SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG - C
(Lc 1, 39-45)
Vui mừng và hy vọng bước vào Năm Thánh
Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, đặc biệt cửa Năm Thánh 2025 sắp mở ra làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời, và nhất là “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại : “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1).
Niềm vui ló rạng
Cách trích dẫn có tính lịch sử của Malaki giúp ta hình dung ra ra ngày Chúa đến gặp dân Ngài. Khi phải sống lưu đày xa Thiên Chúa, con người cảm thấy đau khổ. Nay “tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt” (Dc 2,11). Thiên Chúa chuẩn bị viếng thăm và ra tay cứu thoát.
Không mừng vui sao được, vì nói đến Belem, là người ta nghĩ ngay đến Ðavít đại vương, tổ tiên của Đấng Mêsia đã sinh ra tại đây từ ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và đem niềm vui cho Israel.
Mẹ mừng vui, bà Êlisabeth vui mừng
Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ nơi gia đình Dacaria cho thấy, Thiên Chúa đã đến gần. Tin Mừng ghi lại : “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabeth” (Lc 1,39-40). Cuộc viếng thăm tưởng như là cuộc thăm viếng giữa người với người; nhưng thực tế, đây là cuộc thăm viếng lịch sử, Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Thiên Chúa đã chuẩn bị biến cố này từ lúc con người sa ngã trong vườn Địa Đàng. Từ đó, con người khao khát Thiên Chúa viếng thăm; vì nhờ Chúa viếng thăm, con người được Thiên Chúa đổi vận mạng: từ chỗ bị lưu đày đến chỗ được vào Đất Hứa, từ chỗ phải xa cách Thiên Chúa đến chỗ được đoàn tụ với Ngài muôn đời, từ chỗ phải chết đến chỗ sống muôn đời,.
Bà Elisabeth đại diện cho dân Chúa đón nhận niềm vui Chúa ban. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, bà nhận ra Người Con Đức Maria đang cưu mang là Đấng Cứu Thế, là Nguồn Vui, gặp Mẹ Maria tràn gập niềm vui, bà Êlisabeth kêu lên : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực” (Lc 1, 42-45). Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả vui mừng khi được Đấng Thiên Sai đến viếng thăm. Bà biết rõ lý do tại sao Mẹ Maria thật có phúc: “vì đã tin rằng Chúa phán cũng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45).
Mẹ Maria có phúc vì đã tin. Ðức tin được nuôi dưỡng trong đức ái. Mẹ chỗi dậy và vội vã lên đường đến gặp bà Elisabeth. "Chỗi dậy" là một cử chỉ đầy ân cần. Qua những cử chỉ đó Đức Maria chứng tỏ mình đã là môn đệ của Đấng mà Mẹ mang trong lòng. Biến cố Chúa Giêsu sinh ra bắt đầu như thế, với một cử chỉ bác ái đơn sơ là viếng thăm, chia sẻ niềm vui, mang lại hy vọng cho gia đình Dacaria và Elisabeth. Niềm vui, tình yêu và sự sẻ chia ấy được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người tại Belem.
Chúng ta mừng vui
Cánh cửa Năm Thánh sắp mở ra làm cho con cái Chúa hết sức vui mừng và phấn khởi. Với chủ đề “Người Hành Hương Hy Vọng”. Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống niềm vui và hy vọng giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. “Ân Xá Năm Thánh” là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương” của niềm hy vọng, để đón nhận “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Noi gương Mẹ Maria là người hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Mẹ không ngừng trông cậy và hy vọng nơi Chúa. Dù ý thức mọi khó khăn sẽ xảy đến, Mẹ vẫn tin tưởng chấp nhận thưa tiếng để đón Chúa Giêsu, Đấng là Hy Vọng của Israel và của muôn dân tộc vào lòng dạ mình.
Mẹ không thất vọng, không ngã quỵ mà kiên trì đứng vững trong hy vọng, vì tâm hồn Mẹ luôn âm vang lời thần sứ đã nói với Mẹ trong ngày Truyền Tin: “Maria, xin đừng sợ!” (Lc 1,30). Lòng Mẹ luôn sáng lên niềm tín thác và hy vọng nơi Lời của Con Mẹ. Mẹ là mẫu gương hy vọng cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc lữ hành trần gian này.
