hy Lạp, như một khuôn mẫu được đặt ra để mọi người sau này noi theo. Alfred North Whitehead đã từng nói đùa rằng khi mọi người nói chúng ta nên bắt chước người Hy Lạp, họ muốn nói chúng ta không nên bắt chước người Hy Lạp, vì người Hy Lạp không bắt chước bất cứ ai khác. Nhưng quan điểm của Newman là vượt trội hơn: chúng ta nên bắt chước người La Mã, những người đã bắt chước người Hy Lạp:
Thế giới sẽ có một số giáo viên trí thức nào đó, và không có những người khác; Homer và Aristotle, cùng với các nhà thơ và triết gia vây quanh họ, sẽ là những người thầy của mọi thế hệ, và do đó, người La tinh, rơi vào lề luật trên đó nền giáo dục của thế giới sẽ được thực thi, được thêm vào thư viện cổ điển để không đảo ngược hoặc can thiệp vào những gì đã được ấn định.
Lịch sử của nền Văn minh chỉ xác nhận quy luật này, Newman nhận xét, vì nền Văn minh đã được hồi sinh hết lần này đến lần khác chính là thông qua sự tận tụy với các tác phẩm cổ điển.
Và sau đó, ngài đưa tất cả những điều này ra để chống lại hình thức đang xuất hiện của các trường đại học STEM hoặc theo "Bacon":
Và chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm này trong quá khứ vào hoàn cảnh trong đó chúng ta đang ở hiện tại; vì, giống như đã có một phong trào chống lại các tác phẩm cổ điển vào thời trung cổ, thì hiện tại cũng vậy. Sự thật của phương pháp Bacon cho các mục đích mà vì đó nó được tạo ra, cùng với các dịch vụ vô giá và ứng dụng vô tận của nó vì lợi ích của phúc lợi vật chất của chúng ta, đã làm lóa mắt trí tưởng tượng của con người.
Cho đến nay mọi sự đều ổn cả. Nhưng có một giới hạn: vì phương pháp đó tạo nên những điều kỳ diệu như vậy trong phạm vi của nó, nên không hiếm khi người ta cho rằng nó cũng có thể làm được như vậy ở bất cứ phạm vi nào khác. Bây giờ, bản thân Bacon không bao giờ lập luận như vậy; ông không cần phải được nhắc nhở rằng thúc đẩy các nghệ thuật hữu ích là một chuyện, và bồi dưỡng trí tuệ là một chuyện khác. Câu hỏi đơn giản cần xem xét là, làm thế nào để củng cố, tinh chỉnh và làm giàu sức mạnh trí tuệ tốt nhất; việc đọc các nhà thơ, nhà sử học và triết gia Hy Lạp và La Mã sẽ hoàn thành mục đích này, như kinh nghiệm lâu đời đã chỉ ra; nhưng việc nghiên cứu các khoa học thực nghiệm sẽ làm được điều tương tự, vẫn chưa có kinh nghiệm nào chứng minh với chúng ta.
Chúng ta thậm chí có thể thúc giục mạnh mẽ rằng kinh nghiệm kể từ thời của Newman đã chứng minh điều ngược lại. Bây giờ, gần một thế kỷ kể từ khi trường đại học STEM hiện đại ra đời, chúng ta thấy gì xung quanh mình? Dòng truyền thống trong nghệ thuật thị giác và âm nhạc đã bị mất. "Khoa học nhân văn" của chúng ta đã suy thoái đến mức ngu ngốc. "Các chuyên gia" được đào tạo hạn hẹp trong một số khoa học cụ thể thì thiếu sự khôn ngoan. Các chính trị gia của chúng ta, không hiểu lịch sử, thiếu khôn ngoan. Trong khi diễn ngôn công khai thiếu thông tin, thiếu văn minh và hạ thấp phẩm giá.
Tóm lại, chúng ta đã mất đi Nền văn minh.