(AsiaNews 10/11/2004). Với sự qua đi của ông Arafat, nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ về mối quan hệ giữa hàng lãnh đạo Palestine và Giáo Hội Công Giáo. Tuy đã có Hiệp Định Căn Bản giữa Tòa Thánh và Ban Lãnh Đạo Palestine (PLO), một hiệp định xem ra có vẻ là tốt nhất trong số các hiệp định mà Tòa Thánh đạt được nhằm bảo vệ sự hiện diện của các Kitô hữu giữa các quốc gia đa số dân theo Hồi Giáo, còn không ít những vấn đề trong mối quan hệ giữa hai bên.
Hiện nay, có chừng khoảng 40,000 người Kitô Giáo sống chung với khoảng 3.5 triệu người Ả rập tại các lãnh thổ Palestine. Trong nhiều miền khác nhau, những Kitô hữu này thường sống trong hoàn cảnh thường xuyên bị kỳ thị ra mặt. Rất thường là các tài sản của người Kitô Giáo (hàng chục nhà cửa và hàng ngàn hecta đất của nhiều người) đã bị người Hồi Giáo Palestine tịch thu trong khi đó chính quyền đứng bên cạnh trong tình trạng hoàn toàn thờ ơ trước sự bất công đó. Và đôi khi, chính các viên chức chính quyền địa phương thực thi các hành động bất chính và các hình thức cướp đoạt khác. Kitô hữu tại Bethlehem, Bet Sahour, Bet Jala và Gaza đã từng là nạn nhân của bạo lực tay chân, kể cả bị hiếp dâm cũng như bị sách nhiễu: đức tin của họ bị chế nhạo. Họ không những bị buộc phải tôn kính các thực hành Hồi Giáo nhưng cũng còn bị bắt buộc phải hôn kính kinh Coran và xưng mình là “Hồi Giáo” dưới sự đe dọa của bạo lực.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong vùng này, kể cả chính Đức Thượng Phụ Latin Michel Sabbah, đã từng bảo cho chủ tịch Arafat biết về danh sách dài các loại phân biệt và sách nhiễu này, nhưng chẳng đi đến đâu.
Những lời hứa trên môi miệng không bao giờ thiếu trong quan hệ giữa các nhà lãnh đạo PLO và người Kitô Giáo, đó là những lời hứa mà có lẽ hoàn toàn bị lãng quên hay chỉ được nửa vời. Trong những ngày đầu trong vai trò lãnh đạo của phong trào Palestine, Arafat tự nhận là mình muốn thực hiện một nhà nước thế quyền và dân chủ. Tính thế quyền chắc chắn là một bảo đảm đảm tốt nhất cho Giáo Hội và các Kitô hữu tại Trung Đông.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc xung đột Ả rập - Do Thái, PLO cảm thấy đường lối thế quyền của mình xem ra nguy hiểm. Chính dự thảo Hiến Pháp của Palestine đã không theo đuổi đường lối trung lập tôn giáo và đa nguyên nữa nhưng ngả hẳn sang Hồi Giáo. Thực vậy, dự thảo Hiến Pháp này không chỉ bày tỏ cảm tình của Palestine với các nước Ả rập (hoàn toàn là điều tự nhiên thôi khi xét trên quan điểm địa lý và văn hóa), mà còn cho thấy trước xu hướng ngả về một quốc gia Hồi Giáo. Các nhà bình luận của Giáo Hội trong nhiều lúc khác nhau đã chỉ cho ông Arafat thấy rằng một nhà nước thế quyền - trong đó các Kitô hữu chia sẻ bình đẳng quyền công dân với người Hồi Giáo - không thể tự nhận rằng mình hội nhập với các quốc gia Hồi Giáo.
Ngay cả trong vài quyết định chính trị, được hình thành với ý định chứng tỏ thiện chí của nhà nước đối với người Kitô Giáo thiểu số, cũng không hoàn toàn hòa hợp với ý tưởng của một nhà nước thế quyền. Một ví dụ tốt nhất là quyết định dành ra những ghế trong Quốc Hội cho các đại biểu Kitô Giáo, với mục đích bảo đảm sự hiện diện của người Kitô Giáo trong quốc hội. Một cử chỉ như thế có thể được xem là một dấu chỉ liên đới với người Kitô Giáo nhưng nguy hiểm là tạo ra một kiểu mẫu đại diện “tôn giáo” chống lại ý tưởng của một nhà nước thế quyền.
