Trong 2 ngày 18,19-6-2016, 50 anh chị em ở 3 miền đất nước dự lớp nghiên cứu về học thuyết xã hội Công Giáo (XHCG) đã quy tụ về Châu Sơn, Ninh Bình. Lớp học do linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Nam Phong dẫn đầu và do các linh mục Giuse Nguyễn Thể Hiện, Sơ Thanh Lương (Ủy ban CL&HB) hướng dẫn.
Nga
y sau khi đến Châu Sơn, lớp đã được Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt tiếp. Cha Nam Phong thay mặt lớp chúc mừng Đức TGM ngân khánh linh mục và bày tỏ lòng biết ơn vì Ngài đã dành nhiều ưu ái cho lớp học (ảnh trên). Cha Nguyễn Thể Hiện cảm động nói rằng, Giáo Hội Việt Nam, đất nước Việt Nam có được tài sản quý là Đức TGM Giuse, một Giám mục sạch trong một môi trường ô nhiễm, bẩn.
Đức TGM chia sẻ cảm xúc chuyến đi thăm và cứu trợ tại tâm của thảm họa môi trường vừa qua tại Hà Tĩnh. Ngài nói: Đúng là biển chết, bờ biển không có sinh vật nào sống, không có con dã tràng, con cua, con ốc nào. Những thuyền đánh cá của ngư dân trùm vải trắng như những tấm khăm liệm. Biển chết, du lịch, ngư dân cũng đang chết dần. Báo hiệu những cái chết khác, cái chết văn hóa, kinh tế, chính trị. Thánh Phanxicô xưa yêu mến thiên nhiên, gọi là chị gió, em mặt trăng, anh mặt trời. Nhưng chúng ta ngày nay phải thấy thiên nhiên, môi trường là chính thân thể chúng ta. Biển Vũng Áng, biển miền Trung chết là cơ thể chúng ta đang chết. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải học hỏi giáo huấn XHCG. Giáo huấn sẽ trang bị cho chúng ta một nền tảng lý thuyết vững vàng để ứng xử với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Ngài đặt ra 2 câu hỏi để lớp suy nghĩ và thảo luận. Đó là đứng trước thảm họa môi trường hiện nay, người Công Giáo phải làm gì và tại sao phải làm thế?
Dưới sự hướng dẫn của cha Nguyễn Thể Hiện và sơ Thanh Lương cùng với những hỗ trợ của các anh chị ở Sài Gòn như bác sĩ Phấn, bác sĩ Hương, chị Bảy- những người đã sinh hoạt 7-8 năm nghiên cứu học thuyết XHCG, các học viên đã hiểu thêm những nguyên tắc của giáo huấn đặc biệt là những cột trụ để xây dựng ngôi nhà xã hội tương lai với minh họa của họa sĩ Hùng Khuynh. Bốn cột trụ đó là CT2: Chân lý (Sự thật), Công lý, Tự do, Tình yêu. Bác sĩ Phấn cho rằng Sài Gòn trước đây có đủ 4 cột trụ đó là đường Tự do, cầu Công lý, nhà xuất bản Chân lý và cầu chữ Y, rất dễ nhớ. Bác sĩ Phấn cũng thông báo mặc dù Đức TGM Giuse rất bận nên Ngài không nhận đỡ đầu cho hội đoàn nào nhưng Ngài đồng ý làm “mạch nước ngầm” để nâng đỡ lớp học này.
Lớp học dành nhiều thời gian để thảo luận và không khí tranh luận thật sôi nổi. Buổi tối, Đức TGM Giuse cũng xuống lớp để nghe và chia sẻ với anh chị em.
Hầu hết các học viên đều cho rằng, giáo huấn rất bổ ích và trang bị nền tảng tư tưởng cho mọi người nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp cho không chỉ cho riêng con người mà cả môi trường thiên nhiên và vũ trụ nữa.
Các học viên là cựu chiến binh ở Tiền Hải (Thái Bình) chia sẻ rằng, năm 1997, họ đấu tranh rất tự phát, không tổ chức, không ai hướng dẫn, không biết rõ mục tiêu là gì. Nay, có giáo huấn chỉ dẫn, họ biết rõ phải làm gì để giúp mình và giúp đồng bào mình. Họ ao ước mở ra nhiều lớp học như thế này để nhiều người biết và hành động cho đúng.
Nhóm ở Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm tự học, tự quy tụ nhau lại nghiên cứu rồi mời các chuyên gia hướng dẫn thêm và áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Ví dụ bác sĩ Phấn mở một phòng mạch. Bác sĩ không chạy cán bộ môi trường để xin xác nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh mà tự trang bị máy xử lý ô nhiễm tốn mấy trăm triệu đồng. Vì nếu mình không gương mẫu thì nói ai nghe.
