(Giêrusalem 12/11/2004). Chủ tịch Yasser Arafat đã qua đời lúc 3h30 sáng 11/11/2004 tại bệnh viện Percy, Clamand gần thủ đô Paris sau 13 ngày nhập viện. Thi hài ông đã được đưa về Cairo, thủ đô Ai Cập để cử hành lễ an táng theo nghi thức dành cho một vị quốc trưởng sau đó sẽ về nơi an nghỉ tại Ramallah.
Đức Thượng Phụ Sabbah, là thượng phụ Công Giáo nghi lễ La Tinh tại Giêrusalem đã cùng Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp tham dự phái đoàn chính thức của phía Palestine đến dự các nghi lễ tại Cairo và Ramallah. Đức Thượng Phụ Sabbah đã đến thủ đô Cairo bằng đường bộ.
Trước khi đến Cairo, hôm 10/11/2004, tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Michel Sabbab bày tỏ hy vọng sẽ có những cuộc tuyển cử tự do và rộng mở cho người Palestine. Nhận xét về tương lai của người Kitô Giáo tại Palestine sau cái chết của ông Arafat, Đức Thượng Phụ hy vọng rằng các nhà lãnh đạo mới của Palestine sẽ không tỏ ra thù nghịch với sự hiện diện của người Công Giáo tại các lãnh thổ Palestine.
Đức Thượng Phụ Sabbah cũng đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Do Thái cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất là tự do đi lại để người dân Palestine có thể tham gia cuộc bầu cử dễ dàng. “Nếu người dân Palestine không được tự do quyết định người lãnh đạo mới của họ thì họ không thể tiếp tục tiến trình hòa bình. Trái lại họ sẽ bị đe dọa bởi những cuộc tranh giành quyền bính và tình trạng vô chính phủ. Trong bối cảnh đó sẽ có những hậu quả tai hại cho toàn vùng”.
Tại thủ đô Cairo, nói chuyện với Radio Vatican, Đức Thượng Phụ cho biết khi toàn thế giới nhìn con người ông Yasser Arafat như một tên trùm khủng bố, ngày 15/9/1982, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tiếp kiến ông vì Đức Thánh Cha nhận ra nơi con người này sự đứng đắn và một lòng yêu nước đáng khâm phục. Cuộc tiếp kiến lịch sử giữa Đức Thánh Cha và trùm khủng bố Arafat đã khiến toàn thế giới chú ý đến ông và số phận bi đát của dân tộc Palestine.
Đức Thánh Cha đã tiếp chủ tịch Yasser Arafat 11 lần tại Vatican, lần đầu tiên ngày 15/9/1982 và lần chót ngày 30/11/2001. Ngoài ra trong cuộc hành hương tại Thánh Địa nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, ngài đã gặp ông 5 lần khi đến Bethlehem ngày 22/3/2000.
Đức Thượng Phụ Michel Sabbab nhận xét rằng ông Arafat đã “chú ý đặc biệt đến sự hiện diện của người Kitô Giáo tại Thánh Địa, các giáo hội, và người Kitô hữu Palestine”. Đức Thượng Phụ đã nhắc đến nhiều cử chỉ của ông Arafat chứng tỏ sự ủng hộ của ông đối với sự hiện diện của người Kitô Giáo tại Thánh Địa, chẳng hạn việc ông thường xuyên dự lễ Đêm Giáng Sinh tại Bethlehem.
Trong nhiều dịp, ông Arafat đã can thiệp vào những tranh cãi giữa những nhà lãnh đạo Hồi Giáo và Kitô Giáo trong vùng và đã giúp dập tắt các xung đột nhen nhúm cũng như “tái lập sự quân bình trong các quan hệ”. Bản thân ông Arafat đã chống lại việc xây dựng một đền thờ Hồi Giáo tại Bethlehem trong phần đất của nhà thờ Giáng Sinh. Đức Thượng Phụ cho biết: “Ông đã có một quan điểm rất rõ rệt trong cuộc tranh chấp này”.
Ông Arafat nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha. Chính các buổi tiếp kiến mà Đức Thánh Cha dành cho ông, mà nhiều người Công Giáo lúc bấy giờ cảm thấy khó hiểu và thậm chí là khó chịu, đã “mở mắt cho thế giới”. Qua các buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha “đã nhìn nhận ông là nhà lãnh đạo một dân tộc, và do đó công nhận các quyền lợi của dân tộc này” trên hết là quyền được có một quốc gia độc lập. Ngày nay, Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Thế giới da trắng - ngay cả Do Thái và Hoa Kỳ cũng nhìn nhận rằng có một quốc gia Palestine”.