Những quan hệ giữa PLO và Giáo Hội Công Giáo được quy định bởi Hiệp Định Căn Bản ký ngày 15/2/2000 bởi Tòa Thánh và PLO đại diện cho Ban Lãnh Đạo Palestine (PNA). Hiệp định này, có giá trị tức khắc, bao gồm tất cả các nguyên tắc căn bản chi phối quan hệ giữa nhà cầm quyền Palestine và Giáo Hội Công Giáo; chẳng hạn nó bảo đảm việc duy trì những quyền đã đạt được, tự do tôn giáo và lương tâm được tôn trọng cùng với các quyền bình đẳng trước pháp luật bất chấp niềm tin tôn giáo.
Theo điều 4, Hiệp Định cũng đề cập đến một vấn đề chuyên biệt: sự tôn trọng và duy trì tình trạng pháp lý của các nơi Thánh đã được quốc tế công nhận. Luật này được biết đến với tên gọi là Status Quo (Nguyên Trạng). Đặc biệt, điều 4 liên quan đến nhà thờ Giáng Sinh tại Bêlem, là nơi thánh chính của Kitô Giáo trong lãnh thổ Palestine.
Theo công pháp quốc tế, chính quyền dân sự lâm thời của Palestine buộc phải tuân thủ luật Nguyên Trạng. Nhưng vẫn còn những vấn đề liên quan đến chuyện này. Chẳng hạn như biến cố xảy ra vào mùa xuân 2002 là một chỉ dấu tốt cho thấy thiện chí, hay là thiếu thiện chí, của Ban Lãnh Đạo Palestine trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Hai năm trước đây, các tu sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Bê Lem đã đánh cắp chìa khóa của cổng chính nhà thờ Giáng Sinh và thay vào đó bằng ổ khóa riêng của mình, như thế tước đi quyền của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia có chìa khóa vào nhà thờ. Quyền này được quy định bởi luật Nguyên Trạng, đã được nhìn nhận bởi điều 4 trong Hiệp Định Căn Bản. Sau nhiều tháng thương lượng vô ích với Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Công Giáo phải chính thức yêu cầu chủ tịch Arafat can thiệp để tìm lại ổ khóa đã mất. Lá thư đã chính thức nhắc đến Hiệp Định Căn Bản, và đặc biệt là điều 4. Vị Quản Thủ lúc đó là cha Battistelli theo đuổi vụ này bằng cách gặp gỡ riêng với ông Arafat và đại diện Tòa Thánh. Arafat cử ra một ủy ban không chính thức để xem xét vụ này. Ủy ban này gần đây mới nhìn nhận sự hợp lý trong khiếu tố của Giáo Hội Công Giáo và đang đưa ra một sắc lệnh buộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp phải trả lại ổ khóa đã mất, nhưng chính quyền Palestine, trong thực tế, không dám bảo đảm việc trả lại ổ khóa này. Đây là một vấn đề mà chính quyền mới của Palestine sẽ phải đẩy mạnh một cách cấp thiết. Ổ khóa, tự nó, chỉ là chuyện nhỏ nhặt, nhưng nó là một trắc nghiệm về sự khả tín của nhà cầm quyền Palestine. Sự hiện hữu chính đáng của Giáo Hội tại Thánh Địa tùy thuộc vào luật Nguyên Trạng và trong trường hợp này, nó tùy thuộc hoàn toàn vào Ban Lãnh Đạo Palestine. Thất bại trong việc duy trì luật Nguyên Trạng không thể đổ cho tình trạng bị chiếm đóng hay đang có xung đột vũ trang.