Nhóm ở Hà Nội lại có ưu điểm quy tụ được nhiều anh em trí thức như GS, TS, cựu đại tá, giám đốc doanh nghiệp, họa sĩ, luật sư…nên học mau hiểu hơn và khi hiểu dễ lan tỏa ra những trí thức cũng như các thành phần xã hội khác.
Các học viên cũng tranh luận từng trường hợp theo giáo huấn thì ứng xử như thế nào cho đúng. Tại sao quận Thủ Thiêm xây dựng hiện đại văn minh mà lại không có quy hoạch một cơ sở tôn giáo nào? Như vậy là người làm quy hoạch đã xóa bỏ nhu cầu tâm linh và tôn giáo của con người nên nhà dòng, nhà xứ Thủ Thiêm, chùa Liên Trì quyết không di dời là để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Thủ Thiêm. Hoặc vấn đề giữ đất, đòi cơ sở tôn giáo hiện nay, chỗ nào phải giữ, phải đòi bằng được để đảm bảo quyền sở hữu nhưng nếu Nhà nước sử dụng làm công ích thật sự thì phải ngồi lại thương lượng với nhau về giá đền bù. Hay thành phố Sài Gòn đang xin ý kiến lập một khu phố “đèn đỏ” để hợp thức hóa mại dâm thì theo giáo huấn XHCG có đảm bảo quyền con người không? Hoặc trước thảm họa môi trường hiện nay, có người yêu cầu các Giám mục phải đi lấy mẫu nước, mẫu cá xét nghiệm để công bố nguyên nhân thảm họa có được không?... Toàn những vấn đề sát thực với cuộc sống.
Một số ý tưởng để triển khai giáo huấn đã được nêu ra và sẽ được xem xét để thực hiện trong thời gian tới. Cuối buổi học, bé Vân Hà 4 tuổi xung phong lên hát tặng lớp học bài: Trả lại cho dân tôi, thật dễ thương.
Đức TGM Giuse chủ tế lễ Chúa Nhật cho lớp học. Ngài không mang mũ, gậy, nhẫn Giám mục mà chỉ đơn sơ như một linh mục bình thường.
Khi cha Nam Phong thay mặt lớp cảm ơn Ngài đã ưu ái anh chị em. Ngài bảo, tôi phải cảm ơn anh chị em vì anh chị em đã làm giúp cái phần việc tôi phải làm. Tôi chỉ mong anh chị em hãy đưa giáo huấn cho nhiều người và áp dụng vào đời sống. Cuối lễ, Ngài chụp ảnh kỷ niệm với từng nhóm (ảnh dưới) rồi cùng đến dự bữa cơm kết thúc khóa học. Ngài đến từng bàn nâng ly với từng người. Ngài cũng cho biết sức khỏe của Ngài đã khá hơn, đêm ngủ được 3-4 tiếng liền mạch.
Chúng tôi tạm biệt Châu Sơn và vẫn hằng ao ước trở lại để gặp người cha thân thương đang dành bao tâm sức để xây dựng đan viện. Một cơ sở đồ sộ đang lên tầng hai. Khu vườn Fatima vẫn cố gắng hoàn thành nhân 100 năm Đức Mẹ Fatima (13-5-1917).
Nga
Đức TGM chia sẻ cảm xúc chuyến đi thăm và cứu trợ tại tâm của thảm họa môi trường vừa qua tại Hà Tĩnh. Ngài nói: Đúng là biển chết, bờ biển không có sinh vật nào sống, không có con dã tràng, con cua, con ốc nào. Những thuyền đánh cá của ngư dân trùm vải trắng như những tấm khăm liệm. Biển chết, du lịch, ngư dân cũng đang chết dần. Báo hiệu những cái chết khác, cái chết văn hóa, kinh tế, chính trị. Thánh Phanxicô xưa yêu mến thiên nhiên, gọi là chị gió, em mặt trăng, anh mặt trời. Nhưng chúng ta ngày nay phải thấy thiên nhiên, môi trường là chính thân thể chúng ta. Biển Vũng Áng, biển miền Trung chết là cơ thể chúng ta đang chết. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải học hỏi giáo huấn XHCG. Giáo huấn sẽ trang bị cho chúng ta một nền tảng lý thuyết vững vàng để ứng xử với mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Ngài đặt ra 2 câu hỏi để lớp suy nghĩ và thảo luận. Đó là đứng trước thảm họa môi trường hiện nay, người Công Giáo phải làm gì và tại sao phải làm thế?