Đức Thượng Phụ cho biết là người quá cố đã có một viễn kiến theo đó “Palestine không chỉ là miền đất của người Palestime hay Do Thái mà thuộc về toàn thế giới vì sự hiện diện của các đền thánh Kitô Giáo”. Đức Thượng Phụ hy vọng rằng “viễn kiến quốc tế vượt qua khỏi chủ nghĩa quốc gia này sẽ tiếp tục được các nhà lãnh đạo tương lai của Palestine theo đuổi”.
ĐTP Michel Sabbab |
Trước khi đến Cairo, hôm 10/11/2004, tại Giêrusalem, Đức Thượng Phụ Michel Sabbab bày tỏ hy vọng sẽ có những cuộc tuyển cử tự do và rộng mở cho người Palestine. Nhận xét về tương lai của người Kitô Giáo tại Palestine sau cái chết của ông Arafat, Đức Thượng Phụ hy vọng rằng các nhà lãnh đạo mới của Palestine sẽ không tỏ ra thù nghịch với sự hiện diện của người Công Giáo tại các lãnh thổ Palestine.
Đức Thượng Phụ Sabbah cũng đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Do Thái cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất là tự do đi lại để người dân Palestine có thể tham gia cuộc bầu cử dễ dàng. “Nếu người dân Palestine không được tự do quyết định người lãnh đạo mới của họ thì họ không thể tiếp tục tiến trình hòa bình. Trái lại họ sẽ bị đe dọa bởi những cuộc tranh giành quyền bính và tình trạng vô chính phủ. Trong bối cảnh đó sẽ có những hậu quả tai hại cho toàn vùng”.
Tại thủ đô Cairo, nói chuyện với Radio Vatican, Đức Thượng Phụ cho biết khi toàn thế giới nhìn con người ông Yasser Arafat như một tên trùm khủng bố, ngày 15/9/1982, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tiếp kiến ông vì Đức Thánh Cha nhận ra nơi con người này sự đứng đắn và một lòng yêu nước đáng khâm phục. Cuộc tiếp kiến lịch sử giữa Đức Thánh Cha và trùm khủng bố Arafat đã khiến toàn thế giới chú ý đến ông và số phận bi đát của dân tộc Palestine.
Đức Thánh Cha đã tiếp chủ tịch Yasser Arafat 11 lần tại Vatican, lần đầu tiên ngày 15/9/1982 và lần chót ngày 30/11/2001. Ngoài ra trong cuộc hành hương tại Thánh Địa nhân dịp Đại Năm Thánh 2000, ngài đã gặp ông 5 lần khi đến Bethlehem ngày 22/3/2000.
Đức Thượng Phụ Michel Sabbab nhận xét rằng ông Arafat đã “chú ý đặc biệt đến sự hiện diện của người Kitô Giáo tại Thánh Địa, các giáo hội, và người Kitô hữu Palestine”. Đức Thượng Phụ đã nhắc đến nhiều cử chỉ của ông Arafat chứng tỏ sự ủng hộ của ông đối với sự hiện diện của người Kitô Giáo tại Thánh Địa, chẳng hạn việc ông thường xuyên dự lễ Đêm Giáng Sinh tại Bethlehem.
Trong nhiều dịp, ông Arafat đã can thiệp vào những tranh cãi giữa những nhà lãnh đạo Hồi Giáo và Kitô Giáo trong vùng và đã giúp dập tắt các xung đột nhen nhúm cũng như “tái lập sự quân bình trong các quan hệ”. Bản thân ông Arafat đã chống lại việc xây dựng một đền thờ Hồi Giáo tại Bethlehem trong phần đất của nhà thờ Giáng Sinh. Đức Thượng Phụ cho biết: “Ông đã có một quan điểm rất rõ rệt trong cuộc tranh chấp này”.
Ông Arafat nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Thánh Cha. Chính các buổi tiếp kiến mà Đức Thánh Cha dành cho ông, mà nhiều người Công Giáo lúc bấy giờ cảm thấy khó hiểu và thậm chí là khó chịu, đã “mở mắt cho thế giới”. Qua các buổi gặp gỡ này Đức Thánh Cha “đã nhìn nhận ông là nhà lãnh đạo một dân tộc, và do đó công nhận các quyền lợi của dân tộc này” trên hết là quyền được có một quốc gia độc lập. Ngày nay, Đức Thượng Phụ nói tiếp: “Thế giới da trắng - ngay cả Do Thái và Hoa Kỳ cũng nhìn nhận rằng có một quốc gia Palestine”.
Đức Thượng Phụ cho biết là người quá cố đã có một viễn kiến theo đó “Palestine không chỉ là miền đất của người Palestime hay Do Thái mà thuộc về toàn thế giới vì sự hiện diện của các đền thánh Kitô Giáo”. Đức Thượng Phụ hy vọng rằng “viễn kiến quốc tế vượt qua khỏi chủ nghĩa quốc gia này sẽ tiếp tục được các nhà lãnh đạo tương lai của Palestine theo đuổi”.