Bạo động chống lại người Kitô Giáo và những bảo đảm cho các nơi Thánh của Kitô Giáo là hai chỉ dấu căn bản cho thấy chính quyền tương lai của Cộng Hòa Palestine là chính quyền thế nào. Trong cuộc nói chuyện tại một hội nghị Hồi Giáo – Kitô Giáo tại Ramallah hồi tháng Tám vừa qua, Đức Thượng Phụ Sabbah nhận xét rằng: “Hành động cấp thiết và quả quyết là cần thiết để ngăn chặn những mưu toan của những ai muốn lợi dụng tình hình này để gây thêm phương hại và tàn phá miền đất này cũng như chống lại người dân trong vùng. Nguy hiểm là những người trên thế giới đang theo dõi những gì đang xảy ra sẽ đi đến kết luận rằng chính quyền Palestine không thể bảo vệ công dân của mình và do đó không đáng để trở thành một quốc gia thật sự”
Hiện nay, có chừng khoảng 40,000 người Kitô Giáo sống chung với khoảng 3.5 triệu người Ả rập tại các lãnh thổ Palestine. Trong nhiều miền khác nhau, những Kitô hữu này thường sống trong hoàn cảnh thường xuyên bị kỳ thị ra mặt. Rất thường là các tài sản của người Kitô Giáo (hàng chục nhà cửa và hàng ngàn hecta đất của nhiều người) đã bị người Hồi Giáo Palestine tịch thu trong khi đó chính quyền đứng bên cạnh trong tình trạng hoàn toàn thờ ơ trước sự bất công đó. Và đôi khi, chính các viên chức chính quyền địa phương thực thi các hành động bất chính và các hình thức cướp đoạt khác. Kitô hữu tại Bethlehem, Bet Sahour, Bet Jala và Gaza đã từng là nạn nhân của bạo lực tay chân, kể cả bị hiếp dâm cũng như bị sách nhiễu: đức tin của họ bị chế nhạo. Họ không những bị buộc phải tôn kính các thực hành Hồi Giáo nhưng cũng còn bị bắt buộc phải hôn kính kinh Coran và xưng mình là “Hồi Giáo” dưới sự đe dọa của bạo lực.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong vùng này, kể cả chính Đức Thượng Phụ Latin Michel Sabbah, đã từng bảo cho chủ tịch Arafat biết về danh sách dài các loại phân biệt và sách nhiễu này, nhưng chẳng đi đến đâu.
Những lời hứa trên môi miệng không bao giờ thiếu trong quan hệ giữa các nhà lãnh đạo PLO và người Kitô Giáo, đó là những lời hứa mà có lẽ hoàn toàn bị lãng quên hay chỉ được nửa vời. Trong những ngày đầu trong vai trò lãnh đạo của phong trào Palestine, Arafat tự nhận là mình muốn thực hiện một nhà nước thế quyền và dân chủ. Tính thế quyền chắc chắn là một bảo đảm đảm tốt nhất cho Giáo Hội và các Kitô hữu tại Trung Đông.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc xung đột Ả rập - Do Thái, PLO cảm thấy đường lối thế quyền của mình xem ra nguy hiểm. Chính dự thảo Hiến Pháp của Palestine đã không theo đuổi đường lối trung lập tôn giáo và đa nguyên nữa nhưng ngả hẳn sang Hồi Giáo. Thực vậy, dự thảo Hiến Pháp này không chỉ bày tỏ cảm tình của Palestine với các nước Ả rập (hoàn toàn là điều tự nhiên thôi khi xét trên quan điểm địa lý và văn hóa), mà còn cho thấy trước xu hướng ngả về một quốc gia Hồi Giáo. Các nhà bình luận của Giáo Hội trong nhiều lúc khác nhau đã chỉ cho ông Arafat thấy rằng một nhà nước thế quyền - trong đó các Kitô hữu chia sẻ bình đẳng quyền công dân với người Hồi Giáo - không thể tự nhận rằng mình hội nhập với các quốc gia Hồi Giáo.
Ngay cả trong vài quyết định chính trị, được hình thành với ý định chứng tỏ thiện chí của nhà nước đối với người Kitô Giáo thiểu số, cũng không hoàn toàn hòa hợp với ý tưởng của một nhà nước thế quyền. Một ví dụ tốt nhất là quyết định dành ra những ghế trong Quốc Hội cho các đại biểu Kitô Giáo, với mục đích bảo đảm sự hiện diện của người Kitô Giáo trong quốc hội. Một cử chỉ như thế có thể được xem là một dấu chỉ liên đới với người Kitô Giáo nhưng nguy hiểm là tạo ra một kiểu mẫu đại diện “tôn giáo” chống lại ý tưởng của một nhà nước thế quyền.