Mẹ là ngôi sao sáng. Khi Mẹ vội vã, với niềm vui thánh thiện, băng qua núi đồi của miền Giuđa để đến gặp người chị họ Elizabeth, Mẹ đã trở thành hình ảnh của Giáo hội sẽ xuất hiện, mang trong lòng niềm hy vọng của thế giới băng qua các núi đồi lịch sử. Vì vậy, Mẹ ở giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ của niềm hy vọng.
Mẹ là niềm hy vọng để Giáo hội cậy nhờ mỗi con thuyền Giáo hội gặp phong ba bão táp, ngay cả lúc thuận buồm xuôi gió. Mẹ là bảo chứng cho niềm hy vọng, là dấu chỉ chắc chắn về ơn cứu độ Thiên Chúa ban xuống cho con người.
Để sống Năm Thánh này, chúng ta hãy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ cho tất cả chúng ta khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của Chúa Giêsu đã hóa thành nhục thể.
Lạy Mẹ Maria, xin chỉ cho chúng con đường đến Vương quốc của Con Mẹ! Ôi Người Nữ Hy Vọng, Ngôi Sao sáng, xin hãy chiếu sáng và hướng dẫn chúng con không thất vọng trên hành trình dương thế.
(Lc 1, 39-45)
Vui mừng và hy vọng bước vào Năm Thánh
Sau khi đã ngưng nghỉ nhìn lại chặng đường đã qua với niềm vui vì những gì đã đạt được, nay lễ Giáng sinh đã gần kề, đặc biệt cửa Năm Thánh 2025 sắp mở ra làm cho tâm hồn chúng ta rạo rực hẳn lên, thôi thúc chúng ta phải làm hết sức những gì có thể để hưởng trọn vẹn niềm vui ngày Con Chúa ra đời, và nhất là “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Lời của ngôn sứ Mikha lôi kéo chúng ta hướng nhìn về Belem, châu thành bé nhỏ của nước Giuđê, chứng tá của một biến cố vĩ đại : “Hỡi Bêlem Ephrata, ngươi nhỏ nhất trong trăm ngàn phần đất Giuđa, nhưng nơi ngươi sẽ xuất hiện một Đấng thống trị Israel, và nguồn gốc Người có từ nguyên thuỷ, từ muôn đời” (Mk 5,1).
Niềm vui ló rạng
Cách trích dẫn có tính lịch sử của Malaki giúp ta hình dung ra ra ngày Chúa đến gặp dân Ngài. Khi phải sống lưu đày xa Thiên Chúa, con người cảm thấy đau khổ. Nay “tiết đông giá lạnh đã qua, mùa mưa đã dứt” (Dc 2,11). Thiên Chúa chuẩn bị viếng thăm và ra tay cứu thoát.
Không mừng vui sao được, vì nói đến Belem, là người ta nghĩ ngay đến Ðavít đại vương, tổ tiên của Đấng Mêsia đã sinh ra tại đây từ ngàn năm trước Chúa Kitô giáng sinh, chứng tỏ Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và đem niềm vui cho Israel.
Mẹ mừng vui, bà Êlisabeth vui mừng
Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ nơi gia đình Dacaria cho thấy, Thiên Chúa đã đến gần. Tin Mừng ghi lại : “Maria chỗi dậy, vội vã ra đi tiến lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Dacaria và chào bà Êlisabeth” (Lc 1,39-40). Cuộc viếng thăm tưởng như là cuộc thăm viếng giữa người với người; nhưng thực tế, đây là cuộc thăm viếng lịch sử, Thiên Chúa viếng thăm dân Ngài. Thiên Chúa đã chuẩn bị biến cố này từ lúc con người sa ngã trong vườn Địa Đàng. Từ đó, con người khao khát Thiên Chúa viếng thăm; vì nhờ Chúa viếng thăm, con người được Thiên Chúa đổi vận mạng: từ chỗ bị lưu đày đến chỗ được vào Đất Hứa, từ chỗ phải xa cách Thiên Chúa đến chỗ được đoàn tụ với Ngài muôn đời, từ chỗ phải chết đến chỗ sống muôn đời,.
