(AsiaNews 11/11/2004). Người Công Giáo tại Thánh Địa thấy buồn trước tin chủ tịch Yasser Arafat qua đời. Tối qua, người Công Giáo và người Hồi Giáo đã tụ tập với nhau tại Ramallah trong đêm canh thức cầu nguyện cho chủ tịch Palestine. Chánh xứ nhà thờ Thánh Gia, cha Ibrahim Hijazin, nói với thông tấn xã Công Giáo AsiaNews “chuông báo tử của nhà thờ chúng tôi sẽ rung suốt ngày hôm nay cho chủ tịch chúng ta”.
Sau lễ tang của ông Arafat, diễn ra ngày thứ Bẩy tại Ramallah, người Công Giáo sẽ cử hành lễ cầu hồn cho ông. “Người dân ở đây thấy rất buồn. Chủ tịch Arafat đã cống hiến đời mình cho nền độc lập và khai sáng nhà nước Palestine. Thật là buồn khi thấy ông phải chôn nơi Ramallah này, nơi ông bị quản thúc và không phải là nơi ông muốn an nghỉ tại Giêrusalem”
Ban Lãnh Đạo Palestine công bố quốc tang trong 40 ngày trên toàn cõi Palestine để tưởng nhớ nhà lãnh đạo tiên phong Yasser Arafat. Các cửa tiệm sẽ đóng trong 3 ngày và các công sở nghỉ 7 ngày nhưng quốc tang kéo dài đến 40 ngày với cờ rũ và mọi cuộc vui chơi bị hủy bỏ.
Trong khi đó biệt đoàn Tử Đạo Al-Aqsa ra thông cáo xúi giục các lực lượng quân sự tấn công Do Thái để trả thù cho việc “hành động ám hại” ông Yasser Arafat.
Người Công Giáo tại Giêrusalem cũng như trong các vùng do Palestine kiểm soát đang lo ngại rằng với sự qua đi của ông Arafat, các phe Hồi Giáo cực đoan sẽ có thể giành được quyền hành. Trước mắt, những ngày sắp tới đây là những ngày rất khó sống trong khoảng trống quyền lực.
Cha Ibrahim Hijazin, cho biết: “Có mối lo ngại cho tương lai người Kitô Giáo - như mối lo tại Iraq, Jordan và trong thế giới Ả rập. Chuyện gì xảy ra sau Arafat? Nhiều người lo ngại về sự thâm nhập của các thế lực Hồi Giáo cực đoan. Họ sợ rằng sẽ có những vấn đề bên trong nội bộ của PLO sẽ ảnh hưởng đến bên ngoài, đặc biệt đến người Kitô Giáo”.
Cha Shawki Batarian, chưởng ấn tòa thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh nhận xét về ông Arafat như sau: “Ông là người lãnh đạo của dân tộc và là người đoàn kết được mọi người Palestine. Điều quan trọng nhất là với sự qua đi của ông tất cả người dân Palestine cần phải là một để xây dựng Palestine và bỏ qua một bên những hiềm khích cá nhân. Trong bất cứ quốc gia nào, khi người đứng đầu qua đi, sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp hoang mang. Tôi hy vọng không ai lợi dụng điều này để mưu ích cá nhân”.
Người dân than khóc ông Arafat |
Ban Lãnh Đạo Palestine công bố quốc tang trong 40 ngày trên toàn cõi Palestine để tưởng nhớ nhà lãnh đạo tiên phong Yasser Arafat. Các cửa tiệm sẽ đóng trong 3 ngày và các công sở nghỉ 7 ngày nhưng quốc tang kéo dài đến 40 ngày với cờ rũ và mọi cuộc vui chơi bị hủy bỏ.
Trong khi đó biệt đoàn Tử Đạo Al-Aqsa ra thông cáo xúi giục các lực lượng quân sự tấn công Do Thái để trả thù cho việc “hành động ám hại” ông Yasser Arafat.
Người Công Giáo tại Giêrusalem cũng như trong các vùng do Palestine kiểm soát đang lo ngại rằng với sự qua đi của ông Arafat, các phe Hồi Giáo cực đoan sẽ có thể giành được quyền hành. Trước mắt, những ngày sắp tới đây là những ngày rất khó sống trong khoảng trống quyền lực.
Cha Ibrahim Hijazin, cho biết: “Có mối lo ngại cho tương lai người Kitô Giáo - như mối lo tại Iraq, Jordan và trong thế giới Ả rập. Chuyện gì xảy ra sau Arafat? Nhiều người lo ngại về sự thâm nhập của các thế lực Hồi Giáo cực đoan. Họ sợ rằng sẽ có những vấn đề bên trong nội bộ của PLO sẽ ảnh hưởng đến bên ngoài, đặc biệt đến người Kitô Giáo”.
Cha Shawki Batarian, chưởng ấn tòa thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh nhận xét về ông Arafat như sau: “Ông là người lãnh đạo của dân tộc và là người đoàn kết được mọi người Palestine. Điều quan trọng nhất là với sự qua đi của ông tất cả người dân Palestine cần phải là một để xây dựng Palestine và bỏ qua một bên những hiềm khích cá nhân. Trong bất cứ quốc gia nào, khi người đứng đầu qua đi, sẽ có một thời kỳ chuyển tiếp hoang mang. Tôi hy vọng không ai lợi dụng điều này để mưu ích cá nhân”.