(Giêrusalem 10/11/2004) - Cái chết của chủ tịch Palestine, ông Yasser Arafat, sẽ được chính thức thông báo vào hôm nay thứ Tư 10/11/2004 tại tổng hành dinh tại Ramallah. Một viên chức Palestine cho phóng viên AFP biết như sau:
“Cái chết của chủ tịch Arafat sẽ được thông báo sau các cuộc hội đàm tại trung tâm của Fatah và ban điều hành của Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) tại Muqataa”.
Tổ chức Fatah do chủ tịch Arafat sáng lập là thành phần chính trong PLO. Có tin cho hay là bốn nhân vật cao cấp của PLO đã rời bệnh viện Percy ở Clamart, gần Paris, nơi ông Arafat nhập viện cách đây 13 ngày, để về nước sau khi ông Arafat qua đời. Trong khi đó có những nguồn tin khác là ông Arafat đang trong tình trạng hấp hối.
Người Công Giáo tại Giêrusalem cũng như trong các vùng do Palestine kiểm soát đang lo ngại rằng với sự qua đi của ông Arafat, các phe Hồi Giáo cực đoan sẽ có thể giành được quyền hành. Trước mắt, những ngày sắp tới đây là những ngày rất khó sống trong khoảng không quyền lực.
Cha Ibrahim Hijazin, chánh xứ nhà thờ Thánh Gia tại Ramallah cho biết là mối quan tâm nhất hiện nay của người Công Giáo là các nhóm Hồi Giáo sẽ phản ứng như thế nào trong khoảng không quyền lực bên trong nội bộ PLO.
“Có mối lo ngại cho tương lai người Kitô Giáo - như mối lo tại Iraq, Jordan và trong thế giới Ả rập. Chuyện gì xảy ra sau Arafat? Nhiều người lo ngại về sự thâm nhập của các thế lực Hồi Giáo cực đoan. Họ sợ rằng sẽ có những vấn đề bên trong nội bộ của PLO sẽ ảnh hưởng đến bên ngoài, đặc biệt đến người Kitô Giáo”.
Mặc dù không có lễ nghi gì đặc biệt cho ông Arafat, cha Hijazin cho biết ông Arafat ở trong trí và trong lời cầu nguyện của mọi người.
Cha Shawki Batarian, chưởng ấn tòa thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh nhận xét về ông Arafat như sau: “Ông là người lãnh đạo của dân tộc và là người đoàn kết được mọi người Palestine. Điều quan trọng nhất là với sự qua đi của ông tất cả người dân Palestine cần phải là một để xây dựng Palestine và bỏ qua một bên những hiềm khích cá nhân. Trong bất cứ quốc gia nào, khi người đứng đầu qua đi, sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp hoang mang. Tôi hy vọng không ai lợi dụng điều này để mưu ích cá nhân”.
“Cái chết của chủ tịch Arafat sẽ được thông báo sau các cuộc hội đàm tại trung tâm của Fatah và ban điều hành của Mặt Trận Giải Phóng Palestine (PLO) tại Muqataa”.
Tổ chức Fatah do chủ tịch Arafat sáng lập là thành phần chính trong PLO. Có tin cho hay là bốn nhân vật cao cấp của PLO đã rời bệnh viện Percy ở Clamart, gần Paris, nơi ông Arafat nhập viện cách đây 13 ngày, để về nước sau khi ông Arafat qua đời. Trong khi đó có những nguồn tin khác là ông Arafat đang trong tình trạng hấp hối.
Người Công Giáo tại Giêrusalem cũng như trong các vùng do Palestine kiểm soát đang lo ngại rằng với sự qua đi của ông Arafat, các phe Hồi Giáo cực đoan sẽ có thể giành được quyền hành. Trước mắt, những ngày sắp tới đây là những ngày rất khó sống trong khoảng không quyền lực.
Cha Ibrahim Hijazin, chánh xứ nhà thờ Thánh Gia tại Ramallah cho biết là mối quan tâm nhất hiện nay của người Công Giáo là các nhóm Hồi Giáo sẽ phản ứng như thế nào trong khoảng không quyền lực bên trong nội bộ PLO.
“Có mối lo ngại cho tương lai người Kitô Giáo - như mối lo tại Iraq, Jordan và trong thế giới Ả rập. Chuyện gì xảy ra sau Arafat? Nhiều người lo ngại về sự thâm nhập của các thế lực Hồi Giáo cực đoan. Họ sợ rằng sẽ có những vấn đề bên trong nội bộ của PLO sẽ ảnh hưởng đến bên ngoài, đặc biệt đến người Kitô Giáo”.
Mặc dù không có lễ nghi gì đặc biệt cho ông Arafat, cha Hijazin cho biết ông Arafat ở trong trí và trong lời cầu nguyện của mọi người.
Cha Shawki Batarian, chưởng ấn tòa thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh nhận xét về ông Arafat như sau: “Ông là người lãnh đạo của dân tộc và là người đoàn kết được mọi người Palestine. Điều quan trọng nhất là với sự qua đi của ông tất cả người dân Palestine cần phải là một để xây dựng Palestine và bỏ qua một bên những hiềm khích cá nhân. Trong bất cứ quốc gia nào, khi người đứng đầu qua đi, sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp hoang mang. Tôi hy vọng không ai lợi dụng điều này để mưu ích cá nhân”.