Bà Elisabeth đại diện cho dân Chúa đón nhận niềm vui Chúa ban. Nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, bà nhận ra Người Con Đức Maria đang cưu mang là Đấng Cứu Thế, là Nguồn Vui, gặp Mẹ Maria tràn gập niềm vui, bà Êlisabeth kêu lên : “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ, và Con lòng Bà được chúc phúc! Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa tôi đến viếng thăm tôi? Vì này, tai tôi vừa nghe lời Bà chào, hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực” (Lc 1, 42-45). Bà Elisabeth và Gioan Tẩy Giả vui mừng khi được Đấng Thiên Sai đến viếng thăm. Bà biết rõ lý do tại sao Mẹ Maria thật có phúc: “vì đã tin rằng Chúa phán cũng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45).
Mẹ Maria có phúc vì đã tin. Ðức tin được nuôi dưỡng trong đức ái. Mẹ chỗi dậy và vội vã lên đường đến gặp bà Elisabeth. "Chỗi dậy" là một cử chỉ đầy ân cần. Qua những cử chỉ đó Đức Maria chứng tỏ mình đã là môn đệ của Đấng mà Mẹ mang trong lòng. Biến cố Chúa Giêsu sinh ra bắt đầu như thế, với một cử chỉ bác ái đơn sơ là viếng thăm, chia sẻ niềm vui, mang lại hy vọng cho gia đình Dacaria và Elisabeth. Niềm vui, tình yêu và sự sẻ chia ấy được cụ thể hóa nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa giáng sinh làm người tại Belem.
Chúng ta mừng vui
Cánh cửa Năm Thánh sắp mở ra làm cho con cái Chúa hết sức vui mừng và phấn khởi. Với chủ đề “Người Hành Hương Hy Vọng”. Ðức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu sống niềm vui và hy vọng giữa bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống. “Ân Xá Năm Thánh” là một cách khám phá bản chất vô hạn của lòng thương xót của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng mời gọi tất cả các Kitô hữu hãy trở thành “những người hành hương” của niềm hy vọng, để đón nhận “Ơn Toàn Xá, một ân sủng đặc biệt của Năm Thánh”.
Noi gương Mẹ Maria là người hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa. Mẹ không ngừng trông cậy và hy vọng nơi Chúa. Dù ý thức mọi khó khăn sẽ xảy đến, Mẹ vẫn tin tưởng chấp nhận thưa tiếng để đón Chúa Giêsu, Đấng là Hy Vọng của Israel và của muôn dân tộc vào lòng dạ mình.
Mẹ không thất vọng, không ngã quỵ mà kiên trì đứng vững trong hy vọng, vì tâm hồn Mẹ luôn âm vang lời thần sứ đã nói với Mẹ trong ngày Truyền Tin: “Maria, xin đừng sợ!” (Lc 1,30). Lòng Mẹ luôn sáng lên niềm tín thác và hy vọng nơi Lời của Con Mẹ. Mẹ là mẫu gương hy vọng cho những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô trong cuộc lữ hành trần gian này.
Mẹ là ngôi sao sáng. Khi Mẹ vội vã, với niềm vui thánh thiện, băng qua núi đồi của miền Giuđa để đến gặp người chị họ Elizabeth, Mẹ đã trở thành hình ảnh của Giáo hội sẽ xuất hiện, mang trong lòng niềm hy vọng của thế giới băng qua các núi đồi lịch sử. Vì vậy, Mẹ ở giữa Giáo hội với tư cách là Mẹ của niềm hy vọng.
Mẹ là niềm hy vọng để Giáo hội cậy nhờ mỗi con thuyền Giáo hội gặp phong ba bão táp, ngay cả lúc thuận buồm xuôi gió. Mẹ là bảo chứng cho niềm hy vọng, là dấu chỉ chắc chắn về ơn cứu độ Thiên Chúa ban xuống cho con người.
Để sống Năm Thánh này, chúng ta hãy đến với Mẹ, cầu xin Mẹ cho tất cả chúng ta khám phá ra niềm vui về sự dịu dàng của Thiên Chúa. Không ai đã bước vào mầu nhiệm sâu xa của việc nhập thể như Mẹ Maria. Toàn bộ cuộc sống Mẹ được hun đúc theo sự hiện diện của Chúa Giêsu đã hóa thành nhục thể.
Lạy Mẹ Maria, xin chỉ cho chúng con đường đến Vương quốc của Con Mẹ! Ôi Người Nữ Hy Vọng, Ngôi Sao sáng, xin hãy chiếu sáng và hướng dẫn chúng con không thất vọng trên hành trình dương thế.