Dưới sự hướng dẫn của cha Nguyễn Thể Hiện và sơ Thanh Lương cùng với những hỗ trợ của các anh chị ở Sài Gòn như bác sĩ Phấn, bác sĩ Hương, chị Bảy- những người đã sinh hoạt 7-8 năm nghiên cứu học thuyết XHCG, các học viên đã hiểu thêm những nguyên tắc của giáo huấn đặc biệt là những cột trụ để xây dựng ngôi nhà xã hội tương lai với minh họa của họa sĩ Hùng Khuynh. Bốn cột trụ đó là CT2: Chân lý (Sự thật), Công lý, Tự do, Tình yêu. Bác sĩ Phấn cho rằng Sài Gòn trước đây có đủ 4 cột trụ đó là đường Tự do, cầu Công lý, nhà xuất bản Chân lý và cầu chữ Y, rất dễ nhớ. Bác sĩ Phấn cũng thông báo mặc dù Đức TGM Giuse rất bận nên Ngài không nhận đỡ đầu cho hội đoàn nào nhưng Ngài đồng ý làm “mạch nước ngầm” để nâng đỡ lớp học này.
Hầu hết các học viên đều cho rằng, giáo huấn rất bổ ích và trang bị nền tảng tư tưởng cho mọi người nhằm xây dựng xã hội tốt đẹp cho không chỉ cho riêng con người mà cả môi trường thiên nhiên và vũ trụ nữa.
Các học viên là cựu chiến binh ở Tiền Hải (Thái Bình) chia sẻ rằng, năm 1997, họ đấu tranh rất tự phát, không tổ chức, không ai hướng dẫn, không biết rõ mục tiêu là gì. Nay, có giáo huấn chỉ dẫn, họ biết rõ phải làm gì để giúp mình và giúp đồng bào mình. Họ ao ước mở ra nhiều lớp học như thế này để nhiều người biết và hành động cho đúng.
Nhóm ở Sài Gòn chia sẻ kinh nghiệm tự học, tự quy tụ nhau lại nghiên cứu rồi mời các chuyên gia hướng dẫn thêm và áp dụng vào chính cuộc sống của mình. Ví dụ bác sĩ Phấn mở một phòng mạch. Bác sĩ không chạy cán bộ môi trường để xin xác nhận đủ tiêu chuẩn vệ sinh mà tự trang bị máy xử lý ô nhiễm tốn mấy trăm triệu đồng. Vì nếu mình không gương mẫu thì nói ai nghe.
Nhóm ở Hà Nội lại có ưu điểm quy tụ được nhiều anh em trí thức như GS, TS, cựu đại tá, giám đốc doanh nghiệp, họa sĩ, luật sư…nên học mau hiểu hơn và khi hiểu dễ lan tỏa ra những trí thức cũng như các thành phần xã hội khác.
Các học viên cũng tranh luận từng trường hợp theo giáo huấn thì ứng xử như thế nào cho đúng. Tại sao quận Thủ Thiêm xây dựng hiện đại văn minh mà lại không có quy hoạch một cơ sở tôn giáo nào? Như vậy là người làm quy hoạch đã xóa bỏ nhu cầu tâm linh và tôn giáo của con người nên nhà dòng, nhà xứ Thủ Thiêm, chùa Liên Trì quyết không di dời là để đáp ứng nhu cầu tôn giáo của người Thủ Thiêm. Hoặc vấn đề giữ đất, đòi cơ sở tôn giáo hiện nay, chỗ nào phải giữ, phải đòi bằng được để đảm bảo quyền sở hữu nhưng nếu Nhà nước sử dụng làm công ích thật sự thì phải ngồi lại thương lượng với nhau về giá đền bù. Hay thành phố Sài Gòn đang xin ý kiến lập một khu phố “đèn đỏ” để hợp thức hóa mại dâm thì theo giáo huấn XHCG có đảm bảo quyền con người không? Hoặc trước thảm họa môi trường hiện nay, có người yêu cầu các Giám mục phải đi lấy mẫu nước, mẫu cá xét nghiệm để công bố nguyên nhân thảm họa có được không?... Toàn những vấn đề sát thực với cuộc sống.
Đức TGM Giuse chủ tế lễ Chúa Nhật cho lớp học. Ngài không mang mũ, gậy, nhẫn Giám mục mà chỉ đơn sơ như một linh mục bình thường.
Khi cha Nam Phong thay mặt lớp cảm ơn Ngài đã ưu ái anh chị em. Ngài bảo, tôi phải cảm ơn anh chị em vì anh chị em đã làm giúp cái phần việc tôi phải làm. Tôi chỉ mong anh chị em hãy đưa giáo huấn cho nhiều người và áp dụng vào đời sống. Cuối lễ, Ngài chụp ảnh kỷ niệm với từng nhóm (ảnh dưới) rồi cùng đến dự bữa cơm kết thúc khóa học. Ngài đến từng bàn nâng ly với từng người. Ngài cũng cho biết sức khỏe của Ngài đã khá hơn, đêm ngủ được 3-4 tiếng liền mạch.
Chúng tôi tạm biệt Châu Sơn và vẫn hằng ao ước trở lại để gặp người cha thân thương đang dành bao tâm sức để xây dựng đan viện. Một cơ sở đồ sộ đang lên tầng hai. Khu vườn Fatima vẫn cố gắng hoàn thành nhân 100 năm Đức Mẹ Fatima (13-5-1917).