Những quan hệ giữa PLO và Giáo Hội Công Giáo được quy định bởi Hiệp Định Căn Bản ký ngày 15/2/2000 bởi Tòa Thánh và PLO đại diện cho Ban Lãnh Đạo Palestine (PNA). Hiệp định này, có giá trị tức khắc, bao gồm tất cả các nguyên tắc căn bản chi phối quan hệ giữa nhà cầm quyền Palestine và Giáo Hội Công Giáo; chẳng hạn nó bảo đảm việc duy trì những quyền đã đạt được, tự do tôn giáo và lương tâm được tôn trọng cùng với các quyền bình đẳng trước pháp luật bất chấp niềm tin tôn giáo.
Theo điều 4, Hiệp Định cũng đề cập đến một vấn đề chuyên biệt: sự tôn trọng và duy trì tình trạng pháp lý của các nơi Thánh đã được quốc tế công nhận. Luật này được biết đến với tên gọi là Status Quo (Nguyên Trạng). Đặc biệt, điều 4 liên quan đến nhà thờ Giáng Sinh tại Bêlem, là nơi thánh chính của Kitô Giáo trong lãnh thổ Palestine.
Theo công pháp quốc tế, chính quyền dân sự lâm thời của Palestine buộc phải tuân thủ luật Nguyên Trạng. Nhưng vẫn còn những vấn đề liên quan đến chuyện này. Chẳng hạn như biến cố xảy ra vào mùa xuân 2002 là một chỉ dấu tốt cho thấy thiện chí, hay là thiếu thiện chí, của Ban Lãnh Đạo Palestine trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Hai năm trước đây, các tu sĩ Chính Thống Giáo Hy Lạp tại Bê Lem đã đánh cắp chìa khóa của cổng chính nhà thờ Giáng Sinh và thay vào đó bằng ổ khóa riêng của mình, như thế tước đi quyền của Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Armenia có chìa khóa vào nhà thờ. Quyền này được quy định bởi luật Nguyên Trạng, đã được nhìn nhận bởi điều 4 trong Hiệp Định Căn Bản. Sau nhiều tháng thương lượng vô ích với Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp, Giáo Hội Công Giáo phải chính thức yêu cầu chủ tịch Arafat can thiệp để tìm lại ổ khóa đã mất. Lá thư đã chính thức nhắc đến Hiệp Định Căn Bản, và đặc biệt là điều 4. Vị Quản Thủ lúc đó là cha Battistelli theo đuổi vụ này bằng cách gặp gỡ riêng với ông Arafat và đại diện Tòa Thánh. Arafat cử ra một ủy ban không chính thức để xem xét vụ này. Ủy ban này gần đây mới nhìn nhận sự hợp lý trong khiếu tố của Giáo Hội Công Giáo và đang đưa ra một sắc lệnh buộc Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp phải trả lại ổ khóa đã mất, nhưng chính quyền Palestine, trong thực tế, không dám bảo đảm việc trả lại ổ khóa này. Đây là một vấn đề mà chính quyền mới của Palestine sẽ phải đẩy mạnh một cách cấp thiết. Ổ khóa, tự nó, chỉ là chuyện nhỏ nhặt, nhưng nó là một trắc nghiệm về sự khả tín của nhà cầm quyền Palestine. Sự hiện hữu chính đáng của Giáo Hội tại Thánh Địa tùy thuộc vào luật Nguyên Trạng và trong trường hợp này, nó tùy thuộc hoàn toàn vào Ban Lãnh Đạo Palestine. Thất bại trong việc duy trì luật Nguyên Trạng không thể đổ cho tình trạng bị chiếm đóng hay đang có xung đột vũ trang.
Bạo động chống lại người Kitô Giáo và những bảo đảm cho các nơi Thánh của Kitô Giáo là hai chỉ dấu căn bản cho thấy chính quyền tương lai của Cộng Hòa Palestine là chính quyền thế nào. Trong cuộc nói chuyện tại một hội nghị Hồi Giáo – Kitô Giáo tại Ramallah hồi tháng Tám vừa qua, Đức Thượng Phụ Sabbah nhận xét rằng: “Hành động cấp thiết và quả quyết là cần thiết để ngăn chặn những mưu toan của những ai muốn lợi dụng tình hình này để gây thêm phương hại và tàn phá miền đất này cũng như chống lại người dân trong vùng. Nguy hiểm là những người trên thế giới đang theo dõi những gì đang xảy ra sẽ đi đến kết luận rằng chính quyền Palestine không thể bảo vệ công dân của mình và do đó không đáng để trở thành một quốc gia thật sự”